Năm 2011, trong một báo
cáo gửi đến Thủ tướng bấy giờ, hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc
gia chính thức thông báo “có nhiều vết nứt tại đập không tràn bờ của công trình
thủy điện Sơn La”. Những vết nứt này xuất hiện tại cả hai đập không tràn bên bờ
trái lẫn bờ phải. Thông tin kể trên làm dư luận rúng động và có vẻ những
cảnh báo vài năm trước đó về một “đại thảm họa”, có nguồn gốc từ Thủy điện Sơn
La, sẽ đến sớm hơn dự kiến…
Đập
Thủy điện: Cấm bàn lui – ngu muội lại ngông cuồng
Năm 1999, Tập Ðoàn Ðiện
Lực Việt Nam (EVN) bắt đầu tiến hành khảo sát để lập dự án xây dựng công trình
thủy điện Sơn La. Thủy điện Sơn La là một phần trong hệ thống thủy điện bậc
thang trên sông Ðà. Trước đó, người ta từng cho chặn đoạn giữa của sông Ðà để
làm dự án thủy điện Hòa Bình. Với dự án thủy điện Sơn La, sông Ðà sẽ bị chặn
thêm một lần nữa ở đoạn phía trên thủy điện Hòa Bình để lập nhà máy thủy điện
Sơn La.
=Chỉ xả lũ mà sức nước đã khủng khiếp thế này, nếu đập Sơn La bị
vỡ thì hậu quả khủng khiếp thế nào?
Khi dự án được đệ trình,
trên giấy tờ, thủy điện Sơn La trở thành nhà máy thủy điện
lớn nhất Ðông Nam Áthời điểm đó (hồ chứa nước có diện tích 224 km2, dung tích 9.26
tỉ khối nước, công suất 2 400 MW, sản lượng điện 9.429 tỉ kWh/năm, tổng vốn đầu
tư là 42,476 tỉ đồng – khoảng 2.5 tỉ USD). Ðể thực hiện công trình khổng lồ đó,
sẽ có 19.669 gia đình, với trên 100.000 dân, cư trú tại ba tỉnh Sơn La, Lai
Châu, Ðiện Biên (đa số là người thiểu số) bị buộc phải chuyển đi nơi khác.
Dù được quảng bá rằng sẽ
tăng thêm nguồn điện, giảm lũ trong mùa mưa, cấp thêm nước cho đồng bằng sông
Hồng trong mùa khô nhưng dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La tạo ra
nhiều âu lo hơn là sự vui mừng.
Kể từ khi dự án xây dựng
công trình thủy điện Sơn La được công bố, giới khoa học trong và ngoài nước đã
cùng lên tiếng cảnh báo liên tục về một đại thảm họa, tác động nghiêm trọng tới
kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như tương lai Việt Nam để kêu gọi chính quyền
ngăn chặn một hiểm họa cho dân tộc…
Theo các chuyên
gia, Sơn La nằm trong khu vực có thể bị động đất rất mạnh. Ngoài động đất trong tự
nhiên, các hồ chứa nước lớn còn là nguyên nhân tạo ra những cơn địa chấn khi
chúng bắt đầu tích nước (trường hợp đập Kremasta ở Hy Lạp năm 1966, đập Koyna ở
Ấn Ðộ năm 1967,…). Song hành với động đất, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La
còn bị đe dọa bởi những trận lũ bất thường, khó dự đoán. Bên cạnh đó, hồ chứa
nước của thủy điện Sơn La còn tạo ra vô số tác động bất lợi đến môi trường:
thay đổi về vi khí hậu, hệ động vật, hệ thực vật, đất bị trượt, vận tải chất
rắn, suy giảm chất lượng nước, bệnh sốt rét, bệnh Bilharziose (tên một bác sĩ
người Ðức, đã khám phá loại vi trùng độc hại này ở các hồ chứa nước). Chưa kể
cuộc sống, sinh hoạt của hàng trăm ngàn người sẽ bị xáo trộn hoàn toàn.
Trong bối cảnh, đa số các
trung tâm đông dân cư ở vùng châu thổ sông Hồng đều nằm dưới mực nước lũ, do
rừng đã mất, biến đổi khí hậu khiến mưa bão càng ngày càng nhiều và càng lớn,
Sơn La lại là vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất Việt Nam (giới chuyên
môn xác định có sáu nếp gấp địa chất chính, có thể phát sinh động đất, ảnh
hưởng đến công trình thủy điện Sơn La: đứt gãy sông Hồng, Lai Châu-Ðiện Biên,
Sơn La, sông Mã-Pu Mây Tun, sông Ðà, Phong Thổ-Nậm Pìa, theo kết quả đo đạc thì
từ năm 1990 đến năm 2003, trên khu vực có bán kính 200km quanh công trình thủy
điện Sơn La đã xảy ra 1,089 vụ động đất, trong sáu nếp gấp vừa kể, nếp gấp
Phong Thổ-Nậm Pìa chỉ cách đập chính của thủy điện điện Sơn La 5 cây số và trên
thực tế, những địa chất ở nếp gấp này đã từng gây ra những trận động đất mạnh
đến 5 độ Richter), nên đập thủy điện Sơn La rất dễ vỡ, nếu đập thủy điện Sơn La
vỡ, đập thủy điện Hòa Bình cũng sẽ vỡ theo và như thế hồ chứa nước của thủy
điện Sơn La thực sự là một “đại thảm họa”, treo lơ lửng trên đầu châu thổ sông
Hồng…
Ðáng
lưu ý không kém là việc xây dựng thủy điện Sơn La còn kéo theo vô số hệ lụy về
mặt chính trị và quân sự trong tương quan mối quan hệ Việt-Trung.
Trung Quốc đã và đang xây
dựng nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Khi toàn bộ các đập nước
của Trung Quốc hoàn tất, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ đối diện với một thảm
họa về môi sinh, theo sau đó là những thảm họa về kinh tế và xã hội. Các chuyên
gia thắc mắc, trong tình thế ấy, tại sao Việt Nam vẫn tiếp tục ngửa tay vay
tiền Trung Quốc với lãi suất ưu đãi để xây dựng thủy điện Sơn La (?). Ðiều này
đồng nghĩa với việc ta không thể phản đối Trung Quốc hay tham gia phản đối
Trung Quốc “giết sông Mekong”.
Khi dự án thủy điện Sơn
La được công bố, Bộ Quốc Phòng từng đòi Bộ Kế Hoạch – Ðầu Tư phải “chừa” lại
tỉnh lộ 12 và thị xã Lai Châu, không để con đường và vị trí chiến lược này chìm
dưới nước. Tuy nhiên, khi dự án được phê duyệt, cả hai đều nằm trong khu vực bị
nước nhấn chìm. Không chỉ nhấn chìm những vị trí và đầu mối giao thông chiến
lược, vào lúc phê duyệt dự án thủy điện Sơn La, Việt Nam còn tự “hiến” cho
Trung Quốc một “quả bom nước” khổng lồ, nằm cách biên giới Việt-Trung đúng 16
cây số. Khi cần, Trung Quốc có thể kích nổ “quả bom nước” này và sức công phá
của 10 tỉ khối nước từ trên cao tràn xuống, chắc chắn không thua gì bom nguyên
tử.
Do 47% lưu vực sông Ðà
nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao Việt Nam từng gửi công hàm, đề
nghị Trung Quốc trả lời về quy hoạch khai thác nguồn nước sông Ðà nhưng Trung
Quốc không trả lời…
Trong một cuộc họp Quốc
Hội diễn ra vào năm 2005 để “bàn về dự án thủy điện Sơn La”, một đại biểu quốc
hội đồng thời là sĩ quan quân đội lo ngại: “Nếu đập Sơn La vỡ, một chiếc xe
tăng 4 tấn ở Sơn Tây có thể bị thổi… bay như một chiếc lá”. Còn các chuyên gia
khác ước tính: “Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị
chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến… 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt
mạng…” (con số thống kê năm 2005)
Bất chấp các phân tích
thiệt-hơn, cũng như những cảnh báo về “đại thảm họa”, Việt Nam vẫn thực hiện
thủy điện Sơn La. Thậm chí, tại một kỳ họp Quốc hội hồi cuối năm 2005, nguyên
Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó còn chỉ mặt những đại biểu Quốc Hội dám nêu thắc
mắc rồi nạt: “Không được bàn lùi!”
Ngày 2 tháng 12 năm 2005,
công trình thủy điện Sơn La chính thức khởi công tại xã Ít Ong, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La. Việc chặn dòng sông Ðà bắt đầu…
Ðại
thảm họa là điều khó tránh
Chiều 12 tháng 5 năm
2008, một trận động đất 8 độ richter (theo nghiên cứu địa chất của Hoa Kỳ,
cường độ này tương đương 1.01 tỉ tấn chất nổ TNT), xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung
Quốc đã gây thiệt hại nặng nề cho 44 huyện, trên diện tích 65,000 km2. Trận
động đất đã khiến khoảng 80,000 người thiệt mạng, hơn 10 triệu người trở thành
vô gia cư…
Giới nghiên cứu khoa học
ở Trung Quốc và trên thế giới đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh, hồ chứa nước
Tử Bình Phô (Zipingpu) ở Tứ Xuyên có thể là nguyên nhân chính dẫn đến đại thảm
họa đó.
Ðập Tử Bình Phô (cao
156m, trọng lượng của hồ chứa nước Tử Bình Phô lên đến 315 triệu tấn) nằm cách
đường nứt gãy, gây ra địa chấn vỏn vẹn 550m.
Ông Phạm Hiểu (Fan Xiao),
trưởng nhóm kỹ sư của Cục Ðịa Chất và Khoáng Sản Tứ Xuyên, cho rằng, có thể
trọng lượng khổng lồ của hồ chứa nước Tử Bình Phô đã làm đường nứt gãy mong
manh hơn, ảnh hưởng đến thời điểm xảy ra động đất và cường độ của nó. Dù động
đất không phải là chuyện hiếm ở Tứ Xuyên nhưng theo ông Phạm Hiểu: “Ðịa
chấn có cường độ mạnh đến thế chưa từng xuất hiện trong cả ngàn năm qua. Ðộng
đất sẽ xảy ra khi không có đập nhưng con đập có thể đã thay đổi thời điểm và
cường độ địa chấn khiến nó trở nên mạnh hơn rất nhiều”.
Tháng 1 năm 2009, báo chí
Trung Quốc đăng tải một nghiên cứu, kết luận đập Tử
Bình Phô thật sự đã tạo ra các rung động địa chấn trong khu vực.
`Giới khoa học cho biết
phần lớn các trận động đất tại Trung Quốc là kết quả của việc kiến tạo địa tầng
Ấn Ðộ di chuyển về phía Bắc va vào địa tầng Âu – Á. Ðường nứt gãy gây động đất
ở Tứ Xuyên là đường ranh giới chủ chốt giữa lòng chảo Tứ Xuyên và cao nguyên
Tây Tạng. Ông David Schwartz, một nhà địa chất làm việc tại Cơ quan Nghiên cứu
địa chất Mỹ (USGS) nhận xét: “Nếu được xây ở Mỹ, con đập đó không thể gần một
đường nứt gãy đang hoạt động đến thế”.
Ða số chuyên gia cùng tin
rằng hồ chứa nước Tử Bình Phô là yếu tố khiến đại thảm họa diễn ra sớm hơn dự
kiến. Ông Christian Klose, một nhà địa chất làm việc tại Ðại Học Columbia (Hoa
Kỳ) ước tính: “Ðập Tử Bình Phô tạo ra áp lực cao gấp 25 lần
so với áp lực đường nứt gãy tích tụ trong một năm, dù rất nhỏ so với áp lực tự
nhiên tích tụ trong hàng ngàn năm nhưng áp lực phụ do con đập tạo ra có thể là
đủ để trận động đất xảy ra sớm hơn hàng chục năm so với ‘thời biểu’ tự nhiên”. Ông David Schwartz ví
von: “Nó giống như một tòa lâu đài trên cát rung chuyển trong gió
mạnh, bạn chạm rất nhẹ vào nó và nó sụp đổ”.
Trong vài thập niên vừa
qua, chính quyền Trung Quốc liên tục cho xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn để
phục vụ các nhà máy thủy điện, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về điện năng,
giảm lũ lụt. Giới khoa học trong và ngoài Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về
việc xây dựng các con đập khổng lồ có thể tác hại nghiêm trọng đến cấu trúc tự
nhiên của các con sông, dẫn đến những thảm họa sinh thái và cũng giống như
chính quyền Việt Nam, giới cầm quyền Trung Quốc đã phớt lờ tất cả những khuyến
cáo này.
Sau trận động đất 8 độ
richter xảy ra hôm 12 tháng 5 năm 2008, ngày 30 tháng 8 năm 2008, một trận động
đất 6.1 độ richter xảy ra tại thành phố Phán Chi Hoa, cũng thuộc tỉnh Tứ Xuyên,
Trung Quốc, làm chết thêm khoảng 30 người, làm bị thương thêm khoảng 360 người,
phá hủy 180,000 ngôi nhà và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của 600,000 dân
ở hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
Vào lúc này, đập Tam
Hiệp, dự án
thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng để phát điện và ngăn lũ trên sông
Dương Tử đã gây ra vô số vấn nạn đau đầu cho chính quyền Trung Quốc. Nguy cơ vỡ
các đập nước do tác động của động đất đang đe dọa dân chúng ở quốc gia này.
Chính quyền Trung Quốc thú nhận, Trung Quốc đã và đang có 400 đập nước hoặc đã
bị phá hủy hoặc có thể vỡ vì trở thành rất yếu sau nhiều vụ động đất lớn, nhỏ.
Nhìn lại Việt Nam, thủy
điện Sơn La cũng đang tạo ra hàng loạt vấn nạn tương tự. Thậm chí, thời gian
xây dựng thủy điện Sơn La đã được rút ngắn từ 10 năm (2005 – 2015) theo dự kiến
xuống còn 7 năm (2005 – 2012). Việc giảm gần 1/3 thời gian thi công một nhà máy
thủy điện có diện tích lưu vực khoảng 44,000 km2, diện tích vùng hồ khoảng 224
km2 không phải là thành tích. Nó chỉ tăng thêm nguy cơ vì việc kiểm tra đòi hỏi
phải chặt chẽ, việc giám sát tất cả các phản ứng của đập, bảo đảm chất lượng
công trình sẽ khó khăn hơn. Ðối với các hồ chứa nước, bảo đảm an toàn của đập
nước không phải chỉ đòi hỏi sự cẩn trọng trong nghiên cứu sơ khởi, tính toán,
thiết kế, xây cất chu đáo mà còn phải kiểm tra, tu bổ nghiêm khắc trong suốt
thời gian khai thác. Thế nhưng chính quyền Việt Nam không thèm bận tâm.
Trong vụ “xuất
hiện nhiều vết nứt tại đập không tràn bờ cả hai bên phải, trái của công trình
thủy điện Sơn La”, một
công ty có tên là Colenco, đảm trách vai trò tư vấn cho chủ đầu tư là EVN, đã
biện bạch rằng những vết nứt ấy… không đáng ngại. Hội đồng nghiệm thu các công
trình xây dựng quốc gia không tán thành lối biện bạch rằng. Trong báo cáo gửi
Thủ tướng, họ nhận định: “Những nhận định của Colenco về nguyên nhân nứt ở các
khối đổ và ảnh hưởng của các vết nứt đến an toàn chịu lực của đập chưa thuyết
phục. Ðể có biện pháp ngăn ngừa nứt cho các khối đổ tiếp theo cũng như biện
pháp xử lý vết nứt, yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn thiết kế tính toán, kiểm
tra, khảo sát đầy đủa về các thông số môi trường (nhiệt độ không khí, độ ẩm
tương đối, bức xạ nhiệt…), hồ sơ hoàn công các lớp đổ. Ngoài ra, phải kiểm tra
độ ổn định và độ bền của đập trong điều kiện vẫn tồn tại các vết nứt.”
Dù sự kiện này rất nghiêm
trọng nhưng chưa ai biết những vết nứt này có được “bỏ qua” hay không (?) Cung
cách quản lý, điều hành của ta vốn đầy những khiếm khuyết cả do thiếu hiểu
biết, thiếu khả năng lẫn bị chi phối bởi vô số gian ý. Vào ngày 10 tháng 2 năm
2009, khi đề cập đến thủy điện Sơn La, tờ Công An Nhân Dân cho biết: “Theo
Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, chương trình di dân khỏi lòng hồ thủy
điện Sơn La đang bộc lộ hàng loạt bất cập, không chỉ chậm chạp về tiến độ, mà
ngay cả những nơi đã tái định cư thành công, hàng ngàn gia đình vẫn đang phải
đối mặt với những khó khăn do cơ sở hạ tầng xuống cấp… Tỷ lệ gia đình đã được
di dời so với mục tiêu chung chỉ đạt khoảng 64.3%. Trong số 19,669 gia đình cần
phải di dời, mới có 12,650 gia đình được tái định cư.”
Tờ Công An Nhân Dân dẫn
lời ông Lê Văn Thành, phó văn phòng Ban Tái Ðịnh Cư Thủy Ðiện Sơn La, Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết: “Trong năm 2009, chính
phủ đã giao chỉ tiêu cho ba tỉnh Sơn La, Ðiện Biên, Lai Châu phải di dời và tái
định cư gấp 5,998 gia đình nhưng các tỉnh vẫn chưa lập được kế hoạch di dời”.
“Ðại thảm họa” Sơn La vẫn
hiện hữu. Hãy nhớ: “Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ
đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến… 60m và sẽ có khoảng 15
triệu người thiệt mạng…”. Thay vì vật nài xin hung thủ (Trung Quốc) nhân đạo xem lại
hoặc câm nín, nhẫn nhục chờ đợi hàng loạt “đại thảm họa” xảy ra… đã đến lúc
chúng ta lôi ra ánh sáng, buộc những kẻ tham nhũng, bán nước đang ngày ngày gặm
nhắm, tàn phá quốc gia, dân tộc chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời
nhanh chóng tìm biệm pháp đối phó với thảm họa trước khi quá trễ.
Nguồn:
Viet-Studies
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét