Phạm Chí Dũng
Hội nghị
trung ương 10 có thể biến thành một đấu trường tàn khốc đối với bất cứ kẻ nào
sẩy chân. Những đối thủ chính trị vừa ẩn vừa hiện của Nguyễn Xuân Phúc sẽ không
bỏ qua cơ hội tấn công Phúc về âm mưu tăng giá điện và xăng dầu mà đang khiến
cả xã hội điêu tàn và phẫn nộ.
Những kẻ tán
tận lương tâm
Bế tắc toàn
diện giai đoạn cuối của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được kết liễu bằng
công cuộc vơ vét tàn mạt mang tính tư bản chủ nghĩa dã man của giới quan chức
vẫn xưng hô là đồng chí: đã đến thời các tập đoàn tài phiệt xăng dầu và điện
lực tăng giá phi mã bất chấp dân sinh khốn khó và cũng bất chấp phản ứng công
luận.
EVN (Tập
đoàn Điện lực Việt Nam) là Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) thêm một lần
nữa kể từ thời Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng đội mồ
sống dậy bằng hình ảnh những bóng ma tài phiệt như thế.
Petrolimex
và EVN được xem là cặp ‘anh em sinh đôi’. Nếu EVN bị lỗ đến 30.000 tỷ đồng
trong giai đoạn đầu tư trái ngành những năm 2007 - 2009, Petrolimex cũng đầu tư
trái ngành tương tự và rước khoản lỗ đến 10.000 tỷ đồng. Giờ đây, doanh nghiệp
này đang cố nại ra đủ thứ lý do như ‘tăng giá điện, xăng có lợi cho mọi người’,
‘tăng giá để tái cơ cấu ngân sách’, ‘tăng giá để bù đắp tỷ giá và giá thành’…
Tất cả những lý do này đã bị dư luận phản ứng dữ dội và vạch trần bản chất ngụy
trá của chúng.
Tán tận
lương tâm phải là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh nghiệp độc
quyền trong những năm suy thoái kinh tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống
người dân càng túng quẫn, chủ nghĩa thực dụng và lợi nhuận càng lên ngôi, thái
độ sống chết mặc bay càng đội mồ sống dậy.
Nhưng đến
đây và ngoài Bộ Công thương và giới quan chức chính phủ, lại thêm một nhân vật
khác hiện ra để ‘bảo kê’ cho Petrolimex và EVN: Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch
quốc hội.
‘Tiếp cận
giá thị trường’ là gì?
Sáng
26/4/2019, bà Ngân có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền,
TP Cần Thơ. Tại đây, rất nhiều cử tri đồng loạt bức xúc về cảnh nạn giá xăng,
giá điện thực tế giảm ít nhưng tăng nhiều và tăng như vũ bão, ngay lập tức kéo
theo giá cả các mặt hàng ở chợ tăng vọt và khiến đời sống dân tình ngày càng
khốn quẫn.
“Khi giá
điện thế giới, giá xăng thế giới giảm, thì trong nước sẽ giảm và ngược lại,
nhưng vì sao giảm ít mà tăng nhiều, vì giá của chúng ta vẫn còn đang thấp, giá
(xăng, dầu) của Việt Nam vẫn còn thấp so với thị trường nên đó là lí do giảm ít
hơn tăng để dần tiếp cận với thị trường. Còn đối với điện, rõ ràng có tài
nguyên: gió, nắng…nhưng không phải có được những thứ này là có điện mà chúng ta
phải đầu tư với số tiền không hề nhỏ” - Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
‘Tiếp cận
giá thị trường’ là gì?
Không thể
khác hơn, ‘tiếp cận giá thị trường’ chỉ để đẩy giá xăng không chỉ đến mức
25.000 đồng/lít mà còn có thể vọt đến 50.000 - 100.000 đồng/lít.
Sau hàng
loạt bằng chứng về sự ‘bảo kê’ của Nguyễn Xuân Phúc cho Tập đoàn Điện lực Việt
Nam tăng giá điện, đặc biệt là Quyết định số 34 vào năm 2017 mà Phúc đã ký cho
EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân, phát ngôn trên của Nguyễn Thị Kim Ngân đã
làm lộ ra bằng chứng rất rõ về việc chủ tịch của cơ quan dân cử ‘của dân, do
dân và vì dân’ hùa theo các nhóm lợi ích xăng dầu và điện để ‘bóp cổ’ gần 100
triệu người dân Việt.
Đây là lần
thứ hai trong hai năm liên tiếp Nguyễn Thị Kim Ngân ‘lộ bài’. Vào tháng 5 năm
2108, để đối phó với làn sóng chỉ trích gay gắt ‘Luật bán nước’ (một tục danh
mà dân gian đặt cho Luật Đặc khu với tác giả của nó là Trưởng ban Tổ chức trung
ương Phạm Minh Chính), bà Ngân đã tuyên bố ‘Bộ Chính trị đã quyết định rồi…’
trong một cuộc họp của Quốc hội như một cách nói át đi những ý kiến không chấp
nhận cho ‘Luật bán nước’ được trình ra và bỏ phiếu thông qua.
Chế độ ‘thu
cùng diệt tận giai đoạn cuối’
Tăng giá và
thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một
cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Một đảng Cộng sản ‘của dân, do dân và vì dân’
nhưng đang đẩy dân chúng vào cảnh tàn mạt bởi chế độ ‘thu cùng diệt tận giai
đoạn cuối’.
Các mưu đồ
tăng thuế từ dân xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong
một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 11 liên tiếp, một
xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế
chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân,
vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết,”
sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…
Cơ chế tăng
giá điện và xăng dầu lại ập đến trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục suy
thoái và đang lao đến khủng hoảng, một bộ phận lớn trong dân chúng đang cạn
nhanh túi tiền, thậm chí một số gia đình đang cạn nhanh dự trữ đã tích lũy
trước đó.
Việt Nam
2019. Ngày càng hiện rõ bóng ma tăng giá đang đẩy xã hội vào giai đoạn khốn
quẫn cuối cùng trước khi từng tế bào bị tan vỡ.
Nguồn cơn
khiến giá xăng, điện và các loại dịch vụ tăng bất chấp dân sinh không chỉ bởi
lòng tham của các nhóm lợi ích, mà còn do tương lai hộc rỗng của nền ngân sách
quốc gia bị tan hoang bởi nạn tham nhũng và chi xài vô tội vạ. Phải tăng giá
thì mới có đủ thuế đóng vào ngân sách.
Vào đầu năm
2019, đã xuất hiện một tin rất xấu với tình hình thu của ngân sách Việt Nam:
nhiều khả năng thu nhân sách đã ‘đụng trần’.
Hội thảo
"Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018: Hướng tới chính sách tài khóa
bền vững và hỗ trợ tăng trưởng" được tổ chức ngày 25/3/2019 tại Hà Nội có
một đánh giá rất quan trọng: “Quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức
cao và khó có thể gia tăng thêm”.
Bản nghiên
cứu trên đã gián tiếp cảnh báo về nạn ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ của
đảng Cộng sản và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’: nếu xem tiền trong túi
dân chúng là một nguồn tài nguyên vô tận thì đó là một não trạng áp đặt rất chủ
quan duy ý chí, cả tham lẫn ngu và cực kỳ sai lầm. Cho dù “Bộ Thắt Cổ” (một tục
danh mà người dân biệt đãi cho Bộ Tài chính) vẫn còn treo đó thuế VAT (thuế giá
trị gia tăng) mà chưa dám tăng từ 10% lên 12% do phản ứng dữ dội của doanh
nghiệp, người dân và còn bởi cơ chế tăng thuế VAT rất nhiều khả năng sẽ nhấn
thêm nền kinh tế vào nạn suy thoái, sự thật hiển nhiên và trần trụi là trong
hai năm 2017 và 2018, Tổng cục Thuế đã phải chịu cảnh thất thu ở nhiều địa
phương, kể cả Sài Gòn - nơi được Hà Nội ví là ‘Con bò sữa’.
Trong khi
đó, xã hội và người dân Việt lại đang tự chui đầu vào cái thòng lọng nghịch lý
đến mức còn hơn cả thảm cảnh: người dân sẵn sàng trút bức bối nội tâm lên nhau
ngoài đường sá và trong các quán nhậu, nhưng vẫn cam tâm nín lặng trước hàng
đống chính sách bất công của chính quyền cai trị; người dân hào hứng một cách
khó lý giải khi tập hợp thành những đám đông khổng lồ reo hò cho thành thích
bóng đá, nhưng quên bẵng họ đã có quyền biểu tình từ hiến pháp năm 1992 mà
không hề dùng đến để phản đối cơ chế tham tàn của các nhóm lợi ích chính sách
đang đè đầu bóp họng dân.
Đó là cơ hội
dễ ăn nhất và sắc máu nhất cho đàn sói để nhảy xổ vào lũ cừu ngây độn và chỉ
biết kêu be be trong một đám đông ô hợp và quá dễ tan rã, kể cả khi bị sói cắn
đứt họng từng con cừu một.
Nguy cơ nào
cho cặp Phúc - Ngân?
Lối thoát
đơn giản nhất để chính phủ không phải gánh núi nợ của EVN và Petrolimex là xóa
bỏ cơ chế độc quyền của tập đoàn này, cổ phần hóa triệt để EVN và Petrolimex,
cho các doanh nghiệp điện và xăng dầu khác tham gia vào thị trường bán lẻ, thậm
chí quyết định cho EVN và Petrolimex được phá sản nếu tập đoàn này không bảo
đảm cân đối tài chính.
Nhưng thay
vì chấp nhận để EVN và Petrolimex rời xa môi trường độc quyền hay chịu phá sản,
chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc lại đang thể hiện sự ưu ái một cách kỳ lạ
với những “cậu ấm hư hỏng” này để khó có thể hiểu khác hơn là đang có những cú
“đi đêm” với nhau. Từ năm 2017 đến nay, Thủ tướng Phúc đã liên tiếp ký các
quyết định cho phép EVN tăng giá điện và bỏ ngoài tai mọi phản ứng của công
luận về việc tập đoàn này đã lợi dụng chính sách tăng giá để tăng gấp rưỡi hoặc
gấp đôi giá điện trong thực tế.
EVN và
Petrolimex đang nằm trong nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng nhất tác động
đến dân sinh mà có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam. Còn hẳn nhiên, chính
phủ của Nguyễn Xuân Phúc và quốc hội của Nguyễn Thị Kim Ngân đang “tiếp tay”
cho tương lai nổi loạn rất cận kề đó.
Với phần
hành điều hành trực tiếp các hoạt động kinh tế, làm thế nào Nguyễn Xuân Phúc
xóa được nghi ngờ về ‘người nhà thủ tướng’ dây máu ăn phần trong thị trường độc
quyền phân phối điện và vai trò ‘bảo kê’ của Phúc cho những tập đoàn tài phiệt
hút máu dân?
Chiến dịch
tăng giá phi mã của EVN và Petrolimex có thể đã làm lợi rất lớn cho ‘người nhà
thủ tướng’, nhưng cũng chính là gót chân Asin của Nguyễn Xuân Phúc trong bối
cảnh ông ta đang cần tăng thêm ‘uy tín’ để tranh đoạt quyền bình tối cao từ
khoảng trống quyền lực khủng khiếp mà bệnh nhân có thể còn phải điều trị lâu
dài là Nguyễn Phú Trọng đang để lộ ra.
Những đối thủ chính trị vừa ẩn vừa hiện của Nguyễn Xuân Phúc,
những đối thủ chẳng có mối liên đới lợi ích nào với các tập đoàn tài phiệt EVN
và Petrolimex sẽ không bỏ qua cơ hội tấn công Phúc về âm mưu tăng giá đang
khiến cả xã hội điêu tàn và phẫn nộ. Trong những tháng tới đây, khi các tập
đoàn tài phiệt vẫn tiếp tục tăng giá như thiêu thân, còn Nguyễn Xuân Phúc và
Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tiếp tục ‘diễn’ với những động tác mị dân và giả dối,
những đòn công kích ác liệt từ các đối thủ chính trị khác sẽ được tung ra cuồn
cuộn và liên tiếp, khiến cơ hội của cả Phúc lẫn Ngân trên cung đường tranh đoạt
hai cái ghế tổng bí thư và chủ tịch nước ở đại hội 13, nếu còn có đại hội này,
có thể biến thành bong bóng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét