Nguyễn Trường Giang
Nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông
21/07/2019
Ý kiến của ông Nguyễn
Trường Giang rất hay nhưng không khéo trở thành một mệnh đề vô nghiệm, vì
“mọi người” ở đây là ai? Có tính đến những đám quan chức cấp cao trong chính
quyền đang lo xoay xở với những Dự án khủng mà ai cũng thừa biết đằng sau là
đồng tiền chi ra từ các ngân hàng nhà nước Trung Cộng hay không? Mà số ấy,
tiếc thay lại quá đông. Đông không đếm xuể chứ không phải chỉ một vài người
như Nguyễn Văn Thể… mà thôi. Nhưng nếu không có họ thì làm sao mà có “mọi
người” được, bởi chúng ta đang sống trong một thể chế độc tài. Và chỉ cần
quan tâm mà không có họ thì cái phần quan tâm ấy đã trở thành… “lực lượng thù
địch” mất rồi. Vậy xét đến tận nơi thì vấn đề ông đặt ra lại là húc đầu vào
tảng đá thể chế thưa ông Nguyễn Trường giang. Thế có khổ không?
Bauxite
Việt Nam
|
Mưu đồ bá quyền, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là rất rõ và không bao giờ thay đổi. Vì vậy, 6 năm vừa rồi, tôi ngồi nghĩ về điều này: Việt Nam làm gì để giữ được chủ quyền trên biển?
Tàu Hải Dương 8 và tàu hộ tống đang khảo sát phi pháp tại khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam. Ảnh ngư dân cung cấp
Độc chiếm Biển Đông là một phần của chiến lược chấn hưng Trung Quốc
Điều đầu tiên và thứ nhất là nhận diện thách thức của mình.
Mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông rất rõ. Những điều này không cần phải đào đến các thông tin
bí mật quốc gia gì cả, chỉ cần theo dõi các
thông tin công khai đã có thể thấy.
Từ các văn kiện Đại hội Đảng, chương trình nghị sự của chính phủ và thông tin
chính thức từ phía Trung Quốc, nước này xác định Biển Đông là một phần quan trọng, cũng là điểm khởi đầu cho con đường tơ lụa trên biển. Con đường này là trọng tâm của sáng kiến Vành đai - Con
đường. Sáng kiến này là một phần của giấc mơ chấn hưng Trung Quốc.
Biển Đông là một phần của chiến lược biến Trung Quốc thành một cường quốc biển. Một quốc gia muốn tiến vào vị trí trung tâm
quyền lực chính trị của thế giới thì không thể không trở thành một cường quốc biển.
Chính giới Trung Quốc đã lồng ghép vấn đề Biển Đông vào mục tiêu trăm năm,
coi đó là việc triển khai thực hiện giấc mộng Trung Hoa.
Nước này thậm chí còn đưa vấn đề chủ quyền và lợi ích trên biển thành một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tương tự như vấn đề Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng.
Có những người cho rằng nói Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông là kích động chủ nghĩa dân tộc cự đoan. Ai độc chiếm được? Nhưng chúng ta phải xác định nội hàm của độc chiếm là cái gì?
Thứ nhất, độc chiếm với Trung Quốc là toàn bộ các đảo trong khu vực, mà họ gọi là Tây Sa, Nam
Sa, Trung Sa, Đông Sa và chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông và toàn bộ tài nguyên trong
khu vực biển này.
Thứ hai là quyền kiểm soát với vùng trời, với vùng biển và đáy biển. Những nội hàm này có
thách thức rất ít với cộng đồng thế giới nhưng có thách thức rất lớn đến chủ quyền biển đảo của chúng ta.
Trong 6 thập kỷ vừa rồi chúng ta thấy rất rõ những kế sách Trung Quốc đã làm, bao gồm cả quân sự, ngoại giao, tâm lý,
kinh tế, thông tin tuyên truyền, trong đó thông tin tuyên truyền là một khía cạnh quan trọng.
Các kế sách họ sử dụng rất nhiều, ví dụ “biến không thành
có”, “gác tranh chấp cùng khai thác”, rồi “cây gậy và củ cà rốt”... nhưng hay nhất là chiến thuật “vùng xám”. Đó
là dân sự hóa những hoạt động quân sự và bán quân sự.
Tức là không sử dụng hải quân, những hoạt động có cường độ quá mạnh hoặc vượt qua quá những “giới hạn đỏ” nào
đó để không tạo ra những phản ứng quá mạnh của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là chiến thuật họ đang dùng rất triệt để.
Việc quân sự hóa Biển Đông sẽ ráo riết hơn
Ta phải nhìn sâu về quá khứ, để có thể nhìn xa về tương lai. Trong
trung hạn, có thể nhìn thấy mấy điểm: Trung Quốc có thể tiếp tục đưa giàn khoan ra
biển. Thứ hai là vùng nhận diện hàng không treo
lơ lửng. Thứ 3, họ có thể chiếm một số bãi ngầm chưa ai chiếm đóng.
Năm 2021, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Cùng với các sự kiện lớn này, Trung Quốc sẽ tiến hành nhiều hành động lớn, tình hình Biển Đông vì thế cũng sẽ liên quan đến câu chuyện này.
Người Trung Quốc là người tùy thời, chỉ hành động khi có thiên
thời, địa lợi, nhân hòa và khi tính toán được cái giá phải trả. Đây là chỗ chúng ta phải hành động đây? Làm sao để họ không có “thiên
thời, địa lợi, nhân hòa”? Làm sao để họ trả giá cực đắt.
Tôi cho rằng năm 2019 - 2020,
việc quân sự hóa Biển Đông sẽ ráo riết hơn. Họ có thể đưa lực lượng chiếm đóng, lực lượng quân sự đông hơn; có thể vẽ đường cơ sở cho Trường Sa, xác lập vùng lãnh hải của những đảo nhân tạo, vùng nội thủy.
Họ cũng có thể sẽ thông qua luật sửa đổi An toàn giao thông hàng hải, lập vùng an toàn
hàng hải ở trên biển. Điều gì sẽ xảy ra nếu vùng an toàn
nay bao gồm luôn cả nhà giàn DK 1 của chúng ta? Thứ hai là câu chuyện xin phép vào
vùng biển Trường Sa, nếu họ thông qua thì sẽ là phong tỏa hết các đảo, đá... mà chúng ta quản lý.
Năm 2016, 2017 nếu đọc thông tin đại chúng của Trung Quốc ta có thể thấy dự báo sự kiện: họ sẽ triển khai kế hoạch đưa nhà máy điện hạt nhân nổi ra biển Đông. Nếu nó được triển khai sẽ tạo ra các thách thức về chủ quyền, môi trường, kinh tế, tài nguyên và
thách thức với mạng sống của hàng trăm triệu người.
Nếu sự cố xảy ra, toàn bộ hệ thống sinh thái, tài
nguyên biển sẽ bị tác động rất nghiêm trọng. Có ai nhập khẩu hải sản bị nhiễm xạ không?
Không gian sinh tồn của chúng ta đang bị thách thức
Bằng quan sát, ta có thể thấy 2 điều: tình hình Biển Đông hết sức phức tạp, ngày càng phức tạp, diễn biến khó lường. Thứ 2 là chủ quyền biển đảo của chúng ta sẽ còn bị thách thức nghiêm trọng nữa.
Biển là niềm hi vọng, là không gian
sinh tồn của thế hệ sau này: sẽ có làng mạc biển, thành phố biển... Không gian
sinh tồn của dân tộc này đang bị thách thức.
Vậy Việt Nam làm gì để bảo vệ chủ quyền?
Chúng ta có thể giữ được nếu chúng ta muốn và có thể giữ được một cách hòa bình.
Biển Đông không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để Việt Nam thành một cái gì đó. Nhiều nước cần Việt Nam trong bàn cờ chiến lược này.
Có mấy điều chúng ta phải làm, đó là nhận diện thách thức, củng cố quyết tâm, huy động sức mạnh tổng lực của quốc gia, phát huy được sức mạnh của thời đại và xây dựng một nước Việt Nam hùng cường.
Trung Quốc là một con hổ mới nổi, tức là họ mạnh về quân sự, mạnh về kinh tế; họ dữ dằn; họ là một con thú vồ mồi. Hơn nữa, đây còn là 1
con hổ đói. Họ đói 3 thứ: không gian sinh
tồn, tài nguyên thiên nhiên và quyền lực chính trị - trước hết là số 1 châu Á, sau đó
là số 1 thế giới đại khái vào năm 2050.
Đây cũng là một con hổ có nhiều tử huyệt. Trung Quốc đã tạo ra kỳ tích
không thể tưởng tượng trong lịch sử nhân loại trong 40 năm vừa rồi, nhưng cũng tích tụ trùng trùng điệp điệp những yếu huyệt trên con đường đi tới giấc mộng Trung Hoa.
Điều chúng ta cần làm bây giờ là củng cố niềm tin. Trong tất cả những bí ẩn của nhân loại thì 2 chữ niềm tin là khó giải nhất. Niềm tin của chúng ta lung
lay thì chủ quyền của chúng ta cũng lung lay. Tất nhiên, niềm tin phải có cơ sở, phải dựa trên mạnh yếu của Việt Nam, của đối thủ của chúng ta...
Nhân dân Việt Nam còn quan tâm đến Biển Đông thì biển còn
Sự quan tâm đến vấn đề Biển Đông liên quan
trực tiếp đến câu chuyện chúng ta có giữ được chủ quyền hay không. Còn
có người quan tâm đến Biển Đông thì biển còn, không còn
ai quan tâm nữa thì biển mất là điều hiển nhiên.
Không phải tàu ngầm, không phải tàu chiến, không phải máy bay, mà sự quan tâm của người Việt Nam với vấn đề Biển Đông là sự đảm bảo vô cùng quan trọng cho chủ quyền đất nước. Nếu mọi người Việt Nam đều quan tâm đến Biển Đông, thì Biển Đông không bao
giờ mất được. Giữ được Biển Đông rất khó, hiển nhiên, nhưng rất dễ. Vũ khí quan trọng nhất là sự quan tâm của công chúng trong việc bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
N.T.G.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét