1.
Vì sao Trà My đi?
Ông Phạm Văn Thìn, bố
của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc
nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia
hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền
650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp
trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My”.
Kể đến đấy ông Thìn quyệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?
Chúng tôi bảo cháu là con lớn rồi, ở nhà lấy chồng đi, đừng có đi đâu nữa. Trong thâm tâm tôi cũng biết con gái đi ra nước ngoài thì có nguy hiểm nên không muốn con đi nhưng quả thật là gia cảnh nhà tôi cũng khó khăn quá, không biết làm cách nào…”
Bài phỏng vấn thì dài, nhưng tôi chỉ đưa phần này lên bởi nhiều người bảo bỏ cả tiền tỉ ra để ra nước ngoài thì đầu tư ở Việt Nam cũng được, ra nước ngoài làm gì.
Có một số người khác lại bảo những người thương xót cho các nạn nhân là đạo đức giả, thực ra thì về mặt con người tôi chỉ cảm thấy thương hại cho họ. Tâm hồn của họ quá nghèo nàn, nghèo nàn tới mức mà họ không thể hiểu được một tình cảm rất gần gũi và dễ hiểu khi thấy những đồng bào của mình quằn quại đau đớn chết trong tuyệt vọng khi trên con đường đi tìm một giải pháp cho cuộc sống khó khăn.
Với người như vậy, nếu nhìn sâu vào vấn đề thì ta sẽ thấy họ không đáng giận mà đáng thương bởi chắc hẳn trong cuộc sống của họ cũng toàn gặp những hoàn cảnh ô trọc, cạn cợt tình người. Tuy cùng là con người nhưng sự trải nghiệm, khả năng yêu thương con người, kiến thức có vô số cấp bậc nên sự khác biệt là tất nhiên.
Kể đến đấy ông Thìn quyệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?
Chúng tôi bảo cháu là con lớn rồi, ở nhà lấy chồng đi, đừng có đi đâu nữa. Trong thâm tâm tôi cũng biết con gái đi ra nước ngoài thì có nguy hiểm nên không muốn con đi nhưng quả thật là gia cảnh nhà tôi cũng khó khăn quá, không biết làm cách nào…”
Bài phỏng vấn thì dài, nhưng tôi chỉ đưa phần này lên bởi nhiều người bảo bỏ cả tiền tỉ ra để ra nước ngoài thì đầu tư ở Việt Nam cũng được, ra nước ngoài làm gì.
Có một số người khác lại bảo những người thương xót cho các nạn nhân là đạo đức giả, thực ra thì về mặt con người tôi chỉ cảm thấy thương hại cho họ. Tâm hồn của họ quá nghèo nàn, nghèo nàn tới mức mà họ không thể hiểu được một tình cảm rất gần gũi và dễ hiểu khi thấy những đồng bào của mình quằn quại đau đớn chết trong tuyệt vọng khi trên con đường đi tìm một giải pháp cho cuộc sống khó khăn.
Với người như vậy, nếu nhìn sâu vào vấn đề thì ta sẽ thấy họ không đáng giận mà đáng thương bởi chắc hẳn trong cuộc sống của họ cũng toàn gặp những hoàn cảnh ô trọc, cạn cợt tình người. Tuy cùng là con người nhưng sự trải nghiệm, khả năng yêu thương con người, kiến thức có vô số cấp bậc nên sự khác biệt là tất nhiên.
2.
Lỗi của ai?
GDP của Việt Nam khá
cao chừng 7.0 vậy tại sao thanh niên ở Hà Tĩnh, Nghệ An vẫn phải bôn ba xứ
người tìm việc? Câu trả lời là bởi cơ hội công việc vẫn chưa đồng đều với các
tỉnh ở Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2019 có tới 41.790 thanh niên Hà Tĩnh
phải bỏ xứ đi tìm việc nơi khác, trong ấy có cả xuất khẩu lao động.
Tôi công nhận nếu
khẳng định lỗi của chính quyền là 100% là không công bằng bởi không phải tất cả
thanh niên của Hà Tĩnh và Nghệ An lao vào con đường mưu sinh đầy rủi ro và nguy
hiểm như các nạn nhân nhưng nếu bảo chính quyền không có lỗi thì cũng không
đúng bởi tại sao thanh niên các nước khác không trốn trong thùng xe để sang
Việt Nam tìm việc? Một sự việc phức tạp thì một câu trả lời rành rọt và ngắn
gọn sẽ không thoả đáng.
Đã ngớt tiếng súng mấy
chục năm, một thời gian đủ dài để một đất nước cất cánh về kinh tế và người dân
có thể xây đắp cuộc sống của mình ở tại quê hương. Tôi đã xem clip trên trang
FB của Võ Hồng Ly khi
có tới 100 người lao động Việt Nam bước xuống từ thùng container để tìm việc ở
bên Trung Quốc. Họ cười nói bằng tiếng Việt nhưng hình ảnh lam lũ ấy rất đau
lòng.
Nhu cầu xây dựng cuộc
sống, khát vọng vượt khó hay xây đắp một tương lai sáng lạn là chính đáng với
bất cứ ai. Đành rằng con đường ra đi của họ là phi pháp nhưng họ phải chấp nhận
một cách làm rủi ro ấy bởi họ quá tuyệt vọng trong khó khăn.
Nhiều kẻ chửi họ ngu
nhưng người dân nhận thức kém là do đâu? Khi có vấn đề về nhận thức trong xã
hội thì nhiệm vụ của hệ thống truyền thông là phải nâng cao nhận thức của người
dân. Hơn nữa, bản thân hệ thống giáo dục không đầy đủ và thiết thực hiện nay đã
không giúp họ có được cuộc sống hạnh phúc ngay tại quê hương.
Thời đại nào thì nhận
thức của lãnh đạo cũng rất quan trọng với sự phát triển của đất nước, với cuộc
sống của người dân. Khi một thảm hoạ nhân đạo xảy ra thì chính quyền nhân văn
sẽ ứng xử nhân văn, chính quyền độc đoán ngu xuẩn sẽ ứng xử theo kiểu độc đoán
ngu xuẩn.
Mấy ngày nay, báo chí
nước ngoài tràn về Việt Nam bởi đây là câu chuyện đáng quan tâm. Khi đi gấp như
thế thì làm sao có được giấy phép của Bộ Ngoại giao mà làm việc? Do vậy đa phần
họ phải đi chui với visa du lịch và tất nhiên khi đến thì sẽ gặp khó khăn với
an ninh địa phương. Các gia đình tôi gặp đều nói công an địa phương bảo không
nên gặp báo chí mà không có giấy giới thiệu.
Mà có giấy giới thiệu
hay không thì có thay đổi được nội dung câu chuyện không? Sao cứ phí năng lượng
vào những việc giời ơi như vậy?
Người đi nhiều, hiểu
biết nhiều ở đất nước này sẽ luôn cảm thấy bức bối bởi sự tù túng trong tư duy
của lãnh đạo. Trong thời đại thông tin thì không ai có thể ngăn chặn được thông
tin, mà với báo chí thì sự ngăn chặn vô lý sẽ lại được đưa vào như một phần của
câu chuyện buồn.
Truyền thông tử tế thì
không làm, lại thuê một lũ được gọi là DLV đầu óc ngu đần như kiểu Hồng Vệ Binh
để bảo vệ dư luận. Đến từng câu chửi còn giống nhau, lười và ngu tới mức không
chịu động não để đọc, để hiểu thực tế cuộc sống có khác gì với điều được tuyên
huấn dạy hay không.
Sự lệch lạc ấy về tư
duy tạo ra một sự quái thai về nhận thức trong xã hội. Đất nước đã nghèo lại
phí tiền thuế để cho một lũ chỉ biết tạo nick ảo, rồi chửi bới, sỉ nhục những
người có tiếng nói trung thực và thẳng thắn. Dạy tử tế đã khó lại còn dạy sự
mất dạy thì đất nước này bao giờ mới mở mặt được?
Cho nên, trong bài này
tôi vẫn kết luận rằng những bi kịch thùng nhân kia thì chính quyền phải có lỗi
tới 70 hay 80%.
Không ai sinh ra đời
lại muốn đi kiếm sống bằng con đường chui lủi đầy rủi ro nếu như họ có thể tìm
được một công việc tốt ở nhà.
Bố Trà My bên bàn thờ của em. Ảnh: Đoàn Bảo Châu
Trong ảnh là ông bố
Trà My bên bàn thờ của em và an ủi vợ, người mà từ lúc biết tin chỉ có thể nằm
bệt trên giường. Không con tim người mẹ nào có thể chịu đựng được nỗi đau khi
tưởng tượng ra cảnh con gái mình đã phải vùng vẫy trong hoảng loạn và đau đớn trong
một cái quan tài khổng lồ bằng thép trước khi chết cùng 38 người khác.
Trà My là một người
con gái Việt Nam, sống đầy trách nhiệm, đầy tình thương yêu bố mẹ, anh em giống
như rất nhiều người con gái Việt Nam khác.
Xin hãy nghĩ về các nạn nhân với sự thương xót, đồng cảm và cả với nỗi buồn về tình trạng nhiều khiếm khuyết của đất nước mình.
Xin hãy nghĩ về các nạn nhân với sự thương xót, đồng cảm và cả với nỗi buồn về tình trạng nhiều khiếm khuyết của đất nước mình.
Đ.B.C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét