Tôi có
một kho chuyện hậu trường giới văn chương, của anh bạn như một người anh của
tôi gửi gắm. Tôi sẽ xin phép anh để kể cho các bạn ham tìm kiếm.
Hôm nay là hết phần ghi chép
của 3 người thư ký trong hội nghị BCH đảng đoàn Hội Nhà văn các ngày 17 - 18 và
22 tháng 11 năm 1980 các bạn nhé.
Kỳ cuối:
"Bùi
Hiển:
Khi nghe được đề cử ra làm thường trực, tôi có lo lắng vì nghĩ rằng chính anh N mới gỡ ra được những sự rối ren hiện nay. Tôi định công tác với các anh như làm một cái đinh ốc trong bộ máy chung. Nhưng hôm nay, anh N quay ngoắt 100%.
Tôi nhớ tháng 11 năm ngoái, anh đã tự phê bình mà không bị ai truy bức cả. Nhưng anh đã chấp hành nghị quyết tự kiểm điểm của Đảng đoàn như thế nào, tôi đã nói rồi. Bây giờ anh thế này, tôi cộng tác làm sao được?
Ngày mai tin này loan ra, sẽ bị phóng đại ra, anh N nghĩ về tác hại này như thế nào? Anh cố chấp. Người ta nói là anh “bất chấp”. Vô tình hay cố tình, anh làm hại cho sự nghiệp chung của chúng ta.
Khi nghe được đề cử ra làm thường trực, tôi có lo lắng vì nghĩ rằng chính anh N mới gỡ ra được những sự rối ren hiện nay. Tôi định công tác với các anh như làm một cái đinh ốc trong bộ máy chung. Nhưng hôm nay, anh N quay ngoắt 100%.
Tôi nhớ tháng 11 năm ngoái, anh đã tự phê bình mà không bị ai truy bức cả. Nhưng anh đã chấp hành nghị quyết tự kiểm điểm của Đảng đoàn như thế nào, tôi đã nói rồi. Bây giờ anh thế này, tôi cộng tác làm sao được?
Ngày mai tin này loan ra, sẽ bị phóng đại ra, anh N nghĩ về tác hại này như thế nào? Anh cố chấp. Người ta nói là anh “bất chấp”. Vô tình hay cố tình, anh làm hại cho sự nghiệp chung của chúng ta.
Đ/c
Nông Quốc Chấn:
Tôi không ngờ vấn đề lại nóng đến thế. Mấy hôm nay, tôi không dự họp, nhưng tôi thấy không nên quy khuyết điểm vừa qua vào một người. Tập thể phải chịu trách nhiệm.
Hiện nay văn học có 3 vấn đề cần chú ý:
1- Đánh giá văn học theo quan điểm xã hội học.
2- Muốn văn học chỉ nói đến cái gì đẹp.
3- Muốn xã hội có gì phải nói hết, nếu không nói là không trung thực.
Các vấn đề nói trên cần phải làm rõ mới giải quyết đến gốc tình hình hiện nay. Tất nhiên cá nhân đồng chí phụ trách cũng có trách nhiệm.
Tôi tưởng rằng nghị quyết trước của Đảng đoàn đã được thực hiện. Nếu còn có khuyết điểm thì đó không phải là khuyết điểm của toàn Đảng đoàn mà là của bộ phận chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện.
Đề nghị: mỗi đồng chí Đảng đoàn đều có tự phê bình về phần mình. Có những buổi họp quan trọng tôi không dự được, nên tôi cũng băn khoăn về trách nhiệm của mình.
Tôi không ngờ vấn đề lại nóng đến thế. Mấy hôm nay, tôi không dự họp, nhưng tôi thấy không nên quy khuyết điểm vừa qua vào một người. Tập thể phải chịu trách nhiệm.
Hiện nay văn học có 3 vấn đề cần chú ý:
1- Đánh giá văn học theo quan điểm xã hội học.
2- Muốn văn học chỉ nói đến cái gì đẹp.
3- Muốn xã hội có gì phải nói hết, nếu không nói là không trung thực.
Các vấn đề nói trên cần phải làm rõ mới giải quyết đến gốc tình hình hiện nay. Tất nhiên cá nhân đồng chí phụ trách cũng có trách nhiệm.
Tôi tưởng rằng nghị quyết trước của Đảng đoàn đã được thực hiện. Nếu còn có khuyết điểm thì đó không phải là khuyết điểm của toàn Đảng đoàn mà là của bộ phận chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện.
Đề nghị: mỗi đồng chí Đảng đoàn đều có tự phê bình về phần mình. Có những buổi họp quan trọng tôi không dự được, nên tôi cũng băn khoăn về trách nhiệm của mình.
Phải tập trung giải quyết quan điểm trong bài của H.N.H. Về anh H, tôi đã đề nghị cho anh H thôi nhưng Ban cán sự lại có những đồng chí có ý kiến khác tôi, mà tôi lại không làm công tác tổ chức.
Về nguyên tắc lề lối làm việc, phải thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Về tổ chức và cán bộ, nên để những người sáng tác thôi Đảng đoàn. Nhân sự cũ chưa sát, nên tính lại và nên coi đó là việc bình thường. Nhiều anh em nói anh N viết tốt nhưng làm quản lý thì không tốt. Đó là những ý kiến có thiện ý.
Hoàng
Trung Thông:
Có tình hình phức tạp trong văn học và trong tổ chức. Sau khi có bản đề dẫn, chúng ta đã họp, đã kiểm điểm. Anh N có nhận ra và đã tự phê bình. Đối với các bài của H.N.H, N.T, T.B.Đ, chúng tôi có phê phán. Viện Văn học có làm việc này.
Gần đây có xu hướng phủ nhận nền văn học của ta.
Anh N cơ bản là tốt, nhưng kiêu căng, bảo thủ, công thần, hay nghe những người như T.L, H.P, khi dựa vào trẻ, lúc lựa vào già. Trước kia anh N không thích Viện Văn học, không thích tôi. Trong cuộc họp ở Ban Tuyên huấn, anh đã chỉ trích tôi uống rượu.
Anh N thiếu kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, lại kiêu ngạo, bảo thủ chậm nhận ra sai lầm của mình. Tuy vậy, anh N là người tốt, anh là người lăn lưng ra làm ở Hội.
Có anh bắt đầu đụng đến là chuồn vào Sài Gòn – Chúng ta phê bình anh N là phải. Nhưng nghĩ đi phải nghĩ lại, vì đồng chí N có đủ tư cách để làm.
Anh N nói có sự vu cáo là không đúng, là bảo thủ. Với tư cách là uỷ viên Đảng đoàn, là uỷ viên Thường vụ Hội; tôi ủng hộ anh N làm việc.
Có tình hình phức tạp trong văn học và trong tổ chức. Sau khi có bản đề dẫn, chúng ta đã họp, đã kiểm điểm. Anh N có nhận ra và đã tự phê bình. Đối với các bài của H.N.H, N.T, T.B.Đ, chúng tôi có phê phán. Viện Văn học có làm việc này.
Gần đây có xu hướng phủ nhận nền văn học của ta.
Anh N cơ bản là tốt, nhưng kiêu căng, bảo thủ, công thần, hay nghe những người như T.L, H.P, khi dựa vào trẻ, lúc lựa vào già. Trước kia anh N không thích Viện Văn học, không thích tôi. Trong cuộc họp ở Ban Tuyên huấn, anh đã chỉ trích tôi uống rượu.
Anh N thiếu kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, lại kiêu ngạo, bảo thủ chậm nhận ra sai lầm của mình. Tuy vậy, anh N là người tốt, anh là người lăn lưng ra làm ở Hội.
Có anh bắt đầu đụng đến là chuồn vào Sài Gòn – Chúng ta phê bình anh N là phải. Nhưng nghĩ đi phải nghĩ lại, vì đồng chí N có đủ tư cách để làm.
Anh N nói có sự vu cáo là không đúng, là bảo thủ. Với tư cách là uỷ viên Đảng đoàn, là uỷ viên Thường vụ Hội; tôi ủng hộ anh N làm việc.
Chế Lan
Viên:
Anh N bảo Đảng đoàn ốp anh là anh vu cáo. Ai ốp anh? Năm ngoái, chính anh tự viết bản dự thảo, tự kiểm điểm của Đảng đoàn đấy chứ! Nhưng rồi bản nghị quyết của Đảng đoàn không được phổ biến đến các đồng chí Thường vụ, bị giấu đi – Anh T không trấn áp lệch lạc bên Viện Văn học nên bên đó mới nói lên vấn đề đòi cách chức ông H.X.T… Báo Văn nghệ không phê bình bài H.N.H nên báo Nhân dân phải phê bình. Hội Nhà văn không nghiêm. Đừng nói giới mình tốt, tốt sao có người chạy đi nước ngoài? Văn nghệ phải gõ, mở, đóng đúng lúc. Vấn đề đặt ra bây giờ là ba mũi chính: ý kiến của anh L, bản đề dẫn và bài của H.N.H. Bây giờ như vậy là anh trở lại vấn đề: anh hay anh T.H đúng? H.N.H đúng hay chúng ta đúng?
Trong mấy mươi năm, chưa bao giờ hình ảnh anh T.Hu bị tan vỡ như hai năm dưới cái Đảng đoàn này. Đây không phải vấn đề địch ta. Đây là vấn đề chân lý hay không chân lý. Do trong Đảng đoàn không rõ ràng nên vấn đề này kéo dài.
… Bài của anh H.N.H, sá gì mà tôi phải phê bình. Anh N nói mà không làm. Gần đây, bài viết của Vũ Quần Phương trên Báo Văn nghệ có ý không nhắc đến lớp chống Pháp. Lớp nhà thơ chống Pháp không có thơ chống Mỹ à? Anh mở đầu lớp trẻ là Duật và D bị “đánh”, kết thúc lớp trẻ là T.T, T.T cũng bị “đánh”. Những bài của N.T, L.N.Â, V.T.N là theo quan điểm của N thôi. Quan điểm này sẽ còn làm hại Đảng lâu. Anh N không làm việc được nữa dù có mác – xít 100%.
Hôm nọ, anh từ chối trả lời trước Đảng đoàn. Hôm nay, anh lại nói thế này. Tôi có cảm giác anh trẻ con. Mà để trẻ con làm cái việc nghiêm túc này là nguy hiểm.
Đề nghị Văn nghệ Quân đội kiểm điểm anh Nguyễn Chí Trung vì chính anh N.C.T đã góp phần gây rối thêm cho tình hình chung.
Tôi đề nghị anh N nên nghỉ ngay vì anh không đủ tỉnh táo để làm việc.
Anh N bảo Đảng đoàn ốp anh là anh vu cáo. Ai ốp anh? Năm ngoái, chính anh tự viết bản dự thảo, tự kiểm điểm của Đảng đoàn đấy chứ! Nhưng rồi bản nghị quyết của Đảng đoàn không được phổ biến đến các đồng chí Thường vụ, bị giấu đi – Anh T không trấn áp lệch lạc bên Viện Văn học nên bên đó mới nói lên vấn đề đòi cách chức ông H.X.T… Báo Văn nghệ không phê bình bài H.N.H nên báo Nhân dân phải phê bình. Hội Nhà văn không nghiêm. Đừng nói giới mình tốt, tốt sao có người chạy đi nước ngoài? Văn nghệ phải gõ, mở, đóng đúng lúc. Vấn đề đặt ra bây giờ là ba mũi chính: ý kiến của anh L, bản đề dẫn và bài của H.N.H. Bây giờ như vậy là anh trở lại vấn đề: anh hay anh T.H đúng? H.N.H đúng hay chúng ta đúng?
Trong mấy mươi năm, chưa bao giờ hình ảnh anh T.Hu bị tan vỡ như hai năm dưới cái Đảng đoàn này. Đây không phải vấn đề địch ta. Đây là vấn đề chân lý hay không chân lý. Do trong Đảng đoàn không rõ ràng nên vấn đề này kéo dài.
… Bài của anh H.N.H, sá gì mà tôi phải phê bình. Anh N nói mà không làm. Gần đây, bài viết của Vũ Quần Phương trên Báo Văn nghệ có ý không nhắc đến lớp chống Pháp. Lớp nhà thơ chống Pháp không có thơ chống Mỹ à? Anh mở đầu lớp trẻ là Duật và D bị “đánh”, kết thúc lớp trẻ là T.T, T.T cũng bị “đánh”. Những bài của N.T, L.N.Â, V.T.N là theo quan điểm của N thôi. Quan điểm này sẽ còn làm hại Đảng lâu. Anh N không làm việc được nữa dù có mác – xít 100%.
Hôm nọ, anh từ chối trả lời trước Đảng đoàn. Hôm nay, anh lại nói thế này. Tôi có cảm giác anh trẻ con. Mà để trẻ con làm cái việc nghiêm túc này là nguy hiểm.
Đề nghị Văn nghệ Quân đội kiểm điểm anh Nguyễn Chí Trung vì chính anh N.C.T đã góp phần gây rối thêm cho tình hình chung.
Tôi đề nghị anh N nên nghỉ ngay vì anh không đủ tỉnh táo để làm việc.
Tế
Hanh:
Sự phản cung vừa qua anh N là khinh anh em. Nếu cần, tôi sẽ làm thường trực thay anh. Có việc cần thì sẽ hỏi ý kiến anh Thi, anh Tô Hoài.
Anh N đã ngăn cản đăng bài phê phán bài H.N.H.
Anh N tham quyền, cố vị và cá nhân. Tư cách đạo đức đã kém như thế mà lập trường quan điểm cũng sai thì sẽ không làm được gì. Đảng đoàn đối lập với Tuyên huấn, với trên nhiều quá!
Theo tôi, anh N nên đi sáng tác. Tôi chống lại việc anh N làm thường trực.
Sự phản cung vừa qua anh N là khinh anh em. Nếu cần, tôi sẽ làm thường trực thay anh. Có việc cần thì sẽ hỏi ý kiến anh Thi, anh Tô Hoài.
Anh N đã ngăn cản đăng bài phê phán bài H.N.H.
Anh N tham quyền, cố vị và cá nhân. Tư cách đạo đức đã kém như thế mà lập trường quan điểm cũng sai thì sẽ không làm được gì. Đảng đoàn đối lập với Tuyên huấn, với trên nhiều quá!
Theo tôi, anh N nên đi sáng tác. Tôi chống lại việc anh N làm thường trực.
Huy
Cận:
Tôi vốn ủng hộ anh N.N làm bí thư. Nhưng mấy ngày nay dự họp, tôi thấy anh N.N luôn dao động. Trước thì anh tự phê bình, xin rút lui, nói thấm thía; nhưng bây giờ thì lại “phản cung”. Anh quằn quại với cái địa vị của mình quá.
Tôi là uỷ viên chấp hành được dự mấy ngày hôm nay, tôi thấy anh nên thôi.
Một Bí thư cần hai thứ: một là quan điểm lập trường vững vàng, hai là đoàn kết được anh em. Cả hai yêu cầu đó, anh đều không đủ tiêu chuẩn. Anh N.N nên tự lắng mình và nên xin thôi.
Anh em ở đây không ai ác với anh N, nhưng tình hình của Hội buộc anh em phải phát biểu như mấy hôm nay.
Tôi khuyên anh N.N nên đi sáng tác. Còn nếu anh còn tham, lên báo cáo với Trung ương thì cả tập thể này cũng báo cáo với Trung ương. Và tôi tin là Trung ương sẽ nghe tập thể này.
Tôi vốn ủng hộ anh N.N làm bí thư. Nhưng mấy ngày nay dự họp, tôi thấy anh N.N luôn dao động. Trước thì anh tự phê bình, xin rút lui, nói thấm thía; nhưng bây giờ thì lại “phản cung”. Anh quằn quại với cái địa vị của mình quá.
Tôi là uỷ viên chấp hành được dự mấy ngày hôm nay, tôi thấy anh nên thôi.
Một Bí thư cần hai thứ: một là quan điểm lập trường vững vàng, hai là đoàn kết được anh em. Cả hai yêu cầu đó, anh đều không đủ tiêu chuẩn. Anh N.N nên tự lắng mình và nên xin thôi.
Anh em ở đây không ai ác với anh N, nhưng tình hình của Hội buộc anh em phải phát biểu như mấy hôm nay.
Tôi khuyên anh N.N nên đi sáng tác. Còn nếu anh còn tham, lên báo cáo với Trung ương thì cả tập thể này cũng báo cáo với Trung ương. Và tôi tin là Trung ương sẽ nghe tập thể này.
Nguyễn Đình
Thi: (Tổng kết hội nghị).
Về tổ chức Đảng đoàn, ngay từ đầu tôi đã thấy không ổn rồi. Hồi đó, tôi có viết thư cho anh T.Đ, đề nghị anh Chính Hữu làm Bí thư, anh N.N nên làm phó một thời gian. Đến hội nghị đảng viên, anh N làm bản đề dẫn có nhiều sai sót, sơ hở, viết hấp tấp, không đưa ra bàn kỹ trong Đảng đoàn, cũng không đưa lên Ban Tuyên huấn duyệt. Việc triệu tập lại giao cho người ngoài làm danh sách! Khi có ý kiến phê bình của anh Lành, dư luận xôn xao mà Đảng đoàn cũng không chịu xem xét; cuối cùng Ban Tuyên huấn phải có ý kiến, Đảng đoàn mới họp để kiểm điểm. Vậy là mãi đến cuối tháng 11/1979 mới có nghị quyết, nhưng nghị quyết lại không được phổ biến trong anh em.
Đồng chí N duy trì nuôi dưỡng tư tưởng lệch lạc, có thủ đoạn chống đối lại ý kiến của Ban Tuyên huấn Trung ương. Về lề lối làm việc, anh dần dần kiêm nhiệm nhiều việc và ngày càng đơn độc, tự quyết định nhiều việc quan trọng, sai nguyên tắc, nên gây thắc mắc trong anh em.
Về anh N, anh N vẫn công nhận bản kiểm điểm của Đảng đoàn trước đây là đúng và mình không duy trì, nuôi dưỡng ý kiến lệch lạc.
Anh N vẫn giữ ý kiến xin thôi Bí thư và mọi công việc của Hội.
Về chương trình hành động, sau khi có bài anh T.Đ ở Tạp chí Cộng sản thì Báo Văn nghệ phải có một loại bài hưởng ứng. Thường vụ giao việc này cho anh Giang Nam.
Sắp tới phải làm công tác giải thích, đấu tranh về tư tưởng quan điểm ở trường và ở trong cơ quan Hội.
Thường vụ chúng ta đề nghị Trung ương có quyết định khẩn trương chấn chỉnh và củng cố các ban lãnh đạo các cơ quan Hội; Đảng đoàn, cơ quan Hội, báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Tác phẩm mới và trường.
Với danh nghĩa Tổng thư ký, tôi đề nghị Thường vụ vẫn giữ đồng chí N ở chức vụ Phó Tổng thư ký. Công việc trực ở Hội có các đồng chí trực, đồng chí N sẽ tập trung vào công tác Bí thư Đảng đoàn.
Về tổ chức Đảng đoàn, ngay từ đầu tôi đã thấy không ổn rồi. Hồi đó, tôi có viết thư cho anh T.Đ, đề nghị anh Chính Hữu làm Bí thư, anh N.N nên làm phó một thời gian. Đến hội nghị đảng viên, anh N làm bản đề dẫn có nhiều sai sót, sơ hở, viết hấp tấp, không đưa ra bàn kỹ trong Đảng đoàn, cũng không đưa lên Ban Tuyên huấn duyệt. Việc triệu tập lại giao cho người ngoài làm danh sách! Khi có ý kiến phê bình của anh Lành, dư luận xôn xao mà Đảng đoàn cũng không chịu xem xét; cuối cùng Ban Tuyên huấn phải có ý kiến, Đảng đoàn mới họp để kiểm điểm. Vậy là mãi đến cuối tháng 11/1979 mới có nghị quyết, nhưng nghị quyết lại không được phổ biến trong anh em.
Đồng chí N duy trì nuôi dưỡng tư tưởng lệch lạc, có thủ đoạn chống đối lại ý kiến của Ban Tuyên huấn Trung ương. Về lề lối làm việc, anh dần dần kiêm nhiệm nhiều việc và ngày càng đơn độc, tự quyết định nhiều việc quan trọng, sai nguyên tắc, nên gây thắc mắc trong anh em.
Về anh N, anh N vẫn công nhận bản kiểm điểm của Đảng đoàn trước đây là đúng và mình không duy trì, nuôi dưỡng ý kiến lệch lạc.
Anh N vẫn giữ ý kiến xin thôi Bí thư và mọi công việc của Hội.
Về chương trình hành động, sau khi có bài anh T.Đ ở Tạp chí Cộng sản thì Báo Văn nghệ phải có một loại bài hưởng ứng. Thường vụ giao việc này cho anh Giang Nam.
Sắp tới phải làm công tác giải thích, đấu tranh về tư tưởng quan điểm ở trường và ở trong cơ quan Hội.
Thường vụ chúng ta đề nghị Trung ương có quyết định khẩn trương chấn chỉnh và củng cố các ban lãnh đạo các cơ quan Hội; Đảng đoàn, cơ quan Hội, báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Tác phẩm mới và trường.
Với danh nghĩa Tổng thư ký, tôi đề nghị Thường vụ vẫn giữ đồng chí N ở chức vụ Phó Tổng thư ký. Công việc trực ở Hội có các đồng chí trực, đồng chí N sẽ tập trung vào công tác Bí thư Đảng đoàn.
Chế Lan
Viên:
Tôi đồng ý với ý kiến của đồng chí T.Đ về chương trình hành động sắp tới. Nhưng trước đây, anh Đ không rõ ràng trong vấn đề này nên vấn đề giải quyết chậm trễ quá. Đề nghị đồng chí N (thư ký anh T) về báo cáo lại với anh Sáu.
Tôi đồng ý với ý kiến của đồng chí T.Đ về chương trình hành động sắp tới. Nhưng trước đây, anh Đ không rõ ràng trong vấn đề này nên vấn đề giải quyết chậm trễ quá. Đề nghị đồng chí N (thư ký anh T) về báo cáo lại với anh Sáu.
Nông Quốc
Chấn:
Tôi đồng ý đồng chí N tiếp tục làm Phó Tổng thư ký, nhưng cần có một đồng chí khác trực để giải quyết công việc của Hội.
Tôi đồng ý đồng chí N tiếp tục làm Phó Tổng thư ký, nhưng cần có một đồng chí khác trực để giải quyết công việc của Hội.
Bùi
Hiển:
Khi đến họp, tôi có ý định nhận trực Hội, nhưng có anh T, anh N cùng làm. Tôi muốn anh N nhận ra sai lầm rồi cùng làm việc. Bây giờ anh N lại nói ngược lại cả, nên tôi rất công phẫn. Nhưng trong tình hình này, tôi đồng ý nhận trực để giải quyết công việc hàng ngày của Hội trong một tháng, trong khi chờ quyết định của trên và chờ họp Ban Chấp hành.
(Để kết thúc hội nghị, đồng chí N.Đ.T đã đọc dự thảo nghị quyết của hội nghị thuờng vụ mở rộng và các đồng chí đã phát biểu ý kiến về dự thảo nghị quyết./. Hội nghị cử ba đồng chí T, N, H viết lại nghị quyết và sẽ gửi đến các đồng chí Thường vụ. Sau một tuần, nếu không đồng chí nào thêm bớt ý kiến gì, thì dự thảo này sẽ được xem là nghị quyết chính thức và gửi đến các đồng chí thường vụ./.
Khi đến họp, tôi có ý định nhận trực Hội, nhưng có anh T, anh N cùng làm. Tôi muốn anh N nhận ra sai lầm rồi cùng làm việc. Bây giờ anh N lại nói ngược lại cả, nên tôi rất công phẫn. Nhưng trong tình hình này, tôi đồng ý nhận trực để giải quyết công việc hàng ngày của Hội trong một tháng, trong khi chờ quyết định của trên và chờ họp Ban Chấp hành.
(Để kết thúc hội nghị, đồng chí N.Đ.T đã đọc dự thảo nghị quyết của hội nghị thuờng vụ mở rộng và các đồng chí đã phát biểu ý kiến về dự thảo nghị quyết./. Hội nghị cử ba đồng chí T, N, H viết lại nghị quyết và sẽ gửi đến các đồng chí Thường vụ. Sau một tuần, nếu không đồng chí nào thêm bớt ý kiến gì, thì dự thảo này sẽ được xem là nghị quyết chính thức và gửi đến các đồng chí thường vụ./.
Hết
biên bản.
PS:
Sau những năm đổi mới, đất nước đã có nhiều thay đổi. Văn học cũng có nhiều
khởi sắc vận động theo xu hướng phát triển. Đổi mới và bảo thủ, cái cũ và cái
mới đấu tranh với nhau tạo nên không khí sôi động trong đội ngũ, trong sáng
tác. Ảnh hưởng của nó trong tư tưởng, tổ chức thì nhiều nhưng tác động đến sáng
tác nhất là những cách tân về mặt thi pháp và mỹ học chưa bao nhiêu. Đại hội
Nhà văn lần thứ ba (1983-1989) lần thứ tư (1989-1995) là những biểu hiện rõ
ràng nhất. Tuy về mặt tổ chức và bộ máy thì được củng cố hoàn thiện, vị trí xã
hội và đóng góp của nó là tích cực nhưng vai trò văn học vẫn mờ nhạt chưa có
nhiều cái hay cái đẹp như mong muốn, càng không có những đỉnh cao rực rỡ xứng
đáng với dân tộc. Trong các đại hội chưa đưa ra được những quyết sách để văn
học phát triển vẫn quẩn quanh với những vấn đề ngoài văn học, thâm chí phi văn
học. Liếc qua cái nhìn từ Đại hội Nhà văn ở một góc nhỏ, dăm bảy nhà văn chúng
tôi hôm ấy tụ hội ở nhà em gái nhà thơ tài hoa Nguyễn Duy, anh đã chủ xướng để
mấy anh em cùng một cách nhìn hoạ theo mỗi người vài câu. Tôi vẫn nhớ nó khá
hài hước và chạnh buồn vì chúng ta đang bàn về một việc nghiêm cẩn kia mà. Đây
là Đại hội toàn thể 396 hội viên cả nước đại diện cho gương mặt trí tuệ và một
phần hồn cốt của dân tộc phải đâu là cuộc dạo chơi cười cợt tại Hội trường Ba
Đình giữa thủ đô Hà Nội.
Ngẫm
nghĩ về chuyển ẩn sau những con chữ này, cay đắng đấy tuy vậy nó cũng vui và dí
dỏm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét