( Bài trên báo Một thế giới )
Trong
vụ xét xử và kết tội Hồ Duy Hải, một người quan sát chăm chú, không cần là
chuyên gia về luật, cũng thấy rất nhiều sai phạm bắt đầu từ tạm giam, điều tra
chạy dọc suốt vụ tố tụng!
Nhiều
người đã lên tiếng về các sai phạm đó và bài viết này không nhắc lại, chỉ thấy
một điều rất kỳ lạ trong vụ án kỳ lạ này.
1)
Đó là trong suốt quá trình tố tụng sự TRUNG THỰC không được tôn trọng
Đọc
kỹ các Giá trị cốt lõi của hệ thống tư pháp các nước như Mỹ, Úc, Anh… người ta
thấy dù có khác nhau một vài điểm, các điểm quan trọng nhất luôn giống nhau,
trong đó sự CHÍNH TRỰC đứng hàng đầu. Tính TRUNG THỰC là một cấu thành quan
trọng của tính CHÍNH TRỰC.
Xin
mời các anh chị đọc đoạn nói về trung thực dưới đây trích (nguyên văn bằng
tiếng Anh) trong phần Giá trị của ngành Tư pháp của Úc (Tây Úc)
Integrity
and accountability
-
We are open, honest, impartial and ethical in our communications and decisions.
We take responsibility for our behaviours, which are governed by the legal
system, agreed standards and codes
Dịch:
Chúng tôi công khai, trung thực, công bình, giữ đạo đức trong thông báo và lấy
quyết định. Chúng tôi nhận trách nhiệm về thái độ của mình được quy định bởi
luật pháp và bởi các tiêu chuẩn, quy tắc được công nhận chung.
Những
giá trị cốt lõi này khi đã nêu lên được tuân thủ triệt để. Tại các nước phương
tây, không có chuyện nêu lên cho có rồi thi hành lại khác.
Trong
vụ án này, rất nhiều tình tiết khiến người ta nghi ngờ tính TRUNG THỰC không
được tôn trọng. Trong đó có ba sự việc đặc biệt nghiêm trọng:
1.
Quy kết nghi can giết người bằng dao, thớt, ghế nhưng không hề thu giữ được
tang vật nào. Sau đó dao, thớt được mua, ghế được đưa từ nơi khác tới.
2.
Cán bộ điều tra chỉnh sửa lời khai, biên bản trái quy định, làm sai lệch hồ sơ
vụ án mà không có chữ ký xác định của người hỏi và người khai.
3.
Toàn bộ những thông tin về một nghi can rất quan trọng bị rút khỏi hồ sơ vụ án.
2)
Trách nhiệm phổ quát trên thế giới của cơ quan tố tụng là phải chứng minh nghi
can phạm tội và phải chứng minh bằng các biện pháp phù hợp với quy định của
pháp luật và quy định của tính TRUNG THỰC. Đó là yêu cầu của nguyên tắc chứng
cứ. Nhân chứng ra tòa luôn phải tuyên thệ về tính trung thực trong lời khai của
mình. Khi không thể đáp ứng nguyên tắc chứng cứ theo hai yêu cầu nói trên, phải
áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội cho nghi can.
Cho
nên, người quan tâm tới sự việc cảm thấy là rất không bình thường khi Hội đồng
thẩm phán TAND Tối cao công bố quyết định giám đốc thẩm với lập luận “có những
sai sót về tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án”. Nguyên tắc chứng cứ đã
bị loại bỏ!
Với
nguyên tắc căn bản của luật pháp bị loại bỏ như vậy, Hội đồng thẩm phán TAND
Tối cao đang hoạt động dựa trên những nguyên tắc và quy tắc nào? Cần nhớ rằng
Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đang hoạt động căn cứ trên luật thành văn, chứ
không phải luật bất thành văn mà muốn suy diễn sao cũng được! Sứ mạng của bất
kỳ nền tư pháp đúng đắn nào cũng là bảo đảm luật pháp được thi hành. Với việc
công bố quyết định giám đốc thẩm như vậy, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đang
bảo vệ luật pháp hay vi phạm luật pháp?
3)
Khi tính không trung thực tồn tại trong hoạt động tố tụng!
Như
nêu trên, quá trình tố tụng có quá nhiều tình tiết được cảm nhận KHÔNG TRUNG
THỰC. Không thể chấp nhận vật chứng lại được mua sau khi đã hỏi cung. Cho dù
biện bạch thế nào đi nữa thì bản chất hành vi vẫn là KHÔNG TRUNG THỰC.
Việc
cán bộ điều tra chỉnh sửa lời khai, chỉnh sửa rất nhiều cả về số chữ lẫn tầm
quan trọng trong lời khai thể hiện sự KHÔNG TRUNG THỰC ở mức độ rất cao. Ngay
trong một hợp đồng dân sự thông thường, bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải được
chấp nhận bởi chữ ký của hai bên! Cho dù chấp nhận cán bộ điều tra không ý thức
sự sai trái, thì bản chất của hành vi vẫn là KHÔNG TRUNG THỰC và tòa án không
thể dựa trên kết quả của một hành vi KHÔNG TRUNG THỰC để luận tội!
Việc
loại bỏ toàn bộ thông tin về một nghi can rất quan trọng ra khỏi hồ sơ vụ án
cũng thể hiện tính KHÔNG TRUNG THỰC.
Do
đó, khi “biểu quyết bác kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải”, phải chăng
Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao chấp nhận sự KHÔNG TRUNG THỰC trong hoạt động
tố tụng? Giá trị cốt lõi TRUNG THỰC được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao tôn
trọng hay không?
Khi
những người có quyền xét xử và xử tử người khác, lại được chấp nhận hành xử một
cách KHÔNG TRUNG THỰC trong hoạt động tố tụng, người đó có thể giết oan người,
đánh mất tính nghiêm và minh của pháp luật.
TRUNG
THỰC là giá trị rất căn bản kết nối các thành viên trong xã hội. Nếu sự KHÔNG
TRUNG THỰC vẫn tồn tại, các thành viên trong xã hội không còn tin tưởng nhau,
cộng đồng, xã hội bao phủ bởi hoài nghi, làm sao tránh khỏi việc lòng người ly
tán?
Lê
Học Lãnh Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét