Hoàng Tùng
Tôi trích đăng bài này nhân ngày sinh của
Hồ Chí Minh.
Ông Hoàng Tùng, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên ủy
viên Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đã từ trần ngày 19 tháng sáu
2010 tại Hà Nội, thọ 90 tuổi. Tên thật là Trần Khánh Thọ, ông sinh năm 1920,
quê quán tại huyện Lý Nhân, Hà Nam. Tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi, lần lượt
giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng : bí thư Thành ủy Hà Nội, bí thư Thành ủy Hải
Phòng, xứ ủy viên Bắc Bộ, phó bí thư Chiến khu Tả ngạn Sông Hồng, phó trưởng
ban Tổ chức trung ương, tổng biên tập báo Sự Thật, tổng biên tập báo Nhân Dân,
phụ trách Văn phòng Tổng bí thư, trưởng ban Tuyên huấn trung ương, bí thư Trung
ương Đảng.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, phụ trách báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của ĐCSVN, ông Hoàng Tùng cũng là nhà phát ngôn có uy tín của miền Bắc. Nhà báo lão thành người Pháp Jean Lacouture đã nêu lên nghịch lý : tại sao một con người sắc sảo, tinh tế và dí dỏm như Hoàng Tùng lại có thể làm ra một tờ báo xám xịt như tờ Nhân Dân ?
Trong những năm nghỉ hưu, ông Hoàng Tùng vẫn đi nói chuyện với cán bộ. Dưới đây là bản ghi lại cuộc nói chuyện của ông về chủ tịch Hồ Chí Minh. Như chú thích ở cuối bài, bản này không đầy đủ, nhưng tính trung thực của nó thì không có gì đáng ngờ.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, phụ trách báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của ĐCSVN, ông Hoàng Tùng cũng là nhà phát ngôn có uy tín của miền Bắc. Nhà báo lão thành người Pháp Jean Lacouture đã nêu lên nghịch lý : tại sao một con người sắc sảo, tinh tế và dí dỏm như Hoàng Tùng lại có thể làm ra một tờ báo xám xịt như tờ Nhân Dân ?
Trong những năm nghỉ hưu, ông Hoàng Tùng vẫn đi nói chuyện với cán bộ. Dưới đây là bản ghi lại cuộc nói chuyện của ông về chủ tịch Hồ Chí Minh. Như chú thích ở cuối bài, bản này không đầy đủ, nhưng tính trung thực của nó thì không có gì đáng ngờ.
‘’ … Tôi có khoảng thời gian gần 25 năm làm việc gần Bác. Tôi
được biết một số việc, hoặc được nghe rồi nói lại cho các đồng chí. Có tài liệu
các đồng chí có thể sử dụng được, có tài liệu các đồng chí nghiên cứu thêm. Tôi
có may mắn được dự hầu hết các phiên họp Bộ Chính trị hay Ban Bí thư¬. Khi
Trung ương họp Bác thường hay ngó trông xem có thấy tôi ngồi ở phía sau không,
bởi tôi làm công tác báo chí. Nhiều cuộc họp tôi bị Bác phê bình, nhưng nhiều
lần được Bác khen. Hội nghị Trung ương, hội nghị các ngành, hội nghị quân sự,
hội nghị cán bộ tôi đều dự cả. Nhiều chuyện tôi biết được từ các cuộc hội nghị
này, cố nhiên không phải chuyện gì cũng biết, có chuyện tôi thật sự là nhân
chứng, có chuyện thì tôi nghe lỏm được…
Sau ngày 19/8, Hà Nội lập chính quyền cách mạng. Tôi lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa ở ngoại thành, tham gia chỉ đạo khởi nghĩa ở Đông Anh, Phúc
Yên, trực tiếp chỉ đạo việc lập chính quyền ở ngoại thành Hà Nội. Khởi nghĩa
thắng lợi, chính quyền được thành lập, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ và Uỷ
ban Nhân dân cách mạng Hà Nội ra mắt. Tổ chức này ngang với thị trưởng Hà Nội trước
đây thay Trần Văn Lai. Những người ra mắt toàn là học trò trung học Hà Nội cũ,
như Trần Quang Huy ở trường Thăng Long, Nguyễn Duy Thân ở trường Bư¬ởi, cùng
với ông Vũ Kỳ... Hai cuộc ra mắt toàn là các cậu học trò kém tuổi tôi. Nhân dân
Hà Nội xôn xao lắm. Họ nói lãnh tụ Việt Minh có thế thôi à ! Tôi cũng sốt ruột.
Khởi nghĩa xong họ bầu tôi làm chủ tịch, được 3 ngày tôi không làm nữa, vì lúc
này tôi đang phụ trách an toàn khu của Trung ương.
Hàng ngày tôi ra Bắc Bộ phủ gặp anh Xuân Thuỷ và một số người khác. Họ hỏi tôi :
– Anh xem có cách nào đi tìm Trung ương về không, chứ thấy tình hình khó khăn lắm.
Dân không hiểu lãnh tụ Việt Minh là ai cả, chúng tôi thì còn trẻ lắm, tôi làm sao biết được để mời. Hàng ngày giải quyết công việc ở trong khu xong tôi lại đạp xe ra Bắc Bộ phủ xem tình hình thế nào. Chiều ngày 24/8 tôi trở về chỗ mình vẫn ở tức là khu an toàn, gặp khoảng hơn 10 người đang ăn cơm ở đình làng Phú Xá. Tôi thấy một cụ già có râu, ngồi cạnh có anh Trần Đăng Ninh. Bữa ăn của đoàn cán bộ chỉ có cơm gạo hẩm, canh m¬ướp suông, mọi người ngồi trên chiếc phản ở đình làng Phú Xá. Anh Trần Đăng Ninh trước ở tù với tôi, tuy đã được bầu vào Trung ương nhưng chưa làm được ngày nào đã bị bắt, sau vượt ngục trốn về. Tôi biết ông cụ này được anh Trần Đăng Ninh đưa đi chắc phải to hơn Trung ương. Tôi nghe giọng Nghệ đoán chắc là Ông Cụ rồi. ..
…………….
… Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi của Bác năm 1950 sang Trung Quốc và Liên Xô của bác là chuyến đi gian khổ. Stalin nói : “ Bây giờ cách mạng Trung Quốc thắng lợi rồi, Trung Quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, còn Liên Xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ ”. Trung Quốc nhận định như thế là do Quốc tế phân công Trung Quốc phụ trách châu Á. Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu ta. Khó khăn ở bên ngoài là như thế. Tôi cho rằng vì lý do như thế mà mấy lần Bác từ chối làm Tổng bí thư. Ngoài việc Ban chấp hành Trung ương trong nước đã chỉ định đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư, có lẽ Bác cho rằng hội nghị Trung ương lần thứ 8 nếu Bác nhận làm Tổng bí thư thì Liên Xô sẽ gây chuyện. Từ Đại hội I ở Ma Cao Hà Huy Tập đã phê phán Bác như Quốc tế cộng sản đã phê. Bác không nhận là chủ tịch nước cũng là thật lòng chứ không khách khí. Sau này anh Lê Đức Thọ nói với tôi rằng khi đề nghị Bác làm chủ tịch nước Bác từ chối mãi. Bác nói mình là Chủ tịch nước à ? Mình chỉ đứng đằng sau thôi ! Còn tìm người khác làm. Người còn nói : nếu tìm khó quá cứ đưa Bảo Đại ra làm rồi mình thu xếp. Bác thực sự vì cách mạng chứ không vì mình. Đấy là về phía Liên Xô, Trung Quốc, còn về phía Đảng cộng sản Pháp, là Đảng thân thiết đối với ta, lúc đầu họ cũng cho rằng Việt Minh là phái thân Nhật chứ không phải là cộng sản. Năm 1950, Đảng cộng sản Pháp phái Léo Figuères uỷ viên dự khuyết của Trung ương, phụ trách tờ báo Thanh Niên (b) sang điều tra tình hình của ta. Léo Figuères đến Việt Bắc. Về mặt chức vụ tôi cũng tương đương với anh, nên được cử tiếp anh. Cố nhiên là năm 1946, khi sang Pháp Bác cũng đã nói một phần nào rồi, nhưng Đảng cộng sản Pháp chưa thể hiểu hết. Léo Figuères muốn biết thực sự Đảng cộng sản còn tồn tại hay không, anh ta đi khắp các nơi, ở đâu cũng thấy có Đảng cộng sản, mà đảng viên Đảng cộng sản là những người lao động, những người công nhân, trí thức, còn quan lại địa chủ là tượng tr¬ưng bên ngoài thôi. Từ đó Đảng cộng sản Pháp mới thực sự công nhận ta. Cũng từ đó mới có các phong trào ủng hộ Việt Nam. Trước đó Đảng cộng sản Pháp không làm gì để ủng hộ ta. Đó là khó khăn đối với Bác lúc bấy giờ.
Hàng ngày tôi ra Bắc Bộ phủ gặp anh Xuân Thuỷ và một số người khác. Họ hỏi tôi :
– Anh xem có cách nào đi tìm Trung ương về không, chứ thấy tình hình khó khăn lắm.
Dân không hiểu lãnh tụ Việt Minh là ai cả, chúng tôi thì còn trẻ lắm, tôi làm sao biết được để mời. Hàng ngày giải quyết công việc ở trong khu xong tôi lại đạp xe ra Bắc Bộ phủ xem tình hình thế nào. Chiều ngày 24/8 tôi trở về chỗ mình vẫn ở tức là khu an toàn, gặp khoảng hơn 10 người đang ăn cơm ở đình làng Phú Xá. Tôi thấy một cụ già có râu, ngồi cạnh có anh Trần Đăng Ninh. Bữa ăn của đoàn cán bộ chỉ có cơm gạo hẩm, canh m¬ướp suông, mọi người ngồi trên chiếc phản ở đình làng Phú Xá. Anh Trần Đăng Ninh trước ở tù với tôi, tuy đã được bầu vào Trung ương nhưng chưa làm được ngày nào đã bị bắt, sau vượt ngục trốn về. Tôi biết ông cụ này được anh Trần Đăng Ninh đưa đi chắc phải to hơn Trung ương. Tôi nghe giọng Nghệ đoán chắc là Ông Cụ rồi. ..
…………….
… Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi của Bác năm 1950 sang Trung Quốc và Liên Xô của bác là chuyến đi gian khổ. Stalin nói : “ Bây giờ cách mạng Trung Quốc thắng lợi rồi, Trung Quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, còn Liên Xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ ”. Trung Quốc nhận định như thế là do Quốc tế phân công Trung Quốc phụ trách châu Á. Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu ta. Khó khăn ở bên ngoài là như thế. Tôi cho rằng vì lý do như thế mà mấy lần Bác từ chối làm Tổng bí thư. Ngoài việc Ban chấp hành Trung ương trong nước đã chỉ định đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư, có lẽ Bác cho rằng hội nghị Trung ương lần thứ 8 nếu Bác nhận làm Tổng bí thư thì Liên Xô sẽ gây chuyện. Từ Đại hội I ở Ma Cao Hà Huy Tập đã phê phán Bác như Quốc tế cộng sản đã phê. Bác không nhận là chủ tịch nước cũng là thật lòng chứ không khách khí. Sau này anh Lê Đức Thọ nói với tôi rằng khi đề nghị Bác làm chủ tịch nước Bác từ chối mãi. Bác nói mình là Chủ tịch nước à ? Mình chỉ đứng đằng sau thôi ! Còn tìm người khác làm. Người còn nói : nếu tìm khó quá cứ đưa Bảo Đại ra làm rồi mình thu xếp. Bác thực sự vì cách mạng chứ không vì mình. Đấy là về phía Liên Xô, Trung Quốc, còn về phía Đảng cộng sản Pháp, là Đảng thân thiết đối với ta, lúc đầu họ cũng cho rằng Việt Minh là phái thân Nhật chứ không phải là cộng sản. Năm 1950, Đảng cộng sản Pháp phái Léo Figuères uỷ viên dự khuyết của Trung ương, phụ trách tờ báo Thanh Niên (b) sang điều tra tình hình của ta. Léo Figuères đến Việt Bắc. Về mặt chức vụ tôi cũng tương đương với anh, nên được cử tiếp anh. Cố nhiên là năm 1946, khi sang Pháp Bác cũng đã nói một phần nào rồi, nhưng Đảng cộng sản Pháp chưa thể hiểu hết. Léo Figuères muốn biết thực sự Đảng cộng sản còn tồn tại hay không, anh ta đi khắp các nơi, ở đâu cũng thấy có Đảng cộng sản, mà đảng viên Đảng cộng sản là những người lao động, những người công nhân, trí thức, còn quan lại địa chủ là tượng tr¬ưng bên ngoài thôi. Từ đó Đảng cộng sản Pháp mới thực sự công nhận ta. Cũng từ đó mới có các phong trào ủng hộ Việt Nam. Trước đó Đảng cộng sản Pháp không làm gì để ủng hộ ta. Đó là khó khăn đối với Bác lúc bấy giờ.
Sau khi gặp Stalin và Mao, hai bên cứ thúc ép Bác làm như họ, tức là liên minh công nông, do Đảng lãnh đạo, lập chính quyền công nông, rồi làm cải cách ruộng đất. Bác chưa muốn làm cải cách ruộng đất. Thuyết ba giai đoạn của đồng chí Trường Chinh đưa ra ở Đại hội II là có ý kiến của Bác. Theo thuyết ba giai đoạn thì cải cách ruộng đất để sau, hãy làm giảm tô, giảm tức. Đồng chí Trường Chinh phân tích rất hay. Năm 1946, họp Xứ uỷ tôi được nghe ông nói : “ Dưới chính quyền cách mạng, những cải cách nhỏ đều có ý nghĩa cách mạng, nhiều cải cách nhỏ cộng lại thành cuộc cách mạng lớn ”.
Mùa thu năm 1950, Trung Quốc phái hai đoàn cố vấn sang Việt Nam. Một đoàn chính trị do La Quý Ba làm cố vấn. La Quý Ba trước là Bí thư của Mao, Bí thư Sơn Tây. Ông này là người nghiêm chỉnh, phục Mao Trạch Đông như một ông thánh. Ông là người tin cẩn của Mao. Còn tổng cố vấn về quân sự là Vi Quốc Thanh. Đoàn cố vấn quân sự đông hơn, vì nó có đủ cả các bộ máy của quân sự. Ta không hiểu thâm ý của Trung Quốc là muốn “ sửa ” ta. Họ sang để giới thiệu kinh nghiệm Trung Quốc, lý luận Mao Trạch Đông, lý luận quân sự, tổ chức quân đội. Việc đầu tiên là họ “ sửa ” quân đội đã. Họ “ sửa ” cả Đảng trong quân đội cho nên mới lập ra chức chính uỷ. Trước ta chỉ có chính trị viên. Cũng là chính trị viên cả nhưng có khác nhau về chức năng. Chính uỷ là người bao trùm lên tư lệnh, chứ không phải tư lệnh là người quyết định. Lập ra chính uỷ là để xác định vị trí của Đảng, mà việc đầu tiên là nhằm vào ông Giáp. Vì ông Giáp xuất thân trí thức, năm 1950 mới có 10 tuổi Đảng, mặc dù ông tham gia cách mạng từ năm 1930, nhưng ông hoạt động bị bắt, rồi lại đi học, mãi đến năm 1940 mới được Bác kết nạp vào Đảng. Theo Trung Quốc ông là một trí thức xuất thân không phải công nông, mà để ông nắm quân sự là không ổn. Đặt ra chế độ chính uỷ là để phụ trách Đảng trong quân đội. Có người đưa cho đoàn cố vấn một danh sách cán bộ trong quân đội xuất thân gia đình không phải là công nông định để gạt ra ra khỏi quân đội. Ai đưa danh sách này cho đoàn cố vấn ? Tôi ngờ rằng đó là một người trong quân đội, người này là Lý Ban, phó của Văn Tiến Dũng. Văn Tiến Dũng là cục trưởng, Lý Ban là cục phó. Ông Giáp mới đưa danh sách đó cho Bác, Bác bảo : “ Đốt ngay đi, thay bằng ấy người thì quân đội không còn cán bộ ” ; Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp đều thuộc danh sách ấy cả, vì thuộc trí thức. Theo họ chấn chỉnh quân đội trước để chuyển mạnh sang Tổng phản công. Lúc đó ta tin tưởng quá nhiều vào Trung Quốc, vì các ông Trang Điền, Chu Hạ sang nói khi nào quân giải phóng Nam Hạ (đi xuống phía nam) thì sẽ giúp Việt Nam đánh Pháp.
Thế là năm 1950-1951 đoàn cố vấn thực hiện chỉnh đốn quân đội. Các chỗ khác họ chưa đụng tới. Đại hội Đảng ta năm 1951 đại biểu nước ngoài tới dự chỉ có La Quý Ba, bên Campuchia có Xiêng Hiêng (sau phản bội), phía Lào có một đại biểu. Tại Đại hội La Quý Ba phát biểu chủ yếu về thuế nông nghiệp. Sau đó bắt đầu đánh thuế. Họ đem các nề nếp từ bên Trung Quốc sang, đem kinh nghiệm chỉnh Đảng, chỉnh phong từ Diên An sang. Sau Đại hội ta không nói gì đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến thuyết ba giai đoạn, vì thế nên mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa Bác mới quyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất. Bác viết một bài nhan đề “Terre et Eau” (Đất và Nước) ký tên là Le Ding, đăng ở Tạp chí “ Vì một nền hoà bình lâu dài, vì một nền dân chủ mới ”. Bác nói đại ý: “ Đất và Nước bao giờ cũng đi liền với nhau, muốn giải phóng nước phải đưa đất cho dân ”. Bác nói khéo để nói lên việc phải cải cách ruộng đất. Năm 1952, Đảng ta không có đoàn nào dự Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô. Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung Quốc và Liên Xô về Bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung Quốc cử đoàn các cố vấn sang bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền. Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều Hiểu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó Bí thư tỉnh uỷ Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để “ chỉnh đốn ” lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm cải cách ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn Thị Năm. Nguyễn thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp tuần lễ vàng có hiến 100 lạng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội Phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Bác nói : “ Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa ”. Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói : “ Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải ”. Và họ cứ thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết chỉ các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến 1953, thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là cải cách ruộng đất mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại, nếu không thì tan nát hết. Sau này có những phiên họp Bộ Chính trị tôi hay ngồi lại cùng Bác nói chuyện, có lần bác trầm ngâm nói : “ Mình đã nói để kháng chiến xong đã, mới tiến hành cải cách ruộng đât, cứ ép mãi. Mà nếu có làm cũng làm theo cách ta, chứ không theo cách của họ ”.
Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung Quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư ¬ vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ điều đó chỉ đúng một phần nào, còn là do ta làm vội, làm ẩu, đánh tràn lan hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng bị đánh. Đảng viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách cải cách lúc đó là như thế. Do đó khi cách mạng tháng Tám thắng lợi không khí vui mừng đến như thế, mà chiến thắng Điện Biên Phủ không khí không được vui bằng.
Tôi nhớ có chuyện thế này, đầu năm 1951, lúc đó tôi là chánh văn phòng của Tổng bí thư nên được dự các cuộc họp của Thường vụ Trung ương. Trong một cuộc họp Thường vụ Trung ương, Bác nói Stalin không được như thế đâu, chỉ vì người ta cần có một ngọn cờ mà đưa lên như thế. Nghĩa là Bác biết rõ Stalin. Người không sùng bái, cũng như không sùng bái Mao Trạch Đông. Nhiều lúc Bác cũng phải ngoại giao. Cũng như Bác không thích gì Tưởng Giới Thạch, nhưng Bác vẫn dịch cuốn “ Trung Quốc mệnh vận ” do Tưởng viết, rổi đem biếu Trương Phát Khuê. Tranh thủ để giữ vững chính quyền, giảm được kẻ thù. Bác hết sức tinh trong nhìn nhận tình hình chính trị. Nhưng Người ít nói. Nhiều người không biết cứ tưởng bác mơ hồ trong vấn đề này khác. Chính trị Bác sắc sảo, nhưng Người rất ghét nói ba hoa. Bác bao giờ cũng vì dân, vì nước, chứ không vì cá nhân mình. Nhiều người sắc sảo nhưng lại vì bản thân mình nhiều, củng cố vị trí của mình nhiều hơn. Nếu người lãnh đạo cách mạng nào cũng được như Bác thì không bao giờ chính quyền bị đổ, vì Bác lúc nào cũng có Đảng, có dân, quan hệ với dân chặt chẽ không bao giờ làm điều gì vì mình, tất cả đều xuất phát vì nhân dân. Tôi cho rằng hiểu được Bác không phải dễ, làm theo Bác càng khó hơn.
Sau chiến thắng 1954, Bác gọi tôi đến và căn dặn : « Ta chiến thắng rồi công tác tuyên truyền chỉ nên biểu dương tinh thần anh dũng của quân và dân ta, không nên sỉ nhục Pháp. Vì như thế sẽ khích động tinh thần tự ái dân tộc của họ ». Sau này đối với Mỹ, Bác cũng căn dặn như thế.
Về cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1968, Người đưa ra sáng kiến này là đồng chí Lê Duẩn, sau khi đã trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác ở miền Nam từ năm 1958 (nói đúng hơn là từ năm 1946 đến 1954 và từ năm 1954 đến năm 1957). Bộ Chính trị và Bác quyết định mục tiêu, phương hướng và các vấn đề khác của chiến dịch. Cuối năm 1967, Bác đi chữa bệnh ở Trung Quốc. Giáp Tết, Trung ương họp ở Kim Bôi quyết định mở chiến dịch này. Đồng chí Lê Duẩn trực tiếp chỉ đạo mọi công tác chuẩn bị chiến dịch này ở cả hai miền cùng với Quân uỷ Trung ương và Trung ương cục miền Nam.
Sau đây tôi kể thêm một số kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên.
Khi Bác đi Liễu Châu gập Chu Ân Lai, thì ở nhà chị Bác (bà Bạch Liên) qua đời.
Lúc đó Bác cùng Bộ Chính trị đóng tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang. Nhận được điện báo từ khu Bốn đánh ra, tôi báo cáo anh Trường Chinh, anh
Trường Chinh ngậm ngùi nhưng không nói phải làm gì. Khi Bác về tôi báo cáo lại.
Bác hỏi tôi : “ Thế các chú có nhân danh Bác điện vào chia buồn và xin lỗi gia
đình và địa phương là Bác bận việc không về được không ? ” Tôi trả lời: “Thưa
Bác, không ạ”. Bác nói : “Các chú ngốc quá”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Bác giao cho tôi tham gia chuẩn bị Hội nghị chính trị đặc biệt. Bác cho phép tôi được góp ý kiến vào bài nói của Người tại Hội nghị và bồi dưỡng cho một số người phát biểu tại Hội nghị trong đó có anh hùng Núp.
Năm 1968 Bác có vịệc phải ra nước ngoài, ở nhà Ban Bí thư mà cụ thể là đồng chí Tố Hữu có chủ trương dong bọn giặc lái Mỹ mà ta bắt được đi diễu qua các đường phố để cảnh cáo Mỹ. Khi về Bác hỏi : “Vì sao các chú lại làm một việc dại dột như thế?” Tôi thành thật báo cáo Bác là mình không tham gia việc này. Bác nói luôn rằng tôi cũng ở trong Trung Ương mà lại không chịu trách nhiệm sao được, dư luận thế giới sẽ không đồng tình về việc làm của ta.
Bác đọc báo thấy các báo đưa tin Bộ Văn hoá đúc tượng nửa người của Bác bằng đồng (việc này do đòng chí Hà Huy Giáp quyết định). Bác hỏi tôi, (vì lúc đó tôi làm công tác tuyên truyền) : “ Ai cho phép các chú làm ? Đồng để dùng vào việc quân, không phải để tạc tượng ”.
Một kỷ niệm không bao giờ quên đối với tôi là trước khi vĩnh biệt chúng ta mấy ngày Bác cho gọi tôi vào, Người giơ tay cho tôi nắm rất lâu. Khi Bác mất tôi được tham gia công việc tổ chức tang lễ. Túc trực bên quan tài của Người. Tôi viết phần tiểu sử của Người. Còn bài điếu văn tôi viết dài quá, anh Lê Duẩn bảo Đông Ngạc viết lại.
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Bác giao cho tôi tham gia chuẩn bị Hội nghị chính trị đặc biệt. Bác cho phép tôi được góp ý kiến vào bài nói của Người tại Hội nghị và bồi dưỡng cho một số người phát biểu tại Hội nghị trong đó có anh hùng Núp.
Năm 1968 Bác có vịệc phải ra nước ngoài, ở nhà Ban Bí thư mà cụ thể là đồng chí Tố Hữu có chủ trương dong bọn giặc lái Mỹ mà ta bắt được đi diễu qua các đường phố để cảnh cáo Mỹ. Khi về Bác hỏi : “Vì sao các chú lại làm một việc dại dột như thế?” Tôi thành thật báo cáo Bác là mình không tham gia việc này. Bác nói luôn rằng tôi cũng ở trong Trung Ương mà lại không chịu trách nhiệm sao được, dư luận thế giới sẽ không đồng tình về việc làm của ta.
Bác đọc báo thấy các báo đưa tin Bộ Văn hoá đúc tượng nửa người của Bác bằng đồng (việc này do đòng chí Hà Huy Giáp quyết định). Bác hỏi tôi, (vì lúc đó tôi làm công tác tuyên truyền) : “ Ai cho phép các chú làm ? Đồng để dùng vào việc quân, không phải để tạc tượng ”.
Một kỷ niệm không bao giờ quên đối với tôi là trước khi vĩnh biệt chúng ta mấy ngày Bác cho gọi tôi vào, Người giơ tay cho tôi nắm rất lâu. Khi Bác mất tôi được tham gia công việc tổ chức tang lễ. Túc trực bên quan tài của Người. Tôi viết phần tiểu sử của Người. Còn bài điếu văn tôi viết dài quá, anh Lê Duẩn bảo Đông Ngạc viết lại.
Hết phần 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét