FB. Tèo Ngu Khìn
Thứ trưởng Bộ Tài Chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết:
“Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện ở mức 3.000
đồng/lít, nếu nâng lên hết khung hoặc vượt khung, thì giá trị thu được sẽ gấp
khoảng 10 - 20 lần so với số trực tiếp thu từ sử dụng đất phi nông nghiệp hiện
nay”, ....đối tượng thu và phương thức thu cũng “được lòng dân hơn”!
Được lòng dân hơn? Được lòng dân mà báo Lao Động, đề cập trong bài “1 lít xăng gánh
tới 8.000 đồng thuế môi trường: Tăng rồi tiền để làm gì?” đã phải đặt dấu hỏi to tướng rằng: cần
phải rành mạch câu chuyện tăng thuế môi trường cho mặt hàng xăng thì để làm gì?
Báo này cũng cho biết, số thu từ thuế bảo vệ môi trường liên tục
tăng ổn định qua các năm như sau:
- Năm 2012 thu thuế môi trường là 11.160 tỉ đồng;
- Năm 2013 là 11.512 tỉ đồng;
- Năm 2014 là 11.970 tỉ đồng;
- Năm 2015 là 27.020 tỉ đồng;
- Năm 2016 thu 42.393 tỉ đồng.
- Năm 2012 chi 9.000 tỉ;
- Năm 2013: chi 9.000 tỉ
- Năm 2014: chi gần 10 ngàn tỉ đồng;
- Năm 2015: chi 11.400 tỉ đồng;
- Năm 2016: chi 12.290 tỉ đồng.
Số tiền chênh lệch dư đã đi đâu?
- Năm 2012: 2.160 tỉ đồng (11.160 tỉ - 9.000 tỉ).
- Năm 2013: 2.512 tỉ đồng (11.512 tỉ - 9.000 tỉ).
- Năm 2014: khoảng 1.970 tỉ (11.970 tỉ - 10.000 tỉ).
- Năm 2015: khoảng gần 16.000 nghìn tỉ (27.020 tỉ - 11.400 tỉ).
- Năm 2016: 30.103 tỉ (42.393 tỉ - 12.290 tỉ).
Chỉ nhìn vào 2 năm gần nhất là 2015 & 2016 đã thấy con số kết
dư thuế môi trường trên giá xăng đã là hơn 46.000 nghìn tỉ đồng, tức hơn 2 tỷ
đô la Mỹ! Nếu tính đúng tính đủ ngược cho tới năm 2012 thì con số dư còn đội
thêm lên vài trăm triệu USD nữa!
Bộ Tài chính và cá nhân ông thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn hãy trả
lời cho dân biết: cái con số hơn 2 tỷ đô la Mỹ “được lòng dân” kia đã đi về
đâu? Các ông đã làm gì với số tiền kết dư hơn 2 tỷ USD này, trong khi môi
trường mấy năm qua không những không trong lành hơn mà ngày lại càng độc hại
hơn?
Nếu sắp tới các ông ép buộc được dân Việt phải chịu thuế môi
trường lên 8.000 đồng/lít xăng thì thử hỏi con số thuế thu được sẽ khủng khiếp
cỡ nào, và các ông sẽ “chi tiêu” vào việc gì con số to vật vã ấy?
Để mường tượng ra con số vật vã kia, hãy nháp sơ sơ thế này:
- một năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 16 triệu tấn xăng dầu (lấy con
số này cho khiêm tốn chứ nếu theo thông tin bài báo này thì lên tới 17 triệu
tấn cơ: “Nhu cầu xăng
dầu của Việt Nam hiện khoảng 17 triệu tấn”).
- 16 triệu tấn ấy tương đương khoảng 119.200.000 thùng xăng dầu.
- 119.200.000 thùng xăng dầu ấy tương đương khoảng 18.952.800.000
lít xăng dầu.
- Nếu thuế môi trường là 8.000đ/ lít thì số tiền thuế nhắm thu
được là:
18.952.800.000 (lít) x 8.000 (đồng/lít) = 151.622.400.000.000
(đồng).
[Đánh vần bằng chữ: Một trăm năm mươi mốt nghìn tỉ sáu trăm hai
mươi hai tỉ bốn trăm triệu đồng; bạn đọc xong con số này có bị lẹo lưỡi, trẹo
bản họng không?]
Biết con số tiền Việt to vật vã kia tương đương bao nhiêu đô la Mỹ
không? Theo tỷ giá USD/VND (chuyển khoản) hôm nay của Ngân hàng Vietcombank là
22.530 thì nếu mức thuế môi trường 8.000 đồng/lít đánh trên giá xăng đi vào
thực tế, một năm chính quyền Việt Nam sẽ thu về khoảng hơn 6,8 tỷ USD. Vâng,
hơn 6,8 tỷ đô la Mỹ đấy! Chiếm hơn 1/3 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
mà chính quyền Việt Nam
hy vọng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giải ngân năm 2017 đấy! (xem: “Vốn FDI vào
Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng”).
Nếu người ta thành công trong việc đè thằng dân ra mà thu 8.000
(đồng/lít xăng, dầu) thì con số ‘khủng’ hơn 6,8 tỷ USD/năm kia sẽ đi về đâu,
môi trường sống báo động hôm nay liệu có tốt lên hay tiếp tục tệ đi, rồi bao
nhiêu phần trăm của con số hơn 6,8 tỷ đô la Mỹ “được lòng dân” này sẽ vào túi
những ai nhỉ?
__________
Một số link bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét