(Tinmoi.vn) Giá trị pháp lý về tuyên bố
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội
nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự mà
còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự.>> Công hàm
1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa>> Xâm lược không thể sinh
ra chủ quyền>> Trung Quốc “tự nhận” Hoàng Sa – Trường Sa là của mình
- Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường
Sa
- Họp báo Bộ Ngoại giao: Xâm lược không thể sinh ra
chủ quyền
- Trung Quốc “tự nhận” Hoàng Sa – Trường Sa là của
mình?
(Tinmoi.vn) Giá trị pháp
lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc
gia tham dự mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự.
Một số thông tin về Hội
nghị San Francisco
Từ ngày 5 – 8/9/1951
diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San Francisco,
California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản.
Hội nghị này có phái
đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại
châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong
hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời
tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính
thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo
Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ
đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình
Dương.
Dưới thời Pháp thuộc,
chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần
đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính
phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy
giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo
Hoàng Sa.
Chính vì vậy, theo lời
mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp,
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại) là Trần Văn
Hữu đã tham dự Hội nghị San Francisco. Ông Trần Văn Hữu đã có một bài phát biểu
quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại hội nghị này.
Quang cảnh hội nghị San Francisco năm 1951.
Ảnh tư liệu.
Ngày 8/9/1951, 48 quốc
gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình (còn gọi là Hiệp ước San
Francisco hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco). Hiệp ước này đã chính thức chấm
dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ
nghĩa quân phiệt Nhật.
Các nước tham gia Hiệp
ước ký tên: Cộng hòa Áchentia, Úc, Bỉ, Bôlivia, Braxin, Campuchia, Cannađa,
Xâylan (nay là Srilanca), Chilê, Côlômbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Đôminica,
Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Honđurát, Inđônêxia, Iran, Irắc, Lào, Pakixtan,
Panama, Paraguay, Pêru, Philíppin, Ecuađo, Ai Cập, Xanvađo, Êtiôpia, Pháp,
Libăng, Libêria, Lúcxămbua, Mêhicô, Hà Lan, Nicaragoa, Na Uy, Arập Xêút, Xyri,
Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Vênêxuêla,
Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt Nam” của Quốc trưởng Bảo Đại),
Nhật Bản.
Do những bất đồng nên
Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này.
Trong Hiệp ước San
Francisco, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi
hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ nhị thế chiến,
trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Hiệp ước San Francisco
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952.
Cộng đồng quốc tế công
nhận chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa
Trong khuôn khổ Hội nghị
San Francisco,tham dự với tư cách là một thành viên chính thức, đoàn Việt Nam
đã có những tuyên bố, phát biểu quan trọng.
Theo đó, ngày 7/9/1951,
tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ
tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên
bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng
tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa”.
“Chúng tôi cũng sẽ trình
bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng
nhận)... Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt
những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ
lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Trần Văn Hữu phát biểu.
Tuyên bố xác nhận chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của phái đoàn Việt Nam không
hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 50 quốc gia còn lại tham
dự Hội nghị.
Thủ tướng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo
Đại đại diện cho phái đoàn Việt Nam kí Hiệp ước Hòa Bình San Francisco. Ảnh tư
liệu.
Tuyên bố của phái đoàn
Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính
là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo này.
Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp
ước Hòa bình San Francisco có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho
những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật
Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của
hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939 -1946 cho Việt Nam.
Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy, hiển nhiên thuộc về Việt Nam.
Sau Hội nghị San
Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của
chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành
hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Cộng đồng quốc tế bác bỏ
đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc
Như đã nói ở trên, Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự Hội nghị
San Francisco.
Trong phiên họp khoáng
đại ngày 5/9/1951 của Hội nghị, đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa đã được phái đoàn Liên Xô nêu lên. Phát biểu trong phiên họp này,
Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính
để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản
tu chính liên quan đến việc: “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Nhưng
với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái
đoàn Liên Xô.
Như vậy, cái gọi là danh
nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng
đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế.
Về phía Trung Quốc, khi
thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách
ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ
về việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình.
Một trong những quan điểm này là đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
Tuy tuyên bố Hoàng Sa và
Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không đưa ra được
một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo
này.
Ngày 19/1/1974, Trung
Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm
luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày
27/1/1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và chứng thư sau cùng ngày 2/3/1973 của Hội
nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Quốc là một nước ký tên vào.
Giá trị pháp lý của Hiệp
ước San Francisco
Theo nhiều chuyên gia
luật, chuyên gia lịch sử, việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham
gia Hội nghị San Francisco và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện
minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu
một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
của Việt Nam.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Ảnh minh họa.
Giá trị pháp lý về tuyên
bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong
Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự
Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội
nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam.
Việc khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội
nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước.
Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông
Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San
Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt
– chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông – nhận định: “Hiệp ước Hòa bình
San Francisco là một hiệp ước quốc tế được kí kết chính thức giữa 48/51 nước
tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn
có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia
trực tiếp kí kết hoặc không kí kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp
định, tuyên bố khác phải tuân thủ”.
Theo thạc sĩ Hoàng Việt,
Hiệp ước San Francisco và nội dung quan trọng thể hiện sự công nhận của cộng đồng
quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã
được các cơ quan chức năng Việt Nam nắm rõ từ lâu. Các học giả, nhà nghiên cứu
cũng đã có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về Hiệp ước này.
“Tuyên bố của phái đoàn
Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam
tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc
tế. Vấn đề là thời điểm và cách thức đưa ra như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu
quả cao nhất. Đây cũng chỉ là một căn cứ trong hệ thống rất nhiều bằng chứng
pháp lý, lịch sử khẳng định rõ chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Việt nói.
Duy Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét