Trước những hành vi
ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, các chuyên gia đặt ra khả năng vận dụng
công cụ pháp lý để bảo vệ chủ quyền VN ở Biển Đông.
Tàu hải cảnh 3501 neo
cạnh tàu nghiên cứu biển 20026 cạnh bãi Gạc Ma thuộc Trường Sa của VN vào tháng
4.2016. Tàu này hiện đang bảo vệ tàu Hải Dương Địa chất 8 hoạt động trái phép
trong thềm lục địa VN từ đầu tháng 7.2019
Mai Thanh Hải
Giữa lúc tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa
chất 8 của Trung Quốc ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa Việt Nam, vấn đề can thiệp pháp lý của quốc tế lại được đặt ra nhằm giải
quyết vấn đề một cách hòa bình, ổn định vì lợi ích chung.
“Việt Nam sẽ thắng”
Trả lời phỏng
vấn Thanh Niên, Giáo sư James Kraska (Trung tâm luật quốc tế
Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ) khẳng định hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa
chất 8 và các hành vi liên quan là sự xâm phạm vô cùng nghiêm trọng đến quyền
khai thác tài nguyên của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ). Hành động của Trung Quốc làm xói mòn thỏa thuận chính của Công ước
LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), cho phép các nước ven bờ đặc quyền kiểm soát
nguồn tài nguyên. “Nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt tài nguyên của một nước ven
bờ mà không bị trừng trị, thì không có quốc gia ven bờ nào có được sự đảm bảo
gìn giữ quyền lợi. Điều này là phiên bản thời hiện đại của Đối thoại Melos thời
Hy Lạp cổ đại”, ông Kraska nói. Trong cuộc đối thoại giữa lãnh đạo đảo Melos và
đội quân xâm lược từ thành bang Athens diễn ra năm 416 trước C.N có một câu nói
khét tiếng mang đại ý “kẻ mạnh làm theo ý thích còn kẻ yếu phải chấp nhận chịu
đựng”.
“Việt Nam nên nộp đơn kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII (của UNCLOS - NV) và sẽ thắng”, ông
Kraska nhận định trên Twitter. Tương tự, Giáo sư luật quốc tế Jonathan Odom
thuộc Trung tâm châu Âu về nghiên cứu an ninh George Marshall (Mỹ) cũng kêu gọi
Việt Nam kiện Trung Quốc như Philippines từng làm, và sẽ đạt được thắng
lợi pháp lý về quyền tài phán cũng như khẳng định sự vi phạm của Trung Quốc.
Về khía cạnh pháp lý
của phương án khởi kiện, chuyên gia nghiên cứu luật biển Hoàng Việt thuộc Hội
Luật gia Việt Nam, giải thích rõ với Thanh Niên ngày 23.7: “Tòa trọng tài quốc
tế và Tòa án công lý quốc tế hiện không thể xử lý vì cả hai yêu cầu phải có sự
đồng ý của hai bên thì mới có thẩm quyền xét xử nhưng Trung Quốc chắc chắn từ
chối. Phương án khả dĩ nhất như tiền lệ vụ Philippines kiện Trung Quốc, đó là
sử dụng Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII. Tòa này không nhất thiết
có sự đồng ý của bên kia nên Việt Nam có thể khởi kiện”.
Theo ông Hoàng Việt,
trong trường hợp này, Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc dựa trên quy
định điều 298 của UNCLOS về giải thích hoặc áp dụng điều khoản của công ước.
Việt Nam sẽ khẳng định khu vực Trung Quốc đưa tàu khảo sát vào nằm trong thềm
lục địa và EEZ của Việt Nam. Lúc này Trung Quốc có thể đưa ra 2 lập luận cơ
bản, dựa trên yêu sách đường lưỡi bò và vùng nước quần đảo Trường Sa. Tuy
nhiên, cả hai lập luận này đều đã bị tòa bác bỏ trong vụ kiện của Philippines.
Do đó, khả năng tòa ra phán quyết ủng hộ Việt Nam là rất cao.
“Để xem xét khởi kiện,
Việt Nam cần tập hợp các bằng chứng, video, báo chí, hình ảnh, tọa độ thu
thập được về hoạt động của tàu Trung Quốc. Khi đã đầy đủ, Việt Nam gửi lên tòa và lúc tòa mở sẽ
thông báo cho các bên. Việt Nam và Trung Quốc sau đó sẽ được tòa yêu cầu
gửi lập luận pháp lý của mỗi bên. Nếu Trung Quốc tham gia thì cũng sẽ gửi lập luận
của mình. Mỗi bên được gửi 2 lần và tòa sẽ xét xử và ra phán quyết”, chuyên gia
Hoàng Việt nói với Thanh Niên. Ông cũng cho hay hầu hết các chuyên gia về luật
quốc tế đều nhận định khả năng thắng kiện của Việt Nam là rất cao vì tòa
tôn trọng và ưu tiên cao nhất về quyền tại vùng biển của quốc gia so với các
lập luận pháp lý khác. Trong trường hợp này, khu vực Trung Quốc xâm phạm hoàn
toàn nằm trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Hầu hết các chuyên gia
về luật quốc tế đều nhận định khả năng thắng kiện của Việt Nam là rất cao
vì tòa tôn trọng và ưu tiên cao nhất về quyền tại vùng biển của quốc gia so với
các lập luận pháp lý khác. Trong trường hợp này, khu vực Trung Quốc xâm phạm
hoàn toàn nằm trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam
Chuyên gia nghiên cứu luật biển Hoàng Việt
Việc khởi kiện và được
tòa án ra phán quyết ủng hộ giúp Việt Nam có thêm tính chính danh. Tuy
nhiên, phải lưu ý việc tòa không có cơ chế rõ ràng về thực thi phán quyết,
tương tự vụ Philippines kiện Trung Quốc. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu
thêm, đặc biệt là vấn đề thực thi phán quyết và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng
quốc tế đối với thực thi phán quyết của tòa.
Sự phi lý của “đường lưỡi bò”
Trong nhiều thập niên
qua, Trung Quốc cố ý sử dụng cách diễn giải mơ hồ, rối rắm và phi lý đối với
bản đồ “đường lưỡi bò” nhằm che giấu sự thật rằng yêu sách này được ngụy tạo và
không hề có cơ sở pháp lý. Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”... đều là
cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giớidùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với hơn 80% diện tích
của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia trong khu vực như Việt Nam,
Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11
đoạn, do chính quyền Quốc dân đảng vẽ ra năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa
tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi khi bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc bộ nên chỉ
còn lại 9 đoạn. Đến năm 2013, chính quyền Trung Quốc lại vẽ thêm một đoạn tại
vị trí gần Đài Loan.
Trong khi đó, những
bản đồ cổ của Trung Quốc, một trong số này có từ thời nhà Minh - tức từ năm
1368 đến 1644 - cho thấy vùng biển của Trung Quốc không bao gồm khu vực lưỡi bò
do Bắc Kinh ngụy tạo. Giới nghiên cứu quốc tế cũng đưa ra rất nhiều chứng cứ
cho thấy đường lưỡi bò và yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là vô căn
cứ.
Đến năm ngoái, mưu đồ
bành trướng bằng đường lưỡi bò của Trung Quốc tiến thêm một bước khi các nhà khoa học nước này đề xuất
vẽ lại bằng cách nối liền mạch các nét đứt thành một đường ranh giới mới trong
dự án do chính phủ tài trợ. Tờ South China Morning Post dẫn lời một thành viên
giấu tên trong nhóm tiết lộ lưỡi bò liền mạch sẽ bắt đầu từ vị trí cửa vịnh Bắc
bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đi về phía nam vào vùng biển Malaysia,
Philippines và kết thúc ở phía đông nam Đài Loan, nuốt trọn gần toàn bộ Biển
Đông. Nhóm nghiên cứu dùng dữ liệu định vị vệ tinh để vạch ra ranh giới phi
pháp mới và bước tiếp theo sẽ là khoanh vùng, xác định trữ lượng dầu mỏ, khí
đốt cùng tài nguyên khác.
Trước các yêu sách chủ
quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Tòa trọng tài thường trực LHQ tại The
Hague (Hà Lan) ngày 12.7.2016 đã ra phán quyết quan trọng. Sau quá trình thụ lý
kéo dài 3 năm đối với đơn kiện của Philippines, tòa ra phán quyết bác bỏ tuyên
bố phi lý của Trung Quốc và cái gọi là “căn cứ lịch sử” của nước này trong vấn
đề Biển Đông.
Tòa khẳng định cái gọi
là “quyền lịch sử” của yêu sách đường lưỡi bò không phù hợp với UNCLOS. Đồng
thời, dù các ngư dân và các nhà hàng hải Trung Quốc, cũng như các nước khác về
lịch sử đã sử dụng các đảo ở Biển Đông nhưng không có bằng chứng nào cho thấy
Trung Quốc từng thực hiện độc quyền kiểm soát các vùng biển thuộc Biển Đông
cũng như không có cơ sở pháp lý nào để đòi hỏi quyền lịch sử đối với tài nguyên
bị gom vào đường lưỡi bò. Bên cạnh đó, về quy chế của các thực thể trên Biển
Đông, tòa xác định các thực thể ở quần đảo Trường Sa không tạo cho Trung Quốc
cơ sở để đòi quyền về EEZ hay thềm lục địa. Phán quyết cũng chỉ rõ rằng Trung
Quốc làm nghiêm trọng thêm cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa lúc các bên đang nỗ
lực tìm giải pháp cho vấn đề.
Ý kiến
Ảnh: NVCC
|
|
Gần như 100% thắng kiện
Nhiều chuyên gia luật quốc tế đều nhất trí nếu
Việt Nam khởi kiện hành động của Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế thì
khả năng thắng kiện của Việt Nam là gần như chắc chắn 100%, vì phán quyết
năm 2016 của tòa đã bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc, đồng thời không công
nhận quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế xung quanh, do đó khu vực mà
Trung Quốc đưa tàu Hải Dương Địa chất 8 vào khảo sát không bị chồng lấn mà nằm
trọn trong vùng thềm lục địa và EEZ của Việt Nam. Điều này có nghĩa chỉ Việt Nam mới
có quyền khai thác tài nguyên khoáng sản.
Giáo sư Alexander Vuving
(Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ)
(Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ)
Ảnh: Bảo Vinh
|
|
Cấm vận tàu Trung Quốc
Cộng đồng quốc tế cũng nên xem xét đến khía
cạnh pháp lý, bao gồm việc trừng phạt thương mại và pháp lý đối với các công ty
Trung Quốc đã và đang vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Ví dụ, tàu Hải
Dương Địa chất 8 nên bị cấm hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa và cấm ghé
cảng. Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận đi lại và tài
chính có thể xem xét áp đặt đối với quan chức
Trung Quốc ủng hộ hoặc tham gia hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
Giáo sư Carlyle
A.Thayer
(Học viện Quốc phòng Úc)
(Học viện Quốc phòng Úc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét