Nguyễn Ngọc Chu
Chapeau viết trong bài
viết của Phạm Chí Dũng:
***
Có thể tìm không mấy khó khăn những hình ảnh
sinh động về rất nhiều những chàng, nàng, không phải là Donkixot mà là
Xuân Tóc Đỏ của thời đại này, nhằm minh họa cho tiếng cười tiễn đưa
quá khứ trong bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng đăng trong cùng
cụm bài của ngày hôm nay (Xin xem đây).
Nhưng thôi, hãy chỉ lấy một vài ví dụ cũng đủ.
Mà hình ảnh trong bài viết của Phạm Chí Dũng dưới đây đem ra để minh hoạ xem
ra lại rất có ý vị, ở chỗ đằng sau sự chua xót của tiếng cười rổn rảng cất
lên từ các nhà cầm quyền chóp bu Việt Nam là một bức tranh ghê sợ của sự vỡ
nợ và xiết nợ hẳn không lâu nữa sẽ hiện ra, trong khi Quốc hội của Đảng Cộng
sản Việt Nam lại đang sắp diễn một màn kịch vô cùng náo nức của việc bỏ phiếu
cho đường sắt cao tốc Bắc Nam, mà phía ngoài Biển Đông kia, nơi bãi Tư Chính
thì tàu Trung Cộng lại cũng đang múa lượn những điệu khiêu vũ oái oăm khiến
rất nhiều người Việt chân chính phải cay nơi mắt. Đúng là cả một tấn bi hài
kịch tổng hợp đang phô trương sôi nổi trên khắp mọi phía mọi nơi của cái
giang sơn con Lạc cháu Hồng này.
Bauxite Việt Nam
|
Bà Phan Thị Hồng Xuân
dẫu sao cũng là “nữ nhi liễu yếu đào tơ”, không quá đáng trách. Đáng chê trách
là kẻ đã quy hoạch bà Xuân đứng vào hàng ngũ lãnh đạo. Đáng chê trách hơn nữa
là những đấng mày râu, quyền cao chức trọng hơn bà Xuân mà còn phát biểu ngô
nghê hơn cả bà Xuân.
AI ĐÃ QUY HOẠCH BÀ
PHAN THỊ HỒNG XUÂN VÀO HÀNG NGŨ LÃNH ĐẠO?
“Sáng kiến LU” của bà
Phan Thị Hồng Xuân chưa chết ai. Vì chưa được triển khai vào cuộc sống. Cái tai
hại lớn đã có rồi, là bà Xuân học dân tộc học mà lại dẫn dắt cả khoa Đô thị học
của trường Đại học KHXH &NV, và gieo rắc kiến thức què quặt của bà cho sinh
viên. Trình độ như bà Xuân mà lãnh đạo và giảng dạy thì thật là đại họa.
Vì bà Xuân mà chợt nhớ
ra điều khác.
KHÔNG NGHIÊN CỨU VẤN
ĐỀ CỦA NƯỚC MÌNH LẠI ĐI NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CỦA NƯỚC KHÁC
Đề tài nghiên cứu khoa
học phần lớn là không có giới hạn quốc gia – chẳng hạn như toán học. Và người
nước này vẫn có thể nghiên cứu về vấn đề của nước khác. Nhưng 2 trường hợp dưới
đây thì phải đặt dấu hỏi.
1. Ông Phùng Xuân Nhạ
đã làm Tiến sĩ nhờ vào Malaysia mà người Malysia không biết.
Năm 1999, ông Nhạ bảo
vệ Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế với luận án
có tên "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công
nghiệp hóa ở Malaysia" tại Viện Kinh tế thế giới, thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam.
Đúng ra "Vai trò
của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở
Malaysia" là của người Malaysia, thì phải là người Malaysia nghiên cứu và
đánh giá. Hà cớ chi người Việt Nam ở xa lắc xa lơ lại vơ lấy làm đề tài nghiên
cứu khoa học cho mình?
Lỡ rồi, nếu chí ít
cũng gửi cho các nhà khoa học Malaysia phản biện, thì cũng còn có chút khách
quan; đàng này mấy người Việt tự đánh giá, rồi tự phong cho nhau học vị Tiến
sĩ!
2. Nay đến lượt bà
Phan Thị Hồng Xuân theo bước ông Phùng Xuân Nhạ, cũng lấy đề tài Malaysia:
“Cộng đồng người nhập cư và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia” để làm
Luận án Tiến sĩ. Rõ ràng luận án của bà Xuân cũng không được giới khoa học
Malaysia phản biện. Nên vô ích cho Malaysia. Càng vô ích hơn cho Việt Nam.
Thiết
nghĩ bây giờ mà đem Luận án Tiến sĩ của ông Phùng Xuân Nhạ và bà Phan Thị Hồng
Xuân cho các nhà khoa học Malaysia đánh giá, thì sẽ là một scandal, với kết cục
muối mặt ê chề cho phía Việt Nam.
3. Sao không lấy đề
tài của nước mình mà phải lấy đề tài của nước khác? Ấy là để tránh kiểm chứng.
Ấy là vì không muốn có thước đo.
4. Không bàn về trình
độ chuyên môn của bà Xuân. Đề tài Luận án Tiến sĩ là do thầy hướng dẫn khoa học
quyết định. Từ đó để thấy nguyên nhân số 1 là lỗi ở các thầy hướng dẫn khoa
học. Còn có các nguyên do khác nữa, nhưng không phải là đối tượng thảo luận ở
đây. Mà chỉ muốn lưu ý rằng, những người như bà Xuân thì đừng tranh làm cán bộ.
Chức tước của bà Xuân song hành với quyền quyết định, thì sẽ cõng tai họa về
cho cộng đồng.
AI ĐÃ QUY HOẠCH VÔ SỐ
BÀ XUÂN TRONG HÀNG NGŨ LÃNH ĐẠO?
Chúng ta không chỉ có
một bà Phan Thị Hồng Xuân trong hàng ngũ lãnh đạo, mà có cả hàng ngàn người như
thế.
Bà Phan Thị Hồng Xuân
dẫu sao cũng là “nữ nhi liễu yếu đào tơ”, không quá đáng trách. Đáng chê trách
là kẻ đã quy hoạch bà Xuân đứng vào hàng ngũ lãnh đạo. Đáng chê trách hơn nữa
là những đấng mày râu, quyền cao chức trọng hơn bà Xuân mà còn phát biểu ngô
nghê hơn cả bà Xuân. Đừng yêu cầu phải viện dẫn ra đây, nếu không muốn cười đến
vỡ bụng.
Câu hỏi “Tại sao có vô
số ông bà như Phan Thị Hồng Xuân trong hàng ngũ lãnh đạo”? – mới là điều day
dứt tê tái của mỗi chúng ta!
Hàng ngàn ông bà như
Phan Thị Hồng Xuân trong hàng ngũ lãnh đạo là hậu quả thảm hại của chính sách
quy hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ là phương thức chủ quan giáo điều, phi khoa
học, đi ngược với tự do cạnh tranh, nên không bao giờ chọn được người tài đích
thực.
Còn quy hoạch cán bộ
thì còn hàng ngàn ông bà như Phan Thị Hồng Xuân đua nhau kìm hãm trí tuệ và tàn
phá sinh lực Đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét