TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI : PHẢN PHÁO TÒA ÁN TỐI CAO !
Khoa Pháp luật Hình sự và KSHS
viết bài đăng "Bảo vệ pháp luật"
LỜI TỰA
CỦA TRANG CHỦ:
ông Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng ơi, toang rồi, ông giáo ạ !
Tui chả hiểu sao ông lại “qui hoạch” thiếu tướng CA làm Viện trưởng VKSTC và sau đó Chánh án tòa Tối cao ? - Chả lẽ , ông Nguyễn Hòa Bình vì là bí thư TW Đảng tài trí hơn người ?
ông Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng ơi, toang rồi, ông giáo ạ !
Tui chả hiểu sao ông lại “qui hoạch” thiếu tướng CA làm Viện trưởng VKSTC và sau đó Chánh án tòa Tối cao ? - Chả lẽ , ông Nguyễn Hòa Bình vì là bí thư TW Đảng tài trí hơn người ?
Có đồng
chí đảng viên cộng sản nào giỏi môn chính trị, giải thích giùm tôi về cái SỰ BỔ
NHIỆM LÃNH ĐẠO như RỨA là RĂNG không ?
Trộm
nghĩ, hàng nghìn Kiểm sát viên khó tránh khỏi điên đầu lên vì một ông ất ơ
ngoại đạo lên làm Viện trưởng VKSND.TC !
***
Khoa
Pháp luật hình sự và KSHS - Trường ĐH Kiểm sát HN có bài viết trên báo
"Bảo vệ Pháp luật" để bàn về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
trong vụ án Hồ Duy Hải dưới góc độ học thuật:
Thứ
nhất, hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền xem xét về tính hợp pháp của quyết
định kháng nghị giám đốc thẩm hay không?
Căn
cứ Điều 388 BLTTHS, Hội đồng giám đốc thẩm có các thẩm quyền y án, sửa án, hủy
án, đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Có thể nhận thấy, các thẩm quyền trên đây được thực hiện đối với bản án đã có
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, do phát hiện có sai sót về thủ tục tố tụng
hoặc sai lầm trong áp dụng luật nội dung.
Như
vậy, đối tượng bị HĐXX giám đốc thẩm xem xét là bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật. Kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền không phải là đối tượng bị
xem xét mà chỉ là căn cứ, lý do để mở thủ tục giám đốc thẩm.
Việc
ra phán quyết của Hội đồng giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định bị kháng
nghị chỉ dựa trên cơ sở nhận định về tính có căn cứ của quyết định kháng nghị
(tức là vụ án có hay không sai sót nghiêm trọng về tố tụng hoặc sai lầm nghiêm
trọng trong áp dụng luật nội dung), không dựa trên cơ sở xem xét tính hợp pháp
của việc kháng nghị (bao gồm căn cứ đó có được quy định trong BLTTHS hay không,
thủ tục, thẩm quyền và trình tự kháng nghị).
Vì
vậy, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ được nhận định về tính có căn cứ của việc kháng
nghị mà không có quyền biểu quyết về tính hợp pháp. Quyền nhận định này thuộc
về chủ thể có chức năng giám sát, thuộc nhánh quyền lập pháp.
Mặt
khác, TAND tối cao đã thụ lý kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao. Sau 4
tháng chuẩn bị, TAND tối cao quyết định mở phiên toà giám đốc thẩm. Điều đó
đồng nghĩa với việc thừa nhận kháng nghị là hợp pháp, vì nếu kháng nghị không
hợp pháp do được thực hiện trong giai đoạn thi hành án thì việc giải quyết theo
thủ tục tố tụng cũng trở nên không hợp pháp. Thay vì mở phiên tòa, TAND tối cao
có thể không thụ lý kháng nghị hoặc trao đổi để VKSND tối cao rút kháng nghị
trong giai đoạn nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
Thứ
hai, VKS đã trả lời không kháng nghị thì có được kháng nghị lại không?
Trong
quá trình thực hành quyền công tố, VKS có thể ban hành nhiều quyết định tố tụng
khác nhau liên quan đến việc giải quyết vụ án, đồng thời cũng có quyền rút,
thay đổi, hủy bỏ các quyết định tố tụng đã ban hành, nhằm đảm bảo truy cứu
trách nhiệm hình sự người đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Việc
VKSND tối cao đã từng trả lời không kháng nghị, sau đó tiếp tục có quyết định
kháng nghị là không mâu thuẫn. Điều này cũng phù hợp với thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm, đó là “việc kháng nghị theo chiều hướng có lợi cho người bị kết án
nên có thể được tiến hành bất cứ lúc nào” theo quy định tại khoản 2 Điều 379
BLTTHS. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý hơn nếu trước khi ban hành quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm, VKS ra quyết định rút quyết định không kháng nghị trước đó,
thay vì điều khoản thay thế trong quyết định kháng nghị đã ban hành.
Thứ
ba, việc Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm có phải là hoạt động kết thúc giai
đoạn xét xử, chuyển sang giai đoạn thi hành án, và do đó VKS không còn quyền
kháng nghị đối với vụ án không?
Theo
quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự, thủ tục xét ân giảm đối với
người bị kết án tử hình là một thủ tục nằm trong giai đoạn thi hành án. Tuy
nhiên, không phải trong giai đoạn thi hành án thì mọi hoạt động tố tụng đối với
vụ án đó sẽ bị triệt tiêu. Bởi lẽ:
+
Về căn cứ pháp lý, theo Điều 367 BLTTHS về thủ tục xem xét bản án tử hình trước
khi thi hành thì sau khi bản án kết án tử hình có hiệu lực pháp luật, TAND tối
cao và VKSND tối cao phải xem xét có kháng nghị hay không. Thời hạn xem xét
quyết định việc kháng nghị là 2 tháng.
Đồng
thời, cũng trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án kết án tử hình có hiệu lực
pháp luật, người bị kết án có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Như
vậy, thủ tục xem xét để kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án tử hình và thủ
tục xét ân giảm bản án tử hình là hai thủ tục độc lập, cùng được xác định trong
thời hạn tính từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật, không phải là hai thủ
tục tiếp nối nhau.
Mặt
khác, việc xem xét, quyết định kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền là một hoạt
động tố tụng, với đối tượng xem xét là bản án đã có hiệu lực pháp luật; dựa
trên những căn cứ pháp lý được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong khi đó, việc xem xét cho ân giảm của Chủ tịch nước là thủ tục hành chính,
trên tinh thần nhân đạo, khoan hồng, với đối tượng xem xét là người đã bị kết
án (tử hình). Hai thủ tục này khác nhau hoàn toàn về tính chất và đối tượng, do
đó không có tính loại trừ nhau.
Vì
vậy, thủ tục xét ân giảm không phải là thủ tục cuối cùng trước khi đưa người bị
kết án ra thi hành nên không thể loại trừ hoàn toàn các hoạt động tố tụng, ví
như việc kháng nghị giám đốc thẩm.
+
Về cơ sở lý luận, trong giai đoạn thi hành án, cụ thể là thi hành bản án tử
hình, một số hoạt động tố tụng vẫn có thể được thực hiện.
Ví
dụ: Hội đồng thi hành án tử hình có thể ra quyết định tạm hoãn thi hành án nếu
ngay trước khi thi hành án, người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết
mới về tội phạm, hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự.
Trong
các trường hợp đó, một số quyết định tố tụng mới sẽ được ban hành như quyết
định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, quyết định chuyển bản án tử hình thành
hình phạt tù chung thân… Như vậy, có thể thấy quyết định bác đơn xin ân giảm
hình phạt tử hình của Chủ tịch nước không triệt tiêu các hoạt động tố tụng khác
của chủ thể tiến hành tố tụng, nếu căn cứ của các hoạt động đó mới xuất hiện
hoặc vẫn tồn tại trong vụ án.
+
Về căn cứ thực tế, trong vụ án Hồ Duy Hải, mặc dù Chủ tịch nước đã từng bác đơn
xin ân giảm đối với người bị kết án nhưng tại nhiều thời điểm sau đó, Chủ tịch
nước cũng có ý kiến tạm dừng việc thi hành tử hình hoặc yêu cầu Chánh án TAND
tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, làm rõ và quyết định theo thẩm
quyền nhằm đảm bảo việc kết án tử hình là đúng quy định của pháp luật. Như vậy
thực tế giải quyết vụ án cho thấy, Chủ tịch nước cũng đã có ý kiến để Viện
trưởng VKSND tối cao xem xét lại vụ án theo thẩm quyền.
Thứ
tư, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao có đúng quy định của
BLTTHS không?
Như
bất kỳ quyết định tố tụng nào khác, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm được
coi là đúng pháp luật (đảm bảo tính hợp pháp) khi thỏa mãn các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn kháng nghị.
Trong
trường hợp này, vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm do phát hiện có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm
nghiêm trọng trong phán quyết, như vậy thỏa mãn căn cứ kháng nghị quy định tại
khoản 2 Điều 371 BLTTHS.
Vụ
án được kháng nghị đúng thẩm quyền, thủ tục và thời hạn theo quy định của
BLTTHS. Đặc biệt, việc kháng nghị theo chiều hướng có lợi cho người bị kết án
nên không bị giới hạn về thời gian cũng như không bị phụ thuộc vào các thủ tục
tố tụng khác đã phát sinh cho đến thời điểm ra kháng nghị.
Với
những lập luận trên đây, dưới góc độ học thuật, có thể thấy rằng kháng nghị
giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải là không
trái pháp luật.
Theo kháng
nghị của VKSNDTC, trong vụ án Hồ Duy Hải, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có
nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng: bỏ sót những chứng cứ vụ án,
không trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và
người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án.
Từ đó,
VKSNDTC đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và
Bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội “Giết người” và “Cướp
tài sản” để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật
Ngày 8.5, Chủ
tọa phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC lấy biểu quyết về từng
vấn đề cụ thể trong vụ án Hồ Duy Hải. Kết quả cụ thể các vấn đề như sau:
1. Vụ án đã
có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản
chất vụ án hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không thay đổi bản chất vụ án".
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không thay đổi bản chất vụ án".
2. Bản án
phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức
án không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Đúng người, đúng tội, đúng mức án".
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Đúng người, đúng tội, đúng mức án".
3. Quyết định
số 639/QĐ-CTN ngày 17.5.2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình
của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của
VKSNDTC có đúng pháp luật hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không đúng pháp luật".
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không đúng pháp luật".
4. Chấp nhận
kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay
không chấp nhận kháng nghị?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "không chấp nhận kháng nghị".
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "không chấp nhận kháng nghị".
P.V
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét