Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

VNTB- Tại sao Trần Bắc Hà bị giam tại nhà tù quân đội và ‘tự chết’?


Thường Sơn
(VNTB) - Ngày 18/7/2019, dư luận xã hội và đặc biệt là giới doanh gia ngân hàng một lần nữa dậy sóng bởi cái chết thình lình của Trần Bắc Hà - cựu chủ tịch Ngân hàng BIDV.


Trần Bắc Hà (thứ 2 từ phải sang) tại Đài Kính Thiên (còn gọi là Đàn tế trời đất) ở Bình Định
ẢNh: Văn Lưu
Vào tháng 11 năm 2018, Trần Bắc Hà được cho là đã bị mật vụ Việt Nam bắt tại Campuchia và sau đó đưa về Việt Nam. Vụ bắt này xảy ra chỉ hai tháng sau cái chết thình lình và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang - quan chức chủ tịch nước.
Cũng trong vụ bắt Trần Bắc Hà ở Campuchia, không có thông tin công khai nào về việc cơ quan điều tra quân đội đã tham gia, mà chỉ có Bộ Công an.
Tuy nhiên một bản tin của báo Tuổi Trẻ về cái chết của Trần Bắc Hà đã lần đầu tiên cho biết Hà chết trong khi đang ở trong trại giam quân đội tại Sóc Sơn.
Theo Bộ Luật tố tụng hình sự, vụ án Trần Bắc Hà là ngành công an thụ lý điều tra và theo đó Trần Bắc Hà phải bị giam tại trại tạm giam của Bộ Công an.
Vậy cánh quân đội có mối quan hệ ‘đặc biệt’ nào đối với vụ Trần Bắc Hà mà Hà phải bị tạm giam tại trại giam quân đội chứ không phải trại giam công an? Phải chăng vụ án Trần Bắc Hà không chỉ thuần túy từ những sai phạm kinh tế mà còn liên quan, hoặc liên đới rất sâu đến cả nội bộ đảng và nội bộ cao cấp bên quân đội? Hoặc thuộc loại án ‘an ninh quốc gia’ nhưng nằm trong tuyến phụ trách của Tổng cục 2 (Tổng cục tình báo quân đội) chứ không phải thuộc trách nhiệm của Bộ Công an?
Cái chết của Trần Bắc Hà cũng có vẻ đáng nghi vấn. Trong khi có báo nhà nước cho biết ông ta chết do cao huyết áp, thì có báo khác lược sử về căn bệnh gan của Trần Bắc Hà.
Trong khi đó, đã dậy lên dư luận về khả năng Trần Bắc Hà bị đầu độc nhằm mục đích ‘giết người diệt khẩu’

Trước khi và vào lúc bị bắt, Trần Bắc Hà được cho là nhân vật đầu mối của nhiều phi vụ mafia tài chính, là một trong những ‘tay hòm chìa khóa’ của ‘gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’, và còn là một tay trùm về ‘tổ chức nhân sự cấp trung ương’.
Những vết mờ xung quanh cái chết của Trần Bắc Hà lại khiến người ta nhớ lại cái chết đột ngột của cựu quan chức Vinalines là Dương Chí Dũng trong trại giam, vào năm 2016. Mặc dù sau nhiều tin đồn đoán về cái chết này, đã có một vài thanh minh ‘Dương Chí Dũng còn sống’ được đưa lên mạng xã hội, nhưng điều rất rõ ràng là cho tới nay chẳng có thông tin chính thức nào về việc Dương Chí Dũng còn hiện trên cõi đời.
Cũng giống như Trần Bắc Hà, Dương Chí Dũng đã bị bắt tại Campuchia - nhiều dư luận cho biết bởi cơ quan tình báo quân đội Việt Nam - vào năm 2012, sau đó đưa về nước quy án rồi sinh ra ‘tự chết’.
Nếu trước đây chỉ rất phổ biến rất nhiều vụ người dân thình lình ‘tự chết’ hoặc ‘tự treo cổ’ trong đồn công an - mà nguồn cơn thực chất rất bị nghi ngờ là do chính các công an viên tra tấn tàn bạo gây ra, thì nay dường như bóng dáng tử thần đã vươn lưỡi hái đến tận giới doanh nghiệp trong trại giam.
Vào những ngày này, khi giới doanh nghiệp và ngân hàng còn đang rúng động bởi những vụ bắt bớ quan chức doanh nghiệp, thì nay cái chết của Trần Bắc Hà càng khiến cho những kẻ chưa bị bắt không thể không ‘băn khoăn’ khi hình dung ra một ngày đẹp trời nào đó họ bị còng tay và bị đưa thẳng vào xà lim ẩm thấp mốc meo, nơi mà rủi ro luôn rình rập vào mọi giờ khắc, và cũng là nơi mà một sợi dây thừng đủ dài để tự chết theo đúng nghĩa đen là đáng giá ngàn vàng.
Link: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=429605974292504&id=100017293156492


VNTB- Tại sao Trần Bắc Hà bị giam tại nhà tù quân đội và ‘tự chết’?
Thường Sơn
(VNTB) - Ngày 18/7/2019, dư luận xã hội và đặc biệt là giới doanh gia ngân hàng một lần nữa dậy sóng bởi cái chết thình lình của Trần Bắc Hà - cựu chủ tịch Ngân hàng BIDV.
Trần Bắc Hà (thứ 2 từ phải sang) tại Đài Kính Thiên (còn gọi là Đàn tế trời đất) ở Bình Định
ẢNh: Văn Lưu
Vào tháng 11 năm 2018, Trần Bắc Hà được cho là đã bị mật vụ Việt Nam bắt tại Campuchia và sau đó đưa về Việt Nam. Vụ bắt này xảy ra chỉ hai tháng sau cái chết thình lình và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang - quan chức chủ tịch nước.
Cũng trong vụ bắt Trần Bắc Hà ở Campuchia, không có thông tin công khai nào về việc cơ quan điều tra quân đội đã tham gia, mà chỉ có Bộ Công an.
Tuy nhiên một bản tin của báo Tuổi Trẻ về cái chết của Trần Bắc Hà đã lần đầu tiên cho biết Hà chết trong khi đang ở trong trại giam quân đội tại Sóc Sơn.
Theo Bộ Luật tố tụng hình sự, vụ án Trần Bắc Hà là ngành công an thụ lý điều tra và theo đó Trần Bắc Hà phải bị giam tại trại tạm giam của Bộ Công an.
Vậy cánh quân đội có mối quan hệ ‘đặc biệt’ nào đối với vụ Trần Bắc Hà mà Hà phải bị tạm giam tại trại giam quân đội chứ không phải trại giam công an? Phải chăng vụ án Trần Bắc Hà không chỉ thuần túy từ những sai phạm kinh tế mà còn liên quan, hoặc liên đới rất sâu đến cả nội bộ đảng và nội bộ cao cấp bên quân đội? Hoặc thuộc loại án ‘an ninh quốc gia’ nhưng nằm trong tuyến phụ trách của Tổng cục 2 (Tổng cục tình báo quân đội) chứ không phải thuộc trách nhiệm của Bộ Công an?
Cái chết của Trần Bắc Hà cũng có vẻ đáng nghi vấn. Trong khi có báo nhà nước cho biết ông ta chết do cao huyết áp, thì có báo khác lược sử về căn bệnh gan của Trần Bắc Hà.
Trong khi đó, đã dậy lên dư luận về khả năng Trần Bắc Hà bị đầu độc nhằm mục đích ‘giết người diệt khẩu’…
Trước khi và vào lúc bị bắt, Trần Bắc Hà được cho là nhân vật đầu mối của nhiều phi vụ mafia tài chính, là một trong những ‘tay hòm chìa khóa’ của ‘gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’, và còn là một tay trùm về ‘tổ chức nhân sự cấp trung ương’.
Những vết mờ xung quanh cái chết của Trần Bắc Hà lại khiến người ta nhớ lại cái chết đột ngột của cựu quan chức Vinalines là Dương Chí Dũng trong trại giam, vào năm 2016. Mặc dù sau nhiều tin đồn đoán về cái chết này, đã có một vài thanh minh ‘Dương Chí Dũng còn sống’ được đưa lên mạng xã hội, nhưng điều rất rõ ràng là cho tới nay chẳng có thông tin chính thức nào về việc Dương Chí Dũng còn hiện trên cõi đời.
Cũng giống như Trần Bắc Hà, Dương Chí Dũng đã bị bắt tại Campuchia - nhiều dư luận cho biết bởi cơ quan tình báo quân đội Việt Nam - vào năm 2012, sau đó đưa về nước quy án rồi sinh ra ‘tự chết’.
Nếu trước đây chỉ rất phổ biến rất nhiều vụ người dân thình lình ‘tự chết’ hoặc ‘tự treo cổ’ trong đồn công an - mà nguồn cơn thực chất rất bị nghi ngờ là do chính các công an viên tra tấn tàn bạo gây ra, thì nay dường như bóng dáng tử thần đã vươn lưỡi hái đến tận giới doanh nghiệp trong trại giam.
Vào những ngày này, khi giới doanh nghiệp và ngân hàng còn đang rúng động bởi những vụ bắt bớ quan chức doanh nghiệp, thì nay cái chết của Trần Bắc Hà càng khiến cho những kẻ chưa bị bắt không thể không ‘băn khoăn’ khi hình dung ra một ngày đẹp trời nào đó họ bị còng tay và bị đưa thẳng vào xà lim ẩm thấp mốc meo, nơi mà rủi ro luôn rình rập vào mọi giờ khắc, và cũng là nơi mà một sợi dây thừng đủ dài để tự chết theo đúng nghĩa đen là đáng giá ngàn vàng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét