Hồ Sỹ Sênh
Về cụ Giải nguyên Hồ sỹ Tạo, khi xem ảnh
tôi đi thắp hương cho cụ về nhiều ý kiến đa phương quá.
Tôi đưa lại một bài của nhà văn Hồ Sỹ Sênh mong gợi cho bạn đọc thêm những khả năng nhìn vào lịch sử và tìm hiểu lịch sử như nó vốn có.(Phan Trí Đỉnh )
Tôi đưa lại một bài của nhà văn Hồ Sỹ Sênh mong gợi cho bạn đọc thêm những khả năng nhìn vào lịch sử và tìm hiểu lịch sử như nó vốn có.(Phan Trí Đỉnh )
"
Cụ Hồ Sĩ Tạo tự Tiểu Khê, sinh năm 1834 (Tổng tập Văn học Việt Nam tập 19 nói
cụ Tạo sinh năm 1831. Cụ Cao Xuân Dục, học trò ông Tạo, trong sách Nghệ An khoa
bảng nói ông Tạo sinh năm 1841. Chúng tôi theo người già trong họ nói ông Tạo
thọ 73 tuổi và bà Hồ Thị Từ, con út ông Tạo nói bà ra đời lúc cha đã 70 tuổi,
lên 3 thì cha mất…, mà suy ra), mất năm 1907, là người tài hoa nổi tiếng cả
vùng. Theo gia phả nói thì cụ thuộc phe chủ chiến, chủ trương đánh Pháp tới
cùng, nên bị vua Tự Đức đánh hỏng (?).
Trong
cuộc đời làm quan, dạy học, giao du với bạn bè khắp vùng, ông Tạo đã có quan hệ
gắn bó với năm người phụ nữ. Theo các cụ trong họ (trong đó có cụ Hồ Sĩ Huề)
từng kể với cháu con thì:
Người
phụ nữ thứ nhất chính là người vợ cả của cụ được gia đình cưới cho ngày còn
trẻ. Bà người họ Phan ở xã Xuân Trường (Thanh Chương) và đã cho ông Tạo hai
người con trai trưởng thành.
Người
phụ nữ thứ hai là bà Hà Thị Hy, còn gọi là cô Đèn, quê ở làng Sài, Nam Đàn. Ông
Tạo nổi tiếng khẩu khí, đam mê hát phường vải, ứng đối nhanh và giỏi. Bà Hy là
người hát hay, giọng tốt và rất đỗi xinh đẹp. Tài tử gặp giai nhân cũng ví như
cá gặp nước, rồng gặp mây. Khi họ quen biết nhau, tuy ông Tạo ít tuổi hơn nhưng
đã có vợ và đang dạy học trong nhà họ Hà. Vì quá tài hoa nên mãi năm cô Đèn ba
mươi vẫn chưa có đám nào lọt vào mắt xanh… Trai làng không với tới nên họ phong
toả, hình thành thế bao vây, không cho con trai nơi khác đến. (Theo bác Hồ
Thanh Chương, ông Tạo yêu cô Đèn trước khi có vợ. Bà Hy có thai, ông Tạo về xin
cha mẹ được cưới, nhưng gia đình không đồng ý vì đã dạm hỏi đám khác. Cụ Hà Văn
Cẩn đành ngậm ngùi gả bà Hy cho ông Nhậm, một ông già lụ khụ.)
Vậy là cái gì phải tới đã tới. Cô Đèn mang thai và ông Nguyễn
Sinh Nhậm mồ côi vợ, cheo cô về làm mọn. Năm 1863, bà Hy sinh con trai. Cậu con
ông Hồ Sĩ Tạo mang họ Nguyễn Sinh được ông Nhậm đặt tên là Sắc. Nguyễn Sinh Sắc
lên 3 tuổi thì ông Nhậm chết. Bà Hy vốn bị người nhà họ Nguyễn Sinh coi là dân
“xướng ca vô loài”, nên họ buộc hai mẹ con phải ra sống trong một căn lều ngoài
đồng khoai, cạnh làng. Chỉ hơn một năm sau, bà Hy cũng bỏ cậu Sắc mà ra đi. Bà
chết trong khổ cực âm thầm và trong sự hắt hủi của gia đình nhà chồng! Con trai
làng Sài hối hận, thương người con gái mệnh bạc, đã kéo sang làng Sen làm lễ
chôn cất. Chính ông Tạo là người đọc điếu văn.
Cậu
Sắc đành phải về dựa vào anh cả để khỏi chết đói. Và dần dà, lên thêm một tí
cũng được anh cả cho một buổi chăn trâu, một cuổi cắp sách tới trường. Việc cậu
Sắc được đi học cũng nhờ phần lớn ở thầy Tú Vương. Thầy xin anh Thuyết cho Sắc
đến lớp mà không phải chịu khoản phí nào. Thầy Vương đã xem tướng tay, xem chữ
viết và tấm tắc khen là con nhà nòi: “Nòi xướng ca và nòi nhả ngọc phun châu cô
Đèn thầy Tạo… Con hãy cố lên, tài hoa lắm, thầy sẽ giúp…”
Rồi
một hôm ông họ Hoàng bên làng Chùa sang làng Sen thăm thầy Tú Vương. Học trò
được ra chơi. Đôi bạn trò chuyện với nhau rất lâu. Ngoài chuyện thơ phú, văn
chương, thi cử… còn có chuyện cậu bé Sắc. Họ bàn với nhau những gì không rõ.
Chỉ biết rằng ít lâu sau, ông Tú Hoàng Đường đến nhà Nguyễn Sinh Thuyết xin
được nhận chăm nuôi cậu bé Sắc. Vợ chồng Thuyết mừng rơn. Thuyết còn chút tình
người, song vợ Thyết từ lâu hậm hực, căm ghét, sợ phải chia gia tài, phải nuôi
tốn kém… nên đã đồng ý liền, coi như trút được hết gánh nặng tội nợ… Ông Hoàng
Đường vội mang cậu bé Sắc về ngay.
Ngày
xưa, người hiểu biết cũng thường quan tâm tới nòi giống. Ngày nay lại nói tới
nguồn gien và tin theo thuyết di truyền. Nguồn gien quý thường được nuôi dưỡng,
giữ gìn. Thấy lúa tốt phải hỏi giống gì, thấy con tốt phải xem cha mẹ chúng…
Từ
ngày ông Tú Hoàng Đường mang Sắc về, ông trở thành cha nuôi và là thầy giáo của
cậu bé. Năm Sắc mười tám tuổi, cậu được ông Đường gả con gái đầu lòng của mình
là bà Hoàng Thị Loan, mươì ba tuổi, cho. Ba năm sau bà Loan sinh cô Thanh, bốn
năm tiếp sinh cậu Khơm (Khiêm) và vài năm sau nữa lại sinh cậu Côông (Công)…
Người
phụ nữ thứ ba (của ông Hồ Sĩ Tạo) là bà vợ kế ở quê nhà. Khi bà cả qua đời, gia
đình không người chăm lo, ông Tạo đã cưới người vợ thứ. Bà sinh hạ cho ông một
con trai rất thông minh, học giỏi, nhưng chỉ đi thi hộ người khác lấy tiền cờ
bạc rượu chè, không màng tới tiến thân.
Người
phụ nữ thứ tư là cô gái quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình. Ông nói dối là ông không
còn vợ để được cưới bà. Bà con nhà gia thế, nên về sau, khi chuyện vở lỡ, gia
đình đã kiện quan về chuyện này. Bà sinh hạ được hai người con trai. Thời gian
sau đó, ông Tạo cáo quan về nhà dạy học.
Người
phụ nữ thứ năm là một cô gái nghèo ở thôn Nam Lĩnh, cùng xã, nơi ông Tạo dạy
học những ngày cuối đời. Hàng ngày cô vẫn thường đi bán chổi đong gạo. Khi có
một con gái với ông Tạo, người ta gọi là cô Chổi. Lúc này ông Tạo đã bảy mươi
tuổi. Ba năm sau, ông Tạo qua đời. Nhà cũng chẳng có gì, con trai cờ bạc, rượu
chè phá phách hết, ông chỉ để lại cho con gái một chiếc áo bông cũ, đắp lấy hơi
cha!
Người
con gái út này của ông Tạo là bà Hồ Thị Từ (tên khai sanh là Thuyến). Hoà bình
lần thứ nhất, bà vẫn sống khoẻ mạnh. Bà lấy chồng họ Tôn. Ông là bác ruột của
giáo sư Tôn Tích Thạch. Và vì không có con trai nên đã coi Thạch là con, cho
tới 1955, Thạch qua Liên Xô du học. Hơn 7 năm sau trở về thì ông bà đã qua đời.
Ông Tôn Quang Phiệt cũng họ này.
Tôi
còn nhớ như in mỗi lần bà về quê là đi khắp bà con xóm làng, ăn trầu luôn miệng
và nói cười ha hả, rất vui. Bà kể biết bao nhiêu là chuyện, trong đó có chuyện
cái huyệt mộ ông Tạo được cải táng. Ông Tạo bị cảm bệnh tại thôn Nam Lĩnh trong
xã, con cháu đưa về nhà thì ông qua đời. Ông chết trong lặng lẽ, giữa ngày thời
tiết không thuận nên chỉ có xóm giềng biết với nhau. Chỉ khi cải táng (1911)
học trò mới làm lễ lớn. Cái huyệt mộ cải táng là do ông Tạo chọn cho mình ngày
còn dạy học ở quê vợ, xã Xuân Trường.
Theo
bà Từ: Mộ được táng dưới một khối đá ngầm, phải đào hố sâu bên cạnh, khoét
ngang rồi đun tiểu sành đựng hài cốt vào, nén đất lại, trên dựng một mộ chí đơn
sơ. Bà bảo đó là cái hàm dưới của Miệng Rồng (Chuyện này, khi xây dựng đường
điện siêu cao thứ nhất, bác Hồ Nhã Đỉnh, ở Viện Năng lượng, về vùng Nam Đàn
giám sát, bác cháu gặp nhau, trò chuyện, bác còn nhắc lại cho nghe lần nữa).
Nay bia mộ ông Tạo chỉ là một mảnh đá nhỏ. Phía trên bị đập vỡ chỉ còn lại một
chữ thiếu nét và một chữ “Nhã”. Đọc bên phải: “Mậu Thìn Giải nguyên” (ông Hồ Sĩ
Tạo đậu Giải nguyên triều Nguyễn, Huế, khoa Mậu Thìn (1868), cùng khoa thi này
Hoàng Cao Khải đậu cuối bảng. Theo cụ Hồ Sĩ Huề kể: Có lần ông Tạo ra Hà Nội.
Hoàng Cao Khải đã tự tay bưng nước đến để ông Tạo rửa mặt mũi, tay chân. Có lẽ
ngoài việc trong vọng, đây còn nhằm mực đích mua chuộc sĩ phu…). Dọc bên trái
bia mộ: “Tri phủ Quảng Trạch”. Chính giữa phía dưới: “Hồ Tiểu Khê chi mộ”. Việc
cải táng hoàn toàn do học trò ông Tạo tuân theo di huấn của thấy mà làm, rất
long trọng, có nhiều vị khoa bảng của hai huyện Thanh Chương, Nam Đàn tới dự
(nhưng chắc chắn là không có ông Nguyễn Sinh Sắc. Bởi ông đã vào Kinh nhậm chức
theo lệnh vua).
Năm
người đàn bà gắn bó với một người đàn ông, chuyện thật khó tin. Chắc ông Tạo
tài hoa lắm và cũng đa tình lắm mới cuốn hút được như vậy.
Sách
vở ông Tạo để lại đã bị đốt hết trong Cải cách Ruộng đất. Còn sót một tập thơ
nhỏ ở nhà cụ Hồ Sĩ Huề, phó giáo sư Ninh Viết Giao đã mượn, nay chắc còn chỗ
ông ấy!
Cụ
Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân khoa thi Hương năm Ngọ (1894) tại Trường Nghệ,
nhưng trượt khoa thi Hội tiếp theo. Để chuẩn bị cho Sắc vào tiếp khoa thi năm Tuất
(1898), ông Tạo suy nghĩ rất nhiều. Các con trong giá thú ở quê chẳng đứa nào
nối được chí cha. Thông minh thì cũng có đủ, nhưng lười học, chỉ thích cờ bạc,
rượu chè. Duy chỉ có đứa con ngoài giá thú là Nguyễn Sinh Sắc lưu tâm tới việc
học hành, không thể để nó bỏ dở sự nghiệp và phụ lòng mong mỏi của bao người.
Nghĩ tới đây, ông sai người mài mực, lấy giấy bút viết thư. Ông nhớ tới ông
Thượng thư họ Hồ ở An Truyền đã nhận đồng tông với mình. Nhớ tới ông Cao Xuân
Dục, một học trò, đang là quan to của triều đình. Đằng nào cũng phải nhờ họ
giúp. Xưa nay mình đã nhờ vả họ gì đâu!
Vậy
là nhờ có bức thư ấy, mà các vị đại thần họ Hồ, họ Cao ra tay giúp đơc để ông
Sắc được vào học Trường Quốc Tử Giám. Đó là việc rất dễ nhận biết: Trường Giám
là trường của Hoàng gia, quý tộc, con dân làm sao mà vào nổi?
Ông
Sắc vào Trường Quốc Tử Giám mang cả gia đình đi theo, chỉ trừ cô Thanh ở nhà
với bà ngoại, làm phận sự thay cho bố mẹ. Vào Huế, ông đổi tên là Nguyễn Sinh
Huy. được sự giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần của các vị đại thần quen biết
ông Tạo, cùng các quan khác người Nghệ Tĩnh. Bà Loan dệt vải nuôi con. Ở chốn
Kinh thành, cuộc sống có dễ dàng gì đâu!
Khoa
thi Mậu Tuất, ông Sắc lại rớt. Bà Loan sinh thêm cậu Xin. Và vì quá kham khổ,
lao động quá sức, bà lâm bệnh và qua đời cuối năm Canh Tý (1900). Chỉ ít lâu
sau, cậu Xin cũng quy tiên theo mẹ. Ba cha con ông Sắc lại dắt díu nhau về
Nghệ.
Khoa
thi năm Tân Sửu (1901) ông Sắc trúng Phó bảng nhưng không ra làm quan mà xin ở
nhà nuôi mẹ già yếu. Thời kỳ này ông lên dạy học ở Thanh Chương. Ông nghĩ mình
trước hết phải trọn đạo hiếu với cha mẹ. Nếu không, sao đáng làm người. Giai
đoạn đầu ông Sắc dạy học ở nhà thờ họ Lê ở Nguyệt Bổng (nhà thờ này nay vẫn còn
ở chân cầu Rộ), sau chuyển sang nhà ông Hàn Kháng, họ Phan ở Võ Liệt - là một
họ khoa cử, có người nổi tiếng như tiến sĩ Phan Sĩ Thực - Ngôi nhà này đã bị
tịch thu chia cho nông dân trong Cải cách Ruộng đất). Chỗ ở này cách nhà ông
Tạo có con sông Rộ nhỏ thó, xắn quần là có thể lội qua. Như các cụ trong dòng
họ kể lại thì ông Sắc đã dẫn cậu Công qua chơi với ý định nhận cha, nhưng việc
đó chưa kịp làm thì năm 1904 bà đồ An qua đời. Đầu năm 1905, ông Sắc được triệu
vào kinh nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ do cụ Phan Chu Trinh giao lại. (Việc chưa
nhận cha còn có thể do quy ước khắt khe của dòng họ – Ví như cụ Hồ Sĩ Tôn, 2
lần đậu đầu khoa: “Thiên hạ sĩ vọng vã”, “Thiên hạ cống sĩ”, là bố ông nghè Hồ
Sĩ Tân. Thời trẻ dạy học ở Hưng Nguyên, có một con trai với cô con dâu nhà họ
Bùi. Về sau anh này cùng con mình đều đậu tiến sĩ. Hai cha con về Quỳnh Đôi
nhận họ, nhưng vì quy định đó mà không thành. Hai cha con đành đứng ngoài cổng
nhà thờ họ, vái lạy rồi quay về. Nên đến nay con cháu vẫn mang họ Bùi…)
Cuộc
đời làm quan và phiêu bạt của ông Sắc tính từ đây. Năm 1907, ông Sắc được bổ Tri
huyện Bình Khê và chỉ bốn năm sau đã vướng vào trọng tội…
…
Bữa đó, ông Sắc đang ngồi tự lự, mượn chén rượu giải sầu, lòng tràn nỗi niềm
thương cảm đối với vợ con. Ông tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo khổ, mái tranh,
vách đất, chẳng chút tài sản nào dư dả để nuôi con… Bỗng có lính bẩm báo:
“Thưa
quan, mấy gã chống thuế hôm qua lại đến.”
Ông
lập tức truyền cả bọn vào và giữa lúc ngà ngà say, ông bảo:
“Bọn
bây phải biết rằng, chỉ có vua mới miễn được thuế. Còn ta chỉ có đồng lương ít
ỏi phải bù cho số thuế thiếu kia. Ta đã cho người dò la kỹ rồi: Nhà tụi bây còn
giàu hơn cả quan đây. Làm ruộng thì phải đóng thuế, chống lại là cớ làm sao?”
Cả
đám lập tức nhao nhao nói hỗn, chửi bới, chỉ trích quan tham nhũng, ông Sắc nổi
cáu, truyền:
“Lôi
ra ngoài đánh bọn chúng cho ta.”
Bọn
lính lôi cả đám ra ngoài đánh đập thỏa sức. Bất đồ một người trong bọn trúng
chỗ hiểm, lăn ra chết… Lệnh ông ban quên không hạn chế mấy roi, nên bọn lính đã
quá tay. Triều đình triệu ông về Kinh chịu tội. Vua phê: “Trảm!”. May nhờ có
các ông Thượng thư họ Hồ, họ Cao và Đào Tấn cùng rập đầu xin vua tha chết. Cả
ba ông đều tâu vua: “Nguyễn Sinh Huy làm quan thanh liêm, xử án công minh, bốc
thuốc chữa bệnh người rất tận tâm… Việc xảy ra chỉ là do sơ suất và bọn lính đã
quá tay…”
Vua
cũng biết Nguyễn Sinh Huy là quan thanh liêm, không hề có tư túi gì, nên sau
một lúc suy nghĩ đành giảm xuống “Trảm giam hậu!” (giam chờ chém sau) và phạt
đánh 100 roi. May nhờ có Thượng thư Bộ binh Đào Tấn lo lót cho bọn lính nên
được nhẹ đòn và ông Huy thoát chết. “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. Nhân
buổi lộn xộn chưa quyết, nhờ có người ngầm giúp, ông Huy chuồn thẳng! Các cụ
già quê tôi, người thì bảo ông cải trang làm phu xe theo đoàn khách thương chở
hàng vô Nam, kẻ lại bảo ông xuống một thuyền buôn dông thẳng vào Gia Định. Mỗi
người một phách, nhưng cũng chẳng sao. Điều cơ bản là ông Huy đã thoát khỏi cái
lưỡi dao thái thịt người đang lơ lửng trên đầu và có thể hạ xuống bất ký lúc
nào…
*
Cậu
Công gặp lại cha ở một địa điểm kín ở Gia Định, trong một buổi, trước khi cậu
xuống tàu đi xa. Dặn dò con xong ông Huy lặn sâu vào giữa vùng Đồng Tháp Mười,
chẳng để lại dấu vết nào với người đời, rằng mình đã từng là một Phó bảng thứ
thiệt, là ông Huyện Bình Khê…
Ngày
ấy Đồng Tháp Mười còn rậm rì năn lác, đường bộ chưa có là bao. Giao thông chủ
yếu là nhờ vào những chiếc xuồng tam bản tự tạo của đồng bào sống ở miệt sình
lầy. Ông Nguyễn Sinh Huy lặn lội đến vùng Cao Lãnh ngày nay thì dừng lại, ở nhờ
một ngôi chùa. Nơi đây ông giấu biệt tông tích của mình, tự xưng là Cụ Vương,
hành nghề bốc thuốc chữa bệnh.
Nhà
Phật vốn chủ trương “cứu nhân độ thế”, các sư cũng luôn làm nhiệm vụ bốc thuốc
chữa bệnh cho dân. Bấy giờ làm gì có bệnh viện hay hiệu thuốc ở những vùng sâu,
xa như thế. Thấy Cụ Vương giỏi y thuật, lại sống độc thân nên các sư rất mừng,
lưu cụ ở luôn tại chùa để giúp đỡ bao nông dân nghèo khó đang hàng ngày vất vả
kiếm sống và cũng vất vả chống lại tật bệnh, ốm đau. Phong trào chống thuế ở
miền Trung đang nổi lên rần rần, nên nhà vua cũng làm ngơ luôn cái án của ông
Tri huyện Bình Khê. Vậy là ông Nguyễn Sinh Huy được triều đình “bỏ quên”.
Chẳng
bao lâu, cái tiếng của vị thầy thuốc giỏi, lại nhân từ, sẵn sàng chữa bệnh
không công cho người nghèo, theo những chiếc xuồng nhỏ, len lỏi trên sông nước,
trên kênh rạch lan truyền đi khắp vùng. Người ở xa chở con bệnh tới để chữa trị
hoặc mua thuốc mang về. Người gần mời cụ ngồi xuồng tới nhà bắt mạch điều trị.
Nhà nghèo cụ miễn luôn mọi khoản. Đức độ của cụ hoà vào nước Đồng Tháp Mười,
thấm sâu vào đất đai, tạo nên vựa lúa bạt ngàn hôm nay…
Có
lần chữa trị dài dài, cứu được mấy mạng người trong một gia đình, giúp họ thoát
khỏi dịch bệnh, ông già Mai Nhuận trả ơn bằng cách gả cô con gái út của mình
cho ông Vương.
“Không
dám…”, Ông Vương cười. Chữa bệnh cứu người là công việc hàng ngày, tôi đã
nguyện theo đuổi suốt đời, đâu dám mong có ân huệ đền đáp. Cô nhà đây còn nhỏ
tuổi hơn cả con trai út của tôi. Nhận lời cụ chẳng hoá ra tôi là thằng khốn nạn
hay sao?
“Chúng
tôi không quan tâm tới việc thiên hạ dư luận, chỉ cần cụ nhận lời và nuôi cháu
là nhất định gia đình sẽ có ngày mở mày mở mặt. Nó đến với cụ cũng đã sung
sướng cho bản thân nó. Công việc nấu nướng, chợ búa… giúp cụ chuẩn bị thuốc
men, so với việc đồng áng khác nhau một trời một vực, việc gì nó chẳng làm
được. Cụ đừng lo…”
Năm
ấy, ông Sắc đã ngoại lục tuần. Cô gái họ Mai mới ngoài hai mươi, nhỏ hơn cậu
Công.
Ít
lâu sau cuộc tình duyên muộn mằn ấy, cậu Vương Chí Nghĩa chào đời (1927). Ông
Vương Chí Nghĩa là bố của Vương Chí Hùng và Vương Chí Việt cùng năm người con
gái khác. Theo Thượng toạ Thích Chân Quang, khai sinh lấy họ Vương, nhưng trong
tiềm thức, trong gia phả là họ Hồ. Cụ Vương dặn như vậy. Lấy họ Vương là để che
mắt kẻ thù. Việc rời Đồng Tháp lên Tây Nguyên cũng là vậy. Phải tránh sự khủng
bố, truy bắt, bảo vệ mình và mở ra con đường kiếm sống lâu dài. Thượng toạ
Thích Chân Quang sinh ở Tây Nguyên tháng 12.1959. Tốt nghiệp đại học Khoa tiếng
Anh, xuất gia năm 1980 cùng chị gái là Hồ Thị Minh Nguyệt, hơn ông hai tuổi.
(Ngày làm lễ Nhập hồn Tượng cho vua Hồ Quý Ly và nữ sĩ Hồ Xuân
Hương tại nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi, Thượng toạ Thích Chân Quang cười nói với
tôi: “Em viết việc tìm họ của anh đơn giản và dễ dàng quá! Thật ra là bọn anh
phải dằn vặt, đau khổ, đi xác minh cẩn thận, có thu âm, ghi hình đầy đủ, người
ta mới công nhận. Những người trông coi Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng
Tháp cứ một mực bảo ông Sắc không có vợ lẽ ở đây! Anh sẽ ghi lại cụ thể chuyện
này gửi em sau. Báo để em biết, anh đã đến thăm chú Hồ Thanh Chương, tình cảm
của chú cháu là vô cùng nồng ấm.” Thượng toạ đã đối chiếu gia phả và gọi tôi là
em, mặc dù tôi nhiều tuổi hơn.)
*
Việc
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy họ Hồ làm họ mới của mình có gì giống với con cháu
cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp nhận mình là dòng dõi họ Hồ không? Điều
đó chắc chắn chúng ta đã vĩnh viễn không còn được biết. Trong mịt mờ quá khứ xa
xăm, trăm ngàn mối quan hệ chằng chịt, đan xen, không ghi âm, chụp ảnh, không
quay phim, ghi chép… làm sao lần mò ra được?
Cuốn
Ngục trung nhật ký của Bác với 132 bài thơ (từ số 1 đến 133, nhưng bài số 100
chỉ có tên bài đề “Liễu Châu ngục” mà không có thơ), mở đầu bằng bài “Khai
quyển”, kết thúc là bài “Kết luận” (Nay sách in mới, bài “Kết luận” được thay
bằng bài “Mới ra tù tập leo núi”, một bài Bác ghi bên lề tờ Nhật báo Quảng Tây,
không phải làm ở trong tù). Bài “Kết luận”, Bác viết:
Hạnh
ngộ anh minh hầu chủ nhiệm
Như
kim hựu thị tự do nhân
“Ngục
trung nhật ký” tòng kim chí
Thâm
tạ hầu công tái tạ ân.
(Tạm dịch: May mắn được gặp Chủ
nhiệm họ Hầu sáng suốt. Mà nay tôi lại là người tự do, “Ngục trung nhật ký” từ
nay chấm dứt. Cảm tạ sâu sắc ơn tái tạo của ông Hầu.)
Hầu
công mà Bác nhắc ở đây là ông Hầu Chí Minh, thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị
Quân khu Hoa Nam của Quốc dân Đảng, người rất mực mến phục Bác, đã can thiệp
tích cực để Bác thả ra, trở về lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Điều đó cũng chứng
minh rằng, nơi nào trên trái đất này cũng có người tốt!
Cái
tên mới của Bác, ta có thể đoán mò một cách không chắc chắn rằng, Bác lấy tên
người đã dũng cảm cứu mình để làm kỷ niệm. Tên ông là “Sáng Suốt” và việc làm
của ông dành cho Bác cũng rất sáng suốt. Còn cái họ thì xin chịu. Liệu có sự
dặn dò nào của cụ Phó bảng từ một ngày rất xa, khi hai cha con còn sống bên
nhau không?
Bác
đi bôn ba thế giới “tìm đường cứu nước”, trải qua một vòng trái đất và mãi hơn
50 năm sau mới về lại quê nhà. Ý định nhận cha, nhận họ của cụ Phó bảng ngày
dạy học ở nhà ông Hàn Kháng… cũng chưa thực hiện được. Vào Huế làm quan rồi
trốn mãi vào miệt sình lầy Đồng Tháp, cụ không có điều kiện trở về. Ông Hồ Chí
Nghĩa cũng vậy, không thể về bởi binh lửa liên miên và đất nước chia cắt. Chỉ
mãi hôm nay Thượng toạ Thích Chân Quang mới hoàn thành việc đó.
Từ
ngày cụ Phó bảng đi làm quan đến ngày Thượng toạ Thích Chân Quang tìm về, thời
gian dài hơn thế kỷ. Chúng tôi lấy làm tiếc, nhà thờ họ Hồ Lai Nhã đâu còn ở
chốn xưa! Ngày di dân, lòng tôi như vừa chịu một trận động đất mạnh 9 độ
rich-te. Dân quân cả huyện ào ào đến dỡ làng kéo đi, hệt như chạy loạn. Hàng
chục chiếc máy ủi màu đỏ son gầm gừ húc cây cối đổ ngổn ngang, san phẳng mọi
vườn tược mà không có pháp luật nào giải thích, không một xu đền bù giải toả!...
Cha con, anh em, họ hàng phải chia lìa nhau. Người bốc được thăm ở cuối rừng,
kẻ bốc được thăm nằm đầu xã, cách nhau ba bốn cây số là chuyện bình thường. Mối
quan hệ tộc họ từ ngàn xưa bị rạn vỡ. Nhà thờ họ vốn có vườn riêng đầy cây
trái, nay đột nhiên không có đất đứng, phải hốt vào trong hẻm núi sâu, nơi bác
tộc trưởng bắt được thăm, phong cảnh thật u ám, thê lương. Thật tiếc, trong
thời khắc bối rối ấy, con cháu ở quê cũng không dám đấu tranh đòi cho nhà thờ
họ một chỗ xứng đáng! Con cháu đi xa muốn tranh thủ về thăm quê cũng khó khăn.
Vùng chân Trường Sơn mưa nhiều hơn nơi khác, đường sá không một tấc nhựa, lầy
lội, nhớp nháp bởi thứ đất mến người, lại trèo đèo lội suối quanh co, khúc
khuỷu. Anh em bà con nghèo túng hơn, về vài ngày là không thể đi thăm hết được,
mà có về cũng vất vả lắm! Thôi đánh chịu lỗi với Tổ Tiên!
Thượng
toạ Thích Chân Quang về đúng những ngày mưa tháng bảy. Sau khi dâng hương viếng
mộ cụ Hồ Sĩ Tạo xong, mấy chú cháu trong họ, những người đi đón bàn nhau: Xin
Thượng toạ hoãn việc về thăm nhà thơ họ Hồ Thanh Khê lại, vì đường quá xấu, xe
không vào được. Nếu đi lỡ gặp tai nạn, thật là không nên… Và Thượng toạ đã đồng
ý.
Chúng
tôi chép toàn là chuyện ở sân sau. Người ta nói: Đời là một sân khấu lớn với
hàng ngàn vở
diễn,
bi có, hài có… ồn ào và sôi động trải ra. Đó là ở sân trước. Sân sau khác hơn.
Nó âm thầm, lặng lẽ… Nhưng có lẽ xin được dừng lại ở đây. Dã sử vốn có chỗ dị
đồng với chính sử là thế! Cũng với khoảng thời gian chưa xa, Tổng Bí thư Nông
Đức Mạnh đã có buổi trò chuyện thân mật với một số con cháu họ Hồ. Chắc rằng
mọi chuyện vẫn chưa phải đã hết. Còn có những điều sâu kín, dài dài, chưa thể
nói ra, nhưng cũng rất con người, đang ở sân sau…
Mong
ông bà, chú bác, anh em… cùng hương hồn Liệt Tổ Liệt Tông tha thứ cho.
Mùa
xuân Đinh Hợi (2007)
(Địa
chỉ: Hồ Sĩ Sênh, xóm Nghĩa Thái, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, Nghệ An. ĐT: 0383
785248)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét