Phạm Chí Dũngi
(https://www.researchgate.net/profile/Yi_Yan3/publication/251429939/figure/fig6/AS:668427274436613@1536376889328/Location-of-studied-well-samples-from-the-Song-Hong-Yinggehai-Basin-in-the-South-China.png)
Bản đồ vùng đệm Yinggehai giữa Việt Nam và đảo Hải Nam
Vì sao Trung Quốc vừa tung ra động thái sẽ đưa giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai là Dongfang
13-2 CEPB vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông vào ngày
10/4/2019 trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sắp công du Hoa Kỳ
- chuyến đi có thể diễn ra vào mùa hè
năm 2019?
Cú khiêu khích mới
Thông tin về Dongfang 13-2
CEPB được phát bởi Tân Hoa Xã ngày
7/4/2019 - địa chỉ đã tung tin về cuộc xâm lấn Biển Đông của giàn khoan Hải Dương 981 vào năm
2017.
Giàn nổi Dongfang
13-2 CEPB nặng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ôtô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá.
Còn lưu vực Yinggehai, nơi dự kiến sẽ đặt giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc, nằm ở phía tây bắc Biển Đông, giữa Đảo Hải Nam và bờ biển phía Bắc của Việt Nam.
(https://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1363581&stc=1&d=1554877208)
Liệu sự kiện Dongfang 13-2
CEPB năm 2019 có tái diễn vụ Hải Dương 981 năm
2014? ‘Đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ (!?)
Tháng 5 năm 2014, giàn
khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lần đầu tiên tấn công vào Biển Đông, chen lấn vào vùng hải phận của Việt Nam và như một cú tát tai nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị ở Hà Nội, nhất là với những quan chức Việt vẫn còn mộng mị ngủ ngày mà đã biến thành cơn mê sảng bi kịch trong thói đu
dây quốc tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Vào thời điểm đó, đã xuất hiện những kế hoạch khai thác dầu khí ở giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
với những đối tác nước ngoài là Repsol
(Tây Ban Nha) tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở vùng biển Đông Nam, với Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga tại mỏ Lan Đỏ, cũng như bắt đầu có kế hoạch thăm dò khai
thác với tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ tại mỏ Cá Voi
Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Từ năm 2014, Trung
Quốc đã sử dụng chiến thuật cho giàn khoan
vào biển Đông để khủng bố tâm lý rệu rã của chính thể bị cộng đồng lên án là ‘hèn
với giặc, ác với dân’.
Biến cố Hải Dương 981 đã kéo dài
suốt vài tháng và
gây ra một cơn chấn động lớn trong nội bộ đảng CSVN.
Nhưng trong lúc toàn
bộ đảng này không hề dám có một phản ứng ra mặt nào mà chỉ im thin thít,
còn Quốc hội cũng không phát
ra nổi một nghị quyết về Biển Đông mà chỉ nói như vẹt về từ ngữ ‘tàu lạ’, hàng
chục ngàn người dân Việt Nam đã rùng
rùng phẫn nộ xuống đường biểu tình để phản kháng cú khiêu
khích của Trung Quốc thông qua Hải Dương 981. Khi đó, một lần nữa châm ngôn ‘hèn
với giặc, ác với dân’ đã ứng nghiệm: làn sóng biểu tình này đã bị chính quyền và công an Việt Nam đàn áp thô
bạo và dã man.
Nhưng cũng chính vào
lúc đó, Bắc Kinh đã sai lầm cơ bản khi biếu không cho người Việt món quà Hải Dương 981, khiến dân tộc có nguy cơ vô cảm chính trị này trở nên đồng thuận hơn, cùng lúc phần lớn thế giới trở nên đối lập rõ ràng với Trung Quốc.
Chỉ sau khi Hà Nội và Bắc Kinh đạt được một ‘thỏa thuận ngầm’ nào đó, Hải Dương 981 mới rút đi. Nhưng trong toàn bộ thời gian nổ ra biến cố này, tất cả các quốc gia có ‘quan hệ đối tác chiến lược’ với Việt Nam, kể cả Nga, đều không một lời hoặc có một hành động nào hỗ trợ cho chính thể mà từ năm 2001 đã ‘quơ quào đối tác chiến lược’.
Bỉ bôi nhất là thủ phạm gây ra vụ Hải Dương 981 lại là Trung Quốc - được giới chóp bu Việt Nam xem là ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’.
Thể diện của chính thể Việt Nam đã thêm một lần lao dốc khi có tin về việc Nguyễn Phú Trọng, khi đó còn là
tổng bí thư chứ chưa phải ‘tổng tịch’, đã gọi điện đến hai chục lần cho Tập Cận Bình để điều đình vụ Hải Dương 981 nhưng họ Tập không thèm
nghe máy.
Đến năm 2015, giàn
khoan Hải Dương 981 lại hiện hình một lần nữa. Ngày 6/5/2015,
website của Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải thông báo về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông. Hoạt động này là đáng được chú
ý, dù khi đó Hải Dương 981 vẫn nằm ngoài vùng lãnh
hải Việt Nam. Một tuần sau thông báo
trên của Cục Hải sự Trung Quốc, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bất ngờ thông báo
"Chúng tôi sẽ tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức cấp cao nhất". Đến tháng 7 năm
2015, Trọng chính thức đi Mỹ - chuyến công du đầu tiên cua ông ta
đến xứ Cờ Hoa mà đã được Tổng thống Barak Obama tiếp đón đặc cách như một nguyên thủ quốc gia tại Phòng Bầu Dục.
Điều đáng nói là
hình ảnh tái xuất mang tính khủng bố của Hải Dương 981 xảy ra dù Nguyễn Phú Trọng đã chấp nhận ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’, khi tới Bắc Kinh vào tháng
4 năm 2015.
Trọng có ‘đi Trung
Quốc trước’?
Logic của những dự kiện lịch sử cận đại trong quan hệ Trung - Việt cho thấy chẳng cần hoài nghi rằng sự xuất hiện của Hải Dương 981 trước đây và Dongfang
13-2 CEPB vào năm 2019 là những động tác dằn mặt đối với giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong thế đu dây dễ lộn cổ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Chiến thuật ép và lấn từng bước của Trung Quốc là quá dễ nhìn ra:
trước chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm
2019, tùy thuộc vào thái độ của Trọng với Tập ra sao mà
Dongfang 13-2 CEPB sẽ nằm yên ở vùng chồng lấn biển hoặc lao thẳng vào hải phận Việt Nam theo đúng
cái cách của Hải Dương 981 vào năm
2014.
Một lần nữa kể từ năm 2015, giới quan sát chính
trị và dư luận còn chút quan
tâm đến tình cảnh mắm muối giữa Việt Nam và Trung Quốc lại chờ đợi lời giải cho phương trình ‘Trọng có gặp Tập trước khi gặp Trump?”.
Khác khá nhiều với bối cảnh năm 2015, những gì
đang diễn ra trong năm
2019 này bộc lộ thế ‘giãn Trung’ với gia tốc nhanh hơn và cũng có vẻ ‘can đảm’ hơn của Trọng và đảng CSVN. ‘Can đảm bám Mỹ’ nhằm khai thác dầu khí trong vùng
chủ quyền của mình, không còn
nghi ngờ gì nữa, là sách lược tìm đến sự hỗ trợ của quân đội Mỹ như một đối trọng duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông, để khi đó Việt Nam sẽ có thể yên tâm tiến hành khai thác
các lô dầu khí trong tâm
thế ‘chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng’, mà không đến nỗi phải mắt trước mắt sau trước đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc quét qua hầu hết các lô dầu khí này.
Trong nguy cơ ‘mất ăn dầu khí’ như thế, đang xuất hiện những dấu hiệu và cả tiền đề cho ‘đối tác chiến lược Việt - Mỹ’ trong tương lai không quá
xa.
Cũng khác với bối cảnh năm 2015, một chuyến đi ‘Trung Quốc trước’ của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới, nếu xảy ra, sẽ mang lại cho ông ta những thất lợi lớn về chính trị và cả rủi ro sinh mạng khó lường, nhất là khi Trọng đã chỉ đạo hệ thống tuyên giáo và
báo chí Việt Nam ‘tố cáo giặc Trung Quốc xâm lược’ vào ngày 17
tháng Hai năm 2019 như một cách kỷ niệm ngày Chiến tranh biên giới phía Bắc.
P.C.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét