‘Luật bán nước’ chính là một minh chứng hùng hồn về
quan điểm quên dân và gạt dân. Dù đã được âm thầm chuẩn bị trong nội bộ đảng
cầm quyền từ vài năm trước, nhưng chỉ đến sát kỳ họp Quốc hội tháng 5 - 6 năm
2018, ‘luật bán nước’ mới được công bố một cách chính thức như đặt sự đã rồi.
Còn trước đó, đã không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ
mang tính mị dân, nhắm đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về
dự luật đặc khu. Và càng tuyệt đối không có bất kỳ ý tưởng nào của chính quyền
về ‘trưng cần dân ý’ đối với dự luật gắn liền với cơ thể chủ quyền lãnh thổ
này – P.C.D.
Sự vận động nội tại để cho một đảng rơi hẳn cái mặt nạ
chính danh xuống đất chính là thời điểm mà những nhân vật chóp bu trên sân khấu
ngang nhiên đem lãnh thổ của dân ra bán chác. Thời điểm ấy đã được chuẩn bị dần
dà từ trong bóng tối lâu nay nhưng đã lộ diện trắng trợn với “luật bán nướ c”
này. Thôi thì đủ mọi bộ mặt mà xưa kia Vũ Trọng Phụng đã vẽ ra trong kiệt
tác Số đỏ của mình, nay tái hiện gần như đầy đủ, mà cụ cố Hồng thì
“bị nó lừa” là rõ rồi. Cụ làm sao điều khiển nổi cả một đám đang nhâu nhâu
quanh bàn tiệc sốt đất, từ mụ Phó Đoan đến Me xừ Xuân… vốn đã, đang tuột ra
khỏi bàn tay nhăn nheo của cụ. Có lẽ đây cũng là những pha gay cấn chót trong
một vở kịch sắp hạ màn.
Để rồi xem.
Bauxite Việt Nam
|
Biểu tình chống Luật Đặc
Khu.
Sự kiện bản dự luật Đặc khu - đối tượng đã tạo địa chấn biểu
tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam - vừa bị Ủy ban Thường
vụ quốc hội ‘quyết’ không mang ra bàn tại kỳ họp Quốc hội tháng Mười năm 2018 mà
để ‘lùi lại’ nhưng không xác định thời hạn, khiến người ta nhớ lại mẩu
chuyện dưới đây.
Vào đầu tháng Bảy năm 2018,
tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ (một
tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng
trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Tổng bí thư Trọng
có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.
Tuy thật khó hoặc không thể kiểm chứng về tính xác thực của
mẩu chuyện dân gian truyền miệng trên, nhưng việc một số người dân và cựu quan
chức ở Hà Nội xì xào về nó lại có vẻ phần nào logic với cách đánh giá của một bộ
phận trong giới quan sát chính trị về quan điểm Nguyễn Phú Trọng - luật Đặc
khu: không phải là tác giả nguyên thủy của dự luật này như những Phạm Minh Chính
thời còn là bí thư Quảng Ninh và Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nhiệt tình ủng hộ
dự thảo của Phạm Minh Chính vào thời đó, cũng không bị dư luận nổi lên nhiều đồn
đoán về việc ‘đã gom đất đặc khu giá thấp’ như một số quan chức cao cấp để chờ
khi thông qua luật Đặc khu thì sẽ ‘xả hàng’ với giá cao ngất, là nhân vật tỏ ra
có thái độ nước đôi đối với luật Đặc khu chứ không hẳn cắm đầu lao vào nó - với
một biểu hiện là cách nói hàng hai về dự luật này trong một cuộc tiếp xúc cử
tri Hà Nội vào cuối tháng Sáu năm 2018, ông Trọng có vẻ chưa dứt khoát trong
quyết định về việc luật Đặc khu có được thông qua hay không, hoặc ít nhất dự luật
này có được đưa ra Quốc hội để thảo luật thêm một lần nữa hay không.
Trong khi đó, nếu mẩu chuyện dân gian trên là có cơ sở, người
dân sẽ rất tò mò và cũng rất hào hứng để biết được ‘nó’ là ai, và đã ‘lừa mình’
là lừa cái gì và lừa theo thủ đoạn nào và ngoạn mục như thế nào.
‘Nó’ là ai?
Nếu ngay sau cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm
2018, Quốc hội đã phải bàn lùi luật Đặc khu nhưng có thời hạn lùi đến kỳ họp tháng
Mười cùng năm, thì giờ đây, vụ Ủy ban Thường vụ quốc hội - cơ quan đã từng được
Tổng bí thư Trọng quán triệt ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp’ vào năm
2013 - phải bàn lùi luật Đặc khu mà chưa thể ‘chốt’ thời hạn đưa ra bàn hay thông
qua là năm 2019 hay năm nào sau đó, đã cho thấy ít nhất một kết luận: bất chấp
phong trào người dân, trí thức và cả nội bộ trong đảng phản ứng dữ dội về nhiều
điều khoản rất bất lợi trong dự thảo luật này, cho tới nay dự thảo luật Đặc khu
có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được
gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó và vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định
chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99 năm’ hoặc gần như thế; ‘kiến tạo’ những điều
kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc
biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu được chính
thức thông qua; vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người
di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về ‘quốc
tế’; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu,
nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ
Trung Quốc đổ vào; và vẫn không có quy định chặt chẽ để loại trừ tương lai một
số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết
- nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ
khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại
không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước
ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho Chính
phủ…
Kể từ sau cuộc biểu tình khổng lồ phản đối luật Đặc khu vào
ngày Mười tháng Sáu, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải chịu tư thế một đầu lĩnh đảng
không còn thể chỉ đạo đường lối chung chung như trước đây, mà chắc chắn ông ta
sẽ ít nhất phải ghé mắt xem Trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính thâm
trầm, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân diêm dúa và cả những cơ quan liên
quan trong Chính phủ ‘kiến tạo, hành động’ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ‘chỉnh
sửa’ dự luật Đặc khu ra sao.
Và dường như ông Trọng không hài lòng với bản sửa trên. ‘Sửa’
như thế thì chỉ có nước lại kích động biểu tình, kích động phản ứng nội bộ và càng
khiến không chỉ nhóm tác giả của ‘luật bán nước’ mà cả ông Trọng cũng bị dân
coi là ‘tội đồ dân tộc’…
Trong thực tế, Nguyễn Phú Trọng đang không chỉ điên đầu với
công cuộc ‘đốt lò’ đụng tới ai cũng dính chàm, mà còn phải căng mình để đối phó
với không ít âm mưu ‘lật đổ’ có thể tồn tại ngay trong nội bộ đảng.
Cựu thần và Tổng Trọng
Sau cuộc biểu tình ngày Mười tháng Sáu, một quan chức quốc hội
là Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã viện dẫn nguồn cơn dẫn đến việc
Quốc hội phải bỏ phiếu lùi luật Đặc khu: “đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa
có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột
phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều
diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên
gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau”.
Trong thực tế, hầu như không có bằng chứng nào cho thấy Quốc
hội và Chính phủ đã quan tâm hoặc hỏi ý kiến cử tri trong khoảng thời gian từ năm
2014 khi Bí thư Quảng Ninh Phạm Minh Chính tiếp cố vấn Đào Nhất Đào của Tập Cận
Bình về kinh tế và bàn rất chi tiết về tương lai của đặc khu Vân Đồn nằm sát biên
giới Trung Quốc, thậm chí ông Chính còn chủ động đưa vào dự thảo luật Đặc khu
quy định cho nước ngoài thuê đất đến 120 năm…, đến tháng Năm năm 2018 là thời điểm
hiện hình ‘Bộ Chính trị đã kết luận rồi…’ - một phát ngôn đầy tính áp đặt và cũng
là một tiểu xảo chính trị như một cách nói để không cho ai nói khác với đảng, của
Nguyễn Thị Kim Ngân - mang danh là người đứng đầu cơ quan dân cử cao nhất quốc
gia...
Cũng trong khoảng thời gian trên, đã không có bất kỳ chủ trương
nào về ‘sẽ lấy ý kiến cử tri và nhân dân về luật Đặc khu’ như cách nói của Thủ
tướng Phúc - chỉ lộ ra sau khi dự luật này bị người dân gọi đích danh là ‘luật
bán nước’ và phát sinh biểu tình khổng lồ từ Bắc chí Nam.
Vậy còn vai trò của giới ‘cán bộ lão thành’ mà Chủ nhiệm Uỷ
ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề cập thì sao?
Từ trước khi dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương nghị bàn,
một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có những phản ứng
nhất định. Còn sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu của dân chúng
và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước đôi chứ không thể
ủng hộ tuyệt đối ‘luật bán nước’ theo cách mà những Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị
Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai lên tiếng phản đối
dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn sự phản ứng này,
được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng Sáu, đã tạo nên một
sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến ‘luật bán nước’ phải chùn tay mà
chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi khiêu khích toàn dân.
Đã quá rõ rằng hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu
và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã tác động
không nhỏ đến giới cách mạng lão thành và cựu thần, tạo nên những phản ứng nội
bộ với mức độ đủ lớn để đảng cầm quyền, Chính phủ và một Quốc hội ‘đầu sai của đảng’
phải lùi thông qua dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, và cho đến nay phải tìm
cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ một phong trào biểu tình
khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà
không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
‘Xin ý kiến nhân dân’ như thế nào?
Một nguy cơ rất hiển hiện đối với chế độ cầm quyền là nếu các
nhóm lợi ích trong nội bộ đảng - với tư chất cố đấm ăn xôi - vẫn bằng mọi cách ‘đi
đêm’ để thông qua luật Đặc khu, sẽ khiến làn sóng biểu tình chống ‘luật bán nước’
này trong dân chúng tiếp tục diễn ra sôi sục hơn, có thể biến thành một phong
trào rất lớn trên mạng xã hội và cả trên đường phố trong nửa cuối năm 2018 và cả
những năm sau.
Phong trào biểu tình phản đối luật Đặc khu lại diễn ra trong
khung cảnh bức tranh xung đột của các phe phái chính trị trong nội bộ đảng ngày
càng quyết liệt và đậm gam màu sắc máu. Những thuyết âm mưu về ‘lợi dụng dân chúng
để biểu tình’ và ‘dùng quân đội chống biểu tình’ có thể tiếp tục được hiện thực
hóa và kéo dài, tiếp thêm một ngòi nổ cho trái bom khủng hoảng chực chờ ngay
trong lòng đảng.
Vậy sau thái độ lấp ló của Thủ tướng Phúc về ‘sẽ xin ý kiến
nhân dân về luật Đặc khu’, thực tế triển khai sẽ ra sao?
‘Luật bán nước’ chính là một minh chứng hùng hồn về quan điểm
quên dân và gạt dân. Dù đã được âm thầm chuẩn bị trong nội bộ đảng cầm quyền từ
vài năm trước, nhưng chỉ đến sát kỳ họp Quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, ‘luật bán
nước’ mới được công bố một cách chính thức như đặt sự đã rồi. Còn trước đó, đã
không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ mang tính mị dân, nhắm
đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về dự luật đặc khu. Và càng
tuyệt đối không có bất kỳ ý tưởng nào của chính quyền về ‘trưng cần dân ý’ đối
với dự luật gắn liền với cơ thể chủ quyền lãnh thổ này.
Còn nhân dân thì làm sao quên được một sự thật quá sức trần
trụi: một trong những quyền dân đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 là ‘trưng
cầu dân ý’ vẫn chưa hề được luật hóa cho đến tận giờ đây.
P.C.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét