Trương Nhân Tuấn
Trên thế giới có nhiều thí dụ về
chính trị gia “tàn phế” nhưng vẫn có thể nắm những chức vụ quan trọng, không
chỉ trong nội các mà còn cầm đầu cả một chính phủ.
Tổng thống Franklin Roosevelt Hoa
Kỳ là một trường hợp điển hình. Ta còn có Wolfgang Schäuble, đương kim bộ
trưởng kinh tế Đức, cũng ngồi xe lăn như TT Roosevelt. Hoặc David Blunkett,
nguyên bộ trưởng bộ lao động và hưu trí Anh quốc vốn là người mù “bẩm sinh”.
Ngay cả VN, tổng thống Trần Văn
Hương, vốn là một “đại lão gia” già lụm cụm, đi đâu cũng có hai cận về kèm hai
bên. Điểm chung của các chính trị gia “tàn phế” này là “tài giỏi”.
Các nước văn minh người ta không
coi trọng cái “bề ngoài”. Ai có tài năng, có thể đem lại “cơm no áo ấm” cho
người dân, thì người ta tin tưởng bầu cho.
Thì cũng ở các nước văn minh,
người ta không coi “sức khỏe của lãnh đạo” là “bí mật quốc gia”. Đã đành hồ sơ
sức khỏe cá nhân là chuyện thuộc về “đời tư cá nhân”, là một chuyện “bí mật cá
nhân”. Xâm phạm tới, kiểu bươi móc để viết báo kiếm tiền là “ở tù”. Nhưng sức
khỏe của một “lãnh đạo quốc gia” lại không phải là chuyện “đời tư cá nhân”.
Một cá nhân “bình thường”, một
người như triệu người, hành vi của họ không làm tổn hại tới ai thì chuyện “đời
tư” mới là chuyện “bí mật”. Nhưng nếu cá nhân này, sự hiện hữu của hắn là một
đe dọa cho an ninh của cá nhân, hay của tập thể sống trong xã hội, chuyện “đời
tư” của hắn không còn là chuyện “bí mật” mà phải là chuyện “công khai”. Người
khác có quyền được “biết” về tên này để “tự vệ”.
Một tên ấu dâm, một kẻ bị bịnh
tâm thần, một kẻ sát nhân, một tên cướp lợi hại đang trốn tránh pháp luật…
không ai trong những người này có quyền được giữ “bí mật đời tư”.
Thì chuyện sức khỏe của lãnh đạo
cũng vậy. Sức khỏe của lãnh đạo quan hệ không chỉ cá nhân, gia đình ông ta mà
còn quan hệ đến cả đất nước, cả dân tộc.
Vụ đồn đãi chung quanh sức khỏe
ông Trọng là một “chủ đề” quan trọng mà những người có quan tâm đến đất nước
cần thảo luận nghiêm túc.
Như đã nói, người ta không quan
tâm ông Trọng bịnh nặng nhẹ ra sao. Sau này ông phải ngồi xe lăn như F.
Roosevelt hay đi đứng phải chống gậy, phải có người dìu như cụ Trần Văn Hương.
Người ta muốn biết tình hình “trí tuệ” của ông như thế nào? Bịnh tình của ông
có “nguy hại” tới những quyết định liên quan đến đất nước và dân tộc hay không?
Thực tình cá nhân tôi không thích
ông Trần Đại Quang nhưng tôi cực lực phản đối việc “ai đó” bắt ông này phải làm
việc cho tới chết (mà không được quyền nghỉ chữa bịnh).
Có lẽ nhiều người cũng như tôi,
không ai muốn bắt ông Trọng phải sớm làm việc trở lại. Ông có bịnh, ông được
quyền nghỉ để chữa bịnh cho tới khi lành. Nhiệm kỳ “lãnh đạo” của ông là nhiệm
kỳ “hiến định”, muốn thay thế ông người ta phải tuân thủ những điều đã được
luật pháp qui định.
Sức khỏe của lãnh đạo vì vậy
không thể là “bí mật quốc gia” mà phải là một sự “trong suốt” của quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét