Bài học của chùa Bái Đính và
chùa Tam Chúc cũng là bài học rất đắt giá cho Chính phủ - cả về phương diện
quản lý đất đai lẫn chính sách tôn giáo.
___
Trả
lời phóng viên báo Dân trí (Dân trí 22/8/2019) Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó
trưởng Ban kiêm Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, Phó
Trụ trì chùa Bái Đính và Tam Chúc (thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam) khẳng
định:
“Đây
là cơ sở, nơi thờ tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được quản lý, vận hành
theo Hiến chương GHPGVN và pháp luật. Không có cơ sở tôn giáo, chùa chiền nào
thuộc sở hữu của tư nhân và không có chùa doanh nghiệp”.
“Mọi
người thấy doanh nghiệp xây dựng chùa cứ nghĩ chùa là của họ, họ có quyền sở
hữu và kinh doanh, điều này không đúng. Chính quyền địa phương giao đất cho
Giáo hội Phật giáo, doanh nghiệp và các phật tử chỉ là đơn vị thi công chùa
giúp cho Giáo hội, mọi người là công quả, hộ trì Phật giáo”.
XIN
THƯA VỚI THƯỢNG TỌA THÍCH MINH QUANG
1.
Trong Công văn của bộ trưởng Trần Hồng Hà không nơi nào khẳng định đất được
giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Công văn của bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng
định đất được giao cho các đơn vị nhà nước và doanh nghiệp Xuân Trường trong
khoảng thời gian từ 2006-2012. Các đơn vị nhà nước (Sở Thương mại và Du lịch) rồi
cũng chuyển giao cho doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư.
2.
Nếu hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được cấp phép là chủ sở hữu của các
ngôi chùa mới xây thì đó là việc mới chuyển đổi sau này.
3.
Mong Thượng tọa Thích Minh Quang cung cấp giấy tờ chứng minh phần đất mới xây
hai ngôi chùa Bái Đính và Tam Chúc là đất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước
khi giao cho Xuân Trường.
4.
Mong Thượng tọa Thích Minh Quang cung cấp giấy phép xây dựng, các quyết định
thành lập Ban xây dựng, và các chứng từ hóa đơn xây dựng để khẳng định đây là
do Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng, và nguồn tiền là của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam. Đừng viện dẫn rằng doanh nghiệp Xuân Trường làm xong rồi công
đức.
5.
Vì là chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mong Thượng tọa Thích Minh Quang
cho biết thêm phạm vi thu phí của khách đến thăm quan hai ngôi chùa này để
tránh hiểu nhầm đến nhà chùa.
6.
Vấn đề chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc liên quan đến sở hữu hàng ngàn hecta đất
của toàn dân. Như ông bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, cả hơn 1300 hecta đất
giao trong suốt các năm 2006-2012 đến nay vẫn chưa thu được đồng tiền thuế đất
nào cả. Hơn thế nữa một phần rất lớn giao không có thời hạn. Phạm vi hai ngôi
chùa Bái Đính và Tam Chúc chỉ là một phần trong 1300 héc ta này.
7.
Tất cả các mong muốn trên cũng là vì uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì
thế cần làm sáng tỏ để khỏi ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
THẾ
NÀO LÀ CHỦ SỞ HỮU
Theo
Dân trí thì ông Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường khẳng định: “100%
doanh nghiệp Xuân Trường “không có 1m2 đất nào” ở chùa Bái Đính và Tam Chúc”.
Chủ
sở hữu có năm bảy cách. Chính danh hay không chính danh. Thật hay giả. Toàn
phần hay từng phần v.v..
Người
Trung Quốc sở hữu rất nhiều đất đai ở Việt Nam, mà chính danh lại không sở hữu,
nên chính quyền địa phương và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam chưa phát
hiện được!
Ông
Trường bây giờ có thể không đứng tên 1m2 đất nào ở Bái Đính và Tam Chúc. Nhưng
cả 2 cơ sở này vẫn có thể nằm trong tầm điều khiển của doanh nghiệp Xuân
Trường.
Muốn
biết ai là chủ thật, hãy xem ai điều hành, và quan trọng hơn, nguồn tiền đi từ
đâu đến đâu.
Nhân đây cũng cần làm sáng tỏ nguồn chuyển động tài chính của hai dự án này.
Nhân đây cũng cần làm sáng tỏ nguồn chuyển động tài chính của hai dự án này.
CHÍNH
PHỦ CŨNG KHÔNG ĐƯỢC TÙY TIỆN LẤY ĐẤT CỦA DÂN GIAO CHO CÁC GIÁO PHÁI TÍN NGƯỠNG
1.
Tín ngưỡng là thiêng liêng. Tín ngưỡng là bình đẳng.
2.
Đất đai của tín ngưỡng nào thì tín ngưỡng đó sở hữu. Tín ngưỡng nào muốn mở
rộng đất đai thì phải mua.
3.
Chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc đã có từ lâu đời. Nhưng khuôn viên của các chùa
mới xây không thuộc sở hữu của của nhà chùa trước đây.
4.
Chính phủ không có quyền lấy đất đai của toàn dân để cấp phát tùy tiện cho tín
ngưỡng. Khi Chính phủ lấy đất đai của toàn dân cấp phát cho tín ngưỡng thì đất
đai thành sở hữu riêng của tín ngưỡng đó. Cấp phát cho tín ngưỡng này thì phải
cấp phát cho tín ngưỡng khác, vì mọi tín ngưỡng đều bình đẳng.
5.
Việc phát triển hay mở rộng sở hữu đất đai của tín ngưỡng nào là việc nội bộ
của tín ngưỡng đó. Chính phủ không ngăn cản cũng như không thúc đẩy. Tuy vậy
trong những trường hợp đặc biệt Chính phủ cần có cách tiếp cận xây dựng.
Chẳng
hạn như trong trường hợp nhà thờ Bùi Chu là công trình văn hóa đặc biệt cần bảo
tồn. Nếu Giáo phận Bùi Chu vì sự bảo tồn mà cần thêm đất để mở rộng thì Chính
phủ thu xếp để Giáo phận mua lại đất với giá hợp lý. Nguồn vốn là do Giáo phận
tự thu xếp. Chính phủ có thể đóng góp ở phương diện bảo tồn, chứ không phải ở
phương diện cho không đất.
6.
Chính phủ cũng không nên dễ dãi hợp thức hóa cho một chính sách sai của chính
quyền địa phương, có nguy cơ dẫn đến sự không bình đẳng tín ngưỡng, mà không
công khai truy cứu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
6.
Bài học của chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc cũng là bài học rất đắt giá cho
Chính phủ - cả về phương diện quản lý đất đai lẫn chính sách tôn giáo.
P/S:
Nhắc lại công văn của bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy.
VỀ
CHÙA BÁI ĐÍNH
Khu
núi chùa Bái Đính thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 82/2003 và quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Tràng An
đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó khu vực núi chùa Bái Đính có diện tích
1.005,3 hecta.
Từ
năm 2006 đến năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành 9 quyết định thu hồi
diện tích gần 520 hecta đất (chiếm 51,5 % so với quy hoạch được duyệt).
Giao
đất cho 3 cơ quan gồm: Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) hơn 495 hecta để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi
chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 hecta để xây dựng
cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn hơn 4 hecta để mở
rộng khu dân cư hiện hữu.
“Việc
giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và
xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao
đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao
có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng
đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật đất đai
nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, căn cứ để xác định giá đất”
VỀ
CHÙA TAM CHÚC
Từ
năm 2006 đến năm 2009, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành 4 quyết định thu hồi đất và
giao cho Sở Thương mại - Du lịch để phát triển Khu du lịch Tam Chúc, với tổng
diện tích là 815,1 hecta.
Từ
năm 2008 đến năm 2011, UBND tỉnh Hà Nam ban hành 2 quyết định thu hồi đất đã
giao và giao toàn bộ diện tích 815,1 hecta nói trên cho Doanh nghiệp tư nhân
xây dựng Xuân Trường để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc
theo dự án được duyệt.
Trong
đó, Quyết định số 1364 ngày 04/11/2008 cho doanh nghiệp này thuê đất với diện
tích hơn 500 hecta, thời hạn 50 năm. Quyết định số 1380 ngày 09/11/2011 giao
hơn 300 hecta đất, hình thức giao đất để quản lý và đầu tư xây dựng khu du
lịch, nhưng không yêu cầu phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây
dựng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét