-Nguyễn Đăng Quang-
Chiều 25/4/2019,
tại Trụ sở UBND Hà Nội, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh chủ trì
buổi công bố Thông báo số 611/TB-TTCP để “thông
báo kết quả việc rà soát và kiểm tra tính “chính xác và hợp pháp” của văn bản Kết
luận số 2346 ngày 19/7/2017 của Thanh tra Hà Nội”.
Sau khi
nghe đọc bản Thông báo trên, nhiều phóng viên và nhà báo đến dự đều có chung nhận
xét là, nếu chỉ để thông báo nội dung như đã nói, thì TTCP chỉ cần một ngày làm
việc để kiểm tra là có thể thấy ngay điều muốn tìm, chứ đâu cần đến gần 2 năm để
rà soát như vậy? Lý do là UBND Hà Nội của ông Nguyễn Đức Chung phải “kéo” TTCP
vào cuộc để ủng hộ kết luận của Thanh tra Hà Nội, vốn đã bị toàn thể người dân Đồng
Tâm coi là “gian dối, phủ nhận thực tế, trà đạp pháp luật, lươn lẹo, dối trá”?
Về việc
này, cụ Lê Đình Kình, ông Bùi Viết Hiểu và người dân Đồng Tâm gọi điện cho tôi,
bày tỏ ý kiến như sau:
1/. Việc
tranh chấp 59ha đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh giữa người dân Đồng Tâm với Tập
đoàn Viettel của BQP thực chất là tranh chấp dân sự giữa người dân một địa
phương của Hà Nội với một doanh nghiệp không do UBND Tp. Hà Nôi thành lập và không
chịu sự quản lý của UBND Tp. Hà Nội. Thanh tra Thành phố Hà Nội, trong Văn bản
Kết luận 2346 ngày 19/7/2017 của mình, đã lợi dụng việc được giao thanh tra rồi
ngang ngược, bất chấp luật pháp, đưa ra kết luận “toàn bộ 59ha đất ở cánh đồng
Sênh là đất quốc phòng” (để sau này sẽ bán cho Tập đoàn Viettel). Kết
luận như vậy là cực kỳ gian dối và lươn lẹo, không những trái thẩm quyền mà
còn sai luật!. Song điều gây phẫn nộ nhất là câu khẳng
định trong Thông báo số 611 ngày 25/4/2019 của TTCP là “Kết luận của Thanh tra Thành phố
Hà Nội là đúng thẩm quyền và hợp pháp”!
Cụ Lê Đình
Kình và người dân Đồng Tâm không khỏi phẫn uất. Cụ khẳng định đây rõ ràng là sự
thông đồng và bao che trắng trợn của
TTCP đối với những sai phạm của thanh tra cấp dưới là Thanh tra Thành phố Hà Nội.
Tôi hoàn toàn đồng tình với cụ Kình, và cho đây là sự đánh giá rất chính xác, lột
trần được bản chất sự việc và ý đồ đen tối còn lẩn khuất bên trong!
Chắc mọi
người còn nhớ, ngày 14/4/1980, cố Thủ tướng Đỗ Mười ký Quyết định số 113 thu hồi
208ha đất của dân giao cho BQP xây dựng sân bay Miếu Môn, trong đó xã Đồng Tâm
(huyện Mỹ Đức) có 47,36ha. Số diện tích này xã Đồng Tâm đã bàn giao đủ cho quân
đội. Tại Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014, UBND Tp. Hà Nội đã cấp “Sổ
đỏ” cho Quân chủng PK-KQ với diện tích thực tế 236,70ha (tăng 28,70ha so với
208ha). Ngày 23/10/2014, Đại tá Trịnh Văn Chuyển, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 28 được
Quân chủng PK-KQ giao quản lý sân bay Miếu Môn, khẳng định: Hiện
nay, đơn vị vẫn quản lý diện tích 326,70ha và được thể hiện trên đường bao là
16 mốc giới!
Như vậy, diện
tích 208ha (nay là 236,70ha) là đất có chủ. Theo
Khoản 1 Điều 203 bộ Luật Đất đai (2013) thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai giữa các bên có Giấy Chứng nhận QSDĐ phải thuộc quyền của Tòa án chứ không
thuộc quyền của UBND các cấp. Do đó việc
Hà Nội lập đoàn thanh tra và đưa ra kết luận “toàn bộ 59ha đất cánh đồng Sênh là đất quốc phòng” là cực kỳ vô duyên, không những vượt thẩm quyền mà còn trái luật!
Xin hỏi ông
Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, và ông Nguyễn An Huy, Chánh
thanh tra Thành phố Hà Nội, sau khi quý vị kết luận “Toàn bộ diện tích 59ha đất cánh đồng
Sênh là đất quốc phòng”, quý vị định giao cho ai quản lý và sử dụng đây?
Trong khi Lữ đoàn 28 là đơn vị được BQP giao quản lý Sân bay Miếu Môn đã xác định
là họ đang quản lý và sử dụng đầy đủ diện tích đất đã được giao! Chẳng nhẽ quý
vị lại mang đi bán đấu giá cho doanh nghiệp nước ngoài?
Xin cho tôi được nhắc lại lời nói khẳng
khái của cụ Kình và các bậc cao niên ở Đồng Tâm như sau: “Cho dù có bị chặt
đầu, họ vẫn kiên quyết khẳng định 59ha đất trên cánh Đồng Sênh là đất nông
nghiệp.”
2/. Do nhà
máy sản xuất của Tập đoàn Viettel đến giai đoạn gấp gáp, tiền đã bỏ ra ứng trước
từ 2-3 năm nay, có thể Tập đoàn Viettel rất sốt ruột, thúc ép Hà Nội phải bàn
giao mặt bằng như đã cam kết để họ xây dựng nhà máy đúng tiến độ. (Mà Chủ tịch
Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung “gọi chệch đi” là Dự án A1, được ông liệt vào
“công trình quốc phòng”, và lấy lý do “bí mật quân sự”, cấm người dân không ai được
thắc mắc!). “Tiền đã giao nhưng cháo chưa múc”! Thời đại ngày nay, trong hoạt động
kinh doanh và làm ăn kinh tế, thời gian là tiền bạc, chậm tiến độ bàn giao GPMB
ngày nào chủ đầu tư thiệt hại tiền tỷ ngày đó!
Văn bản “Hợp
tác Đầu tư” (tri giá 1 tỷ USD=23.000 tỷ VNĐ) mà Tập đoàn Viettel ký kết với Chủ
tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung ngày 6/4/2016 đến nay đã hơn 3 năm, trong
đó có điều khoản “UBND Tp. Hà Nội có trách nhiệm tháo gỡ khó khăn trong việc giải phóng mặt
bằng ở huyện Mỹ Đức để Viettel xây dựng nhà máy sản xuất”! Theo ông Lê
Đình Công và người dân Đồng Tâm cho biết, số tiền mà Viettel đã ứng trước cho
Hà Nội có thể lên tới hàng trăm tỷ VNĐ!
3/. Xin hỏi
2 ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (người ký ban hành Thông
báo số 611/TB-TTCP) cũng như ông Nguyễn An Huy, Chánh Thanh tra Hà Nội (người
đã ký Văn bản Kết luận số 2346/KL-TTTP của Thanh tra Hà Nội 2 năm trước), có vị
nào đã chỉ ra được văn bản (hoặc trích dẫn được văn bản nào) của cấp trên có thẩm
quyền (Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ) chứng minh là nhà nước đã thu hồi
59ha đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm) để giao cho BQP hoặc giao
cho Tập đoàn Viettel quản lý, sử dụng không? Hay các vị chỉ nói lấy được! Ngay
cả chứng minh 59ha đất này là nằm trong tổng số 208ha đất giao cho BQP theo Quyết
định 113 để xây dựng Sân bay Miếu Môn, các vị cũng chịu nốt, không thể chứng
minh được!
Đây là điều
sơ đẳng và cũng là cốt lõi trong công tác thanh tra! Và đây cũng là điều mấu chốt
của công tác thanh tra, sao các vị lại cố tình bỏ qua điều sơ đẳng này?
Trên đây là
3 vấn đề cơ bản, người dân Đồng Tâm qua tôi, muốn kính chuyển đến các quan
Thanh tra. Mong các vị bớt chút thời gian để trả lời cho người dân.
Hà Nội, ngày 01/05/2019.
N.Đ.Q.
Ông Nguyễn Văn Thanh
và Nguyễn Đức Chung trong buổi công bố Thông báo số 611 ngày 25/4/2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét