Ngô Nhật Đăng
Thế là số phận của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã được
định đoạt, nhiều máu của cả trẻ em và phụ nữ đã đổ và nhiều mực
sẽ còn đổ nữa về một hiện tượng của những nhà nước có nguồn gốc
từ chủ nghĩa dân tộc lãng mạn, chính xác hơn chúng là những đứa con
quái thai được sinh ra bởi sự gặp gỡ lầm lạc kỳ quái của trí tuệ.
Triết gia Isaiah Berlin đã bỏ công sức suốt cuộc đời
mình để giải thích, cắt nghĩa vì sao những “thiên đường trên trái
đất” được hứa hẹn lại thường xuyên dẫn đến các địa ngục trần gian
nhiều đến thế. Nó làm người ta liên tưởng đến các tôn giáo về mặt
triết học, khi tất cả các tôn giáo lớn đều nêu ra rằng thiên đường
thực sự không (chưa) có trên trần gian này, nhưng đó là phạm trù khác
rồi.
Hứa hẹn một cuộc sống dễ chịu với những ý tưởng duy
lý cùng cực và không tưởng trong kinh tế, các nhà nước kiểu này
cưỡng ép những ước mơ đó trở thành hiện thực bất chấp mọi quy
luật. Một trong những việc đầu tiên mà ISIS làm là quốc hữu hóa ngân
hàng và phát hành đồng tiền của họ. Để thể hiện tính ưu việt của
mình họ cho phát hàng đồng tiền mạnh nhất thế giới, 1 dina = 38 USD,
một tình huống dở khóc dở cười, người ta băn khoăn không hiểu các bà
nội trợ sẽ tiêu đồng tiền này như thế nào.
Việt Nam thì sao ? Với bút danh CB, ông Hồ Chí Minh viết
bài đăng báo Nhân dân số 372 ngày 9/3/1955 có nhan đề “Một cải cách lớn ở
Trung Quốc :
“Từ ngày 1-3-1955, ở Trung Quốc đã sử dụng đồng tiền mới, 1 đồng
tiền mới bằng 10.000 đồng tiền cũ. Đó là một bước tiến quan trọng của nhân dân
Trung Quốc về kinh tế, tài chính, lưu thông hàng hoá”.
Sau đó 4 năm, ngày 28 tháng 2 năm 1959 chính quyền Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa phát lệnh đổi tiền, phá giá và thay loạt tiền phát hành trước kia
bằng loạt tiền mới in ở Tiệp Khắc với tỷ giá 1 đồng 1959 = 1.000 đồng năm 1951.
Mỗi hộ được đổi tối đa là hai triệu đồng cũ để lấy 2.000 đồng mới. Số tiền
vượt hơn hai triệu phải ký thác vào ngân hàng nhà nước. Mục đích của cuộc đổi
tiền là xóa bỏ vốn tư nhân để chính quyền tiếp thu quản lý tài sản và hạn chế
lượng tiền lưu thông. Việc đổi tiền là một trong giai đoạn kinh tế mới: "Cải
tạo kinh tế theo chủ nghĩa xã hội". Đài phát thanh loan tin lệnh đổi tiền
từ 9 giờ sáng ngày 28 tháng 2 cho đến 5 giờ chiều ngày 2 tháng 3 thì chấm dứt.
Trước đó chính phủ kháng chiến cũng có đổi tiền 2 lần, nhưng đồng
tiền đó không được tôn trọng chỉ lưu hành trong vùng kháng chiến.
Tờ tiền mệnh giá lớn nhất năm 1959 là 10 đồng, tiếng
lóng gọi là “Cụ Mượt” vì có chân dung ông Hồ chải đầu bóng mượt.
Các tay chơi người “Hà nội mới” thường mặc cái áo sơ-mi trắng may
bằng vải “pơ-pô-lin” mỏng, nhét 1 “Cụ Mượt” vào túi áo (có thể nhìn
thấy) để lấy le, bị gọi là “quỷnh” hoặc “tẩm”. Tôi còn nhớ ngày
còn bé ăn xôi sáng chỉ hết 1 hào, cây kem có giá 5 xu. Bài ca du kích
được hát thành :
“…Kem đê, Kem đê
Kem 1 hào 2 chiếc, 1 chiếc 5 xu.
Này, này anh bán kem
có rao thì rao cho khéo.
Đừng kêu nheo nhéo
điếc tai hành khách trên tàu..”
Kem 1 hào 2 chiếc, 1 chiếc 5 xu.
Này, này anh bán kem
có rao thì rao cho khéo.
Đừng kêu nheo nhéo
điếc tai hành khách trên tàu..”
Tiền VNDCCH ngày ấy được định giá : 1 đ =1,2 USD (XHCN
phải hơn tư bản). Tiêu những đồng tiền này cũng không thuận tiện,
ngày ấy các thứ đều khan hiếm, các cửa hàng bán thực phẩm, rau xanh
của mậu dịch đều phải xếp hàng, có ưu tiên cho thương binh được mua
trước không phải xếp hàng. Nhưng khi mở cửa các cô mậu dịch viên
(quyền lực vô biên) với nét mặt khinh khỉnh cố hữu lại thường hô to :
“Ai có tiền lẻ được ưu tiên mua trước”. Nên Hà Nội có câu : “Tiền lẻ
hơn thẻ Thương binh”.
Những đợt đổi tiền lần sau còn thê thảm hơn nhiều vì
ngu dốt, và chính nó lại làm cho lạm phát tăng đến mức độ chóng
mặt. Từ một mệnh giá lớn nhất có 10 đồng giờ đã là nửa triệu
đồng.
Ảnh trên tờ Người Nữu Ước : Trẻ em Sirya vui chơi trên
đống hoang tàn và các nữ chiến binh người Kurd ăn mừng chiến thắng
quân ISIS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét