Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

TỬ TẾ THÌ HÃY GIẢM GIÁ CHO DÂN


Thanh Hieu Bui

Nhà máy nước sông Đà bán nước cho nhân dân Hà Nội với mức giá hơn 5 nghìn đồng, năm nay với mức giá này họ báo lãi hàng trăm tỷ.
Nhà máy nước sông Đà ở huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình.
Nhà máy nước sông Đuống ở Gia Lâm, Hà Nội.
Trong việc xây dựng nhà máy nước, chi phí cho đường ống dẫn nước chiếm phí đầu tư rất cao. Chỉ cần nhìn hai điểm đặt nhà máy trên sẽ thấy chi phí của nhà máy nước sông Đà đắt hơn nhà máy nước sông Đuống bội phần.
Thế nhưng với mức giá 5 nghìn đồng một mét khối, nhà máy nước sông Đà vẫn lãi to.
Vậy tại sao chính quyền Hà Nội lại cho tăng giá nước lên hơn 10 nghìn đồng một khối. Ai sẽ là kẻ hưởng lợi và ai sẽ là người phải chịu thiệt.
Đường ống nhà máy nước sông Đà bị vỡ 23 lần. Đường ống nhà máy nước sông Đuống bị vỡ chỉ có một lần, nhưng một lần ấy là sau khi nó mới khai trương. Đường ống nước sông Đà chiều dài gấp cả chục lần sông Đuống, ai cũng hiểu là đường ống càng dài thì tỷ lệ vỡ càng cao. Cho nên nói về chuyện vỡ đường ống thì chưa biết ai sẽ hơn ai , vì nhà máy nước sông Đuống cự ly ngắn hơn và vừa mới khai trương.

Bây giờ nói đến chuyện người đàn bà tử tế Đỗ Liên, chủ nhà máy nước sông Đuống, nhà máy đầu tư giá 5000 tỷ trong đó đến 80% vay ngân hàng. Một nhà máy mà chủ đầu tư gần như tay không bắt giặc khi chẳng phải bỏ ra đồng vốn nào.
Sao gọi là không bỏ ra đồng vốn nào khi đã bay 80%, ít ra còn 20% vốn phải bỏ chứ?
Câu hỏi này rất dễ trả lời, vì gian trá đội giá thi công. Chỉ cần nhìn bảng kê khai số lượng cọc tre để dùng kè bảo vệ đường ống thôi, con số cọc tre đấy đã bằng số tre của cả nước cộng lại cũng không đủ. Giờ nhà máy nước sông Đuống cứ kê khai hạng mục thi công, giá thành thì sự thật sẽ rõ mười mươi.
Việc nhà máy nước sông Đuống bán 34% cổ phần cho người Thái thu về 2000 tỷ là một thương vụ hời, nhưng nước sạch dùng cho thủ đô như vậy nó còn yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, đó là tính mạnc con người, tính mạng của nhân dân, binh lính trong thành phố.
Nói đến đây chúng ta nhớ lại vụ AVG, chỉ là truyền thông thôi mà ông Tô Lâm bộ trưởng công an bây giờ đã kiến nghị, không nên để nước ngoài mua cổ phần, vì như thế không kiểm soát được nội dung, sợ dân chúng bị đầu độc tinh thần.
Vậy chả lẽ lo sợ nước ngoài đầu độc tinh thần hơn là lo sợ họ đầu độc thể xác hay sao?
Người Thái là những người làm ăn ít khi bị điều tiếng, sao họ có thể dễ dàng mua 34% cổ phần của một nhà máy nước xây dựng với giá thành khai vống lên như vậy? Có thật đây là người Thái mua để kinh doanh, hay là một thế lực Hoa Kiều đội lốt người Thái để mua cổ phần nhà máy này nhằm mục đích khác thâm độc hơn?
Cái này chưa rõ, nhưng việc mua dễ dàng, không cân nhắc như vậy thường không phải bản chất của người Thái, nó chỉ có ở những người Trung Quốc láng giềng. Chỉ có họ mới có những tác động đến quan chức, chính trường Việt Nam để ra những chính sách có lợi cho doanh nghiệp của họ. Hoặc họ mua với sự tài trợ ngầm của nhà nước Trung Quốc để nhằm mục đích nào đó nham hiểm hơn. Tuy nhiên thì vấn đề này chỉ là suy luận, giả thiết, nên cứ để từ từ bàn sau.
Việc tăng giá nước lên gấp đôi đúng lúc nhà máy nước sông Đuống vận hành, bắt đầu bán nước dùng cho nhân dân và nhà máy nước sông Đà bị tê liệt vì sự cố đổ dầu. Ai cũng thấy sự tăng giá này của chính quyền Hà Nội tưởng như tất cả các nhà máy nước được lợi, nhưng thực chất chỉ duy có nhà máy nước sông Đuống được hưởng lợi nhiều nhất.
Nhà máy nước sông Đuống vì đường ống dẫn ngắn, chi phí giảm khá nhiều so với nhà máy sông Đà, lúc khai trương bán hàng được tăng giá bán gấp đôi. Khỏi nói thì ai cũng thấy nhà máy nước sông Đuống được hưởng lợi nhiều thế nào từ chính sách tăng giá của chính quyền Hà Nội.
Ngay từ khi khởi công, nhà máy nước sông Đuống đã được sự quan tâm của chính quyền Hà Nội, sau khi khánh thành cấp sản phẩm lại được chính quyền Hà Nội cho tăng giá bán lên gấp đôi.
Thế này là bán nước hại dân theo đúng nghĩa đen.
Lẽ ra một người thường hay khoe mẽ là người tử tế, hay làm việc thiện như Đỗ Liên phải nhận thức được những gì tử tế trong đời mà hành xử. Như thấy trường hợp nhà máy sông Đà bị sự cố, hãy bán nước cho dân với giá nhà máy này đang bán, chứ không phải nhanh chóng chiếm thị phần rồi thu về gấp đôi tiền nhờ chính sách của những quan chức cấu kết ăn chia với mình.
Thiết nghĩ nếu chính quyền Hà Nội vì dân và Đỗ Liên là người tử tế, họ hãy cân đối giá nước giảm trở lại với mức hơn 5 nghìn một khối như nhà máy nước sông Đà đã báo lãi hàng trăm tỷ một năm với mức gía đó.
Đó là câu trả lời thiết thực nhất cho thấy sự trung thực và tử tế.
Nhờ chính sách nhộn nhạo của phe cánh chính trị Việt Nam, Đỗ Liên đã lập bảo hiểm AAA và nhanh chóng bán cho nước ngoài thu về hàng chục triệu USD rồi kéo cả gia đình té ra nước ngoài. Phải chẳng sự trở lại lần này của Đỗ Liên vẫn là một kịch bản cũ, lợi dụng sự nhốn nháo và lợi ích của phe nhóm, cấu kết với quan chức hủ bại để lập ra nhà máy nước, hưởng những chính sách ưu đãi khiến giá trị nhà máy tăng lên, sau đó lại bán sang tay kiếm món lời khủng?
Kiếm lời hàng nghìn tỷ từ việc cấu kết với quan chức, móc túi người dân, rồi chi ra vài chục tỷ cho những bọn nhà báo kền kền làm “từ thiện” hót vang lời ca ngợi đức độ, điều ấy chỉ lừa được người dân đen thiếu hiểu biết.
Nếu tử tế thì hãy đừng cấu kết với quan chức để móc túi người dân.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét