Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Thương chiến Mỹ-Trung cuộc đối kháng sống còn


FB Nguyễn Ngọc Chu
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang tính đối kháng sống còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ là một mặt trận trong cuộc chiến tranh đối đầu toàn diện Mỹ - Trung – là cuộc đối đầu lớn nhất và sẽ dài lâu nhất kể từ sau cuộc đối đầu Mỹ - Xô ở thế kỷ trước.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang tính đối kháng sống còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
Xuất phát từ những luận cứ đó, sẽ thấy được cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện tại -khởi đầu từ TT Donald Trump – chỉ là cuộc chiến thương mại cục bộ khốc liệt đầu tiên. Nó chưa thể đưa ra cú đánh Knock – out ngay Trung Quốc Cộng sản. Nhưng đó là cú đòn mạnh làm rạn vỡ những đốt cột sống của Trung Quốc Cộng Sản. Và một thể chế dân chủ ở Trung Quốc sẽ xuất hiện sau nhiều cú đòn thôi sơn làm tan rã đế chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
Vấn đề là bao giờ? Cả nhân loại ngoài Trung Quốc và cả nhân loại trong Trung Quốc mong chờ ngày đó.
Nhưng trước hết, xin đề cập đôi điều về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhân điểm tựa CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI của các nước G7 vừa được thông báo ngày 26/8/2019 tại Paris.
TẠI SAO LẠI LÀ TRUNG QUỐC?
1. Sau sự tăng trưởng mạnh mẽ thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới;
Sau sự lớn mạnh của lực lượng quân đội, nhất là sức mạnh của tên lửa và sự vượt trội số lượng của hải quân; Sau trộm cắp được công nghệ cao tiệm cận với trình độ khoa học công nghệ của các cường quốc tiên tiến bậc nhất; Cậy vào lực lượng dân số đông nhất thế giới;
Trước sự nhún nhường mềm yếu của Obama :
Bắc Kinh đã bỏ qua gia đoạn “nép mình chờ thời” lộ liễu tiến ra uy hiếp vị trí cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.
Chứng cớ khởi đầu là ngang ngược xây đảo nhân tạo trên biển, để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Từ đó, biến đại dương thành biên giới quốc gia., tiến sát đến bất cứ quốc gia nào cuối chân trời góc biển . Đó là chống lại sự sắp đặt tự nhiên của vũ trụ, là trái với đạo trời đất; là điều chưa có trong lịch sử nhân loại.
Xây đảo nhân tạo trên biển là chứng cớ bạo ngược đầu tiên của Trung Quốc trong giấc mộng mộng thống trị thế giới. Việc để cho Trung Quốc bình yên làm trái với đạo trời đất là lỗi của chính quyền Obama mềm yếu.
2. Bắc Kinh biết chưa phải là thời điểm chín muồi và còn mất nhiều thời gian nữa mới đến cơ hội soán ngôi. Nhưng Bắc kinh cho là thời điểm thích hợp để tuyên bố vị trí thứ 2 thế giới.
3. Tại sao Bắc Kinh lại dám xem thường Nga để tự nhận mình vào vai trò cường quốc số 2?
Theo Bắc Kinh thì:
- Nước Nga tuy là cường quốc quân sự số 2 nhờ lực lượng hạt nhân và vũ khí tân tiến. Nhưng lực lượng quân đội thông thường có số lượng thấp. Mà chiến tranh hạt nhân lại khó xẩy ra. Nên giao tranh phi hạt nhân thì Bắc Kinh nghĩ rằng số đông vượt trội sẽ không làm cho Bắc Kinh phải sợ.
- Kế đến là tình thế chua chát của Nga khi Nga đang bị cô lập hầu như mọi mặt, nền kinh tế bị cấm vận lao đao, xã hội tiềm chứa nhân tố bất an, làm cho Matxcova trở nên yếu thế.

- Nhưng quan trọng nhất là tiềm lực kinh tế của Nga thua xa Trung Quốc và dân số của Trung Quốc lại đông gấp đến 10 lần Nga.
Cho nên Bắc Kinh cho rằng đây là thời điểm Bắc Kinh bỏ qua Nga mà tự mình nhận vai trò số 2 thế giới.
Thực ra còn một nguyên nhân khác nữa. Đó là sự ngộ nhận, tính phét lác một tấc đến trời, và thói quen đe dọa ngáo ộp. Cả ba đặc tính này của người Trung Quốc đã làm cho Bắc Kinh hoang tưởng, đã ngộ nhận không chỉ cao hơn Nga mà còn tưởng là sẽ ngang ngửa gần Mỹ.
Đưa ra những đièu trên để mà lường về thế cục sắp tới.
TẠI SAO LẠI LÀ MỸ?
Cuối cùng thì cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ đã thống nhất hiểu ra, rằng Trung Quốc Cộng Sản đã trở thành đối thủ nguy hiểm số 1 của Mỹ.
Bởi lẽ:
1. Một là: Nền kinh tế của Trung Quốc, nhờ vào dân số đông gấp 4 lần, rồi sẽ đến ngày vượt Mỹ về số trị tuyệt đối; Dẫu đó là 30 năm, 50 năm hay 70 năm, nhưng ngày đó tất sẽ đến.
2. Hai là: Số lượng đầu đạt hạt nhân, một ngày rồi Trung Quốc sẽ bằng hoặc vượt Mỹ; Số lượng phương tiện quân sự như tên lửa, máy bay, xe tăng, tàu chiến - ngày Trung Quốc vượt Mỹ đã rất gần; Số lượng quân thường trực thì Trung quốc đã vượt xa Mỹ.
3. Ba là: Điều mà người Mỹ có thể hơn đó là cách biệt về trình độ tiên tiến. Nhưng điều này Trung Quốc không thể đạt tới lại có thể tiệm cận tới. Và Trung Quốc bù đắp khoảng cách công nghệ bằng số lượng áp đảo.
Ngoài những điều trên, người Mỹ còn ý thức được một điều sâu xa khác nữa. Trung Quốc rất man rợ, tàn bạo, ngang ngược. Trung Quốc Cộng Sản còn man rợ, tàn bạo và ngang ngược hơn Trung Quốc Phong Kiến. Sự man rợ, tàn bạo và ngang ngược của Trung Quốc tỷ lệ thuận theo cấp số nhân với sức mạnh của Trung Quốc.
Cho nên, ngày Trung Quốc trở lành thế lực thực sự đe dọa sự sống còn của Mỹ đã hiện ra phía chân trời. Trong một cuộc chiến tranh hủy diệt tổng lực, Trung Quốc có cơ may lớn hơn về sự sống sót nhờ vào dân số. Đó cũng là điều Trung Quốc nguy hiểm hơn Nga. Đó cũng là điều người Nga biết Trung Quốc nguy hiểm hơn Mỹ.
NHIỆM VỤ CỦA MỸ
Người Mỹ, và nhất là tổng thống Donald Trump, đã nhìn rõ đối thủ tiềm tàng nguy hiểm số 1 của Mỹ, thì không có lý gì mà họ không thấy bài toán cần giải. Có ba bài toán cơ bản.
1. Bài toán thức nhất: Giữ khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc về tiềm lực quân sự và kinh tế - càng xa càng tốt, càng lâu càng tốt.
2. Bài toán thứ hai: Kiềm chế sự trỗi lên ngang ngược ngông cuồng của Trung Quốc.
3. Bài toán thứ ba: Thúc đẩy sự ra đời một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
TẠI SAO LẠI CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI ?
Các luận điểm chính mà TT Donadl Trump lấy làm căn cứ phát động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là:
- Trung Quốc đã ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ hàng ngàn tỷ USD trong suốt các năm vừa qua. Điều này cho phép Trung quốc sở hữu những công nghệ và sáng chế tiên tiến bậc nhất, gần với Mỹ mọi mặt. Hơn thế nữa nó đưa lại cho Trung quốc lợi thế giá thành thấp giúp hàng hóa Trung Quốc tràn ngập – chiếm thị phần áp đảo trên thị trường.
- Thâm hụt trong cán cân thương mại với Trung Quốc hàng năm rất lớn (như năm 2018 là 621 tỷ USD).
- Trung Quốc cài đặt thiết bị gián điệp.
- Trung Quốc làm hàng nhái.
- Trung Quốc ngầm hỗ trợ cho hàng hóa Trung quốc xuất Mỹ.
- Trung Quốc ngầm giữ giá đồng Nhân dân tệ để dành lợi thế thương mại.
- Trung Quốc ngầm đặt những rào cản để làm khó cho hàng Mỹ xuất vào Trung Quốc.
Và còn những nguyên nhân che dấu khác nữa. Tổng thể đã tạo ra sự không công bằng trong thương mại Mỹ - Trung.
Với lý do thiết lập lại ‘công bằng thương mại”, TT Donald Trump đã thuyết phục được G7 thành một mặt trận đồng minh trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Điều này vô cùng quan trọng ở 3 nguyên do chính.
1. Một là, các nước G7 sẽ thay thế Trung Quốc trong thương mại với Mỹ.
2. Hai là, các nước G7 sẽ thành đối thủ tham chiến thương mại chống Trung Quốc.
3. Ba là, TT Donald Trump có chỗ dựa vững chắc để có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp, buộc các công ty Mỹ phải rời khỏi Trung Quốc.
Bản thân các nước G7 cũng từng hứng chịu sự không công bằng thương mại với Trung Quốc.
Chính sự không công bằng thương mại đã giúp Trung Quốc lớn mạnh về kinh tế và sở hữu công nghệ tiên tiến theo sát Mỹ và Phương Tây. Hiện nay thì Trung Quốc đã vượt 6 /7 thành viên G 7 và chỉ đứng sau Mỹ.
TẠI SAO TT DONALD TRUMP THÚC ĐẨY ĐƯA NGA TRỞ LẠI G7?
Đó là vì Trung Quốc.
Ông Donald Trump klhông muốn đẩy Nga mãi vào vùng cô lập, đến mức Nga phải sà vào lòng Trung Quốc, làm cho Trung Quốc mạnh thêm khắp mọi nơi.
Ông Donald Trump không muốn để Nga rơi vào hoàn cảnh đến nỗi, bất cứ việc gì trên trường quốc tế, cứ Mỹ ủng hộ là Nga chống đối, dù đó là lẽ phải. Điều này không những không cho phép giải quyết các vấn đề quốc tế phức tạp mà ngay cả các vấn đề đơn giản cũng không tìm được lời giải. Cuối cùng thì đây chính là điều Trung Quốc chờ mong.
Không viện dẫn nhiều thí dụ minh chứng. Chỉ lưu ý rằng:
- Mỹ rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung không phải vì Nga vi phạm mà vì Trung Quốc đứng ngoài hiệp ước.
- Cứ cô lập Nga mãi thì không chỉ Trung quốc mạnh mà các vấn đề Bắc Triều Tiên, Iran, Syrie không bao giờ có lối thoát.
Một điều nữa, có thể TT Donald Trump không nói ra, nhưng ngầm hiểu, rằng kéo Nga lại thì Nga dân chủ hơn.
XUỐNG THANG LÊN THANG
Chính sự ủng hộ “công bằng thương mại” của G7 thành một liên minh chống Trung Quốc đã buộc Trung Quốc phát ngay tín hiệu đàm phán trở lại. Nhưng đây cũng là một nấc thang mới của trò chơi thương mại Mỹ - Trung.
1. Trung Quốc một mặt cho Phó Thủ tướng Lưu Hạc gửi đi thông điệp: “Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết các tranh chấp thương mại với Washington thông qua đối thoại "bình tĩnh"”. Mặt khác Trung Quốc lại cho TBT Thời báo Hoàn cầu là Hu Xijin chia sẻ trên Twitter:
"Căn cứ vào những gì tôi biết, các nhà đàm phán hàng đầu Trung Quốc và Mỹ đã không điện đàm trong những ngày gần đây. Cả hai bên vẫn duy trì liên lạc ở cấp độ kỹ thuật nhưng không đáng chú ý như Tổng thống Trump đã nói. Trung Quốc không thay đổi lập trường. Trung Quốc sẽ không nhún mình trước áp lực của Mỹ".
Đó là trò quen thuộc của Trung Quốc: vừa xuống thang lại vừa lên thang, để giảm căng thẳng , không bị mất mặt, không bị yếu thế.
2. Về phía TT Donald Trump thì ông nắm bắt và tung cao hơn vì ông cũng là bâc thầy của trò chơi thương thuyết.
Cho nên TT Donald Trump thông tin ngay, rằng “ đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc "tốt hơn nhiều" so với bất kỳ thời điểm nào trước đây và dự đoán sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại sau những động thái “tích cực” của Bắc Kinh.
3. Thực ra trò nắn gân nhau giữa Mỹ - Trung đã quá quen thuộc. Ông Donald Trump thì muốn Trung Quốc “xuống thang”. Còn ông Tập thì chỉ “giả vờ xuống thang”. Vấn đề là cả 2 bên có lừa nhau mãi được không?
Không thể đưa đẩy được mãi. Lần này với cả G7 vào cuộc thì xác suất lớn là Trung Quốc phải chịu lùi một bước. Cái bước đó dài bao nhiêu mà thôi.
ĐÔI LỜI VỀ NGA
Dẫu đại diện Liên minh châu Âu có phản đối bao nhiêu thì cuối cùng ông Donadl Trump cũng kéo được Nga trở lại G7 trong nhiệm kỳ này của ông. Nước Nga cần cho ông trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Hai quốc gia rường cột của G7 là Đức và Pháp cũng đang muốn giảm căng thẳng với Nga.
Sự gần lại của Nga với G7 có lợi rất nhiều cho thế giới. Bởi vì Nga bớt bị cô lập thì sẽ không rơi vào tình thế cực chẳng đã mà “kết duyên” với con “đĩ già đời” Trung Quốc. Bởi vì Nga gần G7 thì đối đầu NATO – Nga sẽ bớt căng thẳng. Bởi vì Nga gần châu Âu thì sự độc tài thuyên giảm mà sự dân chủ sẽ gia tăng tại Nga.
Cho nên nước Nga rất cần một sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ có lợi lớn cho nhân dân Nga và cả nhân dân các nước thuộc Liên Xô trước đây. Tình thế nước Nga hiện nay là tình thế nhân loại ngoài nước Nga và nhân loại trong nước Nga không mong muốn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét