Nếu đúng như "đồn đoán" vụ thiếu gia Nguyễn Bá Cảnh
mua siêu xe 27 tỷ chỉ là... chuyện nhỏ như... con kiến mà thôi.
Đà
Nẵng - thành phố được nhiều người mến mộ, ca
ngợi là thành phố đáng sống nhất Việt Nam - đang dần hé lộ những câu chuyện
động trời về những mối quan hệ "nâng đỡ không trong sáng" giữa quan
chức và "mafia" kinh tế...
Thiếu gia Nguyễn Bá Cảnh sinh năm 1983, là con trai Nguyễn Bá
Thanh. Ông Thanh là cựu Uỷ viên Trung ương khoá 10, 11; Đại biểu Quốc hội, Bí
thư thành uỷ Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đảng.
Cảnh là thành uỷ viên, đại biểu HĐND TP, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng.
Cảnh là thành uỷ viên, đại biểu HĐND TP, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng.
Thiếu gia này cưới vợ lần đầu vào ngày 29/01/2011, đó là cô gái
xinh đẹp, cháu của tỷ phú Trần Đình Long ông chủ của Tập đoàn Hòa Phát.
Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh qua đời vào tháng 2/2015, khối tài
sản lên đến hàng tỷ đô la Mỹ của bố để lại, làm Bá Cảnh thay đổi. Là thành uỷ
viên, phó lãnh đạo một ban đảng, ứng cử sáng giá cho chức danh Phó chủ tịch TP,
nhưng Cảnh đã bắt đầu s.a đo.ạ. Cảnh cặp bồ và sống ngoài hôn nhân với hotgirl
20 tuổi tên là Dương Thể Ny và có với nhau một bé trai và giờ đang thai nghén
đứa thứ hai.
Ngày 14/5/2019, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Nguyễn Bá
Cảnh bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong đảng, do hành vi của Cảnh “vi
phạm phẩm chất đ.ạo đ.ức, lối sống; vi phạm luật Hôn nhân và gia đình; vi phạm
về những điều đảng viên không được làm“.
Bỏ sinh hoạt đảng, Nguyễn Bá Cảnh làm lễ thành hôn cùng
“hotgirl” Dương Thể Ny. Hôn lễ cử hành ở Gapella Resort sang trọng bậc nhất
Singapore hôm 22/6/2019. Nơi đây, khách lưu trú qua đêm lên đến 500 USD/ một
người.
Ngày 11/7/2019, kỳ họp thứ 11 HĐND Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ
2016-2021, có 41/42 đại biểu tham dự kỳ họp, đồng ý theo đơn của Cảnh (thật ra
chẳng có đơn nào cả), cho Cảnh thôi làm đại biểu HĐND TP.
Tham vọng thay bố làm tỉnh trưởng “cai quản” thần dân Đà Nẵng
của Cảnh đã gãy gánh nửa đường.
Nguyễn Bá Cảnh đang sở hữu Trung tâm vui chơi, giải trí số 1 Đà
Nẵng mang tên Helio Center rộng 4 hecta, bốn mặt tiền trên đại lộ 2-9. Một
trung tâm thể thao đa năng bóng đá, bóng chuyền, tennis, khách sạn lưu trú và
ẩm thực… rộng 9,5 hecta mang tên Làng thể thao Tiên Sơn cũng của Cảnh. Ngoài
ra, hàng trăm bất động sản, dự án, nhà cho thuê và cổ phần chính trong các công
ty, khách sạn 5 sao… mang tên Nguyễn Bá Cảnh và mẹ ruột Lê Thị Quý, cậu ruột Lê
Hữu Tiến và chú ruột Nguyễn Bá Bình, những cái tên không xa lạ với dân Đà Nẵng.
Lê Thị Quý là người đàn bà cực kỳ quyền lực trong suốt 15 năm
chồng mình, Nguyễn Bá Thanh làm “lãnh chúa miền Trung”. Từ một y sĩ học chưa
hết cấp hai, chữ “gà mẹ cõng gà con”, vụt một phát Lê Thị Quý có tấm bằng bác
sỹ “chuyên tu” của ĐH Y Huế.
Năm 2009, Nguyễn Bá Thanh cho xây “Bệnh viện Phụ nữ nghèo” tại
công sản 26 Chu Văn An, Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 90 tỷ, từ đóng góp của hội
viên Hội phụ nữ toàn TP, cùng các mạnh thường quân.
Ngày khánh thành, phụ nữ cả Đà Nẵng cứ tưởng từ nay mình có nơi
điều trị miễn phí, như mục đích tôn chỉ ban đầu kêu gọi. Đùng phát, Nguyễn Bá
Thanh ngang nhiên giao cho vợ mình là Lê Thị Quý quản lý, tuyển dụng và thu
tiền điều trị với giá… cắt cổ.
Mấy năm sau, bệnh viện chuyển thành Công ty TNHH Một thành viên
BV Phụ nữ, Lê Thị Quý nghiễm nhiên trễm trệ cái ghế Phó GĐ phụ trách Kinh tế và
đối ngoại. Đây là bệnh viện duy nhất ở Việt Nam với mô hình không giống ai,
công không ra công, tư không ra tư. Cứ thế, 10 năm nay, tiền đổ về gia đình
Nguyễn Bá Thanh như lá rụng mùa thu, nhiều không kể xiết.
Lê Hữu Tiến em trai của Lê Thị Quý, chính là người đứng tên chủ
toà biệt thự L09 diện tích 12.413 m2 nguy nga, tráng lệ, trên bán đảo Sơn Trà
của Nguyễn Bá Thanh.
Nguyễn Bá Bình là em trai duy nhất của Nguyễn Bá Thanh. Năm
1997, sau khi chia tách địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng từ
Quảng Nam-Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh đã thành lập Sở Địa chính Nhà đất (nay là Sở
Tài nguyên Môi trường) với việc chuyển giao chức năng quản lý nhà từ Sở Xây
dựng sang Sở Địa chính. Theo đó, việc quản lý nhà và đất được tập trung về một
đầu mối. Công tác triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở theo nghị định 60/CP.
Nguyễn Bá Thanh ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành
(gọi là tổ công tác 60/CP) với thành phần gồm các cơ quan liên quan đến công
tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở (gọi tắt là sổ đỏ).
Người dân có nhu cầu chỉ phải đến nộp hồ sơ và nhận giấy chứng
nhận tại một địa điểm trong thời gian 55 ngày.
Tổ công tác 60/CP đóng địa điểm gần văn phòng HĐND-UBND thành
phố. Mọi hồ sơ cấp sổ đỏ đều được luân chuyển ngay trong nội bộ của tổ 60/CP
theo quy trình khép kín. Tóm lại đây là Tổ cực kỳ quyền lực, nói là Tổ thuộc sở
nhưng quyền năng của nó lớn hơn cả GĐ sở và các PCT UBND TP. Nó quản lý toàn
bộ:
– Nhà đất thuộc diện bị trưng dụng sau 29/3/1975.
– Nhà đất không có hoặc có không đầy đủ giấy tờ.
– Nhà đất tranh chấp.
– Nhà đất không có hoặc có không đầy đủ giấy tờ.
– Nhà đất tranh chấp.
Và Tổ trưởng 61CP giải quyết tất tật, không ai khác, chính là
Nguyễn Bá Bình. Tiền cứ thế về túi Nguyễn Bá Bình không ai đếm xuể.
Từ sau năm 2008, Bình lần lượt nắm giữ chức Phó giám đốc, rồi
Giám đốc công ty Quản lý nhà chung cư, trực thuộc Sở Xây dựng Đà Nẵng. Hàng
chục ngàn căn hộ được bố trí với chữ ký quyết định của Nguyễn Bá Bình. Chung cư
để bố trí cho người nghèo, thu nhập thấp, cuối cùng lại vào tay hầu hết cán bộ
công chức đi xe hơi, có nhiều nhà cho thuê và bọn con buôn mua suất. Và tất
nhiên, để sở hữu căn hộ, từ dân lao động, hộ nghèo neo đơn, đến cán bộ công
nhân, viên chức quèn phải lót tay cho Nguyễn Bá Bình từ 50 triệu đến 100 triệu
đồng/suất.
Nguyễn Bá Bình cũng là một trùm “đầu nậu” kinh doanh bất động
sản và vì thế tiền nhiều như nước… sông Hàn. Nhiều đến nỗi, Thuỷ, vợ Nguyễn Bá
Bình đem “nướng” vào casino quốc tế trên đường Hoàng Sa hết khoảng… 200 tỷ VNĐ.
Khi vụ bê bối Vũ Nhôm nổ ra, hàng loạt cán bộ chủ chốt Đà Nẵng
bị bắt, Vũ Nhôm ra toà, Đà Nẵng rúng động. Sợ liên luỵ, Nguyễn Bá Bình xin nghỉ
việc từ tháng 7/2019.
Quay trở lại Nguyễn Bá Cảnh. Mấy hôm nay, báo chí xôn xao khi
“đại gia Đà Nẵng” mua siêu xe 27 tỷ.
Từ Đà Nẵng, tin râm ran rằng, không chịu kém cạnh với các đại
gia đất Bắc, Vũng Tàu hay Sài Gòn…, Nguyễn Bá Cảnh quyết định chơi “con”
McLaren trắng tinh khôi. Đây là phiên bản spider mui trần đầu tiên ở Việt Nam,
model năm 2020, nhập khẩu từ Mỹ với nhiều tính năng và công nghệ cao cấp hơn
những phiên bản coupe nhập về trước đó. Đặc biệt hơn cả, chiếc McLaren 720S này
không “đụng hàng” với 6 chiếc trước đó đã có các màu đỏ, tím, cam, trắng ngà.
Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những nước có số lượng xe McLaren
720S và màu phong phú nhất nhì tại Đông Nam Á.
Theo báo VietNamNet, giá bán của McLaren 720S Spider tại Mỹ là
390.000 USD. Khi cộng đủ các khoản thuế phí ở Việt Nam, chiếc xe có giá 1,150
triệu USD, tương đương 27 tỷ.
Chiếc siêu xe McLaren 720S thứ 7 tại Việt Nam đã về tới cảng Cái
Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) vào chiều ngày 8/11/2019. Theo kế hoạch chiếc siêu xe
này sẽ được di chuyển ra Hà Nội để kiểm tra khí thải và đăng kiểm, sau đó sẽ về
ga ra xe của Nguyễn Bá Cảnh?
Nếu đây là sự thật, thì xót xa cho đất nước này quá. Khi những
“hồng phúc dân tộc” và các quan chức sắm siêu xe, sống xa hoa trong các biệt
thự dát vàng và ngủ trên nhung lụa phù phiếm, trong khi cuộc sống của người dân
một số nơi, nhất là vùng cao, miền Trung... còn nhiều khó khăn. Đơn cử như ở
tỉnh Sơn La đã có hai trường hợp dân nghèo đến độ, chết ở bệnh viện, không có
tiền thuê xe, đành bó chiếu thi thể, cột sau xe máy chở về nhà.
Ở miền Nam, có phụ nữ phải tự tử chết, chúc thư để lại xin tiền
phúng điếu để cho chồng con có cơm áo và chữa bệnh, đi học.
Bức thư tuyệt mệnh của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ở tỉnh
Cà Mau, viết để lại khi tự tử vài năm trước, đã làm cho người đọc bàng hoàng:
“Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học
phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm
gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để
chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học
phí cho các con“.
Cái chết của chị Nhân khiến người ở lại đau lòng bởi đó không
chỉ đơn thuần là sự từ giã cõi đời theo quy luật vốn có của cuộc sống. Nó là
câu chuyện về sự cùng quẫn, về sự quyên sinh cao cả, thấm đẫm tình yêu thương
của một người mẹ với mong ước tương lai con mình sẽ tốt hơn.
Còn mới đây, 39 con người ở các tỉnh Bắc, miền Trung đã chết
ngạt trong thùng xe container ở Anh khi trên con đường tìm cách thoát nghèo, để
mưu sinh.
Hồi Thanh mới ngoi lên chủ tịch ĐN cách đây trên 15 năm, tôi đã
mắt thấy tai nghe nhiều người là doanh nhân, nhà báo và mấy cụ về hưu ngưỡng mộ
Thanh như thế nào.
Đúng là Thanh đã có một loạt chính sách được lòng một bộ phận
dân chúng, đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư. Nhờ có
tư duy cởi mở của Thanh mà Đà Nẵng thay da đổi thịt nhanh chóng.
Thanh còn biết mị dân kinh khủng bằng một số chiêu thức tinh vi,
xây dựng hình ảnh mình khác biệt hẳn so với phần còn lại: trong khi đa số cán
bộ, kể cả cán bộ cỡ nho nhỏ thôi đã xa dân, khinh dân thì Thanh tỏ ra khôn hơn
thế nhiều. Một cụ cán bộ về hưu ca ngợi Thanh là một nhà cải cách dân chủ có
một không hai…
“Ông Thanh được cho là không ăn hối lộ trực tiếp, mà làm giàu
bằng cách mua rẻ đất của dân rồi bán lại cho các nhà đầu tư”. Câu này quá
chuẩn. Ông Thanh đi thi “ném đá dấu tay” ở các kỳ thế vận hội chắc chắn sẽ là
người vô địch.
Vụ tự thiêu của Kỹ sư tin học Phan Thanh Sơn – Thực ra anh đã bị
đánh chết ngay trong VP tiếp dân, đợi đến 12h trưa đường vắng người họ đem xác
anh Sơn đã tẩm ướt xăng ra ngoài cổng (trên lề) UBND Đà Nẵng đốt xác anh cùng
chiếc xe mô tô.
Vụ ông Tùng Viện Kiểm Sát Tối Cao đi tắm biển Đà Nẵng bị chết
đuối; ông Ngô Thanh Bình (người tố cáo bằng tiến sỹ giả của Thanh) chết một
cách bí hiểm tại Đà Nẵng không được các cơ quan pháp luật vào cuộc là một dấu
hỏi lớn và cũng là câu trả lời cho người dân Đà Nẵng rằng tại Đà Nẵng có tổ
chức khủng bố, sẵn sàng ra tay với bất kỳ ai (kể cả người của trung ương) muốn
chống lại Bá Thanh.
Việc ông Tùng chết có nhiều nghi vấn, nhưng tất cả đã bị chìm
vào quên lãng. Ông Tùng được Viện kiểm sát Tối cao bổ nhiệm làm Viện trưởng VKS
phúc thẩm Tối cao tại Đà Nẵng (vẫn gọi tắt là VKS phúc thẩm 2).
Thời điểm ông Tùng chết cũng là thời điểm ông đang thụ lý vụ án
Phạm Minh Thông. Các chứng cứ trong vụ án đã thể hiện rất rõ là Thông đã đưa
hối lộ cho Nguyễn Bá Thanh trên 4 tỷ đồng ở thời điểm năm 1999 (tương đương
khoảng 1000 lượng vàng) để được trúng thầu xây cầu Sông Hàn. Khi đó Nguyễn Bá
Thanh là chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, sau đó y được lên làm Bí thư thành ủy, chủ
tịch HĐNDTP.
Ông Tùng VT VKS phúc thẩm 2 có tiếng là liêm khiết. Ông người
Nghệ An. Trước khi làm VT VKS PT2 ông là Phó vụ trưởng vụ kiểm sát xét xử hình
sự VKSND TC. Cái chết của ông Tùng chắc chắn có liên quan đến vụ Phạm Minh
Thông. Việc ông chết ở bờ biển Đà Nẵng mà xác lại trôi sang tận…đảo Hải Nam TQ
!?
Xin được nhắc lại về nhân vật Phạm Minh Thông, nguyên giám đốc
Công Ty Hợp Danh Xây Dựng và Kinh Doanh Nhà Quảng Nam Đà Nẵng, là bị can, và bị
án tù giam trong vụ án Cầu Sông Hàn xử năm 2004.
Ông Thông là dân Miền Nam tập kết ra Bắc. Sau ngày thống nhất
đất nước, ông trở lại Đà Nẵng, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng làm cán bộ
của Sở Xây Dựng.
Ông này hiền lành, có trí thức. Khi mới về lại Đà Nẵng ông cùng
gia đình ở trong khu nhà tập thể hóa giá của Sở Xây Dựng trên địa bàn phường An
Hải Đông, quận 3 (Sơn Trà). Gia đình ông cũng như bao gia đình công nhân viên
chức ngày xưa sống đạm bạc và lương thiện. Thuở hàn vi ông hay chạy trước
Lambretta màu trắng -vừa chạy vừa sửa- là tài sản lớn nhất của gia đình ông lúc
đó. Vợ ông cũng người hiền lương nói năng nhỏ nhẹ, 3 con trai cũng ngoan hiền
học giỏi…
Khi Việt Nam đổi mới, ông Phạm Minh Thông bung ra làm ăn vì được
lãnh đạo gợi ý theo kiểu phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Ông làm chân trong, chân ngoài, rồi mở công ty hợp danh là sân
sau cho các vị lãnh đạo của Sở Xây Dựng và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.
Trong những năm này ông làm ăn khấm khá và chuyển ra nhà mặt
tiền trên đường Phan Chu Trinh bên quận 1 (Hải Châu).
Năm 1997, khi thành phố Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam để trở
thành đô thị trực thuộc Trung Ương, cơ hội của ông Thông còn nhiều hơn vì Đà
Nẵng lúc đó là một đại công trường và chủ tịch thành phố Nguyễn Bá Thanh vừa là
đồng chí vừa là cánh hẩu của ông.
Trong vụ án cầu Sông Hàn ông Thông bị tuyên 40 tháng tù và là
người duy nhất bị giam trong khi 4 đồng phạm thuộc cấp đều được hưởng án treo.
Tội phạm kinh tế án treo cũng coi như được tha bổng nên việc ông
bị án tù giam có lý do của nó: Bởi, ông Thông đã không giữ luật im lặng mà khai
‘lung tung’ rằng đã hối lộ 4,4 tỷ cho Nguyễn Bá Thanh, cho nên Tòa Án muốn sửa
tính ba hoa của ông bằng món quà 3 cuốn lịch rưỡi để ông vào tù mà chiêm
nghiệm. Còn số tiền thất thoát 4,4 tỷ nó chạy đi đằng nào thì Tòa “nỏ biết”.
So với Nguyễn Bá Thanh thì ông Phạm Minh Thông lớn hơn 20 tuổi,
và thuộc hàng cha chú. Khi ông Thông đã là cán bộ của Sở Xây Dựng QNĐN thì Bá
Thanh mới bắt đầu trưởng thành nhưng do được các chú lớn cụ thể là Nguyễn Văn
Chi (chồng bà Trần Thị Thuỷ) cha mẹ của cựu Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân
Anh “nâng đỡ” nên Thanh thênh thang lên chức ào ào.
Năm 1996 khi Trung Ương chủ trương tách tỉnh thì Nguyễn Bá Thanh
được “chọn” làm chủ tịch thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn có tổng kinh phí là 105 tỷ thời giá 1999-2000, nhân
dân thành phố đóng góp 27 tỷ phần còn lại được lấy từ ngân sách nhà nước.
Phạm Minh Thông khai chi cho chủ tịch Bá Thanh 4,4 tỷ chỉ là một
phần sự thật.
Dân xây dựng cơ bản khu vực miền Trung ai cũng biết Nguyễn Bá
Thanh ăn dầy, giá thông thường là 10% trên tổng vốn đầu tư. Đại công trường Đà
Nẵng với không biết bao nhiêu dự án là bấy nhiêu suối tiền chảy vào túi Bá
Thanh. Nhưng chỉ riêng con số được ông Thông khai ra 4,4 tỷ cũng đã là ấn tượng
rồi, quy ra vàng là cả 1000 lượng mới thấy số tiền lớn biết bao nhiêu. Chỉ sơ
qua một “phi vụ” nhỏ này mới thấy cha, con Mafia Thanh, Cảnh giàu khủng tới cỡ
nào, thì một xe “con” xe McLaren 27 tỷ này chỉ như muỗi đốt inox với họ mà
thôi.
Nói thêm là hai nguyên Chủ tịch TP.Đà Nẵng gây thất thoát hơn
22.000 tỉ đồng vừa bị Viện KSND tối cao vừa có cáo trạng truy tố 21 bị can
trong vụ án thao túng đất công cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, cựu Chủ tịch
Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79) xảy ra tại Đà Nẵng là từ thời cố nguyên Bí
thư Thành uỷ Đà Nẵng Mafia số 1 Việt Nam, Nguyễn Bá Thanh.
Theo cáo trạng, trong các bị can, có ông Trần Văn Minh (nguyên
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2011) và ông Văn Hữu Chiến (nguyên
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2014), cùng bị truy tố về các tội vi
phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và vi
phạm các quy định về quản lý đất đai.
Trong đó, bị can Trần Văn Minh đã cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các quy định về quản lý đất đai trong thời gian dài từ năm 2006 - 2014, giúp cho Phan Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu nhà nước, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước. Nếu Bá Thanh còn sống thì chắc chắn giờ cũng chung số phận "chơi cờ, chăn kiến" cùng cựu UVBCT Đinh La Thăng và hai "đồng nghiệp" Minh, Chiến rồi.
Trong đó, bị can Trần Văn Minh đã cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các quy định về quản lý đất đai trong thời gian dài từ năm 2006 - 2014, giúp cho Phan Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu nhà nước, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước. Nếu Bá Thanh còn sống thì chắc chắn giờ cũng chung số phận "chơi cờ, chăn kiến" cùng cựu UVBCT Đinh La Thăng và hai "đồng nghiệp" Minh, Chiến rồi.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn và tư
liệu).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét