Có tín hiệu từ Việt Nam cho
thấy dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, hay 3 Đặc khu Vân Đồn (tỉnh
Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú
Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã âm thầm tự chết.
Sau đây là
những chỉ dấu:
Thứ nhất, dự
Luật này không có trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 26 của Ban Thường
vụ Quốc hội từ ngày 8-8 đến ngày 13-8-2018. Thường vụ Quốc hội cũng không có kế
hoạch tái xét trong hai kỳ họp tháng 9 và tháng 10 (theo báo SGGP -Sài Gòn Giải
phóng- ngày 04/08/2018)
Theo Văn
phòng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ thảo luận và cho ý kiến tại phiên
họp này các luật: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân
dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi);
Luật Kiến trúc.
Báo SGGP
viết: ”Được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của Quốc hội - Tổng thư ký Quốc
hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt “đang
được cân nhắc lại”. Việc tiếp tục xem xét dự án luật này, theo Tổng thư ký Quốc
hội, còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý
kiến cử tri một cách rất thận trọng.”
Khi quyết
định hoãn bỏ phiếu, Quốc hội nói là:” Để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu
tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc
hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự
thảo luật cho thật sự chất lượng.”
Nhưng từ khi
Quốc hội chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xin lùi thảo luận và
bỏ phiếu Luật Đặc khu, dự trù ngày 15/06/2018 tại kỳ họp 5 đến kỳ họp 6 tháng
10/2018, thì chưa thấy Chính phủ hay Quốc hội tổ chức bất kỳ cuộc Hội thảo hay
thăm dò ý dân nào về Luật Đặc khu. Nếu có cũng chỉ trao đổi lẻ tẻ giữa cử tri
và Đại biểu Quốc hội tại các buổi tiếp xúc hạn chế ở địa phương.
Do đó, thật
khó biết điều mà ông Nguyễn Hạnh Phúc nói phải chờ có “kết quả quá trình tiếp
thu ý kiến nhân dân” rồi mới có quyết định là căn cứ vào cách tiếp thu nào,
hoặc đến bao giờ thì có quyết định mới về Luật Đặc khu ?
Đáng chú ý
là quyêt định không thảo luận Luật Đặc khu tại Ban Thường vụ Quốc hội kỳ này
(26) xẩy ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phút đã quy định vào
ngày 2/8/2018, chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư “ Phối hợp chuẩn bị
Báo cáo về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.” (Đặc khu)
Như vậy, nếu
trong liên tiếp 3 tháng 8,9 và 10 mà Thường vụ Quốc hội vẫn không có nghị trình
thảo luận thì xem như Luật Đặc khu đã bị ngâm tôm đến hết năm 2018 để tự chết
Thứ hai, dư
luận trong dân, báo chí và cả Quốc hội đã nguội dần về chuyện Đặc khu. Thảng
hoặc đó đây cũng có những lời của giới chuyên gia khuyên Chính phủ nên bỏ Dự
luật đặc khu vì lỗi thời, tốn phí và và không bảo đảm thành công. Tuy nhiên, ai
cũng quan ngại đến tham vọng chính trị của láng giềng khó tin Trung Cộng luôn
luôn muốn nhảy vào chiếm ưu thế tại 3 Đặc khu.
Thứ ba, tuy
bây giờ nhà nước tạm được hưởng những giây phút gió lặng, biển êm để xử phạt,
hay trừng phạt những người dân biểu tình chống Đặc khu mà nghĩ mình sẽ mãi mãi
ở thế thượng phong. Ảnh hưởng của các cuộc biểu tình bất bạo động và bạo động ở
Bình Thuận vẫn còn âm ỷ trong nhân dân. Một làn sóng bất mãn ngầm đã xuất hiện
trong quần chúng, nhưng đám Giặc Cờ Đỏ Có tên chính thức là “Liên Minh Cờ Đỏ”,
do Công an tổ chức chống phá và khủng bố dân chống đảng đàn áp, đã tàn lụi.
Chúng đã bị
nhân dân nhận diện từ sau buổi ra mắt ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ
Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Với
chiêu bài “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc phô trương lực lượng của lối 700
người, đa phần là thanh niên, thanh nữ là nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi
bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của người dân, đa phần là
giáo dân Công giáo ở Nghệ An. Họ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết
và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền
Trung gồm Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.
Do đó, bất
cứ động thái nào mới của đảng nhằm làm sống lại Luật Đặc khu có lợi cho Trung
Cộng cũng chỉ làm cháy bùng lên ngọn lửa tranh đấu của nhân dân.
NHỮNG QUAN
TÂM
Vì vậy mà
chuyên gia Kinh tế bà Phạm Chi Lan đã nói với BBC tiếng Việt ngày 03/08/2018:”
Tốt nhất là nên bỏ Luật Đặc khu”. Bà cũng “hy vọng vẫn còn có những tiếng nói
thuyết phục nhà nước về việc không cần thiết phải có đặc khu kinh tế.”
Trong khi đó
TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói rằng: “Xét từ
góc độ thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công.
Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm. Vậy thì
chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?”
Ông Dũng đặt
câu hỏi: "Luật về đặc khu để làm gì? Nếu để thúc đẩy kinh tế phát triển
thì các nguồn lực khan hiếm của đất nước cần phải đầu tư vào đâu để thúc đẩy
kinh tế phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất? Câu trả lời không thể
tranh cãi là phải đầu tư vào TP.HCM và Hà Nội. Chắc chắn không phải là vào
những nơi nằm xa các trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất, nơi kỹ thuật,
cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa phát triển như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú
Quốc. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai
lầm". (báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018)
VỐN ĐÂU RA ?
Ngoài quan
tâm về chính trị-kinh tế và quốc phòng trước nguy cơ rơi vào tay Trung Cộng,
nhiều bài báo trong nước còn đặt vấn đề tìm đâu ra vốn đầu tư. Theo một bài
viết trên VOV (Voice of Vietnam, Tiếng nói Việt Nam, ngày 11/05/2018) thì:”
Theo Đề án thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nguồn vốn huy
động để xây dựng 3 đặc khu lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Cụ thể, cơ
cấu của 1.570.000 tỷ đồng để làm đặc khu như sau: 270.000 tỷ dành cho đặc khu
Vân Đồn trong giai đoạn 2018 - 2030, trong đó tỷ lệ vốn trong nước và nước
ngoài là 50 - 50; 400.000 tỷ dành cho đặc khu Bắc Vân Phong trong giai đoạn
2019 - 2025; 900.000 tỷ trong giai đoạn 2016 - 2030 để đưa đảo Phú Quốc trở
thành một đặc khu sầm uất, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, vốn
nước ngoài khoảng 41%.”
Bộ trưởng Bộ
KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, con số hơn 1 triệu tỷ đồng nói trên là tổng nhu
cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu và ngân sách chỉ hỗ trợ một phần không
nhiều trong số này. Hiện tại, Vân Đồn đề xuất ngân sách hỗ trợ 10%, Phú Quốc
19%, Bắc Vân Phong hơn 30% và các đề xuất này vẫn đang trong quá trình xem xét,
chứ chưa “chốt”.
“Trước con
số này”, VOV viết tiếp, “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Vốn
đầu tư công trung hạn 5 năm chỉ đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Vậy ngân sách lấy ở
đâu ra số tiền lớn để làm 3 đặc khu? Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút
nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước chứ
không phải để tiêu tiền.”
CẦN ĐẶC KHU
LÀM GÌ ?
Nhưng tại
sao Bộ Chính trị lại ráo riết thúc đẩy thành lập 3 Đặc khu làm gì trong khi
Việt Nam đã có tới 362 khu kinh tế ? Thắc mắc này chưa ai trả lời được, nhưng
khi 3 vị trí chiến lược quốc phòng xuất hiện trong đề nghị gồm Vân Đồn, Bắc Vân
Phong và Phú Quốc thì nhiều chuyên gia, trí thức và cựu tướng lãnh trong Quân
đội bắt đầu quan ngại cho an ninh quôc gia.
Tiêu biểu
như Thượng tướng Nguyễn Văn Được — Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã nói
tại Quốc hội:” Làm kinh tế dứt khoát phải làm nhưng không phải bằng mọi giá,
nhất là trong điều kiện của ta thì cả ba khu này đều nhạy cảm. Vân Đồn giáp với
phía Bắc; Bắc Vân Phong giáp biển Đông và Phú Quốc là sát với Campuchia nhưng
hiện vùng này Trung Quốc đã nhảy vào rồi".
Do đó, tướng
Được nghi vấn:” 70 năm, 99 năm họ vào đó làm gì? Ta đâu thể biết hết vì đã lọt
vào rồi. Đà Nẵng, Ninh Thuận chưa có đặc khu kinh tế nhưng Trung Quốc đã đưa
tiền cho người dân để dân mua đất cho họ. Nếu biển Đông có phức tạp và phía Tây
cũng phức tạp thì tình hình rất nguy". (theo báo Một Thế Giới, ngày
08/06/2018)
Bộ Chính trị
CSVN do Tổng Bí thư thân Tầu, ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, đã hối thúc thành
lập 3 Đặc khu tại phiên họp ngày 17-03-2017. Sau đó Kết luận số 21-TB/TW gồm 6
điểm được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ký tên ban hành ngày 22/03/2017
quy định “về các đề án xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn
(tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên
Giang)”.
Nguyên văn 3
điểm quan trọng gồm:
1-Đề án xây
dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là đề án lớn, có nhiều vấn đề mới
và khó, nhưng đã được trình bày cụ thể, rõ ràng, Bộ Chính trị đánh giá cao việc
chuẩn bị đề án. Đây là chủ trướng lớn của Đảng đã được thông qua nhiều kỳ đại
hội, do vậy cần quyết tâm triển khai thực hiện, làm từng bước vững chắc, vừa
làm vừa rút kinh nghiệm.
2-Đồng ý cho
thành lập ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh),
Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trực thuộc cấp
tỉnh, nhắm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượt trội, thu
hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến,
hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần
thúc đầy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước. Cơ
cấu, mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính – kinnh tế đặc biệt do Luật
Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt quy định.
3-Đồng ý
thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt ; giao Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên là đại diện
các bộ, ngành, các địa phương có đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và các
chuyên gia tham gia.
Nhưng Việt
Nam đã từng thất bại khi làm Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là “đặc khu” đầu tiên
ra đời năm 1979 nhằm phục vụ phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt.
Sau đó,
trong giai đoạn Đổi Mới thì Việt Nam lại ra đời các khu gọi là “kinh tế mở” ở
các tỉnh miền Trung như Dung Quất, Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng nhưng cũng vẫn
không tạo được sức đột phá cần thiết.
Cho đến nay,
theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Việt Nam:” Có 18 khu kinh tế ven
biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập.
Các khu kinh tế đã thu hút được 153 tỷ USD, chiếm 52% đăng ký đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 42%, xuất khẩu bằng 52%, thu
hút khoảng 3 triệu lao động; đồng thời, khi triển khai các dự án trong các khu
kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất cũng tạo điều kiện để quản lý tốt hơn về
môi trường và công nghệ.”
Tuy nhiên,
theo tài liệu phổ biến trên Internet thì: “Việc phát triển các khu kinh tế vẫn
còn một số hạn chế như ít có sự khác nhau giữa mục tiêu và hướng phát triển
ngành, thể chế đặt ra cho các khu khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất
chưa có nhiều vượt trội, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, nhiều đầu mối.”
Văn kiện này
kết luận:“Việt Nam hiện đã có nhiều khu kinh tế nhưng các đặc khu kinh tế vẫn
chưa thực sự được triển khai áp dụng đúng nghĩa, nơi mà các thể chế được mở
rộng, thông thoáng, nâng cấp cao hơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tối
ưu nhất cho đầu tư.
Để các đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt trở thành các vùng động lực tăng trưởng cho đất
nước, điều tiên quyết là phải có mô hình và cơ chế đột phá.”
LÝ DO CHỐNG
Nhưng người
dân và các chuyên gia kinh tế không nhìn cùng hướng với Bộ Chính trị. Họ yêu
cầu nhà nước phải rà soát lại các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất
xem làm ăn ra sao, xấu, tốt chỗ nào để trả lời cho người dân biết tại sao phải
có thêm 3 Đặc khu, mà lại ở 3 vị trí sống còn của đất nước ?
Dân cũng
muốn Bộ Chính trị trả lời tại sao: ” Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh
nghiệp Nhà nước cho thấy trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp đã gia
tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD) ?” (theo Zing.VN, ngày
28/05/2018)
Zing.VN viết
tiếp: "Theo báo cáo, tính đến 31/12/2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty
Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con,
492 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương.”
Các Doanh nghiệp
Nhà nước (DNNN) do các Bộ quản lý điều hành gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công thương,
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nộng nghiệp và Bộ Thông tin&Truyền thông (TTTT)
Ngoài ra dân
cũng thắc mắc tại sao Bộ Quốc phòng lại có riêng một Cục Kinh tế để “thực hiện
chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của
Quân đội nhân dân Việt Nam” ?
Theo tài
liệu chính thức thì Cục này được “ thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998” có
nhiệm vụ:
Chỉ đạo các
loại hình sản xuất kinh tế của Quân đội gồm: Các khu kinh tế quốc phòng, các
chương trình, mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo do Quân đội đảm nhiệm,
chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp và các đơn vị thường trực tham gia hoạt
động sản xuất kinh tế.
Nghiên cứu,
vận dụng các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế với
các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh tế trong Quân đội; tham gia xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Bộ Quốc phòng liên quan đến
công tác quản lý, chế độ chính sách, quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh tế của
Quân đội.
Phối hợp với
các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư
của Nhà nước, của các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước cho các khu kinh
tế quốc phòng, các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, các
hoạt động sản xuất kinh tế của các doanh nghệp trong Quân đội thuộc lĩnh vực
kinh tế.
Quản lý, chỉ
đạo xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh tế dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn và hàng năm của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, doanh nghiệp kinh
tế, phần nhiệm vụ làm kinh tế của các doanh nghiệp quốc phòng. Các chương trình
kinh tế xã hội tại các khu kinh tế quốc phòng, các kế hoạch xoá đói giảm nghèo
và tổng hợp kết quả làm kinh tế trong Quân đội hàng năm.
Quản lý và
chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại của Quân đội, hỗ trợ
các doanh nghiệp quân đội hội nhập kinh tế quốc tế.
Tham gia
quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên,
chưa bao giờ thấy Quốc hội hay Cơ quan thanh tra của đảng hoặc nhà nước công bố
việc thanh tra, hoặc giám sát việc làm ăn của Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng.
Công ty lớn
nhất của Quân đội Cộng sản Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân
đội, tên tiếng Anh là Viettel Group, thành lập năm 2004. Tính đến năm 2017,
tổng cộng có 70,000 nhân viên trong và ngoài nước. Trị giá tài sản là 11 tỷ
Dollars vào năm 2015, lợi tức hàng năm khoảng 2 tỷ Dollars.
LUẬT ĐẶC KHU
Cần nhắc lại
rằng, dự luật Đặc khu gồm 6 Chương, 85 Điều, nếu được thông qua sẽ có hiệu lực
từ ngày 01/01/2019. Nội dung Luật đã gây bất bình tại Quốc hội và trong người
dân trong và ngoài nước, nhất là giới trí thức và chuyên gia kinh tế, nhà khoa
học, cựu Đại biều Quốc hội và các cựu đảng viên cao cấp, vì Luật đã dành qúa
nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Rất nhiều
người đã quan ngại và quyết liệt chống nếu những ưu đãi về đất đai, đầu tư du lịch,
nhà ở, cửa biển, hải cảng, sân bay và kinh tế như quy hoạch trong dự luật, lọt
vào tay các nhà đầu tư Trung Cộng, những người lúc nào cũng nuôi tham vọng
chiếm cứ lãnh thổ Việt Nam như họ đã làm tại Bauxite Tây Nguyên và gang thép
Formosa Hà Tĩnh.
Riêng về
thuế và các dịch vụ tài chính, các ưu đãi đó bao gồm:”Miễn thuế thu nhập cá
nhân trong 5 năm và giảm một nửa trong các năm tiếp theo. Thậm chí, nếu là nhà
quản lý, nhà khoa học, hay chuyên gia được miễn thuế tới 10 năm đầu, nhưng
không quá 2030. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 9
năm tiếp theo. Nhà đầu tư được thuê đất tối đa 99 năm so với mức tối đa 70 năm
hiện tại.
Bên cạnh đó,
nhà đầu tư cũng được hưởng những ưu đãi thuế xuất nhập khẩu tại khu phi thuế
quan, được lưu hành tự do ngoại tệ và có thể làm visa ngay tại đơn vị hành
chính kinh tế đặc biệt.” (theo phân tích của VOV.VN, Đài Tiếng nói Việt Nam,
ngày 22/04/2018)
Điểm quan
trọng nhất gây bất bình trong nhân dân là, trong dự luật Đặc khu nguyên thủy
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã viết nguyên văn tại Khoản 1, Điều 32 nói về
“Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu:“Căn cứ vào quy mô, tính chất của
dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết
định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm;
trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm
do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Đó là lý do
tại sao đã có hàng chục ngàn người dân đủ mọi thành phần đã bất ngờ tự phát
biểu tình chống Đặc khu và Luật an ninh mạng (Quốc hội chấp thuận ngày
12/06/2018) từ Nam ra Bắc. Họ đã giương cao các các biểu ngữ cầm tay và băng
rôn (band-role) chống Đặc khu, chống Trung Quốc và thề không cho Trung Quốc
thuê đất, dù chỉ 1 ngày.
Các biểu ngữ
khác còn có nội dung:
“Get out,
China!”, “KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!”, “Cho thuê đất là bán nước!”…
-“Đả đảo
cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”.
- " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"
- " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"
-“Bài học từ
Formosa : Một ngày cũng không cho thuê đất.”
“Thà đất nước nghèo mà bình yên-Ham giàu mà mất nước.”
“Thà đất nước nghèo mà bình yên-Ham giàu mà mất nước.”
-“Vì độc
lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
Đây là lần
đầu tiên trong 43 năm, hàng ngàn người dân đã tràn ngập nhiều ngả đường phố
suốt ngày và đêm 10/06/2018 tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình
Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và nhiều thành phố khác để chống Luật thành lập 3
Đặc khu Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc
(tỉnh Kiên Giang).
Trước ngày
dân biểu tình và trước sức ép của dư luận, Bộ Chính trị đảng CSVN đã họp đến 3
giờ sáng ngày 09/6/2018 để quyết định lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu đến
kỳ họp 6 của Quốc hội vào tháng 10/2018.
Sau đó, Quốc
hội đã đồng ý với đề nghị của Chính phủ không quy định trường hợp đặc biệt thời
hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không
quá 99 năm.
Lý do dân
chống vì ai cũng lo ngại Luật này sẽ mở đường cho Trung Quốc vào cướp đất di
dân để chiếm đóng 3 vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng của Việt Nam:
-Vân Đồn
(Tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu
bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông
Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải
Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852
mét).
-Bắc Vân
Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng
quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của
Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc
Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số.
Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực
và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.
-Phú Quốc
(Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực
nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái
Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.
Theo tài liệu
của nhà nước CSVN thì:”Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế xuất hiện ngay từ
sau Đổi mới ra đời, và được văn bản hoá ở Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII
(1997), Văn kiện Đại hội X năm 2006. Đến năm 2017, trên cơ sở Thông báo kết
luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, Dự án Luật Đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt, được chuẩn bị từ năm 2014 mới chính thức được Chính phủ
trình ra Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV (tháng 10-11/2017).”
Như vậy, sau
khi bị nhân dân phản đối để phải lùi thêm từ kỳ họp 5 tháng 6/2018 đến kỳ họp 6
tháng 10/2018 rồi bây giờ Thường vụ Quốc hội lại bỏ lửng cho đến cuối năm thì
Luật Đặc khu không chết cũng ngấp ngoái.
Phạm Trần
(08/018)
(08/018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét