Phương Thảo
Theo Reuters đưa
tin, ngày 13 tháng 8 tàu khảo sát của Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông hôm thứ ba chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi
khu vực Bãi Tư Chính.
Lần xâm nhập này, tàu
Hải Dương 8 (HD8) được ít nhất hai tàu hải cảnh hộ tống. Các tàu hộ tống có
trọng tải 2.700 tấn hoặc 4.000 tấn trở lên và đều có trang bị súng đại bác
76mm.
Trên Twitter của Ryan
Martinson cũng đưa thêm thông tin về các tàu hải cảnh tối tân nhất của Trung
Quốc đang hướng về phía vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và cho biết thêm
rằng hai tàu này chưa bao giờ đi vào vùng Biển Đông từ trước cho tới giờ.
Lực lượng hải cảnh của
hai bên đã canh nhau từng bước trong hơn một tháng đối đầu ở các lô Riji 03 và
Riji 27 kể từ ngày 3 tháng 7 cho đến ngày 7 tháng 8 năm 2019. Tàu HD8 khi đó đã
rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đi đến đảo Chữ thập.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê thị Thu Hằng khi đó cho biết nhóm tàu khảo sát của
Trung Quốc đã rút lui vào chiều thứ Năm ( 07/08/2019) ra khỏi vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo công ước
của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) 1982 sau khi ngưng các hoạt động thăm dò địa chấn.
Trước sự rút lui này
của tàu HD8, Greg Poling, thuộc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải có
trụ sở ở Washington đã đặt câu hỏi ngày 8 tháng 8 rằng liệu tàu HD8 đã rời đi
thật hay chỉ là tạm dừng để tiếp thêm nguyên liệu. Tờ Bưu Điện Hoa Nam
Buổi Sángcũng đặt cùng câu hỏi này khi nhận xét tàu HD8 chỉ rút về
đảo Chữ Thập là nơi nằm trong vùng tranh chấp và dưới sự kiểm soát hoàn toàn
của Trung Quốc.
Collin Koh, một chuyên
gia nghiên cứu Chương trình An Ninh Hàng Hải ở Singapore nghi ngờ khả năng rút
lui hẳn của tàu thăm dò HD8 khi nó không quay trở về đất liền hoặc đi xa hơn
Đảo Chữ Thập. Cộng với việc tàu thăm dò tuy đã rút đi, nhưng vẫn còn ít nhất
hai tàu hộ tống ở lại trong khu vực quanh Bãi Tư Chính, Collin Kok đưa ra khả
năng tàu này rút về đảo Chữ Thập để tiếp thêm nguyên vật liệu rồi sẽ quay trở
lại và gây ra căng thẳng mới trên Biển Đông.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam
đã không trả lời các câu hỏi của Reuters về diễn biến mới trên Biển Đông.
Tuy nhiên việc quay
trở lại lần này của tàu HD8 cho thấy nỗ lực ngoại giao của Việt Nam không đem
lại kết quả bền vững nào.
Liệu Việt Nam có dám
kiện Trung Quốc ra toà trọng tài như Philippines đã làm vào năm 2016? Chuyên
gia về Việt Nam, ông Carlyle Thayer nhận định Việt Nam có khả năng
thắng kiệnkhi yêu cầu toà trọng tài xác định quyền lợi của Việt Nam
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và phán xét liệu Trung Quốc có xâm
phạm trái phép khu vực này hay không.
Ông Thayer nhận định
rằng Trung Quốc lại có thể trơ tráo từ chối tuân thủ phán quyết hoặc có các
hành động trừng phạt Việt Nam tuy nhiên Việt nam có cơ hội được cộng đồng quốc
tế ủng hộ thông qua liên minh do Mỹ dẫn đầu bao gòmm các quốc gia như Úc,
Canada, EU, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Vương Quốc
Anh.
Thế nhưng, lựa chọn
cuối cùng vẫn là của Hà Nội, và không một ai đoan chắc được rằng Hà Nội sẽ dám
quay lưng lại với người anh em đồng ý thức hệ và ngả vào vòng tay của phương
Tây để có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
P.T.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét