Mẫn Nhi
Bằng những cách thức khác nhau, Đảng đang tự tô vẽ nhằm làm mới
mình, đó có thể là một Chính phủ kiến tạo do ông Nguyễn Xuân Phúc phát động;
cũng có thể là cuộc chiến chống tham nhũng nhằm giữ gìn chế độ của ông Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng.
Khó có thể nói được, ĐCSVN sẽ làm được điều gì trong cải tạo kinh
tế - xã hội. Nhưng rõ ràng, họ sẽ làm mọi thứ để bảo vệ được chế độ.
Đảng tô vẽ?
Trong những bất trắc mà Đảng đối diện, tham nhũng vẫn là một Đảng
nạn số 1. Cơ chế độc quyền chân lý đã khiến Đảng tràn quyền lực, khiến mỗi cá
nhân trong Đảng nắm giữ chức vụ đều tìm mọi cách để lung đoạn quyền lực nhằm
thu vén cá nhân.
Đảng tiếp tục phụ
thuộc vào lực lượng vũ trang trong xoa dịu bức xúc nhân dân?
Trong một diễn biến gần đây, Bộ Công thương –
“nhà mẫu giáo” đạt chuẩn về lạm dụng quyền lực của Đảng tiếp tục là mục tiêu
phanh phui của báo chí, dư luận và cả bộ phận phòng chống tham nhũng. Bà Thứ
trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa là con tốt kế tiếp, khi bị tố cáo là sở
hữu tài sản lớn trong một doanh nghiệp cổ phần (lên đến 718 tỷ đồng). Hàng trăm
tỷ đồng đối với một cá nhân Đảng viên là rất bình thường trong chế độ này - kể
từ khi Đảng dỡ bỏ lệnh cấm làm làm kinh tế. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh đảng
đang cần sơn lại hình ảnh của mình trong mắt người dân, thì đó là một con số
“nghiêm trọng”.
Dù vậy, chống tham nhũng đến mức độ nào thì mục tiêu sau cùng
không hẳn là minh bạch trong quản trị nhà nước, mà là giữ cho bằng được sự lãnh
đạo của Đảng. Nghị Quyết T.Ư 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa' trong nội bộ” vẫn là “đặc sắc”
trong nhóm sự kiện nổi bật của quốc gia mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong
thừa nhận trong lần trả lời báo Dân Trí gần đây. Nhưng Nghị quyết mà ông Tổng
Bí thư nhấn mạnh là nghị quyết hành động, buộc cả hệ thống chính trị vào cuộc
chỉ được gióng lên khi ông nhận ra cái Đảng mà ông đang phục vụ và phục vụ cho
gần 4 triệu người đang đánh mất dần tính chính danh của nó.
Do đó, trong một sự kiện liên quan đến báo chí, với sự tham gia
của bộ sậu Chính trị Việt Nam, khi đề tài về chống tham nhũng, cụ thể là vụ
“Phó chủ tịch Hậu Giang” giành giải C thì giải A lại được trao cho một nhóm tác
giả báo Quân Đội Nhân Dân với tác phẩm “Phòng, chống nguy cơ “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong Đảng - vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta” hay “Đẩy
lùi suy thoái trong Đảng” của nhóm tác giả Ban Thời sự - Đài truyền hình Việt
Nam. Điều đó biểu hiện rõ nét, Đảng sẽ làm mọi cách để tạo “lối thoát” cho
chính mình, bằng sự cải cách nửa vời như 1986?
1986 cải cách kinh tế, giờ là cải cách chính trị?
Đổi mới năm 1986 xuất phát từ tình hình hỗn loạn trong nước lẫn áp
lực thay đổi từ khối Đông Âu lẫn Liên Xô. ĐCSVN tìm lối thoát bằng cách phá bỏ
nền kinh tế kế hoạch, giải phóng cầm chừng sức sản xuất từ mọi cá thể trong xã
hội. Tuy nhiên, vì muốn đảm bảo sự cầm quyền của Đảng, nên đó là cải cách nửa
vời nhằm kéo dài cuộc khủng hoảng. Chính vì vậy, 30 năm sau Đổi Mới - Việt Nam
lại rơi vào hệ quả của cuộc “Đổi mới 1986” khi một quốc gia phát triển theo
hướng công nghiệp – hiện đại năm 2020 đã bị dời lại vô thời hạn; định nghĩa
“nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” trở thành một câu chuyện phiếm ngay cả
trong giới quan chức nhà nước; tự suy thoái liên quan trực tiếp đến cá thể Đảng
viên suy thoái tụt dốc không phanh - ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh cầm quyền
của Đảng; điều hành chính trị thực sự không ổn định như cách Đảng tự đề cao –
khi nội bộ chỉ còn giữ được sự “thống nhất cao” về mặt lý thuyết.
Chính phủ Kiến tạo
tiếp tục là lý thuyết cho "sơn vẽ" chế độ năm 2016, sau 30 năm Đổi
Mới nửa vời.
Năm 2016, đầu năm 2017 câu chuyện về Đổi mới tiếp tục được nhắc
lại. Dù Đảng né tránh khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” nhưng thực tiễn đã chứng
minh, niềm tin của người dân vào Đảng đang chết dần. Vấn đề nằm ở việc, Đảng tìm
cách sử dụng lại chiêu trò 1986, khi mọi Đổi mới hiện giờ chỉ xoay quanh việc
tìm cách thay đổi về mặt kinh tế bằng phương diện bên ngoài, làm nảy sinh ra
cái gọi “kiến tạo”. Thực tế, nó chỉ là kế thừa Đổi mới kinh tế năm 1986, tiếp
tục giải phóng sức sản xuất ở các thành phần, đặc biệt là kinh tế tư nhân.
Nhưng so với năm 1986, lần “kiến tạo” này không đạt mức độ “Đổi mới”, vì nó vẫn
bị bó buộc vào trong cái gọi là “định hướng kinh tế”, chưa kể mọi cải cách lần
này nếu diễn ra sẽ bị tác động bởi internet và toàn cầu hóa – tức Đảng không
còn che giấu được kết quả kinh tế như thập niên 80 của thế kỷ 20. Trong khi đó,
cuộc chiến quốc nạn (tham nhũng) lại là một cuộc chiến “ta chống lại ta”, khi
dàn lãnh đạo hầu hết đều nhúng chàm, nhóm lợi ích khuynh đảo cả một hệ thống
quyền lực với sự thống nhất cao.
Lối thoát cho Đảng là gì? Thay đổi về chính trị, hay nói đúng hơn
là Đổi mới về mặt Chính trị, “giải phóng sự tham chính” trong dân. Tuy nhiên,
giải pháp này không được Đảng chọn. Vậy Đảng sẽ làm thế nào?
Bạo lực vũ trang – giữ gìn chế độ
Đảng vẫn loay hoay “sơn vẽ” để bình lại bức xúc của dân chúng nhằm
bảo vệ bằng được chế độ.
Trong Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72 vào cuối năm 2016, ông
Nguyễn Phú Trọng đã có phát biểu dài hơi, trong đó thừa nhận “chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, trong khi thế giới đang bước vào
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.” Ông Tổng bí thư dành ½ bài phát biểu để
căn dặn về nhiệm vụ và vai trò của lực lượng công an trong sự khó khăn của quốc
gia.
Ông nhấn mạnh liên tục “công tác bảo vệ Đảng, đường lối Đảng,
chính sách, chủ trương Đảng”, ông khẳng định thẳng lực lượng công an phải chăm
lo xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững
mạnh theo đúng nghĩa của cụm từ này. Công an nhân dân phải là lực lượng tuyệt
đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đối kiên định mục tiêu,
lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là
những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết “còn Đảng, còn mình”.
“Còn Đảng, còn mình” thực chất là đề cao tính lợi ích nhóm sống
còn trong hệ thống quyền lực độc tài toàn trị, và lần này ông Nguyễn Phú Trọng
đã thừa nhận điều đó.
Công an Nhân dân
"chỉ biết còn Đảng, còn mình" được ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
“Bảo vệ; kiên định; còn Đảng” – là những ngôn từ “Đổi mới II” của
Đảng lần này. Và “bạo lực vũ trang” thông qua sử dụng lực lượng Công an và Quân
đội trong đảm bảo quyền độc tài chính trị của mình là biện pháp tối ưu mà những
nhà lãnh đạo Đảng đang và sẽ nghĩ đến. Nhưng vì mọi sự thay đổi về mặt kinh tế
nhằm giảm bức xúc xã hội hơn là thực tâm xây dựng và phát triển quốc gia, nên
càng “đổi mới” lại càng “bế tắc”. Bế tắc không thể tiếp tục phá vỡ chính sách
“định hướng” như năm 1986 đã khiến Đảng trở về con đường “bạo lực” từ năm 2016
trở đi.
30 năm tồn tại cầm chừng, chế độ vẫn lung lay, đường lối bế tắc và
bạo lực cách mạng đã trở thành một phương án lựa chọn số 1 của Đảng.
M.N.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét