Thường Sơn
Liệu những hứa hẹn của Việt Nam như sẽ ký kết 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, sửa đổi Bộ luật Lao động, kể cả ban hành Luật về Hội và trả tự do trước thời hạn cho một số tù nhân lương tâm như một thủ đoạn ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’ nhẵn mặt trơ tráo trong nhiều năm qua, có trở thành sự thật?
“Hai bên đã đồng ý nỗ lực chung để EVFTA được ký kết trước cuối tháng Sáu và được phê chuẩn càng sớm càng tốt” – hãng tin
Reuters dẫn từ một thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày
25/4/2019.
Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu ra một nhận định về EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) không còn
thiên về cảm tính theo cách
‘quyết tâm sẽ ký’ suốt trong vài năm
qua nhưng chẳng năm nào ký được, mà dự liệu một khoảng thời cụ thể ‘trước cuối tháng Sáu năm
2019.
Điều gì đã khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam tự tin và hy vọng đến thế vào EVFTA – bản hiệp định mà chỉ mới vào tháng 2 năm
2019 đã bị Hội đồng châu Âu thẳng tay thông báo
đình hoãn vô thời hạn, với nguồn cơn thực chất phía
sau đó là vô số vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam mà cho tới lúc đó, và cả cho tới nay, vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào?
Phải chăng hai chuyến đi châu Âu liên
tiếp trong tháng 3
và tháng 4 năm 2019 của hai ủy viên bộ chính trị là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – đi
Pháp và Bỉ, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – đi
Czech và Romania, đã đạt được ‘kết quả khả quan’?
Phải chăng Ngân và đặc biệt là Phúc đã nhận được tín hiệu ‘cho qua cầu’ từ EU, khi Romania là
quốc gia đang là chủ tịch luân phiên của EU và được giới chóp bu Việt Nam đặc biệt mơn trớn để ‘ủng hộ ký kết và phê chuẩn EVFTA’?
Phải chăng sau khi
EVFTA bị Hội đồng châu Âu hoãn
vô thời hạn cùng tương lai cực kỳ bế tắc, Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu Bộ Chính trị của ông ta đã phải tìm ra lối thoát, để một lần nữa trong rất nhiều lần, Hà Nội lại hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’, dù đã chẳng có bất kỳ lần nào trước đó lời cam kết này được biến thành hành động, thậm chí giới công an trị Việt Nam còn hành động ngược lại khi gia tăng bắt bớ giới bất đồng chính kiến trong giai đoạn gần nhất từ giữa năm 2016 đến nay?
Ngay vào lúc này – khoảng thời gian đang tiếp tục diễn ra những cuộc đàm phán khẩn trương giữa Hà Nội và Brusseles –
thủ đô Bỉ, nơi đặt trụ sở của EU – về EVFTA, không khí
đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một ‘cải thiện nhân quyền’ nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế.
Sát ngày 30 tháng Tư năm 2019
kỷ niệm ‘giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước’, công an Việt Nam lại bắt bớ hàng loạt người dân và quy cho
họ ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Chưa kể nhiều người bất đồng chính kiến đã bị công an bắt cóc từ ngày quốc kháng 2/9 năm
2018 mà cho tới nay vẫn chưa được trả tự do…
Cũng sát ngày 30/4 năm
2019, Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư thành ủy TP.HCM – đã
công khai ‘hứa với Bộ Chính trị sẽ không để xảy ra biểu tình tại TP.HCM’ – một loại cam kết mà cho thấy não trạng và hành xử của đảng cầm quyền trước sau như một vẫn chỉ là tiếp tục ém nhẹm quyền biểu tình của người dân – đã được hiến định trong hiến pháp 1992, và
câu giờ càng lâu càng tốt việc ban hành Luật Biểu tình – một trong những đòi hỏi của Nghị viện châu Âu trong bản nghị quyết nhân quyền được cơ quan này nêu ra
vào giữa tháng 11 năm
2018.
Vậy liệu những hứa hẹn của Việt Nam như sẽ ký kết 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, sửa đổi Bộ luật Lao động, kể cả ban hành Luật về Hội và trả tự do trước thời hạn cho một số tù nhân lương tâm như một thủ đoạn ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’ nhẵn mặt trơ tráo trong nhiều năm qua, có trở thành sự thật? Hoặc cho dù có thành
sự thật thì liệu bao nhiêu phần trăm sự thật ấy có tính thực chất mà không chỉ làm màu theo
thói đầu môi chót lưỡi đã thành cố tật của chính
thể độc trị?
T.S.
Nguồn VNTB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét