(Đăng lại từ fb nhà văn Nguyễn Quang
Thiều)
“Người phụ nữ đó là cô em họ xa
của tôi. Anh em tôi thân nhau từ những ngày cô còn ở trong nước bởi cô là người
yêu văn chương. Cô đi du học Trung Quốc rồi yêu một người đàn ông Trung Quốc.
Họ kết hôn hơn mười năm trước và có hai đứa con. Hiện cô sống và làm việc ở một
thành phố lớn của Trung Quốc.
Sáng nay, tôi nhận được thư cô.
Tôi muốn đưa lá thư này lên và được cô cho phép. Chỉ có điều tôi không đưa toàn
bộ nội dung lá thư vì có những chuyện riêng tư của gia đình. Hơn nữa, cô nói
tôi không đưa tên cô cùng tên nơi cô sinh sống. Chắc mọi người đều hiểu lý do.
Xin giới thiệu với mọi người
một số đoạn của lá thư này để hiểu một phần những tình cảm và suy nghĩ của một
người phụ nữ Việt Nam làm dâu Trung Quốc trong những ngày này.
NỘI DUNG MỘT SỐ ĐOẠN TRONG BỨC
THƯ:
Anh
Thiều kính mến,
Vậy
là gần năm năm nay anh em mình không gặp nhau. Hè năm ngoái em về Việt Nam có
ghé nhà anh nhưng chị Trang nói anh lại đang ở nước ngoài. Chị Trang có tặng em
mấy cuốn sách của anh. Em vô cùng sung sướng tuy không xin được chữ ký của anh
để làm kỷ niệm. Em đọc đi đọc lại nhiều lần cuốn Mùi Của Ký Ức. Cuốn sách viết
về những món ăn của vùng sông Đáy quê mình làm em nhớ nhà vô cùng.
Trong
những ngày này, em đang sống trong một trạng thái vừa buồn vừa nổi giận khi
chính quyền Trung Quốc đưa tàu vào bãi Tư Chính. Em đã nói chuyện với chồng em
về sự kiện đó và nói thẳng với anh ấy rằng đó là hành động xâm lược của Trung
Quốc đối với Việt Nam. Hơn mười năm sống với chồng và gia đình nhà chồng, em đã
nhiều lần tranh luận với họ về các hành động xâm lược trắng trợn biển đảo Việt
Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc. Đã có những ngày, em tưởng vợ chồng em sẽ
phải chia tay nhau. Nhưng anh ấy yêu em và các con, hơn nữa, anh ấy là một tiến
sỹ nên có hiểu biết và nhận thức của riêng mình. Chính lý do đó mà sau này anh
ấy đã chia sẻ với em rất nhiều. Anh ấy đã âm thầm nghiên cứu những tài tiệu
liên quan đến lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc để có chính kiến của mình. Khi
Trung Quốc cho tàu vào bãi Tư Chính thì anh ấy đã nói với em là đây thực sự là
một cuộc xâm lược. Anh ấy bảo anh ấy là người Trung Quốc nhưng trong lòng anh
ấy phản đối hành động xâm lược đó. Khi nói vậy với em, anh ấy đã khóc. Chính vì
tình yêu của anh ấy với em và vì sự dày vò lương tâm của anh ấy mà em yêu anh
ấy. Em đã nhiều lần nói với anh ấy hãy rời bỏ Trung Quốc đến một nơi nào đó để
sống. Những lần đầu, anh ấy phản đối em dữ dội. Có lúc anh ấy thét lên bảo em
hãy về Việt Nam mà ở. Nhưng đến bây giờ, anh ấy đang tìm cách để đưa vợ con rời
khỏi Trung Quốc. Nếu chồng em không hiểu đúng lịch sử và không tôn trọng sự
thật thì chắc chúng em đã chia tay từ lâu rồi.
…………………………………………………………..
Khi người dân Hồng Công biểu tình chống lại dự luật dẫn độ, vợ chồng em đều ủng hộ người dân Hồng Công. Vì sao hầu hết người dân Hồng Công đều là gốc người Trung Quốc mà họ lại sẵn sàng chết để không trở thành người Trung Quốc thì chắc anh quá hiểu. Cũng như người Đài Loan thà chết chứ không chịu trở về với Trung Quốc. Tất cả chỉ là do chính sách của chính phủ Trung Quốc anh ạ.
…………………………………………………………..
Khi người dân Hồng Công biểu tình chống lại dự luật dẫn độ, vợ chồng em đều ủng hộ người dân Hồng Công. Vì sao hầu hết người dân Hồng Công đều là gốc người Trung Quốc mà họ lại sẵn sàng chết để không trở thành người Trung Quốc thì chắc anh quá hiểu. Cũng như người Đài Loan thà chết chứ không chịu trở về với Trung Quốc. Tất cả chỉ là do chính sách của chính phủ Trung Quốc anh ạ.
……………………………………………………………..
Anh Thiều ơi, có một điều làm em lúc nào cũng sợ hãi là những đứa trẻ Trung Quốc trong đó có các con em thường xuyên bị nhồi sọ là Việt Nam đã chiếm biển, chiếm đảo của người Trung Quốc, đã phản bội Trung Quốc. Cách tuyên truyền phi sự thật và thâm hiểm này đang gieo rắc lòng hận thù Việt Nam vào lòng những đứa trẻ Trung Quốc trong đó có các con em. Một lần, con gái lớn của em đi học về hỏi em vì sao Việt Nam lại cướp biển đảo của Trung Quốc và muốn giết người Trung Quốc. Nghe xong, em choáng váng. Đêm đó, nhìn các con ngủ em đã khóc anh Thiều ạ. Hóa ra bao lời đẹp đẽ về tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc mà những người Trung Quốc được nghe, được đọc chỉ là những điều giả dối. Em đã từng hỏi chồng em vì sao nhà cầm quyền Trung Quốc hết đời này đến đời khác cứ tìm cách xâm lược Việt Nam ? Chồng em đã không trả lời được câu hỏi của em.
………………………………………………
Bây giờ em là dâu của một gia đình Trung Quốc và mang quốc tịch Trung Quốc, nhưng anh hãy tin rằng em mãi mãi là người Việt Nam và sẽ tranh đấu bằng cách của mình cho sự thật. Mỗi lần về nước, em đều tìm mua tất cả những cuốn sách nói về lịch sử Việt Nam và liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam để nói cho chồng em biết và sau này nói cho các con em. Nếu không làm được như thế thì em vô tình trở thành người phản bội tổ quốc mình.
…………………………………………
Có lẽ vợ chồng và các con em sẽ không sống ở Trung Quốc lâu dài. Chúng em phải rời bỏ nơi này anh ạ. Trước khi đi đến quyết định hôn nhân với chồng em, em đã hỏi ý kiến anh. Em nhớ lúc đó anh im lặng rồi nói em hãy nghe lòng mình và quyết định. Cho đến bây giờ, em thấy quyết định hôn nhân với một người đàn ông Trung Quốc không có gì phải ân hận. Nhưng em phải có quyết định mới cho cuộc đời em và đặc biệt là các con em.
Em lúc nào cũng mong được đón anh ở Trung Quốc, nhưng có lẽ ngày đó sẽ không có vì trước sau vợ chồng em cũng đi định cư ở một nước khác trong thời gian sớm nhất có thể. Hơn nữa, mấy năm trước anh viết thư cho em thông báo anh sẽ sang Trung Quốc theo lời mời của một trường đại học. Vợ chồng em đã lên kế hoạch lái xe đi đón anh. Nhưng sau đó anh lại thông báo cho em không sang vì Trung Quốc đã cho tàu chiến ngang nhiên xâm chiếm một số đảo của Việt Nam. Anh nói với em không bao giờ anh đến Trung Quốc cho dù trước kia anh muốn đến thăm đất nước của nền văn hóa Trung Hoa.
…………………..
Anh Thiều ơi, nếu thư em có điều gì làm anh phật ý hoặc chưa phải mong anh hãy bảo ban em. Em cầu mong anh và chị Trang mạnh khỏe để chăm sóc con cháu anh nhé. Rảnh thì anh viết lại cho em mấy chữ.
Cầu mong những điều tốt lành cho đất nước mình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét