Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

LÀNG TÔI NGÀY ẤY ( Tản văn của Trần Quý Lộc ) : kỳ VI ( hết )

 

 Xem kỳ V :   https://thpttohieusonla.blogspot.com/2021/01/lang-toi-ngay-ay-tan-van-cua-tran-quy_8.html

 

 


 

Phần năm - TRÒ CHƠI DÂN GIAN

 

1.Trò chơi khăng

1- Địa điểm chơi: Khu đất rộng

2- Số người chơi: Từ 1- 6 người

3- Bộ khăng: Có hai cây, cây con dài khoảng 12cm, cây cái dài khoảng 35cm, bằng gốc cây hóp, cành tre đặc, thân hay cành gỗ chắc và thẳng, đường kính 1 - 1,5 cm

 4- Cách chơi:

a- Chia thành hai phe: Phe đánh khăng và phe bắt khăng.

b- Chọn bên chơi trước: Bằng khấc.

Mỗi phe chọn một người đại diện khấc.

Tay phải của người chơi cầm cây cái. Tay trái cầm cây con, thả cây con rơi vuông góc với cây cái. Người chơi dùng cây cái khấc vào phía dưới cây con, làm cây con bay lên theo chiều nằm ngang. Khi cây con rơi xuống, lại được khấc tiếp... phe nào khấc được nhiều lần hơn là được chơi trước.

 c- Cách chơi.

Đào một lỗ nhỏ trên mặt đất sâu khoảng 2 cm, dài khoảng 15cm.

Đầu tiên là “cày”:

 Phe chơi khăng cử người cày trước. Người cày đặt ngang cây con phía gần đầu lỗ, hai tay cầm cây cái, hất đầu mũi cây cái vào chính giữa cây con. Cây con bay lên phía trước, càng xa, càng ngiêng về phía hai bên sân càng tốt.

Nếu phe bắt khăng bắt được cây con khi đang bay, phe chơi khăng bị mất lượt.

Nếu phe bắt khăng không bắt được cây con khi đang bay, người cày đặt ngang cây cái vào phía đầu chiếc lỗ. Một người trong phe bắt khăng, nhặt cây con ở vị trí nằm yên trên bãi, ném vào thân cây cái. Nếu ném cây con trúng cây cái là phe đánh khăng mất lượt. Phe bắt khăng được chuyển sang phe đánh khăng, bắt đầu từ khâu cày. Phe đánh khăng chuyển thành phe bắt khăng.

Nếu quân bắt khăng không ném cây con trúng cây cái, người cày được chơi tiếp đánh “gà”.

Tiếp theo “đánh gà”:

Người chơi, đặt cây con vào phía đầu chiếc lỗ, nghiêng góc 45 độ, trồi cao hơn mặt đất khoảng 5cm. Dùng tay phải đánh vào khoảng đầu cây con để cây con bay bổng lên. Trong khi cây con còn đang ở trên khoảng không, người đánh khăng cầm cây cái quật vào cây con. Nếu phe đánh khăng đánh hỏng hay phe bắt khăng bắt được cây con khi đang bay là phe đánh khăng bị mất lượt.

Nếu phe bắt khăng không bắt được cây con khi đang bay, cây con rơi ở đâu, người cày lấy cây cái đo từ miệng lỗ đến nơi cây con rơi, được bao nhiêu thân cây cái là được bấy nhiêu điểm.

Đo xong, người đánh khăng tiếp tục “cày” như đã trình bày ở trên. Nếu phe bắt khăng bắt được cây con của phe đánh khăng khi đang bay hay phe bắt khăng nhặt cây con rơi trên mặt đất, ném trúng cây cái của phe đánh khăng là bên đánh khăng mất lượt, phe đánh khăng chuyển thành phe bắt khăng.

Nếu phe bắt khăng không bắt được cây con của phe đánh khăng khi đang bay, hoặc dùng cây con nằm trên mặt đất ném không trúng cây cái của phe đánh khăng là bên đánh khăng được tiếp tục đánh gà như trình bày ở trên.

Cuộc chơi cứ tiếp tục như thế. Hết cày chuyển sang đánh gà, hết đánh gà chuyển sang cày. Chỉ khi bị mất lượt, mới chuyển phe chơi.

d- Thắng thua.

Phe nào đạt được 100 điểm đầu tiên là thắng.

đ - Thưởng phạt:

Người chơi cuối cùng của bên thắng, tay trái cầm cây ngắn, đưa lên phía trước, tầm ngang trán. Tay phải cầm cây cái, đánh vào cây con. Cây con bay đến đâu, quân bên thua phải cõng quân bên thắng bằng chừng ấy chặng đường, cả đi và về.

e- Trận chơi mới: Tiếp tục từ đầu, bắt đầu từ khâu khấc.

g- Chú ý: Trong khi đánh Gà, quân đối phương ngoài được bắt cây con khi đang bay, còn được chìa mông ra cản, không cho cây con bay xa.

Việc cản này là nguy hiểm, khi cây con bị đánh mạnh, đập vào đầu người cản cây con. Vì vậy, tùy theo từng nơi, qui định người cản cây con chỉ được ở xa một khoảng cách nào đó, thông thường là ngoài 4m.

2. Trò chơi ù

1- Số người chơi:

Từ khoảng 4- 8 người. Chia thành hai phe cân sức nhau. Mỗi phe có khoảng từ 2- 4 người.

2- Sân chơi: Khu đất rộng trên 15m, dài trên20m.

 3- Cách chơi:

 a- Bố trí sân chơi.

Chia đôi sân bằng một đường kẻ.

Từ điểm giữa của đường kẻ giữa sân, bước về phía cuối sân của hai đội khoảng 10 bước chân. Kẻ đường giam tù binh, sao cho từ đường giam tù binh của hai đội, đến vạch kẻ giữa sân đều bằng nhau.

b- Chọn sân: Bằng oản tù tì.

c- Chọn bên ù trước: Bằng oản tù tì.

d- Cách ù:

Bên được ù trước, chọn người ù đầu tiên, thường khỏe và nhanhnhẹn nhất đội. Người ù nhọn môi, thổi âm ù...ù... rõ ràng và dài, những ai ở trên sân của đối phương cũng nghe được tiềng ù...ù... của người ù.

Thời gian bắt đầu ù, được tính từ khi người u bắt đầu bước chân sang sân của đối phương.

đ- Bị bắt tù binh:

Những trường hợp sau được coi là bị bắt làm tù bịnh:

Người ù bị ngắt hơi trên sân đối phương.

- Người ù bị quân đối phương bắt sống trên sân của đối phương.

Chú ý: Người ù cố hoạt động nhanh và rộng, vừa tránh bị quân đốiphương bắt làm tù binh, vừa cố chạm tay vào người quân đối phương. Người nào của quân đối phương bị người ù chạm tay vào, kể cả chạm vào tóc hay áo quần là người đó bị bắt làm tù binh.

e- Giam tù binh:

Tù binh được đối phương bắt, được đứng vào vạch giam tù binhcủa sân đối phương.

g- Cứu tù binh:

Người bị quân đối phương bắt làm tù binh, chờ quân nhà ù sangcứu. Khi quân nhà ù sang cứu, tù binh chìa tay ra cho quân đằng mình chạm vào. Những tù binh nào được người ù quân nhà chạm tay vào là được cứu thoát.

Người ù hoạt động trên sân của đối phương cùng thực hiện hai việc: Vừa cứu tù binh quân nhà mình, vừa hoạt động, vung tay chạm vào quân đối phương để “bắt tù binh”.

h- Thắng thua.

Bên nào bị quân đối phương bắt hết quân là bị thua.

Quân hai phía đổi sân, bắt đầu cho trận chơi mới.

*

Luyện người chơi nhịn thở trong thời gian ù.

Luyện người chơi nhanh tay, nhanh mắt, nhanh chân và tăng cường thể lực.

3. Trò chơi đá kiện

1- Con kiện quê tôi

Chọn 5- 8 chiếc lông nhỏ dài và có màu sắc đẹp ở cổ hay ở bên hông của những con gà trống già, đẹp nhất là lông của những gà trống thiến. Những chiếc lông này nhỏ dần từ dưới lên, dài khoảng 7- 12 cm.

Để các gốc lông bằng nhau, cách đầu cuối của những chiếc lông đó khoảng 0,6cm, dùng chỉ buộc các lông này thành một tụm, ngọn lông xòe đều ra mọi phía.

Luồn cụm chân lông gà vào lỗ đồng xu Khải Định khoảng 0,6cm, bẻ chân các lông gà rải đều và vuông góc với đồng xu Khải định. Ép vào phía dưới một đồng xu Khải Định đó bằng một đồng đồng xu Khải định khác. Dùng miếng vải loại bền, bọc chặt hai đồng tiền xu lại. Dùng chỉ khâu buộc chắc phần vải phía trên, cắt gọn phần vải bị thừa.

Có thể dùng một hay hai lượt vải để bọc đồng tiền, sao cho vải có đủ độ dày, giúp người đá kiện không bị đau chân.

Dùng đồng tiền Khải Định bằng đồng là vừa đằm chân, nếu không có, thay bằng các loại đồng xu khác.

2- Cách chơi

a- Thi ai đá được nhiều lần nhất

Có nhiều kiểu đá:

Đá bằng đầu gối, bằng má chân, bằng gót chân. Ai đá được nhiềucái hơn là thắng.

b- Đá thành phe.

Chia thành hai phe có số quân bằng nhau. Kẻ đường chỉ chia đôi sân. Người bên này sân, đá kiện sang phía sân bên kia.

Một người ở sân bên kia chạy đến bắt kiện. Tự mình giữ kiện không được rơi xuống đất, bằng cách đá nhiều lần, không để kiện rơi. Người bắt kiện lựa vị trí thích hợp, dùng chân đá mạnh kiện sang sân đối phương.

Một người bên sân đối phương bắt kiện, dẫn kiện, bằng cách đá nhiều lần không để kiện rơi, chọn lúc kiện ở vị trí thích hợp, dùng chân đá mạnh chiếc kiện sang sân đối phương.

Nếu phe nhận kiện không đón được kiện của đối phương, để kiện rơi xuống đất, là bị mất lượt, thua một điểm. Người bên phe bị mất lượt dùng tay tung kiện sang bên kia sân, cho quân đối phương tiếp nhận kiện, dẫn kiện, đá tiếp quả kiện sang sân đối phương.

c- Chú ý:

Có thể dùng đầu và ngực hổ trợ khi dẫn kiện. Dẫn kiện bằng đùi,đầu gối, bàn chân, má chân, gót chân. Nếu để kiện chạm vào tay hay để kiện rơi xuống đất là bị mất lượt.

Người đá kiện giỏi là bắt được kiện của đối phương đá sang ở mọi tư thế và đá kiện sang sân đối phương được cao và xa, quân đối phương khó bắt.

Kiện được bắt và đá bởi một người, không chuyền kiện cho nhau.

d- Thắng thua.

Bên nào đá được nhiều quả hơn là thắng.

*

Khi chơi kiện tập thể, những người chơi thường trình diễn kỹ thuật cá nhân, tạo bàn cho người chơi bên sân đối phương dễ dàng bắt kiện, giao lưu là chính, không tính thắng thua.

 4. Trò chơi gụ

1-Con gụ:

Con gụ được gọt từ thân cây hay cành cây gỗ chắc và dẻo, chạy tít, khó vỡ. Gỗ làm gụ được xếp loại: Nhất gỗ si, nhì gỗ đa, thứ ba gỗ cừa, tạm vừa gụ ổi...

 Phần trên con gụ được gọt nhọn như cái nón, phần dưới con gụ được gọt như cái thân thúng. Phía đít con gụ được đóng một chiếc đinh.

Đinh to hay nhỏ phụ thuộc vào độ to hay kiểu quay của con gụ. Gụ to cần đinh to. Gụ đinh to chạy nhanh và khỏe, phát ra tiếng gió u...u... Gụ đinh nhỏ quay tít, ít di chuyển, không phát ra tiếng gió.

2- Số người chơi: Từ 3 người trở lên.

3- Cách chơi

:a- Dây gụ: Dây gụ, thường dùng là dây sợi mềm, săn, chắc. Dây to hay nhỏ phụ thuộc vào con gụ. Dây dài vừa phải, sức kéo lớn, con gụ chạy khỏe, lâu bị chết.

Vấn dây vào thân gụ theo chiều từ trái sang phải, từ dưới lên hết phần thân.

Phần cuối của dây có một đồng xu, hay một thanh que ngắn. Hai ngón tay trỏ và ngón giữa giữ đồng xu hay thanh que, lòng bàn tay cầm con gụ.

 b- Đánh gụ:

Người chơi nghiêng người, giang chân, vung mạnh tay, rút nhanhchiếc giây theo hướng từ ngoài vào trong, theo chiều từ phải sang trái. Chiếc giây chạy, tạo lực li tâm, làm cho con gụ quay.

c- Chọn con gụ làm “quạ”.

Những người chơi quấn dây vào thân gụ, sau câu hô có hiệu lực củatrọng tài, cùng một lúc, mọi người cùng vút dây cho gụ chạy. Con gụ chết sớm nhất bị làm con “quạ”.

d- Mổ “quạ”.

Vẽ một vòng tròn đường kính khoảng 1m. Chính giữa vòng tròn đóvẽ một vòng tròn nhỏ có đường kính khoảng 0,2m.

Con “quạ” bị đặt vào trung tâm vòng tròn nhỏ. Mọi người vút bổ con gụ của mình vào con “quạ”, từ trong các vòng tròn ra bãi sân. Chỉ khi nào có con gụ của ai đó bị chết khi vút cho con gụ quay, con gụ đó được gọi là gụ “tù bình”.

Con gụ “tù binh” cùng với con “quạ” được đặt vào trung tâm của chiếc vòng nhỏ, tụm đinh vào nhau. Các con gụ khác được vút bổ vào con “quạ” và con gụ “tù binh”. Xẩy ra các trường hợp sau:

Ngưới đánh gụ đầu tiên, đánh bật được cả “quạ” và gụ “tù binh” ra khỏi vòng tròn to, là cả hai con gụ đó được sống.

Nếu chỉ đánh bật được một trong hai con ra khỏi vòng tròn to, con gụ không ra được khỏi vòng tròn to bị làm gụ “quạ”.

Nếu chưa cứu được con gụ nào ra khỏi vòng tròn to, mà có các con gụ khác chết khi vút cho gụ chạy. Các con gụ chết lại được tập trung vào vòng tròn con làm “tù binh” cho các con gụ khác vút bổ cứu.

Khi cứu gụ “tù bình”, con gụ ra khỏi vòng tròn lúc cuối, bị làm “quạ”. Trò chơi được tiếp tục bằng mổ gụ “quạ”.

Đ- Kết thúc trò chơi.

Qui định trong khi chơi:

Mọi con gụ đều sống, có quyền được rút lui giữa chừng.Những con gụ bị làm “tù binh” phải tham gia trò chơi cho đến khi được cứu sống. Con “quạ” bị người khác vút bổ làm vỡ, người bổ vỡ con “quạ” được lấy đinh.

Người có con “quạ” chạy làng, con “quạ” đó bị vứt vào hố xí. “Chạy làng vứt gụ hố xí”.

5. Trò chơi đáo

1- Người chơi: Từ 2 người đến 5 người

2- Sân chơi:Khoảng đất trống, tối thiểu có chiều rộng khoảng 3m, chiều dài khoảng 6m. Kẻ chỗ đứng (ngắn), bước lên bốn bước, kẻ vạch ngang (dài) làm đường giới hạn.

3- Xác định người đi trướcNgười chơi đứng vào phía dưới mép chổ đứng, tung một đồng xu góp lên đường vạch ngang.

Đồng xu nằm trên đường vạch ngang, thắng đồng xu nằm dưới đường vạch ngang. Đồng xu nằm gần đường vạch ngang, thắng những đồng xu xa hơn. Đồng xu nằm giữa đường vạch ngang, thắng đồng xu nằm mớm đường vạch ngang ít hơn. Ai có đồng xu thắng, được đi trước.

4- Cách chơi:

a- Góp vốn.

Những người chơi thống nhất, cùng góp vốn cho một ván chơi,thường từ 1 đến 5 đồng tiền xu. Gồm đồng xu thời phong kiến bằng đồng, đồng xu niken thời Pháp, đồng xu và đồng hào bằng nhôm của nhà nước Việt Nam.

b- Cách đánh các đồng xu nằm dưới đường vạch ngang.

- Người chơi cầm tất cả các đồng xu, tung lên phía trên đường vạchngang, theo cách riêng của mình.

 - Nếu có đồng xu nằm riêng lẻ dưới đường vạch ngang, người chơiphải lần lượt đánh tất cả các đồng xu đó bay lên đường vạch ngang, nếu đánh hỏng ở đâu là mất lượt ở đó. Người chơi được ăn những đồng xu bay lên khỏi đường vạch ngang.- Nếu có các cặp kết, chỉ đánh một cú, các đồng xu trong cặp kết đóphải bay hết lên trên đường vạch ngang, nếu không bay lên hết là mất lượt. Đánh cặp kết này xong, tiếp tục đánh tiếp cặp kết thác. Người chơi được ăn những đồng xu bay lên khỏi đường vạch ngang, nếu đánh hỏng ở đâu là mất lượt ở đó.

- Nếu không bị đền là người đánh được lấy tất cả các đồng xu đãbay lên trên đường vạch ngang.

Chỉ khi đánh thắng tất cả các đồng xu nằm lại dưới đường vạch ngang và không bị đền, người chơi mới được đánh tiếp các đồng xu nằm trên đường vạch ngang.

c - Đánh các đồng xu nằm trên đường vạch ngang:

- Nếu các đồng xu độc lập nhau, những người chơi đáo cùng thốngnhất, chỉ cho người đánh đáo một đồng xu bất kỳ. Người đánh đáo, tung con cái lên, nếu con cái gối được lên đồng xu đó và không bị đền là thắng.

- Nếu có một căp kết đôi, người chơi phải đánh tan cặp kết đó vàkhông bị đền là thắng.

- Nếu có nhiều cặp kết đôi, người chơi đánh cặp kết đôi xa nhất vàkhông bị đền là thắng.

- Nếu có nhiều cặp kết, người chơi đánh cặp kết lớn nhất và khôngbị đền là thắng.

Chỉ cần đánh thắng một lần, người chơi được ăn tất cả các đồng xu nằm trên đường vạch ngang. d- Các trường hợp bị đền:

- Trong quá trình chơi, con cái và các đồng xu liên quan đến ngườiđánh, chạm vào bao nhiêu đồng xu khác là phải đền bấy nhiêu đồng xu cùng loại

.- Trong quá trình đánh những đồng xu ở trên đường vạch ngang,nếu có đồng xu nào bay xuống dưới đường vạch ngang là bị mất lượt.

 đ- Người thắng.

- Người đánh chỉ được coi là thắng, khi đánh thắng mà không bịđền. Người thắng được lấy tất các đồng xu trong ván đáo.

g- Con cái.

Thường đúc bằng chì có đường kính khoảng 2,5 cm, dày 0,4cm hayđồng xu 1 đồng bằng đồng của Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.

6. Trò chơi cướp cờ

1- Số người chơi: Từ 7- 9 người. Chia thành hai phe cân sức nhau. Mỗi phe có từ 3- 4 người và một trọng tài.

2- Sân chơi: Sân rộng trên 10m, dài trên 20m

3- Cách chơi:

a- Bố trí sân chơi.Chia đôi sân bằng một đường kẻ. Chính giữa đường kẻ, đặt một cây “cờ”. “Cờ” thường dùng là một cành lá cây hay một vật tượng trưng như chiếc khăn tay...Từ vạch giữa sân, trọng tài bước về mỗi phía khoảng 10 bước chân, kẻ đường xuất phát, sao cho từ đường xuất phát đến đường giữa sân của hai phía bằng nhau.

b- Chọn sân chơi.

Bằng oản tù tì

c- Cướp “cờ”.

Từ đường xuất phát của mỗi bên, các thành viên cuộc chơi, đều đứng trong tư thế sẵn sàng chạy.Trọng tài thổi còi hoặc hô. Khi tiếng còi hay tiếng hô có hiệu lực, các thành viên cuộc chơi của hai phía sân, cùng chạy lên giữa sân cướp “cờ”.Người cướp được “cờ”, có thể tự mình hay chuyển “cờ” cho các đồng đội, đưa “cờ” về nơi xuất phát.

d- Cướp lại “cờ”.Các thành viên trong nhóm chạy chậm hơn, bị đối phương cướp cờ trước, có quyền tràn sang sân đối phương, giằng cờ từ tay quân đối phương.

Các thành viên của bên giằng lại cờ, nếu giằng được “cờ” từ tay đối phương, có thể tự mình hay chuyển “cờ” cho đồng đội, đưa “cờ” về nơi xuất phát.

đ- Thắng thua:

Bên nào đưa được “cờ” về nơi xuất phát của mình là thắng.

4- Chơi trận tiếp theo.

Đổi sân

7. Trò chơi ô ăn quan

1- Số người chơi: 2 người.

2- Không gian chơi: Diện tích sân chơi khoảng 2m2

3- Ao cá: Một bên có 5 ao cá, liền nhau. Diện tích 1 ô khoảng 20cm x 20cm. Đối diện của ao cá bên này, là ao cá của bên kia. Mỗi ao có 5 con cá. Cá là những hòn sỏi hay những hạt nhãn.

 Phía đầu chung cho hai ao cá của hai bên là ao trời, có diện tích bằng 2 ao cá. Ô trời có 1 quan có giá trị bằng 5 con cá. Quan thường là một cục gạch.

Kẻ các ao cá và ô trời lên nền đất hay nền sân gạch bằng phấn, gạch non, hay vật cứng.

4- Chọn người chơi trước: Bằng oản tù tì.

5- Cách chơi.

Người được đi trước, cầm cả 5 con cá của một ao bất kì phía bên mình, rải liên tục, một ao rải một con, kể cả ao trời.

Có thể rải theo chiều xuôi hay ngược kim đồng hồ, cho đến khi hết cá. Có 3 trường hợp xẩy ra:

- Nếu ao tiếp theo có cá, người chơi lấy hết cá trong ao đó rãi tiếp.Cứ tiếp tục như thế cho đến khi được “bắt cá”.

- Nếu ao cá tiếp theo là ao trời, người chơi mất lượt.

- Nếu gặp 2 ao trống trở lên, người chơi mất lượt.

Khi người chơi mất lượt là bên đối phương được rãi cá.

Một lượt rải cá, người chơi chỉ được rải theo một chiều.

6- Bắt cá:

Khi rải đến con cá cuối cùng:

- Nếu phía trước là ao trống, ao tiếp sau ô trống có cá, người chơiđược lấy hết cá ở ao có cá đó, cho dù đó là ao cá của phía đối phương, ao cá của phía mình hay ao trời. Người chơi bỏ những con cá và quan được lấy từ các ô cá và ô trời, đặt phía trước mặt của mình.

- Cứ cách một ao trống, ao tiếp theo có cá, người chơi được lấy hếtcá ở những ô có cá, không hạn chế số lượng ao, kể cả ao trời.

8- Mua cá:

- Trong quá trình chơi, người chơi không đủ cá rãi hết số ao cá bênphía của mình, một ao rãi một cá, phải mua cá của đối phương bù vào cho đủ.

- Nếu người mua đủ 5 con cá, phải gán 1 ao bất kỳ của phía bênmình, cho người đã bán cá cho mình. Người được nhận ao mới, gạch chéo đánh dấu ao cá được mua là ao riêng của mình.

Trong quá trình rãi cá, bất cứ ai rãi, những con cá được rãi vào ao đã bán, người mua ao cá được lấy hết cá trong ao đó, gọi là “cá vào ao ta ta được”.

Trận chơi kết thúc khi người thua bán hết các 5 ao cá của phía bên mình.

9- Hết quan hoàn dân.

Nếu trong khi chơi mà mất hết cả 2 quan ở 2 ao trời là “hết quan hoàn dân”, thì:

- Cá trong ao của phía bên nào, bên ấy được nhận.

- Cá trong ao bị bán, thuộc quyền người mua.

Cuộc chơi được bắt đầu lại từ đầu, từ khâu bố trí lại cá trong các ao cá. Mọi người đặt đủ 5 cá vào một ao, mỗi ao trời đặt một quan. Bên thiếu cá hay thiếu quan phải mua cá hay quan của bên đối phương bù vào, cho đủ một ao có 5 con cá và một ao trời có một quan.

Việc mua bán cá được thực hiện trong cuộc chơi, cho đến khi người thua bán hết ruộng của mình.

Chú ý:

- Khi “hết quan toàn dân” là chỉ dừng lại giữa chừng, chơi lại từ đầu, chưa xong cuộc chơi. Cuộc chơi chỉ kết thúc khi người chơi bán hết ruộng của mình.

- Ai mua được nhiều ao cá sẽ chóng giàu. Ai bị bán ao cá, rất nhanh chóng dẫn đến trắng tay.

8. Trò chơi trồng nụ trồng hoa

1- Sân chơi rộng trên 3m, dài trên 10m

2- Số người chơi: 4 người, 2 người một phe.

3- Chọn bên được “đi chợ” “về chợ” trước, bằng oản tù tì.

4- Cách chơi:

a- Hai người oản tù tì thua, ngồi bệt vào khoảng giữa sân, ngảnh mặt vào nhau, doãi hai chân trái, sao cho bàn chân trái của hai người sáp vào nhau. Họ là những “người trồng hoa”.

b- Hai người oản tù tì thắng, được “đi chợ, về chợ” trước.

- Lần lượt từng người, khi bước qua chân của hai người “trồng hoa”, khi đi nói “đi chợ”, khi về nói “về chợ”.

- Hết lượt “đi chợ, về chợ”, đến “đi một nụ, về một nụ”. Nụ là một nắm tay của người “trồng hoa” đặt lên đỉnh hai bàn chân của hai người “trồng hoa”.

 - Tiếp đến là “đi một hoa, về một hoa”. Hoa là bàn tay của “người trồng hoa” xòe ra.

 - Tiếp đến, “đi một nụ một hoa, về một nụ một hoa”. Lúc này nắm tay làm “nụ” xòe ra thành “hoa”, người “trồng hoa” ngồi đối diện trồng thêm một “nụ” hoa mới.

- Tiếp tục “đi hai hoa về hai hoa”, đi “hai hoa một nụ, về hai hoa một nụ”...Bàn tay này chồng lên bàn tay khác, cho đến khi “đi bốn hoa, về 4 hoa”. Khi “đi hết 4 hoa về 4 hoa” sẽ tiếp tục “đi 5 hoa về 5 hoa”, hoa thứ 5 là chồng thêm một bàn chân của một trong hai “người trồng hoa”. Sau đó là đi tiếp “đi 6 hoa về 6 hoa”, hoa thứ 6 là được chồng thêm một bàn chân nữa của “người trồng hoa” khác.

Khi “trồng nụ trồng hoa” dùng một bàn tay của “người trồng hoa” bên này chồng lên bàn tay của “người trồng hoa” bên kia. Khi chồng hết 4 bàn tay, chuyển sang chồng chân, dùng một chân của “người trồng hoa” bên này gối lên một chân của “người trồng hoa” bên kia. Các bàn tay được chồng lên hai bàn chân.

c- Trong quá trình chơi: - Người trồng hoa cố nâng chiều cao lũy hoa lên cao nhất, ngăn cản đối phương vượt qua

- Người vượt lũy hoa có quyền chạy lấy đà, nhảy qua lũy hoa. Nếu một trong hai người trong khi vượt qua “lũy hoa”, bị chạm một trong các thứ như quần - áo - chân - tay của mình vào “lũy hoa” là thua. Chuyển lượt.

5- Chuyển lượt.

- Trò chơi lại được chơi như lúc đầu.

- Hai người “đi chợ, về chợ” chuyển sang làm “người trồng hoa”. Hai “người trồng hoa” chuyển sang “đi chợ, về chợ”.

9. Trò chơi hổ bắt lợn

1- Số người chơi: Từ 7 - 10 người.

2- Chọn hổ: Mọi người đề cử người khỏe và nhanh làm hổ.

3- Chọn Lợn:

Tất cả những người tham gia chơi cùng ngồi xổm trên sân, tạo thành một vòng tròn ngảnh mặt vào trong, hai tay chìa ra sau lưng, sẵn sàng đón khăn tay của hổ đưa cho.

Hổ cầm khăn tay, đi xung quanh vòng người, bất ngờ đưa chiếc khăn tay đó vào tay của một người đang xếp vòng tròn. Người được nhận khăn tay, đứng dậy, đuổi đánh người ngồi phía trước.

Nếu người ngồi phía trước không chạy kịp, để người cầm khăn đánh trúng người, là phải làm lợn.

Nếu người ngồi phía trước, chạy tránh người cầm khăn đuổi đánh, trở về được vị trí cũ, mà người cầm khăn không kịp đánh người đó, thì người cầm khăn phải làm lợn.

4- Cách chơi:

Mọi người đứng, nối tay nhau thành một vòng tròn, cùng ngảnh mặt vào trong vòng tròn, làm thành chuồng lợn. Lợn ở trong chuồng.

Hổ đi vòng ngoài chuồng xem xét, chọn khâu yếu nhất trong những người làm chuồng. Trước khi xông vào bắt lợn, Hổ nói to câu: “Một đồng tiết sứt, vứt quách xuống cầu, hổ vô bắt lợn”, để báo cho những người làm chuồng biết, là hổ sắp xông vào chuồng bắt lợn. Lúc này những người làm chuồng lợn, cùng đồng tâm hiệp lực, nắm chắc tay nhau, dùng chuồng lợn ngăn cản, không cho hổ vào chuồng bắt lợn.

Hổ tìm mọi cách xông vào chuồng bắt lợn. Những người làm chuồng lợn, ngăn cản không cho hổ lọt vào chuồng lợn, để bảo vệ lợn.

Khi hổ lọt được vào trong chuồng, lợn chạy ra khỏi chuồng, những người làm chuồng giữ chặt hổ trong chuồng, không cho hổ chạy ra khỏi chuồng.

 Khi hổ phá được chuồng, chạy ra ngoài chuồng đuổi bắt lợn, lợn chui vào chuồng, những người làm chuồng cố ngăn cản hổ, không cho hổ vào chuồng bắt lợn.

Cứ thế, khi hổ vào được chuồng, lợn chạy ra khỏi chuồng. Khi hổ phá được chuồng chạy ra ngoài, lợn lại vào chuồng. Những người làm chuồng cố bảo vệ lợn và ngăn cản hổ bắt lợn. Trò chơi kết thức khi hổ bắt được lợn.

10. Trò chơi đố lá

1- Người chơi: 2 - 4 người

2- Cách chơi:

Nếu có 4 người cùng chơi, chia thành 2 nhóm, một nhóm 2 người.

Mọi người tự mình đi tìm các loại lá mà mình thuộc tên, có xungquanh nơi mình chơi, trong một thời gian nhất định.

 Hết thời gian tìm lá, những người chơi, đưa lá về nơi tập trung. Mọi người cùng khoe lá. Các đối phương có lá trùng với lá của mình coi như hòa.

Những lá không biết tên hay gọi tên sai đều bị loại. Cuối cùng, ai có nhiều lá mà người khác không có là thắng.

                                                               HẾT

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét