Dương Tự Lập
15-8-2019
Nén hương cho Bùi Tín và
Tô Hải
Thấm thoắt đã qua giỗ đầu của hai nhân cách lớn là Bùi Tín và Tô
Hải. Rất mến nhà văn Phạm Đình Trọng với nhiều bài viết của anh trình làng. Mới
đây, được xem lại bài viết: Những Người Cuối Cùng Của Thế Hệ Hào Hoa Mà Lạc Bước Đã Ra Đi,
đăng trên Tiếng Dân ngày 12/8/2018, tiếc thương hai Con Người là nhà báo Bùi
Thành Tín và nhạc sĩ Tô Đình Hải, mất cùng ngày 11/8/2018 cùng ở tuổi 91.
Cùng sinh năm 1927, cùng là những chàng trai lớn lên ở Hà Nội,
cùng chí hướng, cùng gặp buổi can qua dâu bể của đất nước. Bùi Tín mất ở quê
người, nước Pháp. Tô Hải mất tại quê nhà, nước Việt.
Đọc xong bài viết, chép miệng định thôi, nhưng có một bình luận
của ông Nghiem Vietanh dưới bài như sau: “Anh Phạm Đình Trọng đặt Nguyễn
Đình Thi, Chế Lan Viên ngồi cùng các vị này kể ra hơi gượng ép… riêng trường
hợp Chế Lan Viên, di cảo chỉ là trò tháu cáy, hai mặt…” Nhận xét này
làm tôi chú ý bởi nó đúng với điều tôi đang suy nghĩ và tôi thấy người bình này
rất tinh, không phải rỗi thời gian bình tếu, bình cho vui, hời hợt, nói vớ vẩn
chơi chơi.
Phạm Đình Trọng không so sánh nhưng lại đánh đồng những kẻ kia
với nhà báo Bùi Tín, nhạc sĩ Tô Hải, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn
Hữu Đang, Thanh Tịnh, Thụy An, Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác, Lê Đạt,
Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Trần Duy, Trần Văn Cẩn, Sĩ Ngọc, nhà báo Trần
Đĩnh… những kẻ kia là ai? Là Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, (tôi
mạn phép anh thêm vào: Đỗ Nhuận, Hoài Thanh, Huy Vân, Hữu Mai, Xuân Diệu, Huy
Cận, Tô Hoài…) những kẻ cũng có hạng, có cân, có lạng, có máu mặt trên văn đàn.
Nếu so tuổi tác với những kẻ bề trên kia thì tôi chỉ vào hàng
con cháu. Tôi đã gặp họ trên trang báo, trên trang sách, trên đường phố, trong
quán nước, câu lạc bộ, nhà xuất bản, tòa soạn báo, nhà riêng của họ, nhà bạn
bè, hay ở ngay trong gia đình tôi tại Hà Nội khi họ đến chơi với cha tôi. Chẳng
vì thế mà tôi vị nể, né tránh cái quyền phê phán họ.
Theo nhận định chủ quan của tôi, e rằng anh Phạm Đình Trọng chưa
lục lại đầy đủ các bài viết của mấy tay bồi bút đó những năm xa xưa xảy ra vụ
phong trào Nhân văn – Giai phẩm 1958 mà thống soái tàn bạo trong vụ án Văn học
nổi tiếng nghiêm trọng này là tay đảng viên, trưởng ban Tuyên huấn Tố Hữu, văn
nô cung đình. Xem thêm bài viết: (Nhìn lại vụ án Nhân văn – Giai phẩm cách đây 40 năm, của
nhà văn Hoàng Tiến, năm 1998).
Nói đến thơ Chế Lan Viên (Phan Ngọc Hoan) người ta nhớ ngay tới
Điêu Tàn – 1937:
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
…
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
…
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
…
Có một người nghèo không biết tết
Mang lỳ chiếc áo độ thu tàn!
…
Mang lỳ chiếc áo độ thu tàn!
…
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
(Xuân)
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
(Xuân)
Nói phỉ phui cái mồm, tôi thầm nghĩ nếu viết xong Điêu Tàn, rủi
ra ngay lúc đó đời Chế tàn, bị tai nạn thảm khốc, đứt mạch máu não, hay chẳng
may ô tô nghiến chết ngoài đường thì mãi mãi người đời sau còn ngậm ngùi, tiếc
thương nhìn nhận ghi nhớ Chế như ghi nhớ các thi nhân Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Bích
Khê, Quách Tấn. Trước khi gia đình Chế chuyển về khu tập thể Trung Tự gần nhà
tôi, rồi vào Nam ở hẳn, tôi có dịp theo bề trên năm 1975 ghé thăm gia đình ông
trong khu nhà Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, số 51 Trần Hưng
Đạo. Trên bàn viết của ông đặt tấm biển làm người đến chơi khó chịu: (Khách đến
chơi miễn ngồi lâu). Khác với bác thơ Ngô Xuân Diệu rất niềm nở hiếu khách, hơn
hẳn Chế ở đoạn đối nhân xử thế này:
Nhà tớ nằm cạnh Cột cờ (24 Điện Biên Phủ cạnh Cột cờ)
Ai vui thì đến ai lờ thì thôi.
Ai vui thì đến ai lờ thì thôi.
Nhưng hôm nay ngôi nhà này nếu ai đó muốn vào chơi cũng không
được bởi chủ ngôi nhà là Xuân Diệu thì đã mất từ lâu. Còn ngôi nhà nay đang
tranh chấp, cãi vã, lộn xộn, ngã ngũ ra sao thì chưa rõ. Cù Huy Hà Vũ, con trai
nhà thơ Cù Huy Cận, cựu Bộ trưởng, Đại biểu Quốc hội gọi Diệu bằng bác ruột,
cũng được Diệu nhận làm con nuôi đâm đơn kiện tụng í ới. Vũ đã bị đảng tống
giam vào ngục và đã được can thiệp cho qua cư trú ở Mỹ. Đáng đời Cận, đáng đời
Diệu. Ở dưới âm phủ Cận với Diệu có biết và có đau đớn việc này không. Diệu
cũng đã đi theo đảng, từng là Đại biểu Quốc hội, Diệu vẫn còn sống ở Thơ, Thơ –
1938 trước cách mạng:
Yêu, là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
(Yêu)
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
(Yêu)
Khi chưa theo đảng Diệu có những vần thơ nghe thơ như thế, sau
đi theo đảng từ những thập niên 1950 thơ Diệu viết kiểu thế này:
Mỗi lần tranh đấu gay go
Chúng con đã được Bác Hồ đến thăm
Chúng con dưới vực sai lầm
Đang vươn mình, được Bác cầm tay lên,
Lời Cha rất mực dịu hiền,
Như là thấm nhẹ, mà xuyên vào lòng,
Con ngồi trước Bác mênh mông,
Tội nhiều, chưa dám thẳng trông Cha già.
(Thơ dâng Bác Hồ)
Chúng con đã được Bác Hồ đến thăm
Chúng con dưới vực sai lầm
Đang vươn mình, được Bác cầm tay lên,
Lời Cha rất mực dịu hiền,
Như là thấm nhẹ, mà xuyên vào lòng,
Con ngồi trước Bác mênh mông,
Tội nhiều, chưa dám thẳng trông Cha già.
(Thơ dâng Bác Hồ)
Với lối nịnh bợ “nâng bi” lãnh tụ như thế, Diệu chết ngóm tự lúc
nào không biết.
Nhìn tấm biển đặt trên bàn viết của Chế tôi nghĩ: Chà, chắc ông
Chế này quí thời gian ghê lắm, nghĩ rằng ông chỉ dành thời gian để viết thơ cho
đời, không muốn khách ngồi lâu mất thời giờ. Lúc ấy còn trẻ tôi đã bị lầm.
Nhiều năm về sau này từng nghe nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh nói, nếu
để Chế Lan Viên thay vào chân Tố Hữu thì còn quá Tố Hữu. Hoàn toàn không bông
đùa, lời nhận xét của nhà phê bình rất nghiêm túc. Ông Chế đi theo đảng, là đại
biểu Quốc hội, được ăn lộc đảng, ông viết thơ ca tụng, tung hô:
Tổ Quốc Bao Giờ Đẹp Thế Này Chăng?
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
– Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất.
…
Những ngày tôi sống đây là đẹp hơn tất cả
Dù mai sau muôn vạn lần hơn!
…
Thịt xương ta phơi ngoài bãi bắn
Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ…
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
– Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất.
…
Những ngày tôi sống đây là đẹp hơn tất cả
Dù mai sau muôn vạn lần hơn!
…
Thịt xương ta phơi ngoài bãi bắn
Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ…
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên)
Thế có nghĩa là dấu mốc của Tổ Quốc được Chế tính từ ngày
2/9/1945 ông Hồ đứng ra đọc tuyên ngôn độc lập cho nước Việt trở về thời đồ…
bánh trưng bánh tét vua Hùng Vương chưa có đảng đưa đường, Hồ chỉ lối chắc là
xấu xa đồi bại, muôn vạn lần khốn nạn hơn. Ông Chế muốn nói “nếu” đảng Cộng sản
mà ông thừa hưởng ăn lộc dẫu sau này có chết và ông ta chết thì thời ông sống
vẫn là đẹp nhất, đảng ông ta thờ phụng vẫn là nhất nhất bởi “Dù mai sau muôn
vạn lần hơn”.
Thơ xu nịnh, tởm lợm thật. Vì gần nhà nên khi ông đi làm, thỉnh
thoảng tôi có nhìn thấy cái mặt ông, cái mặt cũng đẹp y chang mặt đảng, đẹp
nhưng không chơi được. Khi ông Chế ngỏm, bà Vũ Thị Thường, vợ của ông, năm 1990
tung ra “Di cảo” thơ chồng, muốn thanh minh cho người đời rõ, cái bộ lòng trong
trắng trung thực sám hối của chồng ta đây với hai trong loạt bài viết:
Trừ Đi:
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ tôi đã giết rồi
…
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ tôi đã giết rồi
…
Bánh Vẽ
Chưa cần cầm lên nếm anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui…
Chưa cần cầm lên nếm anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui…
Độc giả đọc những bài thơ bản thảo muộn màng như thế này, rất
nhiều người đã vội vã ca ngợi sự thành khẩn của Chế, khen ngợi Chế thành thực.
Cả một thời ta đã bị đảng lừa. Không, không bao giờ ta lại lần nữa bị cá nhân
Chế lừa, bị văn nô Chế lừa. Ta không thể chấp nhận sự sám hối xảo trá của Chế
trước khi Chế ngáp ngáp lìa đời. Trừ đi hay cộng lại, bánh vẽ hay bánh bao,
bánh nướng hay bánh tôm, bánh xèo hay bánh c… chi chi đi nữa ta không tin.
Cả một thời đau thương bao cấp, ba, bốn giờ sáng ta phải nhỏm
dậy đem xô, nồi, thùng, xoong chậu… thủng đi để xếp hàng thay người mua từng mớ
rau bìa đậu, tranh giành chửi bới nhau ngoài cửa hàng mậu dịch quốc doanh thì
Chế ta ngủ đẫy giấc rồi nhỏm dậy viết: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”. Chế
không sống lại để nghe bậc em út Bùi Minh Quốc chửi nhại Chế:
Hỡi sông Hồng tiếng thét bốn nghìn năm
Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng?
Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng?
Cái lúc tưởng Chế “điêu” thì Chế không điêu. Cái lúc tưởng Chế
“tàn” thì Chế không tàn (1937) theo đảng. Khi theo đảng Chế có: Ánh Sáng và Phù
Sa. (1960) Chế “phù” phiếm và “sa” đọa theo đảng nên Chế chết đứt không ánh
sáng. Đáng đời nhà Chế lắm.
Ông đại tá văn Nguyễn Khải thì sao? Một gã cơ hội, một tay láu
cá nổi tiếng trong đám làng văn, ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4 Lý Nam Đế.
Khải viết: Xung Đột, nên được anh Tố Hữu khen ngợi. Khải nhỏ tuổi, lấy tư cách
gì, lấy nhân cách gì mà dám mắng nhiếc Trần Dần, mà dám lẻo mép chửi rủa nhà
thơ “Nhất Định Thắng” (1956) này ở bài viết: “Những Bài Học Của Đấu Tranh Cách
Mạng”. Văn nghệ Quân đội, số 5, tháng 5/1958, trang 49-53. Trong bài viết, Khải
to mồm chửi quàng chửi quáng cả vào nhà thơ Lê Đạt, tác giả bài thơ “Nhân Câu
Chuyện Mấy Người Tự Tử” (1956).
Ngày con trai Khải bị chết đuối ở ngoài bãi sông Hồng, gần chân
cầu Long Biên ối kẻ độc mồm độc miệng nguyền rủa: Trời quả báo, đáng đời nhà
tay này. Vào Sài Gòn ở, về già không có ai đến chơi. Buồn! Suốt ngày gọi điện
mời nhà báo Trần Đĩnh tác giả “Đèn Cù” (2014) tố cáo đanh thép chế độ độc tài
cộng sản Việt Nam tàn ác đến nhà chơi, nói chuyện ngẫu (theo tác giả Đèn Cù
kể).
Buồn! Năm 2006 Khải ngồi bóp đầu bóp trán bóp bi viết: “Đi Tìm
Cái Tôi Đã Mất”. Khải nói: “Một xã hội mà công dân không được quyền sống
thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình
trên trang giấy là một xã hội không có chân móng“. Trong tùy bút những
tháng ngày sắp lìa thây, Khải viết: “Cũng năm ấy (2000) tôi được trao giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã
nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi kết
thúc“.
Mọi lời của Khải nói khi sắp tàn đời ta đều bất nhận. Bọn chúng
có nết thật giống nhau, khi đương chức, còn hưởng bổng lộc quyền lợi thì chúng
câm họng. Đến khi sắp đóng nắp quan tài rồi mới phọt ra sự giả nhân nghĩa “sám
hối”. Chó lợn một phường cả. Chứ lúc đeo hàm đại tá đi đâu cũng có kẻ cung
người phụng, sao chẳng thấy Khải “Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất”? Nhục nhã thay lũ bồi
bút cho đảng này.
Ông Hoài Thanh, Đại biểu Quốc hội, nhà phê bình văn học có số
má, có đứa con tinh thần: “Thi Nhân Việt Nam” – 1941, khi chưa theo đảng. Cuốn
chân dung văn học này của Hoài như một viên ngọc quí, mà đúng là quí thật. Viết
xong cuốn này, tỉ như ông chết lăn đùng ngã ngửa hoặc chết bất đắc kỳ tử tôi
tin tên tuổi ông sẽ còn bất tử. Nói tới ông ta tôi nhớ cái mặt phèn phẹt của
ông ấy vào một tối cuối năm 1977 tại hội trường cạnh rạp chiếu phim Công Nhân
trên phố Tràng Tiền. Cơ quan Văn hóa Hà Nội mượn để tổ chức buổi nói chuyện kỷ
niệm 5 năm: Hà Nội, Điện Biên Phủ trên không và 33 năm ngày thành lập Quân đội
Nhân dân Việt Nam.
Hoài Thanh được trân trọng mời đến. Tôi ngồi hàng phía dưới cách
mấy ông nhà văn Vũ Tú Nam, Lữ Huy Nguyên và anh nhà thơ trẻ Phạm Tiến Duật cùng
khu tập thể Trung Tự với tôi. Trên diễn đàn ông Hoài Thanh nói thao thao bất
tuyệt về “Bác dẫn đường Đảng chỉ lối”. Thao thao bất tuyệt về tập thơ “Máu và
Hoa” mới xuất bản của Tố Hữu. Ông tô Máu bôi Hoa của Tố ghê gớm đến thế.
Đây là lần thứ hai tôi gặp ông. Lần đầu, lúc đó còn nhỏ, theo
cha tới chơi nhà ông Đặng Thai Mai, bố vợ tướng Võ Nguyên Giáp. Thật ra hai ông
là bạn hồi trẻ với nhau, Giáp lấy con gái bạn. Ông Mai ở phố Nguyễn Huy Tự gần
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Y- éc- xanh cạnh vườn hoa Pasteur. Theo trí nhớ
tuổi thơ, hôm ấy ông Hoài nói chuyện từ tốn, không nghe nói thơ Tố Hữu. Có lẽ
ngồi trước bậc võ công thượng thặng thầy Đặng nên Hoài ta biết ém võ của mình.
Đêm nay trước đông đảo quần chúng, ông vung tay tô Máu bôi Hoa của bác Tố tận
chín tầng cao. Đi đâu cũng vỗ ngực: “Nói đến thơ Tố Hữu thì phải để tôi bình“.
Đã có khi mô ông Hoài bình bài thơ Đời Đời Nhớ Ông, khóc Stalin (1953) của bác
Tố chưa nhỉ?
Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười.
Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười.
Chắc hẳn ông đã bình rồi mà ta bỏ lỡ không nghe chăng, ấy cũng
là đáng tiếc. Ông tô Tố Hữu ông tố Trần Dần: (Hoài Thanh – Vạch Tính Chất Phản
Động Của Bài Nhất Định Thắng Của Trần Dần). Báo Văn Nghệ, Hà Nội, số 110,
1/3/1956. Cũng trên tờ báo này ngay sau đó ông ta thừa nhận: “Tôi Đã Sai Lầm
Như Thế Nào Trong Việc Phê Bình Bài Thơ ‘Nhất Định Thắng’ của anh Trần Dần”
– Văn Nghệ 20/ 9/ 1956. Một lời sám hối quỷ quyệt khi đã thoi người ta vỡ mặt,
đểu thật. Xuân Sách nhà thơ vẽ cái mặt của ông Hoài khá chính xác:
Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng mình cũng tan.
Nửa đời còn lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng mình cũng tan.
Đầu năm 1982, Hoài Thanh hóa ma trước mấy tháng tôi ra quân –
trong ba lô của tôi vẫn còn cuốn Phê Bình và Tiểu Luận tập 1 cùa Hoài. Không
bao giờ còn thấy bóng dáng Hoài Thanh trên bất cứ diễn đàn nào nữa.
Hữu Mai, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, tác giả của Cao Điểm
Cuối Cùng, kẻ tham gia viết Hồi ký cho tướng Võ Nguyên Giáp, kẻ viết Ông Cố
Vấn, nói về tình báo cộng sản Vũ Ngọc Nhạ. Vũ Ngọc Nhạ đi theo đảng trước lúc
chết có nói gì với người nhà không, chứ tình báo cộng sản Phạm Xuân Ẩn cùng
thời, đã thất vọng cộng sản, trước khi nhắm mắt không quên nhắn lại gia đình,
bầu bạn: Xin đừng chôn tôi gần cộng sản. Thật đau đớn cho người tình báo cả đời
đi theo chủ nghĩa hoang tưởng.
Hữu Mai cũng là kẻ bồi bút có hạng. Hữu Mai từng viết “Để Rõ
Thêm Chân Tướng Phản Động Của Trần Dần”, đăng trên Văn nghệ Quân đội, số 5,
tháng 5/1958 trang 57/62. Mai tức là chôn, chắc Mai chết người ta chôn Mai cùng
đồng đảng cộng sản và chôn luôn tên tuổi chẳng mấy tốt đẹp của Mai.
Đỗ Nhuận, Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam hai mươi nhăm năm
1958 – 1983, nổi tiếng khi viết Du Kích Sông Thao (1949) bao nhiêu, thì cũng
nổi tiếng bấy nhiêu khi bồi bút viết “Bộ Mặt Thực của Trần Dần Trong Nhóm Phá
Hoại Nhân Văn – Giai Phẩm”, đăng trên Tạp chí Văn nghệ số 12 tháng 5/1958.
Huy Vân (Lê Huy Vân), Tổng biên tập báo Tổ Quốc, Đại biểu Quốc
hội, cùng hội cùng thuyền với những kẻ bồi bút trên viết: “Một Tâm Hồn Đồi Trụy
Trần Dần”, đăng trên báo Nhân Dân ngày 25/4/1958. Đại biểu Quốc hội, nhà văn
Nguyễn Đình Thi, Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, suốt 30 năm 1958-1989 xách
ca táp đi công du nước ngoài gấp nhiều lần nguyên thủ quốc gia, có thơ nhại:
Người đi lên đầu không ngoảnh lại
Sau lưng lũ bồi bút theo đầy.
Sau lưng lũ bồi bút theo đầy.
Ngang ngửa với Thi đi nước ngoài nước trong có ông Tô Hoài cũng
vậy:
Ô hô nhà bác Tô Hoài
Viết phiêu lưu ký giương oai dế mèn
Cầm bút theo đảng ớn hèn
O chuột với chú dế mèn cũng khinh
(Thơ dân Hà Nội)
Ô hô nhà bác Tô Hoài
Viết phiêu lưu ký giương oai dế mèn
Cầm bút theo đảng ớn hèn
O chuột với chú dế mèn cũng khinh
(Thơ dân Hà Nội)
Những kẻ tôi kể ra trên đây để chứng minh với bạn đọc, với anh
Phạm Đình Trọng, rằng loại người này không đáng viết hoa, không Hào hoa dẫu bị
Lạc bước, bởi họ cũng chỉ là bọn cơ hội, cách mạng nửa mùa, bọn xôi thịt,
phường giá áo túi cơm cả mà thôi. Không có vị gì để xếp những loại người này
vào cùng hàng với Bùi Tín và Tô Hải. Còn những Con Người Lạc bước nhưng họ vẫn
Hào Hoa, ấy là bởi cái tâm và tấm lòng trong sáng tuyệt đối (cách mạng) của họ.
Cứ xem đi họ nói gì nhỉ? “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn”, rồi người nhạc sĩ viết:
“Mùa thu năm 1945, ngày tôi lên đường làm lính Vệ Quốc, Cha
tôi đã cảnh cáo: ‘Đi theo cộng sản hả? Thất bại đừng có vác xác về, tao tống cổ
ra đường đó!’ Tôi đã thất bại và không có cơ hội quay về quỳ trước mặt Cha nữa.
Xin kính dâng cuốn hồi ký này lên hương hồn Cha tôi như lời tạ tội về lỗi lầm
đã phạm” – (Tô Hải).
Đêm Giữa Ban Ngày: “Tôi tặng cuốn sách này cho: Những người
con của nước Việt đã cống hiến đời mình cho một nước Việt Nam độc lập và dân
chủ. Hương hồn cha tôi và những người cộng sản đã chết bởi tay các đồng chí của
họ… Các bạn tù của tôi, cộng sản cũng như không cộng sản. Các thế hệ sau tôi,
hy vọng họ sẽ không bao giờ phải sống như tôi đã sống, dưới bất cứ gông cùm
chuyên chế nào”. (Vũ Thư Hiên).
Tôi bước đi
Không thấy phố
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên mầu cờ đỏ…
Không thấy phố
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên mầu cờ đỏ…
(Trần Dần)
Có phải như ai nấp bóng Cụ
“Thời lai đồ đểu” mới ngo nguây.
“Thời lai đồ đểu” mới ngo nguây.
(Dương Quân)
Nhưng đem bục công an
Máy móc
Đặt giữa tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi…
Máy móc
Đặt giữa tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi…
(Lê Đạt)
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu…
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu…
(Phùng Quán)
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng lên ngôi…
Cả một thời đểu cáng lên ngôi…
(Bùi Minh Quốc)
Những mơ xóa ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi
(Trần Độ)
Hồi ký “Mặt Thật” của tác giả Bùi Tín, viết: “Tác giả quý mến
tặng cuốn sách này tới các bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước. Với niềm ân
hận của thế hệ đi trước thành tích ít, lỗi lầm nhiều. Với lòng tin cậy ở thế hệ
trẻ đang là động lực chính đưa đất nước vào kỷ nguyên dân chủ, xây dựng một xã
hội dân sự – lỗ hổng tai hại của chủ nghĩa Mác-Lênin”.
Vậy đó, “Thế Hệ Hào Hoa Mà Lạc Bước Đã Ra Đi”. Họ ra đi hết cả
rồi.
Nếu cho tôi được nói một lời, một lời thôi, thì tôi chắp tay
ngửa mặt trời cao nói thế này: Xin đừng bao giờ nữa! Đừng bao giờ nữa thế hệ
Việt Nam mai sau kia ơi! Đừng bao giờ phạm phải LỖI LẦM cũng như những TỘI ÁC
mà thế hệ cha ông cộng sản của chúng tôi đã phạm phải ngót một thế kỷ qua.
______
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét