Tô Di
9-1-2017
Những quốc gia đang giam giữ nhà báo năm 2016. Ảnh:
Committee to Project Journalists.
Với 8 nhà báo đang bị giam giữ, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu ASEAN trong
năm 2016, theo thống kê thường niên của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo
(Committee to Protect Journalists – CPJ).
CPJ thống kê có 259 nhà báo đang bị chính phủ các nước giam giữ, tập
trung ở Trung Đông, Tây Á và một số quốc gia Đông Nam Á. Gần 1/2 các nhà báo bị
giam giữ vì chống tại nhà nước (anti-state).
Theo CPJ đây là năm tồi tệ nhất về tình trạng giam giữ nhà báo, kể từ
khi họ bắt đầu thống kê vào năm 1990.
Sau cuộc đảo chính thất bại hồi năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có số
nhà báo bị giam giữ nhiều nhất với con số lên đến 81. Nhà quan sát Thổ Nhĩ Kỳ
Elif Safak tin rằng con số này có thể lên đến 140 nhà báo.
Trung Quốc là quốc gia xếp tiếp theo, với khoảng 38 nhà báo đang bị
chính quyền Tập Cận Bình giam giữ. Xếp thứ ba là Ai Cập với ít nhất 25 nhà báo
đang bị giam giữ và 12 nhà báo bị giết hại kể từ năm 1992.
Việt Nam
là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, với ít nhất 8 nhà báo đang bị giam giữ
vì tội chống lại nhà nước. Tiếp theo là Myanmar
(2), Singapore
(2) và Thái Lan (1).
Dưới đây là thông tin của 8 nhà báo Việt Nam đang bị giam giữ theo CPJ.
Thời gian bị bắt: tháng
5/2009
Kết án: 16
năm tù giam và 5 năm quản chế vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, theo điều
79 của Bộ luật Hình sự.
Thông tin khác: Tháng
8/2012, Nhóm Công tác Liên hợp quốc về Giam giữ tùy tiện cho rằng việc giam giữ
ông Thức là tùy tiện và yêu cầu Chính phủ Việt Nam tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc tế
về Nhân quyền và Công ước về các quyền nhân dân sự chính trị (ICCPR) mà Việt
Nam đã thông qua.
Thời gian bị bắt: tháng
7/2011
Kết án: 13
năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”,
“phá hoại đoàn kết dân tộc” và “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Bộ luật
Hình sự.
Thông tin khác: Ông
Diệu là nhà hoạt động tôn giáo. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Diệu bị biệt
giam, thiếu thốn về điều kiện vệ sinh và bị bạn tù đánh đập. (Ảnh: Internet).
Thời gian bị bắt: Tháng
7/2011
Kết án: 13
năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”,
“phá hoạt đoàn kết dân tộc” và “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Bộ luật
Hình sự
Thông tin khác: Theo
luật sư vận động cho ông Hòa Allen Weiner trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ,
ông Hòa đã không được tiếp xúc với các tài liệu sinh hoạt tín ngưỡng trong trại
giam. (Ảnh: Internet).
Thời gian bị bắt: tháng
5/2014
Kết án: 5
năm tù theo điều 258, Bộ luật Hình sự “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm
phạm lợi ích của nhà nước”.
Thông tin khác: Ông
Vinh là cựu an ninh và Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam . Cáo trạng buộc tội ông tập
trung vào 24 bài viết với nội dung bóp méo chính sách của nhà nước, giảm lòng
tin của nhân dân trên hai trang blog Dân Quyền và Chép Sử Việt. Luật sư
của ông Vinh đã đệ đơn lên chủ tịch nước để xin viếng thăm và khám sức khỏe cho
ông nhưng đã bị từ chối. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).
Thời gian bị bắt: tháng
5/2014
Kết án: 5
năm tù theo điều 258, Bộ luật Hình sự “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm
phạm lợi ích của nhà nước”.
Thông tin khác: Bà
Thúy là cộng sự của ông Vinh. Tháng 3/2016, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên
hợp quốc (OCHR) và Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) tại Thái
Lan đã liên tục ra thông báo kêu gọi trả tự do cho ông Vinh, bà Thúy cũng như
các blogger khác. Đồng thời kiến nghị Việt Nam không nên áp dụng điều 258, Bộ
luật Hình sự để đàn áp tự do ngôn luận và tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân
quyền, Công ước về các quyền dân sự, chính trị. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).
Thời gian bị bắt: tháng
12/2014
Kết án: 4
năm tù giam và 3 năm quản chế theo điều 88, Bộ luật Hình sự. Tháng 10/2016, Tòa
phúc thẩm đã giảm án xuống còn 3 năm tù giam.
Thông tin khác: Ông
bị cáo buộc đã viết 22 bài viết, trong đó có 14 bài xuất bản online có
nội dung tuyên truyền trái sự thật về Đảng cộng sản Việt Nam và nhà
nước. Tổ chức Human Rights Wacth đã kêu gọi Việt Nam trả tự do
cho blogger này và cho rằng việc thể hiện quan điểm phê phán chính phủ không
phải là một tội. (Ảnh: Dân Làm Báo)
Thời gian bị bắt: tháng
10/2016
Kết án: chưa kết án
Thông tin khác: Khi bắt bà, công an đã tiến hành khám xét nhà và mang
đi máy tính xách tay, ipad, một số khẩu hiệu về trách nhiệm giải trình của nhà
nước trong vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung và một báo cáo về tình
trạng công an tra tấn. nhục hình. Bà Quỳnh được trao giải thưởng Người bảo vệ nhân quyền năm 2015 của tổ chức Civil
Rights Defeders.
Thời gian bị bắt: tháng
11/2016
Kết án: chưa
kết án
Thông tin khác: Cơ quan
Công an cáo buộc ông tuyên truyền và phát tán các tài liệu chống lại Chính phủ
Việt Nam .
Công an cho rằng các bài viết của ông Hải có thể vi phạm điều 88, Bộ luật Hình
sự về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Trang blog và facebook cá nhân của
ông đã không thể truy cập sau khi ông bị bắt. Đến cuối năm 2016, CPJ không thể
biết được ông Hải đang bị giam ở đâu. (Ảnh: Tạp chí Ngày Nay).
Ủy ban bảo vệ nhà
báo (Committee to Protect Journalists CPJ) là tổ chức độc lập và phi lợi nhuận,
đã hoạt động trên 30 năm để bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo khỏi sự sợ hãi
và trả thù. Trụ sở của CPJ được đặt tại New
York . CPJ bắt đầu thống kê các nhà báo đang bị giam
giữ kể từ năm 1990 và công bố mỗi năm. Năm 2013, CPJ đã phản đối Nghị định 72
của Chính phủ Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin mạng
trên mạng.
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
- CPJ – Worst
year on record: 259 journalists jaied
- The Guardian – Record number of journalists in jail
globally after Turkey crackdown
- HRW – Vietnam Drop Charges Against Prominent Bloggers
- HRW – Vietnam: Free Imprisoned Bloggers
- HRW – Vietnam: Free Prominent Bloggers
- OHCHR – UN Human Rights Office concerned by
convictions against Vietnam bloggers
- BBC Tiếng Việt – CPJ: Nghị
định 72 là ‘mối nguy mới’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét