Nguyễn Quang Dy
“Không thể đạt được điều gì tốt đẹp
trên thế gian này nếu thiếu tâm huyết” (Nothing great in the world has been
accomplished without passion.” (Hegel, 1770-1831).
Hôm
qua vào IPICK tôi giật mình thấy bài của Phạm Toàn (Ngẫu Hứng Âm nhạc) do Phạm
Xuân Nguyên Posted (25/5), cùng tấm hình do Trần Quốc Trọng chụp. Phạm Toàn
đang kéo áo chùi nước mắt khi PXN đọc cho ông nghe diễn văn nhậm chức của
Zelensky (tân tổng thống Ukraine). Đây là một tấm hình biết nói đầy cảm xúc
(speaks volumes).
Nếu
Gallup Poll nhìn thấy tấm hình này và hiểu câu chuyện, chắc họ sẽ không đánh
giá Việt Nam là “một trong những nước vô cảm nhất thế giới”. Trong danh mục 20
bài được đọc nhiều nhất trên IPICK sáng nay có nhiều bài về phim “Vợ ba”, nhưng
không biết có bao nhiêu người đọc bài của Phạm Toàn và xúc động trước tấm hình
ông đang lặng lẽ chùi nước mắt trước những biến chuyển khôn lường của Ukraine
(chứ không phải của Việt Nam). Tranh cãi về phim “Vợ Ba” là quyền tự do ngôn
luận, nhưng không thể cứu được đất nước này.
Lần
trước khi chúng tôi đến thăm Phạm Toàn, ông đang ôm bụng rên vì cơn đau, nhưng
vẫn nói về cuộc hội thảo sắp tới của nhóm Cánh Buồm và những việc cần làm.
Dường như cả cuộc đời ông chỉ nghĩ đến trẻ em. Ngay trong bài Ngẫu Hứng Âm
nhạc, khi thể xác đang bị đau đớn vì bạo bệnh hành hạ, ông vẫn hồn nhiên dành
phần cuối bài nói về 3 vấn đề cốt lõi của giáo dục tiểu học. Có lẽ đây là nhưng
lời cuối và những giọt nước mắt cuối cùng.
Trước
tấm hình ông lão 88 tuổi đang chùi nước mắt khi nghe bài diễn văn của Zelensky,
và những lời tâm huyết trong Ngẫu Hứng Âm nhạc mà ông đọc cho học trò ghi lại
như “Tiếng hát Thiên nga”, chắc ai cũng muốn khóc. Ai cũng cầu mong cho ông
sống thêm vài tuổi, không phải để chúc thọ 90 tuổi, mà để ông làm nốt những gì
mà cả cuộc đời tâm huyết theo đuổi. Ai cũng cầu mong cho Phạm Toàn bớt đau
trước quy luật “sinh-lão-bệnh-tử”.
Trong
khi ngành giáo dục chi hàng ngàn tỷ đồng cho các dự án hoành tráng nhưng vẫn
không làm được bộ sách giáo khoa mới (như vẫn “chém gió”), và đang loay hoay
đối phó với quốc nạn chạy điểm vào mùa thi (như “đến hẹn lại lên”), thì ông lão
88 tuổi này vẫn cặm cụi một mình làm sách giáo khoa Cánh Buồm (tuy không có
kinh phí). Ngay trong lúc bị bạo bệnh hành hạ, ông vẫn không nghĩ đến chính
mình, mà chỉ nghĩ đến giáo dục trẻ em.
Đến
cuối đời, tài sản của Phạm Toàn không có gì khác ngoài tủ sách Cánh Buồm và tấm
lòng nhân ái dành cho trẻ em. Nơi ông đang ở cũng là một căn hộ được thuê tạm
làm trụ sở dự án cánh Buồm. Bài Ngẫu Hứng Âm nhạc như “Tiếng hát Thiên
nga”. Người ta kể rằng khi con thiên nga già biết mình sắp phải rời bỏ thế gian
này, nó cố gắng hết sức bay lên thật cao và cất lên tiếng kêu cuối cùng đến não
lòng, trước khi thả mình rơi xuống…
Phạm
Toàn là một ông lão Nhâm thân đã 88 tuổi, nhưng vẫn “không chịu già”. Bất chấp
quy luật “sinh-lão-bệnh-tử”, ông vẫn hồn nhiên vui sống và làm việc cùng các
bạn trẻ Cánh Buồm. Từ trường Thực Nghiệm đến trang Bauxite, đến dự án Cánh
Buồm, ông vẫn không chịu bỏ cuộc. Có thể nói Phạm Toàn là một nhà giáo “Của
Dân, Do Dân, Vì Dân”!
Thế
mà ông vẫn hồn nhiên và hóm hỉnh: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi!”
Lạ
thay, đất nước này chẳng ai có lỗi!
Thiện
tai, thiện tai!
N.Q.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét