Thường Sơn
"Kẻ thù lớn bởi
vì mi quỳ xuống".
Đã ba tháng đã lao qua
ở Bãi Tư Chính, nhưng cử chỉ bị coi là câm nín của giới lãnh đạo Việt Nam và
việc chẳng một quan chức cao cấp nào trong ‘tam trụ’ - từ Nguyễn Phú Trọng đã
từng cầu an ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’ đến Nguyễn Xuân Phúc từng nghiêng
ngoẹo cụng ly với Tập Cận Bình vào năm 2016, và cả Nguyễn Thị Kim Ngân uốn éo
trước mặt họ Tập về ‘đại cục’ ở Bắc Kinh mà không dám nhắc tên Trung Quốc, cùng
tâm thế không dám nổ súng cảnh cáo và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc
Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của
Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động
vận động quốc tế.
Mới đây, một học giả
quốc phòng của Ấn Độ - Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan, Chủ tịch Sáng kiến
Chính sách Hạt nhân và Không gian thuộc Qũy Observer Research Foundation (ORF)
ở New Delhi - đã nói, với thái độ mỉa mai đến cay đắng, với đài VOA rằng chính
quyền Việt Nam đã cố công vận động quốc tế, tiếp cận với tất cả các cường quốc
Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương, bao gồm Ấn Độ và Hoa Kỳ, để xây dựng một hỗ trợ
chính trị lớn hơn nhằm ngăn chặn Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông, nhưng nhiều
khả năng Việt Nam sẽ không nhận được bất kỳ sự hậu thuẫn mạnh mẽ nào.
Nữ học giả trên không
tin rằng Việt Nam sẽ có thể tự mình chống lại Trung Quốc. “Bắc Kinh dường như
đã tính toán chính xác rằng họ không phải lo sợ bất kỳ một sự hợp nhất chống
đối nghiêm trọng nào”.
“Việt Nam cần đưa ra
những yêu cầu cụ thể và chỉ khi nói ra những yêu cầu cụ thể này, các quốc gia
khác mới có thể đáp ứng bằng những tuyên bố nhất định để ủng hộ cho Việt Nam,
nhấn mạnh vào tự do hàng hải”, Tiến sĩ Rajagopalan đưa ra lời khuyên.
Bà
dẫn chứng phản ứng của Ấn Độ để Việt Nam tham khảo:“Từ trước đến nay, Ấn Độ
luôn có lập trường chống đối hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông mạnh
hơn nhiều, dù về khoảng cách địa lý thì cách xa hơn (so với Việt Nam) và luôn
luôn phát đi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc cũng như thông điệp rõ ràng cho
các nước bạn đồng minh”.
Bà nêu một ví dụ:“Khi
tàu sân bay Mỹ tuần tra Biển Đông vào tháng 8 vừa rồi, Việt Nam phải đưa ra một
yêu cầu rõ ràng hơn đối với bạn bè và đồng minh để tỏ rõ sức mạnh phối hợp”.
Nỗi đơn độc của kẻ hèn
đớn
Đúng như khuyến nghị
của Tiến sĩ Rajagopalan, lẽ ra giới chóp bu Việt Nam đã có thể tận dụng cơ hội
hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tiến vào Biển Đông vào tháng 8 năm 2019 để
có hành động mạng mẽ hơn hẳn đối với ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc. Nhưng không, Bộ
Chính trị Đảng Việt Nam - từ Nguyễn Phú Trọng đến các quan chức còn lại - vẫn
như cấm khẩu mà không thốt nổi một từ về Trung Quốc.
"Kẻ thù lớn bởi
vì mi quỳ xuống".
Hậu quả là sau đó phía
Mỹ đã trở nên dè dặt hẳn đi trong những lời lên tiếng về căng thẳng ở Bãi Tư
Chính.
Trong khi đó, Trung
Quốc đã đạt được những mục tiêu ban đầu của chiến dịch gây hấn Bãi Tư Chính,
không chỉ khiến nhiều quốc gia trên thế giới và dư luận quốc tế dần bớt mối
quan tâm đến một Biển Đông giằng co nhàm chán, mà còn biến Bãi Tư Chính từ vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành nơi ‘tranh chấp không thể tranh cãi’ giữa
hai kẻ vẫn quen ca hát 16 chữ vàng "Sơn thủy tương liên, văn hóa tương
thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan".
Cách tuyên bố mang
tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và
bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó, rất có thể sẽ khiến một số quốc gia
trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt
Nam và những mưu tính lắt léo trong “đường lưỡi bò 9 đoạn” tỏ ra dè dặt hơn nếu
những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại
một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế
giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế “thành viên không thường trực của Hội
Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” vào năm 2019.
Nếu ngày càng nhiều
quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán
chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung
Quốc ở khu vực này. Và nếu Trung Quốc đạt được một sự ủng hộ của một số nước
nào đó, dưới dạng tuyên bố hoặc nghị quyết quốc tế, đó sẽ là cơ sở và tiền đề
cực kỳ quan trọng để ‘Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa’ tiến hành một chiến
dịch quân sự tốc chiến xâm chiếm Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tốc chiến trước khi
Việt Nam khai thác hết dầu để nuôi đảng!
T.S.
VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét