Trung Nguyễn (28/10/2019)
Cả
nước đang xôn xao về vụ 39 người chết trong xe container trên đường nhập cư lậu
vào nước Anh. Cảnh sát Anh đang điều tra nhưng có lẽ xác suất rất cao là phần
lớn, hoặc tất cả, những người chết đều là người Việt Nam.
Họ đang trên đường đến một xứ sở mà công dân ở đó có thể thực hiện những quyền con người căn bản đã được nêu ra trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ và được ông Hồ Chí Minh nhắc lại trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Đó là các quyền “sống”, quyền “tự do”, và quyền “mưu cầu hạnh phúc”.
Người
dân nước Anh đã thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số trên chuyến
container định mệnh ấy. Tôi cũng đọc được rất nhiều lời tiếc thương và cầu
nguyện cho các nạn nhân trên mạng xã hội Facebook. Hiện tại chúng ta còn phải
đợi cảnh sát Anh đưa ra kết luận điều tra cuối cùng nhưng việc các gia đình
Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Tĩnh, có con em đang tìm cách nhập cư lậu vào Anh
nhưng mất liên lạc với gia đình là có thật. Tính đến chiều chủ nhật 27/10/2019,
đã có 24 gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh báo cáo người thân mất tích ở châu Âu với
nhà cầm quyền.
Báo
VnExpress cho biết trung bình mỗi gia đình phải bỏ ra gần một tỷ đồng để có thể
nhập cư lậu vào nước Anh. Cái giá bằng tiền rất lớn và có nguy cơ mất trắng nếu
bị bắt, thậm chí mất cả mạng sống, nhưng nhiều gia đình vẫn quyết định mạo hiểm
ra đi. Tất nhiên là họ phải cầm cố sổ đỏ để có thể vay được tiền với hi vọng
con cái đi làm ở châu Âu sẽ gửi tiền về trả được nợ và thoát nghèo.
Hậu quả
của việc chọn Formosa
Tôi
có một số bạn ở Nghệ An, Hà Tĩnh phải đi xuất khẩu lao động ở nhiều nước. Các
bạn ấy tâm sự với tôi là, kể từ sau thảm họa Formosa, kinh tế Hà Tĩnh, Nghệ An
đi xuống nghiêm trọng và các bạn ấy không còn cách nào khác phải rời quê đi
kiếm việc làm ở nơi khác. Một số chọn vào Sài Gòn, một số chọn sang Lào, Campuchia,
Nga và một số tìm cách đi được những nước phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc
và tất nhiên có châu Âu, trong đó có nước Anh.
Ở
đây, chúng ta thấy chính sách chạy theo tăng trưởng GDP bằng mọi giá, bất chấp
ô nhiễm môi trường của đảng cộng sản Việt Nam đã khiến kinh tế có vẻ tăng
trưởng nhưng thật ra thiệt hại kinh tế – xã hội lớn hơn rất nhiều. Cái lợi về
kinh tế nếu có thì chỉ rơi vào tay thiểu số các tập đoàn tư bản nước ngoài và
các quan chức tất nhiên cũng được hưởng lợi từ việc báo cáo tăng trưởng GDP của
tỉnh nhà, chưa kể những khoản hối lộ, lại quả.
Ông
Chu Xuân Phàm, đại diện Formosa, đã từng xấc xược tuyên bố: “Muốn bắt cá, bắt
tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải
quyết được”. Tức là bản thân Formosa và nhà cầm quyền Việt Nam khi quyết định
xây nhà máy ở Hà Tĩnh đã biết rõ hậu quả tai hại mà nó sẽ gây ra cho người dân
Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh thành khác gần Hà Tĩnh nói chung.
Hậu
quả của việc nhà cầm quyền chọn Formosa thay vì tôm, cá, môi trường là cái chết
của những người Hà Tĩnh, Nghệ An,… trên những chuyến đi đầy mạo hiểm ra nước
ngoài. Mạng dân Việt rẻ hơn ngoại tệ và những con số tăng trưởng GDP.
“Địa
ngục” trước cổng “thiên đường”
Những
người bạn Hà Tĩnh, Nghệ An của tôi cũng kể cho tôi nghe về những chuyến nhập cư
lậu kinh hoàng được những người thoát chết kể lại.
Đầu
tiên, từ Việt Nam, họ sẽ bay đến Nga. Từ đó họ đi đường rừng qua Ba Lan. Sau đó
họ đi xe container tới Paris, có những lúc họ phải đi bộ vượt rừng trên đoạn
đường này. Đến Paris, họ sẽ được đi theo hai hạng: hạng VIP mắc tiền và hạng
thường rẻ tiền hơn. Ai đi hạng VIP sẽ được ngồi ghế trước gần tài, còn ai đi
hạng thường sẽ phải ở trong thùng container. Đến bến bãi ở Anh thì họ sẽ chia
nhau ra trốn đi.
Nhiều
người Việt Nam do không chịu nổi mùa đông khắc nghiệt ở Nga, Ba Lan, có lúc
lạnh đến âm 50 độ C, nên đã bỏ mạng trên đường rừng. Đi vào mùa đông thì ít có
nguy cơ gặp lính tuần tra hơn. Nếu như lính biên phòng Nga tuần tra những con
đường mòn đó thì chắc chắn sẽ thấy xác người Việt Nam, có lẽ vẫn còn tươi vì
nhiệt độ quá lạnh.
Hầu
như chuyến vượt biên nào cũng có người chết nhưng không ai biết. Tuy nhiên lần
này con số người chết quá lớn nên mới gây chấn động cả thế giới. Người Việt Nam
vẫn ngã xuống trên con đường đi tìm nơi có quyền “sống”, quyền “tự do”, và
quyền “mưu cầu hạnh phúc”.
Tôi
viết câu chuyện này ra để mong rằng bất kì ai muốn nhập cư lậu vào các nước
châu Âu phải suy nghĩ thật kỹ về cái giá phải trả.
Quan
chức và các nhà “tư bản đỏ” xâu xé người lao động
Cách
đây nửa năm, vào tháng 4/2019, người lao động Việt Nam ở Đài Loan cũng đã biểu
tình phản đối các công ty môi giới bóc lột tàn tệ người lao động, với sự bảo
trợ của nhà cầm quyền Việt Nam. Nhiều người mong muốn đi nhập cư lậu hoặc xuất
khẩu lao động bị lừa đảo, mất tiền nhưng không đi được. Những ai đi được thì bị
bóc lột sức lao động tàn tệ để trả tiền nợ lại cho công ty môi giới. Đáng nói
hơn, các công ty môi giới đa phần là các công ty sân sau của các quan chức, vì
như vậy họ mới có giấy phép để tham gia vào ngành “kinh doanh sức lao động” béo
bở này. Đây là lời kể của một người bạn của tôi đã đi lao động bên Nhật.
Một
người công nhân Việt Nam, bây giờ là tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, đã từng đi
xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Tình cảnh cực khổ của công nhân Việt Nam và sự
bất nhân của các công ty môi giới cấu kết với các quan chức cộng sản đã khiến
chị Trần Thị Nga quyết tâm dấn thân vào con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ.
Dù không học cao nhưng chị Nga đã hiểu rằng giải pháp cho Việt Nam chỉ có thể là
dân chủ hóa, không có con đường nào khác.
Muốn
phát triển bền vững, một quốc gia không thể dựa vào ngoại tệ có được do xuất
khẩu lao động, xuất khẩu “cô dâu” và kiều hối. Thế nhưng đảng cộng sản Việt Nam
lại đang lãnh đạo đất nước đi vào con đường khốn cùng này. Ngoại tệ kiếm được
phải đến phần lớn từ xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao do chính các doanh
nghiệp trong nước xuất khẩu. Đó là con đường mà các nước phát triển trong khu
vực châu Á bắt buộc phải làm để vươn lên thành các nước công nghiệp có thu nhập
bình quân đầu người cao.
Những
người bạn từ Nghệ An, Hà Tĩnh của tôi tâm sự với tôi là, dù biết nguy hiểm
nhưng họ vẫn muốn ra đi, họ vẫn đang tìm cách ra đi, bằng cách này hay cách
khác. Họ nói với tôi rằng Việt Nam chỉ là nơi đáng sống với người có quyền và
có tiền.
Người
giàu cũng ra đi
Thật
ra thì nhiều người bạn khác của tôi có nhiều tiền nhưng họ vẫn ra đi để mưu cầu
một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái họ. Con cái họ sẽ không phải hít bụi mịn,
không phải ăn thực phẩm bẩn, không phải uống nước có chất thải, không bị nhồi
sọ từ bé với những bài hát như “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng…”
Không
biết ông Hồ Chí Minh sống lại sẽ suy nghĩ gì? Đảng cộng sản do ông góp phần
sáng lập vẫn đang nắm quyền lực tuyệt đối trên đất nước này, nhưng những người
dân từ giàu tới nghèo thì đều tìm cách “ra đi tìm đường cứu … thân”, cũng như
ngày xưa ông rời bến Nhà Rồng để xin vào học Trường thuộc địa của Pháp.
Bà
Nguyễn Thị Quyết Tâm, các “đại biểu quốc hội” do đảng cộng sản “quy hoạch” đại
diện cho Nghệ An, Hà Tĩnh, và các “đại biểu quốc hội” khác có biết tình cảnh
khốn cùng của người lao động trong nước, dẫn đến chuyện phải đi xuất khẩu lao
động và bị bóc lột tàn bạo ở nước ngoài hay không? Bà Quyết Tâm có nhỏ thêm
được giọt nước mắt nào cho quê hương, cho những người lao động Việt Nam đang
tha hương cầu thực đó không?
So sánh
với Hàn Quốc
Có
lần Tổng thống Park Chung Hee đi thăm công nhân Hàn Quốc ở Đức, ông thấy công
nhân khổ quá nên cả tổng thống và công nhân ôm nhau khóc. Tổng thống Park Chung
Hee đã thề rằng sau 10 năm nữa thì công nhân các nước khác phải đến Hàn Quốc
làm thuê. Điều đó đã thành sự thật.
Chính
ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Ủy viên TƯ Đảng, cựu Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung
ương, đã nói rõ hơn về điều này:
“…Khoảng
50 năm trước, Hàn Quốc và Việt Nam có trình độ phát triển tương tự nhau, sau
chiến tranh 1953, họ là nước nghèo nhất thế giới, có lúc bị đói phải ăn vỏ
thông, vậy mà đến nay kinh tế Hàn Quốc đã bỏ Việt Nam rất xa, đến mức không
tưởng tượng nổi.
Đến
nay đã có hơn 10 vạn người Việt Nam sống ở Hàn Quốc, và hơn 10 vạn người Hàn
Quốc sống ở Việt Nam (năm ngoái tôi có nói con số này là 9 vạn, năm nay đã phát
triển lên trên 10 vạn).
Nhưng
khác một điều: Người Hàn Quốc làm ông chủ ở Hàn Quốc và làm ông chủ kể cả ở
Việt Nam, còn người Việt Nam thì làm thuê ở Hàn Quốc và làm thuê cả ở Việt
Nam…”
Chịu
trách nhiệm cho việc tụt hậu chính là đảng cộng sản Việt Nam
Cái
chết bi thương của những thanh niên Việt Nam lao động nơi xứ người, ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, kinh tế trong nước không tạo nổi việc làm cho dân, tụt hậu
ngày càng xa so với các nước khác… đều là trách nhiệm của đảng Cộng sản Việt
Nam, lực lượng đang tuyên bố là họ có quyền cai trị tuyệt đối đất nước này mà
không cần qua dân bầu. Quyền lực luôn đi kèm với trách nhiệm. Đó là nguyên tắc,
là đạo lý căn bản.
Tôi
và các đồng đội của tôi vẫn quyết định ở lại Việt Nam để thúc đẩy tiến trình
dân chủ hóa nhanh hơn nữa. Chỉ có dân chủ thực sự mới giúp người dân bầu ra
những người tài giỏi để đưa đất nước phát triển bền vững, mới giúp người dân có
tiếng nói trong mọi vấn đề quốc kế dân sinh, trong đó có môi trường.
Cái
chết của 39 người, với xác suất cao hầu hết là người Việt Nam, trên đường tới
nước Anh sẽ không vô ích. Những cái chết đó sẽ đánh động lương tri của người
Việt Nam và của cả loài người về sự tai hại của Chủ nghĩa Cộng sản toàn trị.
Không có tương lai tốt đẹp nào cho dân tộc Việt Nam dưới sự cai trị độc đoán và
dốt nát của đảng Cộng sản Việt Nam. Đã đến lúc phải cải cách Việt Nam thực sự
theo hướng dân chủ hóa. Chỉ khi đó thì người Việt mới có hi vọng, người dân mới
có tương lai.
Người
Việt Nam yêu nước thương nòi cần cùng nhau hành động cho mục tiêu dân chủ hóa
đó. Không thể chấp nhận chuyện đã sang thế kỷ 21 mà người Việt vẫn còn phải bỏ
xác trên đường vượt biên để chạy trốn chế độ cộng sản toàn trị. Tại đây, ngay
trên chính mảnh đất Việt Nam này, chúng ta sẽ cùng nhau “dựng lại người, dựng
lại nhà”, để Tổ quốc Việt Nam phải là một nơi đáng sống.
(Tựa
đề bài viết lấy cảm hứng từ bài hát “Bài ca dành cho những xác người” của nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn, còn “Dựng lại người, dựng lại nhà” cũng là tựa đề một bài
hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét