FB Luân Lê
22-1-2017
Chẳng
lẽ nhà nước ta lại sợ cả những ông già và cả phụ nữ hay sao?
Bà Cấn Thị Thêu mất đất kêu
oan 10 năm khắp mọi nơi chưa thấu, rồi lại bị bắt với tội “Gây rối trật tự công
cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự hết sức khiên cưỡng.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở
Khánh Hoà bị bắt vì hành vi “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS.
Hôm qua, bà Trần Thị Thuý Nga
ở Hà Nam cũng bị bắt về hành vi tương tự với bà Quỳnh – Tuyên truyền chống nhà
nước.
Cũng tương đồng với hành vi
này là ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Thu Hà bị bắt giam để điều tra cho đến
nay đã hơn 1 năm mà chưa kết thúc giai đoạn này.
Trước đó, ông Trần Anh Kim ở
Thái Bình bị bắt theo Điều 79 BLHS về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân.
Còn ông Nguyễn Hữu Vinh, anh
Ba Sàm, mặc dù còn “nguy hiểm” hơn hẳn những người đàn bà nêu trên thì lại bị
bắt về tội “Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân” theo Điều 258 BLHS.
Vậy thử đặt câu hỏi, tại sao
nhà nước này, nếu nó tốt đẹp, lại lắm con người đi “tuyên truyền” chống lại họ
như vậy? Một nhà nước quản lý kiểu gì mà để những công dân của mình bất bình và
lên tiếng phản kháng những hành động của chính quyền nhiều như thế? Và tại sao
tuyên truyền lại khiến nhà nước lo ngại và coi nó là nguy hiểm? Tuyên truyền chỉ
có độc quyền nhà nước được phép sử dụng? Tự nói xấu mình thì được còn nhân dân
chỉ trích, lên tiếng phản kháng thì thành tội phạm, mặc dù họ là người chủ của
đất nước, và theo lẽ đó cũng là chủ của chính nhà nước của quốc gia đó?
Hiến pháp quy định về tự do
ngôn luận của người dân, quyền được giám sát và làm chủ nhà nước, thế nên quyền
ngôn luận, mà tuyên truyền là một hình thức của nó, phải được đảm bảo thực thi
chứ làm sao lại có hể coi việc đó là tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia
cho được? Vậy phải chăng, coi hànhci tuyên truyền và tự do ngôn luận la tội
phạm, đã phủ nhận quyền năng tối cao và căn bản nhất của con người là quyền
được biểu đạt chính kiến và tự do lên tiếng đối với nhà nước khi nó chưa làm
tròn trách nhiệm của mình?
Ngày trước, chính những người
phụ nữ đã từng đóng góp rất nhiều cho chiến tranh dân tộc, ngay cả thiếu niên
như Võ Thị Sáu, mười chị em ở Ngã ba Đồng Lộc hay những cô giao liên, hậu cần,
y tá đã phục vụ và cống hiến cho tổ quốc mà được ca ngợi là trung hậu, đảm đang
và bất khuất.
Thế mà, giờ thời bình đã trở
lại mấy chục năm, thì chính những người đàn bà lại phải lên tiếng về những bất
công trong xã hội, họ bị bỏ rơi và còn bị đẩy vào rủi ro với những hành vi sách
nhiễu, đánh đập vô cớ và rồi bị bắt bớ với những tội danh liên quan đến an ninh
quốc gia. Thật lạ lùng là những phận nữ nhi nhỏ bé, yếu mềm thì lại trở thành
tội phạm “nguy hiểm” cho một nhà nước.
Họ vẫn bất khuất, vẫn kiên
cường. Và nhìn vào dáng đi, ánh mắt họ xem họ có tỏ ra chút gì e sợ hay trở nên
yếu đuối trước những bàn tay rắn rỏi đang bóp mạnh để khống chế họ hay không?
Khi nào tội phạm trở thành
biểu tượng? Khi nào tội phạm lại hiên ngang?
Đó là khi, họ hành động vì
tình yêu quê hương, con ngươi và bằng lòng chính trực.
Họ sẽ đứng vững với điều đó
trong tâm khảm. Dù trước một nhà nước đầy đủ quân đội, công an, nhà tù và súng
ống, kể cả là hệ thống báo chí thuộc toàn quyền kiểm soát của nhà nước ấy đang
chĩa mũi dùi vào họ.
Những thân phận nhỏ, nhưng
tâm hồn không nhỏ.
Và bên cạnh đó, có nhiều đám
người chỉ lê la chè chén, quán xá quên cả ngày tháng và bỏ mặc đất nước này ra
sao thì ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét