AI CHỊU
TRÁCH NHIỆM CHO HÀNG NGÀN HECTA ĐẤT CỦA NHÂN DÂN RƠI VÀO TAY NHÓM LỢI ÍCH Ở
CHÙA BÁI ĐÍNH VÀ CHÙA TAM CHÚC?
I. CHÙA BÁI ĐÍNH CỦA AI?
Theo công văn trả lời ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy của Bộ trưởng Trần Hồng Hà thì:
1. Khu núi chùa Bái Đính thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 82/2003 và quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Tràng An đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó khu vực núi chùa Bái Đính có diện tích 1.005,3 hecta.
2. Từ năm 2006 đến năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành 9 quyết định thu hồi diện tích gần 520 hecta đất (chiếm 51,5 % so với quy hoạch được duyệt).
Giao đất cho 3 cơ quan gồm: Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hơn 495 hecta để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 hecta để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn hơn 4 hecta để mở rộng khu dân cư hiện hữu.
3. “Việc giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất”-
(Theo Dân Trí 21/08/2019).
Từ đó đặt ra câu hỏi hiển nhiên là:
CHÙA BÁI ĐÍNH CỦA AI?
1. CỦA UBND TỈNH NINH BÌNH?
2. CỦA SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH NINH BÌNH?
3. CỦA BAN QUẢN LÝ DANH THẮNG TRÀNG AN?
4. CỦA UBND HUYỆN GIA VIỄN?
5. CỦA DOANG NGHIỆP XUÂN TRƯỜNG?
Rõ ràng theo các quyết định giao đất trên thì cho đến nay trên văn bản pháp lý chưa rõ chùa Bái Đính là của ai? Đến bao giờ thì được giao lại cho Nhà nước?
Việc không ghi thời hạn giao đất trong quyết định, có nghĩa là giao vĩnh viễn. Như vậy 516 hecta đất (không tính 4 hecta đất giao cho UBND huyện Gia Viễn) từ sở hữu toàn dân đã biến thành sở hữu tư nhân, trên thực tế là của Xuân Trường.
II. MỘT SỰ VÔ TRÁCH NHIỆM ĐẾN TAI HỌA
Mặc dù đã né tránh không chỉ thẳng là có tội, nhưng ông bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đã chỉ ra:
“Việc giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất”.
Thật là kinh hoàng. Giao đến 516 hecta đất từ năm 2006-2012 mà không biết:
- Cho quyền quản lý hay là cho sử dụng đất!
- Giao miễn phí hay phải đền bù?
- Cho sử dụng đất miễn phí hay là cho thuê đất!
- Giao bao nhiêu năm không xác định
- Xây xong có thuộc quyền sử dụng của nhà nước sau khi hết thời hạn giao đất hay hết thời hạn thuê đất
- Không xác định được tiền thuê đất và chưa thu tiền thue đất!
III. TRÁCH NHIỆM THẤT THOÁT 520 HECTA ĐẤT THUỘC VỀ AI?
520 hecta đất không phải là vỏ sò, không phải là chiếc kim mà là tài nguyên vô giá của tổ tiên và thiên nhiên trao tặng. Vậy mà suốt 13 năm kể từ khi bắt đầu giao đất, nhà nước không thu được một đồng cắc nào từ thuế sử dụng đất, lại còn mất bao nhiêu tiền đầu tư cho hạ tầng cơ sở. Thất thoát này rất lớn.
1. Tội biến 520 hecta đất sở hữu toàn dân thành sở hữu tư nhân thuộc về ai?
Trách nhiệm này thuộc về: UBND TỈNH NINH BÌNH.
2. Tội không giám sát để mất 520 hecta đất lọt vào tay tư nhân và không thu được thuế đất thuộc về ai?
Trách nhiệm này thuộc về:
UBND TỈNH NINH BÌNH,
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
Đừng đổ cho các dơn vị được cấp đất. Mà quy tội đúng cho ai đã cấp đất.
Đừng đổ lỗi cho người thực thi. Trách nhiệm thuộc về người cao nhất. Một cách rõ ràng là:
- Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình qua các thời kỳ 2006-2019;
- Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường qua các thời kỳ 2006-2019.
IV. GIAO ĐẤT CHÙA TAM CHÚC NHƯ THẾ NÀO?
Cũng theo dân trí ngày 21/08/2019 thì:
1. Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc đã có quy hoạch tổng thể được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt từ năm 2006, điều chỉnh năm 2012 (quy mô 5.100 hecta) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 526/QĐ-TTg (quy mô 4.000 hecta), gồm nhiều khu chức năng, trong đó Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc có diện tích 1.205 hecta.
2. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc, với diện tích trên 2.042 hecta, chủ đầu tư là Sở Thương mại- Du lịch.
3. Đến năm 2008, UBND tỉnh Hà Nam cho Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường thực hiện dự án.
4. Từ năm 2006 đến năm 2009, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành 4 quyết định thu hồi đất và giao cho Sở Thương mại - Du lịch để phát triển Khu du lịch Tam Chúc, với tổng diện tích là 815,1 hecta.
5. Từ năm 2008 đến năm 2011, UBND tỉnh Hà Nam ban hành 2 quyết định thu hồi đất đã giao và giao toàn bộ diện tích 815,1 hecta nói trên cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc theo dự án được duyệt. Trong đó, Quyết định số 1364 ngày 04/11/2008 cho doanh nghiệp này thuê đất với diện tích hơn 500 hecta, thời hạn 50 năm. Quyết định số 1380 ngày 09/11/2011 giao hơn 300 hecta đất, hình thức giao đất để quản lý và đầu tư xây dựng khu du lịch, nhưng không yêu cầu phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây dựng.
V. Ý KIẾN CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ GIAO ĐẤT CHÙA TAM CHÚC
Công văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra:
1. “Các quyết định giao đất của tỉnh còn chưa rõ ràng về nội dung: Mục đích sử dụng chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc” mà không thể hiện loại đất cụ thể theo quy định tại Điều 13 của Luật đất đai;
2. Chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định (do tại thời điểm giao đất chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng) là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất (nếu trong phạm vi đất cho thuê có cả các công trình tôn giáo tín ngưỡng và trong phạm vi đất giao quản lý không thu tiền có cả công trình cho mục đích kinh doanh thương mại” ( Dân trí 21/8/2019).
VI. CHÙA TAM CHÚC CỦA AI?
1. Quyết định số 1364 ngày 04/11/2008 của UBND tỉnh Hà Nam cho doanh nghiệp Xuân Trường thuê đất với diện tích hơn 500 hecta, thời hạn 50 năm.
2. Quyết định số 1380 ngày 09/11/2011 của UBND tỉnh Hà Nam giao hơn 300 hecta đất cho doanh nghiệp Xuân Trường để quản lý và đầu tư xây dựng khu du lịch, nhưng không yêu cầu phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây dựng.
Như vậy UBND tỉnh Hà Nam đã giao 300 hecta đất cho Xuân Trưởng sở hữu vĩnh viễn. Chùa Tam Chúc và 300 hecta đất trong Quyết định số 1380 ngày 09/11/2011là của Xuân Trường.
VII. TỘI CỦA UBND TỈNH HÀ NAM VÀ TỘI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Đưa 300 hecta đất của nhân dân biến thành đất riêng của doanh nghiệp Xuân Trường là tội rất lớn cuả UBND tỉnh Hà Nam.
2. 815,2 hecta đất giao cho Xuân Trường từ năm 2006 đến nay mà không thu được thuế là tội của cả UBND tỉnh Hà Nam lẫn Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể là tội của người đứng đầu 2 cơ quan này trong suốt thời gian 2006-2019.
VIII. NHỮNG KẾT LUẬN CHUA CHÁT
1. Việc giao hàng ngàn hecta đất vùng danh lam thắng cảnh quốc gia cho Xuân Trường ở Bái Đính và Tam Chúc để doanh nghiệp này làm giàu đã vạch trần sự lăng loàn coi thường luật pháp của UBND tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh Ninh Bình và sự vô trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Nếu không bị dư luận lên tiếng phản đối thì hàng ngàn hecta đất ở Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), ở đảo Cái Tráp ( Hải Phòng) sẽ lại tiếp tục bị Xuân Trường thâu tóm thành của riêng.
3. Khi mà từ UBND tỉnh cho đến các bộ chung tay nhau biến hàng ngàn hecta đất đất đai của toàn dân thành của tư nhân một cách ngang nhiên trắng trợn thì đó là sự vô pháp lên ngôi.
4. Tham nhũng của nhóm lợi ích ở chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc là hàng đại tham nhũng và thuộc nhóm cực kỳ nguy hiểm. Vì ngoài sự tham nhũng tiền bạc đất đai, còn thúc đẩy mê tín dị đoan.
IX. PHẢI TRUY CỨU TRÁCH NHIÊM
1. Tội của UBND tỉnh Ninh Bình và UBND tỉnh Hà Nam trong việc giao cả ngàn hecta đất cho Xuân Trường là tội rất lớn.
Đây không phải là sơ suất. Mà đây là cố tình. Vì thế không
thể không truy cứu trách nhiệm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phải chịu trách nhiệm vì đã buông lỏng quản lý, không giám sát kịp thời để xẩy ra việc giao hoang phí cả ngàn hecta đất đai nơi thiên nhiên thắng cảnh vào tay tư nhân, đã không thu được thuế, lại còn phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để cuối cùng tư nhân thu lợi. Đây cũng có sự thông đồng từ bộ Tài nguyên và Môi trường nên không thể không truy tội.
X. GIẢI PHÁP GỐC RỄ
1. Chống tham nhũng là cần thiết, là điều rất đáng hoan nghênh, nhưng không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Vì tham nhũng hiện nay là sinh ra từ cơ chế. Hết bọn tham nhũng này lại sẽ sinh ra bọn tham nhũng khác. Nên không thể bỏ tù hết bọn tham nhũng.
2. Muốn giải quyết gốc rễ vấn đề thì cần cách mạng cơ chế và sửa đổi điều khoản về sở hữu đất đai toàn dân trong Hiến Pháp.
3. Đất đai ngàn đời được bảo vệ là do được truyền chủ sở hữu tư nhân đời này qua đời khác, chứ không ai truyền đời sở hữu toàn dân. Sở gữu toàn dân đồng nghĩa với không ai là chủ, tức là vô chủ.
4. Càng giải quyết sớm vấn đề sở hữu đất đai bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Nếu không, quá trình chiếm đoạt đất đai thành sở hữu tư nhân còn phát triển vũ bão hơn nữa. Kèm theo đó là hàng ngũ dân oan mất đất sẽ tiếp tục nối dài. Và nguồn tài nguyên quý hiếm của tổ tiên truyền đời sẽ bị phung phí đến man rợ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phải chịu trách nhiệm vì đã buông lỏng quản lý, không giám sát kịp thời để xẩy ra việc giao hoang phí cả ngàn hecta đất đai nơi thiên nhiên thắng cảnh vào tay tư nhân, đã không thu được thuế, lại còn phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để cuối cùng tư nhân thu lợi. Đây cũng có sự thông đồng từ bộ Tài nguyên và Môi trường nên không thể không truy tội.
X. GIẢI PHÁP GỐC RỄ
1. Chống tham nhũng là cần thiết, là điều rất đáng hoan nghênh, nhưng không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Vì tham nhũng hiện nay là sinh ra từ cơ chế. Hết bọn tham nhũng này lại sẽ sinh ra bọn tham nhũng khác. Nên không thể bỏ tù hết bọn tham nhũng.
2. Muốn giải quyết gốc rễ vấn đề thì cần cách mạng cơ chế và sửa đổi điều khoản về sở hữu đất đai toàn dân trong Hiến Pháp.
3. Đất đai ngàn đời được bảo vệ là do được truyền chủ sở hữu tư nhân đời này qua đời khác, chứ không ai truyền đời sở hữu toàn dân. Sở gữu toàn dân đồng nghĩa với không ai là chủ, tức là vô chủ.
4. Càng giải quyết sớm vấn đề sở hữu đất đai bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Nếu không, quá trình chiếm đoạt đất đai thành sở hữu tư nhân còn phát triển vũ bão hơn nữa. Kèm theo đó là hàng ngũ dân oan mất đất sẽ tiếp tục nối dài. Và nguồn tài nguyên quý hiếm của tổ tiên truyền đời sẽ bị phung phí đến man rợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét