Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

( HỌC LÀM PHẢN BIỆN ( Nguyễn Đình Cống ) -8-

 ( Tiếp theo và hết )



D3- PHẢN BIỆN HỌC THUYẾT CỦA MÁC

1-Giới thiệu

Xin không bàn đến câu chuyện có hay không có Chủ nghĩa Mác mà chỉ đề cập đến học thuyết của Mác.

Những người tôn sùng Mác được gọi là Macxit. Họ đánh giá rất cao học thuyết của ông. Họ tôn ông là lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và các đảng Cộng sản, người lỗi lạc nhất trong những người lỗi lạc, nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, chính trị học, người trọn đời đấu tranh chống áp bức bóc lột, vì hạnh phúc của giai cấp vô sản và nhân loại.

Số người Macxit tuy đông, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ của thế giới. Số đông hơn nhiều đánh giá Mác là kẻ hồ đồ, xảo trá, là tội phạm lớn của nhân loại, đánh già học thuyết của Mác là phản khoa học.

Mác sinh năm 1818, mất năm 1883, là một người rất giỏi ngụy biện, đã dùng hình ảnh vô cùng tốt đẹp của một xã hội tương lai do ông tưởng tượng ra để đánh lừa nhiều triệu người. Những người đó phần lớn là tầng lớp vô sản, ít học hoặc những người tuy có học, có bằng cấp cao nhưng dễ tin nên bị mắc lừa, đặc biệt là bị nhồi sọ từ lúc còn bé, trở thành cuồng tín. Ngoài ra có một số người trong các Đảng CS cầm quyền cũng đề cao Mác, tuy biết những cái sai của ông, nhưng vẫn cố bám víu vào ông, nhằm bảo vệ quyền và lợi họ đã chiếm được nhờ vào cách mạng vô sản và những thủ đoạn của họ.

Riêng một số người biết suy nghĩ, ban đầu bị nhầm mà tôn sùng và tìm cách vận dụng học thuyết của Mác, nhưng rồi họ tỉnh ngộ ra và chống lại khi phát hiện thấy rằng những điều tốt đẹp về Chủ nghĩa cộng sản ở thế giới đại đồng chỉ là bánh vẽ, rằng đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản là những sự phá hoại, rằng xóa bỏ tư hữu về sản xuất là sai lầm. Nói chung, cứ đem áp dụng học thuyết của Mác vào thực tế thì chủ yếu gặp thất bại. Đại diện cho những nhà trí thức lớn trước thì theo, sau thì bỏ Mác có Bertrand Russell (1872-1970 người Anh), ở VN có GS Trần Đức Thảo (1917-1993).

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2024

Học làm phản biện ( Nguyễn Đình Cống ) - 7 -

 ( Tiếp theo )

 


IX-Phản biện trong TAM QUỐC

 Bài 1- Hịch kể tội Tào Tháo (hồi 22)

Tào Tháo nhân danh phò vua nhà Hán cất quân đánh dẹp các thế lực cát cứ địa phương như Công Tôn Toản, Lã Bố, Viên Thuật, Viên Thiệu v.v….

Trước khi khỏi binh chống lại Tào Tháo, người cát cứ Kinh Châu là Viên Thiệu sai thư ký Trần Lâm làm bài hịch. Đó là văn bản phản biện lại lời tuyên bố của Tháo nhân danh Triều đình nhà Hán.

Bài hịch như sau:

“Thường nghe rằng: minh quân nhân nguy để bày kế; trung thần lo nạn để lập công. Bởi thế, phải có người phi thường, mới lập được việc phi thường; có việc phi thường, mới có công phi thường. Cái công phi thường ấy, vốn không phải người thường có thể làm nổi.

“Trước kia nhà Tần vua yếu, Triệu Cao lộng quyền, hống hách trong triều, một tay tác oai tác phúc. Người bấy giờ bị ức hiếp, không ai dám nói cầu gì, đến nỗi có biến ở cung Vọng Di tổ tông nhà nó bị tiêu diệt, để tiếng nhơ nhuốc đến ngày nay, làm gương cho đời.

“Cuối đời Lã hậu, Sản, Lộc, chuyên chính, trong giữ hai đạo quân, ngoài thống lĩnh nước Lương, nước Triệu; chuyên quyền ỷ thế, xử việc ở trong cấm sảnh, kẻ dưới lăng loàn, người trên suy yếu, bốn bể ai cũng lo sợ. Bởi thế Giáng hầu và Chu Hữu hầu tức giận nổi dậy giết sạch kẻ bạo nghịch, lập vua Thái tông nhờ thế đạo vương hưng thịnh, sáng sủa và rõ rệt, ấy tức là cái nêu cao lập công của kẻ đại thần.

“Tư không là Tào Tháo ngày nay: Ông nó là trung thường thị tên Đằng, cùng với bọn Tả Quan, Từ Hoàng hưng yêu tác quái, tham lam rông rỡ, nát đạo hại dân. Bố nó là Tung, làm con nuôi của Đằng, nhân có nhờ đút lót mà được chức vị, xe vàng khiêng ngọc, đem nộp cửa quyền, trộm giữ ngôi cao, làm nghiêng đổ quyền lớn. Đến Tháo: nòi giống sót của hoạn quan, vốn không có đức hạnh, gian giảo độc ác, thích gây ra sự biến loạn, vui mừng thấy sự tai vạ.

“Mạc Phủ đây thống suất hùng binh, quét trừ kẻ hung nghịch, gặp khi Đổng Trác lấn quan hại nước, bèn chống gươm khua trống, phát lịnh ra cõi Đông Hạ, thu dụng anh hùng, bỏ nết xấu để dùng được việc, cho nên mới cùng Tháo hợp mưu, trao cho chức tì tướng, tưởng là tài ưng khuyển có thể dùng được. Không ngờ nó ngu dại, kém mưu lược, khinh thường sự tiến quân và lui quân, đến nỗi thất bại làm tổn thiệt quân sĩ.

HỌC LẢM PHẢN BIỆN ( Nguyễn Đình Cống ) - 6 –

 (Tiếp theo )

 


 c.  PHỤ LỤC 1

 Các bài đọc thêm

I - Bài diễn văn hay nhất mọi thời đại


Diễn văn của luật sư George Graham Vest tại phiên tòa xử vụ kiện hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Safire báo New York Times bình chọn là hay nhất trong các bài diễn văn trên thế giới trong 1000 năm qua.

Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra kẻ thù chống lại chúng ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi cũng có thể sẽ là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi, thân thiết nhất mà người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được rồi sẽ mất đi, thậm chí còn luôn mất đi đúng vào lúc ta cần nó nhất

Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại dột. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt, có thể sẽ là những kẻ ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn không vụ lợi mà con người có thể có trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ vô ơn hay tráo trở, đó là chú chó của ta.

Nó luôn ở bên cạnh ta trong những lúc phú quý cũng như bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau ốm. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh dù gió đông giá rét hay bão tuyết vùi lấp, miễn sao được cận kề bên chủ. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn cho nó.

Nó liếm vết thương của ta và những vết trầy xước mà ta phải hứng chịu khi va chạm với cuộc đời bạo tàn này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng, dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt thì vẫn còn chú chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận hắt ta ngoài rìa xã hội, không bạn bè, không nơi ở thì chú chó trunng thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được bảo vệ ta trước nguy hiểm, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước phần hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, lúc tất cả thân bằng gia quyến đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, vẫn còn bên nấm mồ của ta - chú chó cao thượng nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã đi vào cõi hư vô!


II- Bàn về tin và thông tin

HỌC LÀM PHẢN BIỆN ( Nguyễn Đình Cống ) -5-

 – Tiếp theo  –



XIV– Phản biện cách tổ chức học lý luận chính trị

(Đề phòng càng học càng bị tụt lùi)

(tháng 8 năm 2017)


1 - Giới thiệu chương trình

Đó là chương trình do Ban Tuyên giáo đưa ra, nhằm nâng cao nhận thức về lý luận chính trị và giáo dục đạo đức.  Đối tượng  học là  đảng viên  và cán bộ cơ sở của Đảng, cán bộ  của Mặt trận cùng các đoàn thể  và có thể mở rộng cho một số người dân.

Nội dung gồm sáu vấn đề, mỗi vấn đề gồm một số chuyên đề.

Vấn đề I-Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (CNYN).

1-    Cơ sở hình thành và phát triển CNYN.

2-      CNYN VN trong lịch sử

3-     CNYN VN trong giai đoạn cách mạng mới.

4-     Giáo dục CNYN trong giai đoạn mới.

 

Vấn đề II-Giáo dục đạo đức (ĐĐ) cách mạng trong thời kỳ mới.

1.    ĐĐ và vai trò của ĐĐ.

2.     Truyền thống ĐĐ của dân tộc VN.

3.     Tư tưởng, tấm gương ĐĐ Hồ Chí Minh. 

4.    Giáo dục ĐĐ cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới.

Vấn đềĐ III-Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM).

1-Nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của TTHCM.

2-TTHCM về cách mạng VN.

3-TTHCM về nhân dân, nhà nước, đại đoàn kết.

4-TTHCM về kinh tế, văn hóa, con người. 5-TTHCM về Đảng.

 

Vấn đề IV-Vấn để tôn giáo (TG) và chính sách TG.

1-TG trong đời sống xã hội.

2-Tình hình TG ở VN.

3-Chính sách TG của Đảng.

4-Đảng viên với tín ngưỡng và TG.

 

Vấn đề V-Vấn đề dân tộc(DT) và chính sách DT.

1-Vấn đề chung về DT và quan hệ DT. 2-Đặc điểm các DT ở nước ta.

3-Công tác và chính sách DT của Đảng.

4-Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng.

 

Vấn dề VI-Hội nhập quốc tế (HNQT). 1-Quan điểm, chủ trương về HNQT. 2-Chủ động, tích cực HNQT.

3-HNQT về văn hóa.

4-HNQT về quốc phòng, an ninh.

 

Việc mở lớp học do các Huyện ủy, Quận ủy  thực hiện. Mỗi chuyên đề  được trình bày trong một buổi, ngoài ra còn thảo luận, liên hệ, tham quan, viết thu hoạch. Mỗi vấn đề được học trong thời gian 3 đến 3,5 ngày, học viên được cấp Giấy chứng nhận.

Để chuẩn bị, Nhà Xuất bản Chính trị phát hành sáu cuốn sách, ứng với sáu vấn đề. Ban Tuyên giáo soạn và phổ biến, mỗi vấn đềhai loại hướng dẫn: thực hiện chương trình và chi tiết các chuyên đề. Giảng viên do Ban Tuyên giáo cấp huyện đề xuất và cấp ủy quyết định.

2 -Vài nhận xét về nội dung

Mới xem qua thấy rất phong phú, nhưng ít thích hợp với đối tượng. Phần lớn kiến thức ở các chuyên đề đầu là thuộc dạng hàn lâm, it phù hợp cho trình độ phổ thông hoặc quá chung chung. Trình bày những kiến thức đó mà không hấp dẫn thì chỉ làm người nghe thêm chán. Gần hết nội dung cơ bản của mỗi vấn đề lại là những điều đã trở nên quá bình thường, nhiều học viên đã biết rõ từ trước, nay bị đặt vào thế “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Đó là chưa kể một số nội dung do suy luận, bị áp đặt, không phản ảnh thực tế khách quan. Bị nhồi nhét những nội dung như thế làm cho nhận thức bị chây lì,  lệch lạc, xa rời chân lý.

Về vấn đề Chủ nghĩa yêu nước. Phải chăng Tuyên giáo đã thấy được tình cảnh đất nước có thể bị rơi vào thời kỳ Bắc thuộc mới nên đã đưa yêu nước lên thành chủ nghĩa. Tuy vậy không đề cập gì đến nguy cơ trước mắt mất dần biển đảo và chủ quyền vào tay Tàu phù. Hơn nữa một vài nội dung là yêu Đảng chứ không hẳn là yêu nước, là áp đặt, khó được chấp nhận.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024

HỌC LÀM PHẢN BIỆN ( Nguyễn Đình Cống ) – 4 -

 ( Tiếp theo )

V -  Phản biện về đào tạo tiến sĩ

 (THƯ NGỎ GỬI BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC)

 (tháng 6 năm 2016)


Kính gửi ông  Bộ trưởng Bộ Giáo dục

       Tôi viết thư này nhân dịp ông vừa nhận chức Bộ trưởng và báo chí đưa tin về đào tạo quá nhiều tiến sĩ kém chất lượng. Tôi tham gia khá nhiều công việc trong đào tạo trên đại học, biết nhiều chuyện vui buồn, xin kể vài chuyện để cung cấp thông tin, trao đổi về nhận định và góp vài ý kiến để chấn hưng nền giáo dục.

1 - MỘT SỐ CHUYỆN VUI BUỒN

Chuyện vui và thành tích có nhiều, tôi không phủ nhận, hơn nữa ông biết nhiều và biết rõ hơn tôi, nên tôi xin không kể ra. Chỉ xin kể vài chuyện buồn mà tôi biết rõ còn ông chưa biết.

HỌC LÀM PHẢN BIỆN ( Nguyễn Đình Cống ) – 3 -

 ( Tiếp theo )



B.MỘT SỐ BÀI PHẢN BIỆN

Trong lúc còn công tác tôi đã được mời làm phản biện khá nhiều luận án, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học. Đó là làm theo nhiệm vụ. Từ khi về hưu tôi mới bắt đầu học và viết phản biện theo ý muốn. Hình như trong tiên thiên của tôi đã có hạt giống phản biện nhưng nó ngủ yên, chỉ đến khi gặp môi trường thuận lợi nó mới nẩy mầm và phát triển..

 Vào tháng 11 năm 2005 trường Đại học Xây dựng dính vào một sự cố. Báo Thanh niên đăng bài của phóng viên Vũ Cô : “Chuyện buồn của một ông tiến si”. Bài báo lên án lãnh đạo nhà trường đã đi xử bất công với tiến sĩ Trần Đức, không cho ông làm giảng dạy và nghiên cứu mà lại bắt đi làm việc kiểm tra các lớp học hàng ngày, đếm số sinh viên trong từng lớp. Bài báo đã tạo nên một phản ứng mạnh trong xã hội. Nhiều báo hàng ngày cùng nhau ném đá tới tấp, phê phán trường ĐHXD, cho rằng lãnh đạo trường đã nêu một thí dụ rất xấu về lãng phí chất xám, về trù dập trí thức. Cán bộ và sinh viên của trường, những người biết rõ sự thật của việc này vô cùng bức xúc.

Chủ nhiêm khoa Lê Ngọc Hồng viết bài thanh minh, kêu gọi mọi người bình tĩnh tìm hiểu đúng sự thật. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng viết bài giải thích với những lời lẽ chưa đủ sức thuyết phục. Các bài đó chưa đáp ứng được mong đợi của cán bộ và sinh viên.

Tôi được một số thầy cô giáo khuyến khích viết một bài tranh luận cho ra nhẽ. Đem ý đó bàn với vài người bạn, tôi nhận được lời khuyên không nên dây vào làm gì. Họ tưởng rằng tôi sẽ tranh luận với phóng viên. Nhưng không phải, tôi chủ trương không tranh luận với ai cả. Vì thế tôi viết bài gửi cho báo Thanh niên yêu cầu đăng. Nhưng họ đã không đăng. Tôi đành phải công bố trên các phương tiện khác. Bài của tôi đã được cán bộ trong trường đánh giá đạt yêu cầu. Những người bạn trước đây khuyên tôi đừng dây vào cũng tán thành cách viết.

Từ đó tôi cảm nhận được khả năng phản biện của mình và bắt đầu viết những bài phản biện theo ý muốn. Đó là khi tiếp nhận được những văn bản, những ý kiến mà tôi thấy được chỗ nhầm lẫn hoặc ngụy biện. Cũng là nhờ việc tôi đã nghiên cứu và giảng dạy môn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” cho các nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, cho các lớp cao học. Tôi đã viết sách v Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và sáng tạo để giảng dạy tại các lớp trên đại học (NXB Khoa học và Kỹ thuật- 2012).

Cho đến nay, trong vòng mười năm tôi đã viết và đăng trênFacebook cá nhân và một số báo mạng hàng trăm bài chính luận, với nhiều chục bài phản biện về các chủ đề khác nhau, trong đó có những bài đụng đến các vấn đề gay cấn hoăc nhạy cảm. Những bài đó được nhiều người quan tâm, nhưng không được đưa vào sách này.

Dưới đây tôi chỉ chọn ramột số bài viết về các vấn đề thông thường, nhằm giới thiệu các thí dụ về cách viết phản biện chứ không nhằm mục đíchtrình bày nội dung vấn đề cần phản biện.

                  I-Phản biện một bài của Báo Thanh niên

                                    (Viết vào tháng 12 năm 2005)

HỌC LÀM PHẢN BIỆN ( Nguyễn Đình Cống ) - 2 -

 


III. Cần học và làm những gì

3.1- KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN

Khả năng phản biện của mỗi người đến t hai nguồn: Tiên thiên và hậu thiên (đã viết ở Lời nói đầu). Tiên thiên là hạt giống, đóng vai trò quyết định, nhưng không thể can thiệp, rất khó cải thiện. Hậu thiên được hình thành từ lúc còn rất bé, trước hết nhờ sự giáo dục của gia đình, nhờ sự học tập và thực hành của bản thân, nhờ ảnh hưởng của nhà trường và xã hội. Hậu thiên đóng vai trò quan trọng.

Trong giáo dục gia đình, ông bà, cha mẹ cần hết sức để ý phát hiện xu hướng làm phản biện của trẻ và khuyến khích động viên. Trẻ có hạt giống tốt về phản biện thường thể hiện bằng những lời cãi lại người lớn và bạn bè khi chúng nhận thấy có gì đó vô lý. Chúng thường làm ngược lại những việc bị ép buộc, vì thế bị quát mắng, phê phán, bị quy là ngang bướng, mất dạy. Cha mẹ và giáo viên ít khi để ý tìm hiểu và khuyến khích khả năng phản biện của trẻ, thường chỉ muốn chúng ngoan ngoãn tuân theo mọi ý kiến. Việc này làm thui chột những hạt giống yếu, làm phát sinh mâu thuẩn khi gặp hạt giống khỏe của những trẻ có bản lĩnh cao.

Để tạo được những thế hệ công dân có nhiều khả năng sáng tạo thì giáo dục gia đình và nhà trường rất cần theo phương châm “Giáo dục khai phóng”, hướng dẫn, khuyến khích tư duy phản biện ngay từ khi trẻ bắt đầu biết suy nghĩ, loại bỏ kiểu giáo dục áp đặt theo khuôn mẫu.

Môi trường gia đình và xã hội ảnh hưởng rất mạnh đến xu hướng tư duy của trẻ. Điều khó khăn hiện nay là nhiều bậc cha mẹ và giáo viên đã được đào tạo theo kiểu dập khuôn, ít có khả năng phản biện. Họ phải tự nhận ra điều đó để tự hoàn thiện và đặc biệt là không đem những điều bất lợi đó áp đặt cho con trẻ. Như thế mới có thể tạo ra được khả năng phản biện cho số đông của xã hội.

 

3.2-NHỮNG CẢN TRỞ PHẢN BIỆN

Cản trở phản biện có thể xuất phát từ chủ quan hoặc đến từ khách quan.

Chủ quan là do lười suy nghĩ vì không nhận thức được tầm quan trọng là có suy nghĩ thì trí não mới phát triển.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2024

HỌC LÀM PHẢN BIỆN ( Nguyễn Đình Cống ) -1-

 

NguyễnĐình Cống

 

HỌC LÀM

PHẢN BIỆN

 

 


TÁI BẢN CÓ BỔ SUN

 

                          NHÀ XUẤT BẢN TỰ LÂP


Đôi điều về tác giả

Nguyễn Đình Cống, sinh ngày 12 tháng 12 năm 1937

Quê quán: Phường Quang Phong, TX Ba Đồn, Quảng Bình

1944-1953-Học phổ thông cơ sở ở Quảng Bình

1954-1956-Học PT trung học ở Tr. Phan Đình Phùng- Hà Tĩnh

1956- 1960-Học Tr. ĐH Bách khoa- Hà Nội, được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tập sự.

1969-1972-Nghiên cứu sinh ở Liên xô, làm luân án tiến sĩ

Từ 1972 trở về sau-Công tác ỏ Tr ĐH Xây dựng Hà Nội

Năm 1980- Thực tập sinh khoa học tại Pháp

1986 – 1989- Chuyên gia giáo dục tại châu Phi

1992- 1997- Chủ nhiệm khoa XD, Tr ĐH XD

1998 trở đi- nghỉ hưu

Năm 2013-Nhận giải thưởng KOVA do Phó chủ tịc nước Nguyễn Thị Doan trao về công trình NCKH được ứng dụng tốt

Năm 2020-Nhận giải thưởng của Hội nhà văn vì có tác phẩm dự hai cuộc thi kỷ niệm 200 năm ngày mất của Thi hào Nguyễn Du.

Trong thời gian 1992- 2017- làm trọng tài viên TT Trọng tài quốc tế VN

 

Cùng một tác giả

Ngoài 15 cuốn giáo trình và tài liệu  để giáng dạy cho sinh viên và để cho kỹ sư thiết kế tham khảo, còn là tác giả các sách sau:

PP luận NCKH và sáng tao- NXB Khoa học kỹ thuật

Cùng học làm người- NXB TrI thức, NXB Sống Mới

Cùng học để giáo dục con tre- NXB ĐH Kinh tế quốc dân, NXB H.ĐỨC

Giải câu đố để nâng cao trí tuệ- NXB Hội nhà văn, NXB Sống Mới

Vui buồn cuộc sống (hồi ký) NXB Tự lập

Suy nghĩ, nhận thức và công việc (hồi ky) NXB Tự lập

Báo ứng(truyện viễn tưởng)- NXB Tự lập

 

Địa chỉ liên hệ: ndcong37@gmail.com   Số ĐT 0389 578 620