Ngày 19 tháng 5 năm 1959, Thường trực Tổng Quân ủy Trung ương
chính thức giao nhiệm vụ cho "Đoàn công tác quân sự đặc biệt" mở
đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày
đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường
Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5
hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn
tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km
đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và
hàng ngàn cầu, cống, ngầm.
Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn ba vạn người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu súng pháo bị hư hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy...
Trong 16 năm, hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường.
Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn ba vạn người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu súng pháo bị hư hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy...
Trong 16 năm, hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường.
Chuyện về ngày này như sau: Ngày 5/5/1959, Trung tướng Nguyễn
Văn Vịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Ủy ban
Thống nhất Trung ương trực tiếp giao nhiệm vụ cho Thượng tá Võ Bẩm thành lập
“Đoàn công tác quân sự đặc biệt”.
Để giữ tuyệt đối bí mật, lúc nhận nhiệm vụ, Võ Bẩm không được
ghi chép mà buộc phải nhập tâm. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ
như thế nào.
Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh nói đại ý: "Con đường giao
thông đặc biệt này phải mở trong thời gian ngắn nhất, để nhanh chóng đưa cán
bộ, bộ đội và các thứ cần thiết như vũ khí, đạn dược, thuốc men vào miền Nam
theo kế hoạch của Bộ Chính trị. Nhiệm vụ của đoàn là chuyển người và đưa hàng
đến bờ bắc sông Bến Hải. Việc lựa chọn người để thành lập đơn vị, giao đồng chí
quyết định nhưng nhất thiết chỉ chọn trong những anh em miền Nam tập kết.
Đồng chí làm việc gì và quan hệ với ai phải lập danh sách báo
cáo xin ý kiến Bộ Chính trị. Vũ khí mang theo trước mắt cũng chỉ chọn các loại
vũ khí chiến lợi phẩm.
Phương châm hoạt động là: Tuyệt đối bí mật".
Sau này ông cho biết: “Ngày đoàn chúng tôi chính thức nhận nhiệm
vụ cũng là ngày sinh lần thứ 69 của Bác Hồ. Với tất cả lòng kính yêu Bác và
bằng sự nhạy cảm đặc biệt, chúng tôi thống nhất lấy ngày 19/5/1959 là ngày
truyền thống của đoàn, và Đoàn công tác quân sự đặc biệt lấy tên là Đoàn 559.
Và như một sự thống nhất biện chứng, con đường Trường Sơn được
Đoàn 559 khai phá sau này cũng được các chiến sĩ cùng đồng bào cả nước gọi là
đường Hồ Chí Minh”.
Những hình ảnh về con đường huyền thoại, quyết định cho thắng
lợi của cuộc chiến tranh. Tôi không muốn nhắc ở đây những hình ảnh vinh quang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét