Phạm Chí Dũng
Hình ảnh tuần duyên Trung Quốc và bản đồ khu vực Bãi Tư Chính
trên Biển Đông. (Ảnh chụp màn hình BáoThanh Niên)
Ghi nhận duy nhất về
tính chính danh của chính thể độc tài ở Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Bãi Tư
Chính lần 3 chỉ là động thái của Bộ Ngoại giao Việt Nam: trong một lần quá hiếm
muộn của lịch sử quan hệ gấu ó Việt - Trung, cơ quan cấp bộ này đã hai lần liên
tiếp gửi công hàm phản đối Trung Quốc về vụ tàu Hải Dương 8 xâm nhập Bãi Tư
Chính và vụ Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa.
Nhưng những đặc trưng
còn lại của đảng CSVN đều thiếu hẳn tính ‘công chính’.
Cho tới nay và mặc dù
đã phục hồi sức khỏe, đã tiếp đón các quan chức ngoại giao nước ngoài và xuất
hiện đó đây trên cương vị chủ tịch nước, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn không hề hé
răng về vụ Bãi Tư Chính. Tình trạng ‘cấm khẩu’ quá yếm thế như vậy khiến người
ta liên tưởng lại vụ Hải Dương 981 vào năm 2014: năm đó đã dậy lên rất nhiều
đồn đoán rằng Nguyễn Phú Trọng đã có đến hai chục lần gọi điện đến Bắc Kinh cho
Tập Cận Bình để thương thảo về vụ rút giàn khoan Hải Dương 981, nhưng họ Tập
đều kiêu ngạo từ chối tiếp chuyện. Rốt cuộc, Hải Dương 981 đã chỉ rút bởi thế
chủ động rút của Trung Quốc sau hơn hai tháng trời hành hạ ‘đảng em’ Việt Nam
và con dân nước Việt.
Còn vào năm 2019, tàu
thăm dò địa chất Hải Dương 8 cũng được Trung Quốc chủ động rút khỏi Bãi Tư
Chính sau hơn một tháng ‘chính danh’ của lực lượng hải quân Việt Nam mà đã
chẳng thể làm gì, thậm chí còn chẳng dám nói gì trước một kẻ cướp táo tợn lao
vào nhà mình.
“Thế 6 cái tàu ngầm
lớp Kilo mà Bộ Quốc phòng Việt Nam mua của Nga đi đâu mất mà không ra Bãi Tư
Chính ứng chiến với tàu địch?” - một số người dân cắc cớ hỏi.
Trong lúc viên tướng
có tới bốn sao trên cầu vai là Ngô Xuân Lịch vẫn im như thóc. Một số người dân
khác lại hỏi dồn:“Đừng có nói là mấy cái tàu ngầm lớp Kilo còn phải tác chiến ở
Hà Nội, Sài Gòn, Phú Quốc, Đà Lạt… - những nơi đang ngập lụt đến lút đầu!”.
Chẳng
khác gì Bộ Quốc phòng, cả chính phủ ‘kiến tạo và hành động’ của thủ tướng ‘Cờ
Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân phúc và quốc hội của ‘tỷ phú áo dài’ Nguyễn Thị Kim Ngân
cũng không thốt nổi từ nào để phản đối Trung Quốc - một hiện tượng rất đồng
điệu với tinh thần câm nín triệt để vào năm 2014 khi nổ ra vụ Hải Dương 981.
Điều trớ trêu là trong
vụ Hải Dương 981, chính là Nghị viện Hoa Kỳ đã khẩn cấp và quyết liệt tung ra
một bản nghị quyết về Biển Đông lên án sự can thiệp của Trung Quốc, còn giới
quân sự Mỹ đã gợi ý Việt Nam về ‘đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ. Song tất cả
đều bị phía Việt Nam lờ đi trong cơn mê sảng đu dây ngả ngớn với Bắc Kinh để
cuối cùng đã phải nhận quả báo nhãn tiền.
Còn vào năm 2019,
không phải ‘nghị gật’ Việt Nam mà chính là một số nghị sĩ Mỹ tiếp tục chỉ trích
và tố cáo Bắc Kinh vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS 1982).
Quả báo nhãn tiền rốt cuộc
đã chính danh đến mức trong cả ba vụ Bãi Tư Chính vào các năm 2017, 2018 và
2019, hầu hết các ‘đối tác chiến lược’ - mà giới chóp bu Việt Nam thường tự hào
lên đến cả tá - đã chẳng đếm xỉa gì đến cử chỉ cầu cứu của Hà Nội. Cay đắng
nhất là ‘đối tác chiến lược’ Tây Ban Nha - nước có Tập đoàn dầu khí Repsol liên
doanh với Việt Nam ở mỏ cá Rồng Đỏ, và Cộng hòa liên bang Nga - quốc gia có Tập
đoàn dầu khí Rosneft liên doanh với Việt Nam khai thác mỏ Lan Đỏ, đều lặng tăm.
Trái ngược hoàn toàn, ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất Trung Quốc’
- như cái cách ca tụng tận mây xanh của Bộ Chính trị Việt Nam - lại trở thành
con cá mập hung dữ muốn nuốt trọn Bãi Tư Chính và Biển Đông.
Rốt cuộc, tính ‘chính
danh’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam đã được tôn vinh trọn vẹn đến mức nếu
không phải là hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ tiến thẳng
vào Biển Đông vào ngày 6/8 thì còn lâu, chứ không phải chỉ một ngày sau đó -
7/8, Trung Quốc mới chịu rút tàu Hải Dương 8 ra khỏi Bãi Tư Chính.
Nhưng không chỉ ‘chính
danh’ bằng chính sách ‘Ba không’, chính thể ‘đảng em’ Việt Nam còn cần được bổ
sung thêm một ‘không’ nữa - một ‘không rất kiên định: Không kiện ‘đảng anh’
Trung Quốc.
Quả là thế, ý chí kiện
Trung Quốc đã chỉ lấp ló trên cửa miệng giới quan chức cao cấp Việt Nam vào mỗi
lúc bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ về chế độ này ‘hèn với giặc, ác với dân’,
nhưng sau đó hồ sơ được xem là ‘kiện Trung Quốc’ lại bị tống vào ngăn kéo đầy
bụi bặm. Tâm thế lộn ngược đó khiến cho con dân nước Việt, cứ mỗi khi nhắc tới
‘đảng quanh vinh’ và ‘chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam’, thì lại ngậm ngùi
bởi nhớ tới câu thơ ‘Người ta đứng bởi mi quỳ gối’.
Song cũng cần phải
châm chước: chính thể độc tài Việt Nam vẫn còn vài đặc thù rất ‘chính danh’
khác: sẵn sàng đàn áp bất cứ tiếng nói bất đồng và người dân nào dám lên tiếng
và xuống đường biểu thị tinh thần phản kháng ‘đảng anh’ Trung Quốc, như bao lần
đàn áp dã man các cuộc biểu tình của người dân chống Trung Cộng kể từ năm 2011
đến tận giờ đây.
Mùa hè năm 2019, bất
chấp vụ Bãi Tư Chính đã bị Bắc Kinh đẩy vào cơn khủng hoảng lần thứ ba trong ba
năm liên tiếp, những kẻ ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười Sáu Chữ Vàng’ ở Việt Nam vẫn kiên
định rào dây kẽm gai trên các đường phố và xua các lực lượng công an và dân
phòng trực chiến liên tục để tác chiến với nhân dân.
Và kiên định không kém
khi phát cờ cho ngư dân…
Trong bầu không khí rũ
rượi của câu vè ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ vẫn dồn nén châm chích đến
buốt tim, giới quan chức mặt lầy mỡ tổ chức phát hàng chục ngàn lá cờ đỏ sao vàng
cho những ngư dân xơ xác và thiểu não vì mất biển, mất kế mưu sinh và mất cả
lòng tin vào lực lượng ‘quân với dân như cá với nước’, mưu biến những ngư dân
này trở thành lá chắn sống lao ra biển đối đầu với tàu vũ trang của địch.
Thế là lại nổi lên một
câu vè nữa: “Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là
thằng phản động!”.
P.C.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét