Phát biểu của các anh Nguyên Ngọc, Trần Độ, Đào Vũ.
"...
Anh Nguyên Ngọc:
Vừa qua, tình hình phức tạp. Một nguyên nhân là do quan niệm về vai trò và vị trí của văn nghệ trong xã hội có nhiều điều đáng suy nghĩ. Giới văn nghệ bị đánh giá thấp. Tất nhiên, bản thân giới văn nghệ chưa đóng góp được nhiều đối với đời sống tinh thần của nhân dân, và còn có những vấn đề về tư cách, phẩm chất. Nhưng xã hội còn tư tưởng “phong kiến” rất nặng nề, cho là “xướng ca vô loài”. Văn học tự mình phải xây dựng lấy, mặc khác Đảng phải ủng hộ văn học. Bản dự thảo về công tác tư tưởng của Ban Tuyên huấn Trung ương đánh giá những người có nhiều thắc mắc là trí thức, cán bộ về hưu và nhà văn là không đúng, biểu hiện tư tưởng nói trên.
Về bản đề dẫn, tôi chịu trách nhiệm, tôi dự thảo. Không ai làm “co-auteur” với tôi cả. Tổ chức của Đảng đoàn vừa qua rất khó làm việc vì nhiều anh ở xa hoặc không công tác ở Hội. Vấn đề huân chương làm rất gấp, không thể mời trong Nam ra được, chỉ mời các đồng chí ở Hà Nội. Anh B và anh T.Ha đề nghị tôi, chứ tôi không tự đề nghị. Bây giờ anh T.H lại nói thế, tôi rất buồn. Bây giờ dư luận lung tung, nói là tôi gạt anh em ra ngoài.
Về việc cử anh N.K.Đ, anh C.V đi nước ngoài, tôi đều có xin ý kiến của anh Đ. Tôi thường nói anh G.N cần phải ở báo vì tình hình có nhiều vấn đề lắm. Anh G.N cũng đi vắng rất nhiều, chỉ còn anh T.H. Tình hình làm việc vừa qua là như vậy.
Đảng đoàn của ta không có Phó Bí thư, không có bộ phận thường trực, cơ cấu như vậy rất khó làm việc.
Lúc tôi mới về có đồng chí xúi giục tôi lật đổ anh T và bày cả biện pháp lật đổ. Tôi không đồng ý vì đó không phải là ý định của tôi. Sau đó, họ quay lại phản bác tôi, đả kích tôi. Tôi có sai sót thì tôi kiểm điểm và nhận sai. Còn làm việc thì tôi vẫn làm cho đến khi Đảng đoàn bảo không làm nữa thì thôi.
Vừa qua, tình hình phức tạp. Một nguyên nhân là do quan niệm về vai trò và vị trí của văn nghệ trong xã hội có nhiều điều đáng suy nghĩ. Giới văn nghệ bị đánh giá thấp. Tất nhiên, bản thân giới văn nghệ chưa đóng góp được nhiều đối với đời sống tinh thần của nhân dân, và còn có những vấn đề về tư cách, phẩm chất. Nhưng xã hội còn tư tưởng “phong kiến” rất nặng nề, cho là “xướng ca vô loài”. Văn học tự mình phải xây dựng lấy, mặc khác Đảng phải ủng hộ văn học. Bản dự thảo về công tác tư tưởng của Ban Tuyên huấn Trung ương đánh giá những người có nhiều thắc mắc là trí thức, cán bộ về hưu và nhà văn là không đúng, biểu hiện tư tưởng nói trên.
Về bản đề dẫn, tôi chịu trách nhiệm, tôi dự thảo. Không ai làm “co-auteur” với tôi cả. Tổ chức của Đảng đoàn vừa qua rất khó làm việc vì nhiều anh ở xa hoặc không công tác ở Hội. Vấn đề huân chương làm rất gấp, không thể mời trong Nam ra được, chỉ mời các đồng chí ở Hà Nội. Anh B và anh T.Ha đề nghị tôi, chứ tôi không tự đề nghị. Bây giờ anh T.H lại nói thế, tôi rất buồn. Bây giờ dư luận lung tung, nói là tôi gạt anh em ra ngoài.
Về việc cử anh N.K.Đ, anh C.V đi nước ngoài, tôi đều có xin ý kiến của anh Đ. Tôi thường nói anh G.N cần phải ở báo vì tình hình có nhiều vấn đề lắm. Anh G.N cũng đi vắng rất nhiều, chỉ còn anh T.H. Tình hình làm việc vừa qua là như vậy.
Đảng đoàn của ta không có Phó Bí thư, không có bộ phận thường trực, cơ cấu như vậy rất khó làm việc.
Lúc tôi mới về có đồng chí xúi giục tôi lật đổ anh T và bày cả biện pháp lật đổ. Tôi không đồng ý vì đó không phải là ý định của tôi. Sau đó, họ quay lại phản bác tôi, đả kích tôi. Tôi có sai sót thì tôi kiểm điểm và nhận sai. Còn làm việc thì tôi vẫn làm cho đến khi Đảng đoàn bảo không làm nữa thì thôi.
Anh
Trần Độ:
Tôi muốn nói lại yêu cầu. Có bốn loại vấn đề:
1- Trong bản thân văn học có vấn đề gì?
2- Trong giai đoạn mới, Đảng lãnh đạo văn nghệ thế nào? Thí dụ: Cần lập Ban Văn hoá văn nghệ thì ban làm gì?
3- Vấn đề chính sách, chế độ nên ra sao? (ví dụ: vấn đề nhà cửa, v.v… như ý anh T).
4- Vấn đề lãnh đạo hoạt động trong ngành.
Tôi
đề nghị tập trung vào vấn đề thứ nhất. Còn vấn đề chính sách chế độ, Bộ Văn hoá
sẽ lo. Chúng tôi đang có nhiều “âm mưu” lắm. Ví dụ: xây dựng nhà sáng tác, tạo
điều kiện làm việc cho các anh. Nhưng vấn đề cấp bách hiện nay là vấn đề đi thực
tế.
Loại vấn đề thứ nhất: chúng tôi thấy rằng trong hoạt động văn nghệ đang có vấn đề, không phải vấn đề phá phách, chống đối mà vấn đề cần phải vươn lên và vươn lên như thế nào đây? Tuy nhiên trong vấn đề vươn lên lại có hiện tượng chưa đúng lắm. Về mặt văn học là ta đã thấy một số khuynh hướng lệch, không ai nói lại và có xu hướng phát triển. Những khuynh hướng này động đến những vấn đề có tính chất nguyên tắc: vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa, chân thực hay không chân thực, chân thực thế nào, vấn đề chức năng của văn nghệ. Có phải chỉ văn học ta mới làm được chức năng vận động tuyên truyền mà chưa làm được chức năng nghệ thuật không? Có phải văn nghệ phụ thuộc vào chính trị, nên kém nghệ thuật, kém chân thực? Tôi thấy Nhà xuất bản Tác phẩm mới mời anh C nói về “Sự thay đổi những tiêu chuẩn đánh giá văn học ở Liên Xô”. Anh C nói với tôi cái “tít” ấy do Nhà xuất bản Tác phẩm mới đề ra cho hấp dẫn. Như vậy là có những cái xét lại, nó tràn lan ra. Đang xuất hiện ra một xu hướng mới, có tìm tòi nhưng đụng đến những vấn đề nguyên tắc. Nếu không phê phán, uốn nắn, khuynh hướng tất sẽ phát triển. Hình như các nhà làm bình luận cũng không muốn nói lại, vì sợ bị quy là giáo điều. Ý kiến đúng và sai lẫn lộn. Bảo những tìm tòi mới là sai cả thì không đúng, nhưng bảo là đúng thì càng không đúng. Kiểu bài H.N.H, Đảng thấy có nhiều cái sai cần phê phán. Nhưng anh T.Ho viết một bài không ra phê phán rồi cũng thôi. Còn anh H.N.H thì thanh minh và có nói nặng lời. Ta cũng chưa có “phán xử” gì. Đúng là anh em có tìm tòi, muốn có cái mới. Hiện đang có quan điểm chỉ cần tư tưởng không sai, không cần phải phấn đấu nâng cao tính tư tưởng qua tác phẩm, chỉ viết cho nghệ thuật là được. Trong điện ảnh tuy có tiến bộ nhưng cũng chưa chú ý đi sâu vào nội dung, chỉ nặng nề bình luận tính nghệ thuật. Đó cũng là một khuynh hướng động đến vấn đề nguyên tắc: mối tương quan giữa nghệ thuật và chính trị. Hiện nay khuynh hướng sai chưa phát triển rộng, nhưng đang phát triển, cần có sự phân tích uốn nắn.
Còn vấn đề thứ hai, chúng ta đang tìm cách lãnh đạo thế nào để văn học, nghệ thuật đi đúng đường lối và phát triển thuận lợi. Phải tạo ra không khí hào hứng sáng tác. Hiện nay, không khí của ta là sợ sệt chứ không hào hứng. Vừa rồi xem bài tổng kết hai mươi năm văn học của Hung, thấy họ tóm tắt kinh nghiệm lãnh đạo vào mấy chữ: khoan dung, khuyến khích, nếu cần thì cấm.
Trong khi vấn đề chung này chưa giải quyết thì lại nảy sinh một số vấn đề cụ thể khác.
Ta phải làm thế nào để đường lối văn học của Đảng tác động vào văn học, làm cho nó phát triển. Hiện nay, anh em viết sợ, chúng tôi duyệt cũng sợ. Có lẽ vì thế mà không hào hứng. Các loại vấn đề khác (3;4) chúng ta sẽ bàn sau.
Loại vấn đề thứ nhất: chúng tôi thấy rằng trong hoạt động văn nghệ đang có vấn đề, không phải vấn đề phá phách, chống đối mà vấn đề cần phải vươn lên và vươn lên như thế nào đây? Tuy nhiên trong vấn đề vươn lên lại có hiện tượng chưa đúng lắm. Về mặt văn học là ta đã thấy một số khuynh hướng lệch, không ai nói lại và có xu hướng phát triển. Những khuynh hướng này động đến những vấn đề có tính chất nguyên tắc: vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa, chân thực hay không chân thực, chân thực thế nào, vấn đề chức năng của văn nghệ. Có phải chỉ văn học ta mới làm được chức năng vận động tuyên truyền mà chưa làm được chức năng nghệ thuật không? Có phải văn nghệ phụ thuộc vào chính trị, nên kém nghệ thuật, kém chân thực? Tôi thấy Nhà xuất bản Tác phẩm mới mời anh C nói về “Sự thay đổi những tiêu chuẩn đánh giá văn học ở Liên Xô”. Anh C nói với tôi cái “tít” ấy do Nhà xuất bản Tác phẩm mới đề ra cho hấp dẫn. Như vậy là có những cái xét lại, nó tràn lan ra. Đang xuất hiện ra một xu hướng mới, có tìm tòi nhưng đụng đến những vấn đề nguyên tắc. Nếu không phê phán, uốn nắn, khuynh hướng tất sẽ phát triển. Hình như các nhà làm bình luận cũng không muốn nói lại, vì sợ bị quy là giáo điều. Ý kiến đúng và sai lẫn lộn. Bảo những tìm tòi mới là sai cả thì không đúng, nhưng bảo là đúng thì càng không đúng. Kiểu bài H.N.H, Đảng thấy có nhiều cái sai cần phê phán. Nhưng anh T.Ho viết một bài không ra phê phán rồi cũng thôi. Còn anh H.N.H thì thanh minh và có nói nặng lời. Ta cũng chưa có “phán xử” gì. Đúng là anh em có tìm tòi, muốn có cái mới. Hiện đang có quan điểm chỉ cần tư tưởng không sai, không cần phải phấn đấu nâng cao tính tư tưởng qua tác phẩm, chỉ viết cho nghệ thuật là được. Trong điện ảnh tuy có tiến bộ nhưng cũng chưa chú ý đi sâu vào nội dung, chỉ nặng nề bình luận tính nghệ thuật. Đó cũng là một khuynh hướng động đến vấn đề nguyên tắc: mối tương quan giữa nghệ thuật và chính trị. Hiện nay khuynh hướng sai chưa phát triển rộng, nhưng đang phát triển, cần có sự phân tích uốn nắn.
Còn vấn đề thứ hai, chúng ta đang tìm cách lãnh đạo thế nào để văn học, nghệ thuật đi đúng đường lối và phát triển thuận lợi. Phải tạo ra không khí hào hứng sáng tác. Hiện nay, không khí của ta là sợ sệt chứ không hào hứng. Vừa rồi xem bài tổng kết hai mươi năm văn học của Hung, thấy họ tóm tắt kinh nghiệm lãnh đạo vào mấy chữ: khoan dung, khuyến khích, nếu cần thì cấm.
Trong khi vấn đề chung này chưa giải quyết thì lại nảy sinh một số vấn đề cụ thể khác.
Ta phải làm thế nào để đường lối văn học của Đảng tác động vào văn học, làm cho nó phát triển. Hiện nay, anh em viết sợ, chúng tôi duyệt cũng sợ. Có lẽ vì thế mà không hào hứng. Các loại vấn đề khác (3;4) chúng ta sẽ bàn sau.
Anh Đào
Vũ:
Có người cho là bản đề dẫn có tìm tòi, có người cho nó là phạm vào nghị quyết Đại hội IV. Không có câu chữ nào viết trên giấy trắng mực đen là phủ nhận thành tự văn học. Nhưng bản đề dẫn thực chất bộc lộ xu hướng phủ nhận, cho rằng văn nghệ ta là Mao – ít. Điều này không thể chấp nhận được.
Trong vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị, bản đề dẫn cũng bộc lộ một khuynh hướng không đúng. Nó không bộc lộ trần trụi đâu, nhưng nó đụng đến một số vấn đề nguyên tắc. Ta nói nó chống đối thì không đúng, nhưng bảo nó tìm tòi thì cũng không đúng. Vấn đề đánh giá thành tựu trong bản đề dẫn cũng gây tác hại cho chúng ta.
Bài anh H.N.H in trước hội nghị đảng viên. Đây là do sự chi phối của Đảng đoàn. Có thể chỉ do một số đồng chí trong Đảng hay chỉ là do đồng chí Bí thư. Tuy nó nằm trong một loạt bài dự định đăng trong dịp tiến tới Đại hội Nhà văn, nhưng nó không phải do chủ trương của báo mà là do chủ trương, ý đồ của Đảng đoàn. Đến khi bài ấy đăng rồi, có ý kiến của Tuyên huấn thì đồng chí N.N phản ứng, do đó cũng tạo nên phản ứng của H.N.H. Tôi rất ngạc nhiên và bắt đầu thấy ý đồ của đồng chí N.
Sự chi phối của Đảng đoàn đối với Báo Văn nghệ rất sâu, thể hiện ở chỗ đồng chí N.N không muốn cho Ban Biên tập báo chúng tôi gửi lên Tuyên huấn những bài dự định đăng, trước đây chỉ gửi những bài Đảng đoàn đã thông qua và cho đăng mà thôi. Cho nên sự chi phối của Đảng đoàn đối với Báo là sâu sắc. Đảng đoàn kiên trì tuyên truyền ý định của mình. Nó rất sâu chứ không phải ngẫu nhiên. Nó rất quyết liệt.
Sau hội nghị Đảng đoàn, tình hình diễn biến cũng là do sự chi phối của Đảng đoàn. Sau này, đồng chí Bí thư đòi duyệt cả các tin và những cái chú thích. Tôi là cái ghế giẻ rách ư? Đó là phá hoại sự làm việc của tôi. Báo có vị trí, quyền hạn, chức năng của nó. Làm thế thì tôi làm thế nào được? Sự kiểm soát, chi phối của Đảng đoàn là cho đến tận đáy, rất quyết liệt. Anh không tin tôi. Cho đến 21 “tiết mục” (loại bài thơ, truyện ngắn, tiết mục sân khấu…) do cấp trên muốn biết (ý kiến anh em) thì N cũng có ý kiến ngăn chặn sự phát biểu của anh em. Thí dụ: anh bênh ngay bài thở của T.Q. Cho nến Báo đã thực sự đánh giá thảo luận gì đâu!
Về vấn đề lãnh đạo mới của Đảng nên ra sao?
Có sự lãnh đạo từ trên rất cao, trong nhiều giai đoạn, Đảng ta đã làm đúng – Còn lãnh đạo của Đảng đoàn, chúng tôi mong được nhiều “người hiền” lãnh đạo. Cái vô tư là rất quý. Gần đây đã có mùi vị của sự “loại trừ” nhau. Anh N bảo vấn đề gạt anh K không phải, gạt anh G.N cũng không phải, tôi chỉ xin các anh xét lại – Ban Tuyên huấn Trung ương gần đây cũng nên xét lại. Không thể chấp nhận được như thế! Tôi sợ những vấn đề này còn kéo dài và gây nhiều di hại. Tôi chỉ muốn “yên thân”..."
Có người cho là bản đề dẫn có tìm tòi, có người cho nó là phạm vào nghị quyết Đại hội IV. Không có câu chữ nào viết trên giấy trắng mực đen là phủ nhận thành tự văn học. Nhưng bản đề dẫn thực chất bộc lộ xu hướng phủ nhận, cho rằng văn nghệ ta là Mao – ít. Điều này không thể chấp nhận được.
Trong vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị, bản đề dẫn cũng bộc lộ một khuynh hướng không đúng. Nó không bộc lộ trần trụi đâu, nhưng nó đụng đến một số vấn đề nguyên tắc. Ta nói nó chống đối thì không đúng, nhưng bảo nó tìm tòi thì cũng không đúng. Vấn đề đánh giá thành tựu trong bản đề dẫn cũng gây tác hại cho chúng ta.
Bài anh H.N.H in trước hội nghị đảng viên. Đây là do sự chi phối của Đảng đoàn. Có thể chỉ do một số đồng chí trong Đảng hay chỉ là do đồng chí Bí thư. Tuy nó nằm trong một loạt bài dự định đăng trong dịp tiến tới Đại hội Nhà văn, nhưng nó không phải do chủ trương của báo mà là do chủ trương, ý đồ của Đảng đoàn. Đến khi bài ấy đăng rồi, có ý kiến của Tuyên huấn thì đồng chí N.N phản ứng, do đó cũng tạo nên phản ứng của H.N.H. Tôi rất ngạc nhiên và bắt đầu thấy ý đồ của đồng chí N.
Sự chi phối của Đảng đoàn đối với Báo Văn nghệ rất sâu, thể hiện ở chỗ đồng chí N.N không muốn cho Ban Biên tập báo chúng tôi gửi lên Tuyên huấn những bài dự định đăng, trước đây chỉ gửi những bài Đảng đoàn đã thông qua và cho đăng mà thôi. Cho nên sự chi phối của Đảng đoàn đối với Báo là sâu sắc. Đảng đoàn kiên trì tuyên truyền ý định của mình. Nó rất sâu chứ không phải ngẫu nhiên. Nó rất quyết liệt.
Sau hội nghị Đảng đoàn, tình hình diễn biến cũng là do sự chi phối của Đảng đoàn. Sau này, đồng chí Bí thư đòi duyệt cả các tin và những cái chú thích. Tôi là cái ghế giẻ rách ư? Đó là phá hoại sự làm việc của tôi. Báo có vị trí, quyền hạn, chức năng của nó. Làm thế thì tôi làm thế nào được? Sự kiểm soát, chi phối của Đảng đoàn là cho đến tận đáy, rất quyết liệt. Anh không tin tôi. Cho đến 21 “tiết mục” (loại bài thơ, truyện ngắn, tiết mục sân khấu…) do cấp trên muốn biết (ý kiến anh em) thì N cũng có ý kiến ngăn chặn sự phát biểu của anh em. Thí dụ: anh bênh ngay bài thở của T.Q. Cho nến Báo đã thực sự đánh giá thảo luận gì đâu!
Về vấn đề lãnh đạo mới của Đảng nên ra sao?
Có sự lãnh đạo từ trên rất cao, trong nhiều giai đoạn, Đảng ta đã làm đúng – Còn lãnh đạo của Đảng đoàn, chúng tôi mong được nhiều “người hiền” lãnh đạo. Cái vô tư là rất quý. Gần đây đã có mùi vị của sự “loại trừ” nhau. Anh N bảo vấn đề gạt anh K không phải, gạt anh G.N cũng không phải, tôi chỉ xin các anh xét lại – Ban Tuyên huấn Trung ương gần đây cũng nên xét lại. Không thể chấp nhận được như thế! Tôi sợ những vấn đề này còn kéo dài và gây nhiều di hại. Tôi chỉ muốn “yên thân”..."
Còn
tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét