Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Freedom House: Việt Nam vẫn chưa có tự do

RFA

Thanh Trúc, phóng viên RFA
1-2-2017
Sơ đồ phúc trình về tự do toàn cầu với 195 quốc gia trên thế giới. Photo: FreedomHouse.org
Sơ đồ phúc trình về tự do toàn cầu với 195 quốc gia trên thế giới. Photo: Freedomhouse.org
Feedom House, một tổ chức giám sát độc lập ở Hoa Kỳ công bố phúc trình về tự do toàn cầu với 195 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí một nước không có tự do và không có dấu hiệu cải thiện.
Trong số 195 quốc gia trên thế giới, 87 nước được công nhận là có tự do, 59 nước chỉ phần nào có tự do, 49 nước còn lại hoàn toàn không được tự do về nhiều mặt, trong đó Việt Nam là một.

Đó là phần mở đầu phúc trình lần thứ 11 về tự do toàn cầu 2017 của  Freedom House, tổ chức chuyên theo dõi và đánh giá mức độ tự do dân chủ của người dân tại từng quốc gia thuộc từng khu vực trên thế giới.
Trong phúc trình về tự do toàn cầu 2017, Freedom House sử dụng sơ đồ màu xanh lá cho những nước thực sự có tự do, màu vàng dành cho những nước phần nào có tự do, màu tím là những nước không có tự do. Năm nay, Việt Nam vẫn nằm trong khung màu tím.
Bà Sarah Repucci, giám đốc chuyên trách xuất bản toàn cầu của Freedom House, nói rằng tổ chức tiếp tục đặt Việt Nam vào tư thế một quốc gia thiếu tự do:
Chúng tôi nhận thấy năm nay Việt Nam chẳng có thay đổi nào đáng kể so với năm ngoái, nhiều người đối lập vẫn bị bắt giữ, tiếng nói của các xã hội dân sự hay của những nhà hoạt động độc lập bị dập tắt.
Đã có lúc chúng tôi cảm thấy phần khởi thấy một vài cá nhân hoặc thành viên các tổ chức dân sự độc lập  ở Việt Nam gọi là được phép tự ra ứng cử vào quốc hội. Đáng tiếc là chưa đủ  để có thể tin rằng đó là sự thay đổi tích cực và đó là Việt Nam muốn chấp nhận có sự đối lập về chính trị.
Theo đánh giá của Freedom House trong phúc trình về tự do toàn cầu 2017, 3 lãnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng. Sơ đổ về tự do toàn cầu của Freedom House năm 2017  cho thấy trong số 39 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam ở nhóm 20% những nước đang theo đuổi chính sách kiểm soát và chi phối mọi quyền tự do căn bản của công dân.  Bà Sarah Repucci:
Freedom House chưa bao giờ nhận được sự phản hồi từ phía Việt Nam, đối với những phúc trình thường niên mà tổ chức thực hiện hàng năm. Có vẻ như chính phủ Việt Nam không thực sự quan tâm một cách nghiêm túc đến những báo cáo như thế này và cũng không muốn cải thiện để trở thành một thể chế thông thoáng hơn.
Những điểm chính cần nhấn mạnh là qua đại hội đảng lần thứ XII cho đến bầu cử quốc hội thì rõ ràng Việt Nam đã và vẫn muốn giữ nguyên trạng một nhà nước toàn trị, người dân không được thông báo trước điều gì và cũng không có cơ hội được tham gia vào những sinh hoạt chính trị vốn đã rất giới hạn.
Điểm thứ nhì là đã có những cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam hồi năm ngoái, chứng tỏ người dân mong muốn nói ra những suy nghĩ của họ và mong muốn được quyền tự do bày tỏ những suy nghĩ đó.
Việt Nam thường tuyên bố mình là một quốc gia tự do, dân chủ nhưng để trở thành một nước dân chủ đích thực thì  Việt Nam phải tôn trọng và thực thi quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do truy cập mạng để trao đổi tin tức, tự do báo chí để người dân biết những điều gì đang xảy ra trên đất nước của mìn. Đó là  kết luận của Freedom House.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét