.Đường dẫn xem ky 1 : http://thpttohieusonla.blogspot.com/2019/06/chuyen-dai-ky-mot-thoi-au-on-khong-de.html
Hai kỳ trước là lời Nguyễn Khải
và Giang Nam. tiếp theo đây là Nguyễn Trọng Oánh, Tế Hanh và Cù Huy Cận phát
biểu:
"
... Anh Nguyễn Trọng Oánh:
Tác phẩm ta luôn bị phê bình là không hay. Báo cũng thế. Đăng những cái hay, có góc cạnh thì thường có vấn đề. Cuối cùng phải bằng lòng với cái “lành mạnh” nhưng lại bị chê dở. Cả truyện ngắn và ký. Tình hình có nhiều hạn chế lắm. Xã hội có nhiều cái tiêu cực. Viết ngắn còn khó huống chi là viết dài. Xưa còn có đội ngũ tiếp kế. Gần đây, lớp trẻ ít. Ở bội đội, anh em có trình độ, có tài năng không ít nhưng bài viết được có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhà văn bỏ trận địa nhiều, không chịu cắm vào thực tế, cứ ở Hà Nội, Sài Gòn nên dễ bị dao động bối rối.
Nói là ta có khuynh hướng phủ định thì nặng quá! Thực ra là anh em tìm lối thoát ra, cũng có thể có hại, lệch lạc do cái tìm hơi lệch, thiên về hình thức. Ngay cả bản “Đề dẫn”, tôi đọc rất kỹ, thấy đánh giá thành tựu rất cao. Chỉ đoạn sau nói về nguyên nhân, có thể chưa nói được đủ. Hôm qua các anh nói hơi nhập cục. Anh A chống anh B. Tôi không đồng ý với anh A thì chưa phải là tôi đã đồng ý với anh B!
Cái khuyết điểm chính của ta là bỏ trận địa!
Về tổ chức, cán bộ ta nên dựa vào tiêu chuẩn. Ta nên định ra tiêu chuẩn (có năng lực + đạo đức).
Nhân danh là một người viết, tôi rất buồn. Anh em ta hẹp hòi. Trung ương thì rộng rãi. Ta đấu đá nhau lung tung thành ra nhiều người thành nạn nhân. Ta đi viết, cũng như ta làm tổ chức nên lo cho nhau, văn nghệ sĩ ta là người có văn hoá mà đấu đá nhau không nên đâu (tôi nói đây là hoàn toàn tâm sự).
Tác phẩm ta luôn bị phê bình là không hay. Báo cũng thế. Đăng những cái hay, có góc cạnh thì thường có vấn đề. Cuối cùng phải bằng lòng với cái “lành mạnh” nhưng lại bị chê dở. Cả truyện ngắn và ký. Tình hình có nhiều hạn chế lắm. Xã hội có nhiều cái tiêu cực. Viết ngắn còn khó huống chi là viết dài. Xưa còn có đội ngũ tiếp kế. Gần đây, lớp trẻ ít. Ở bội đội, anh em có trình độ, có tài năng không ít nhưng bài viết được có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhà văn bỏ trận địa nhiều, không chịu cắm vào thực tế, cứ ở Hà Nội, Sài Gòn nên dễ bị dao động bối rối.
Nói là ta có khuynh hướng phủ định thì nặng quá! Thực ra là anh em tìm lối thoát ra, cũng có thể có hại, lệch lạc do cái tìm hơi lệch, thiên về hình thức. Ngay cả bản “Đề dẫn”, tôi đọc rất kỹ, thấy đánh giá thành tựu rất cao. Chỉ đoạn sau nói về nguyên nhân, có thể chưa nói được đủ. Hôm qua các anh nói hơi nhập cục. Anh A chống anh B. Tôi không đồng ý với anh A thì chưa phải là tôi đã đồng ý với anh B!
Cái khuyết điểm chính của ta là bỏ trận địa!
Về tổ chức, cán bộ ta nên dựa vào tiêu chuẩn. Ta nên định ra tiêu chuẩn (có năng lực + đạo đức).
Nhân danh là một người viết, tôi rất buồn. Anh em ta hẹp hòi. Trung ương thì rộng rãi. Ta đấu đá nhau lung tung thành ra nhiều người thành nạn nhân. Ta đi viết, cũng như ta làm tổ chức nên lo cho nhau, văn nghệ sĩ ta là người có văn hoá mà đấu đá nhau không nên đâu (tôi nói đây là hoàn toàn tâm sự).
Anh Tế
Hanh:
Tôi thanh minh một điểm: Bản “Đề dẫn” của anh N phê bình là do bài đó gây ra, chứ không phải là tôi chạy đến anh T.H xui bậy.
Năm năm qua, sự kiện Trung Quốc phản bội là một sự thức tỉnh chúng tôi. Đó là một thời gian dữ dội không quên được. Văn học cũng vậy. Ta có sáng tác nhưng chưa sướng. Một phần là do tình hình khách quan. Ta tưởng hoà bình rồi nhưng chiến tranh lại trở lại, bạn trở thành thù. Nhưng cái khuyết điểm chủ quan của ta, ta phải nhận. Tôi không viết được là do tôi. Thơ của ta (chống Mỹ, chống Pháp) có rất nhiều bài hay, không nên chỉ đánh giá một câu “thơ ca cũng khá” như trong bản “Đề dẫn”.
Về lãnh đạo, cũng có khuyết điểm ảnh hưởng đến sáng tác. Sự lãnh đạo của Đảng như một ánh sáng rọi đường, ta đi theo. Tôi muốn nói về cái Đảng đoàn của ta. Đảng đoàn ta có tính chất mặt trận, nhiều người không làm việc được. Nên giải phóng bớt đi, chỉ dùng người thực sự làm việc thôi. Về lối làm việc của lãnh đạo Hội, thường trực, đôi lúc chỉ còn anh N, anh T.Ho, có lúc chỉ còn anh N. Tôi và anh B.H là “thường vụ xã hội”. Anh N làm việc thiếu dân chủ lắm. Nên có một ban thường trực, không nên hai người. Ít nhất phải là ba người.
Bài của H.N.H không tốt vì đánh giá thấp thành tích 35 năm, hàm ý là do lãnh đạo Mai ít. Bài đề dẫn của ta rất sơ lược...
Anh Cù
Huy Cận:
Một vấn đề đau đầu là trí thức bỏ đi nước ngoài, đặc biệt là trí thức khoa học kỹ thuật ở miền Nam. Bỏ đi là một điều đau khổ. Nó nằm trong một đại âm mưu của Mỹ bóc lột hết chất xám của thế giới thứ 3. Trong mấy năm, nó rút ở Đông Nam Á hàng vạn người. Indonexia mất năm nghìn. Rất mừng là thời Mỹ, Sài Gòn đã có nghị quyết là không được để phung phí tài năng văn nghệ.
Văn nghệ sĩ ta rất tốt là không đi. Đó là ưu điểm. Nhưng ta chưa phát huy được. Ta chưa chú trọng thật sự đến việc giáo dục thanh niên.
Đường lối của Đảng là rất hay, nhưng tại sao ta sáng tác lại lúng túng? Đảng yêu cầu ta phê phán đi, ai sai, cái gì sai, nói đi! Ta chưa tạo ra được một dư luận xã hội thuận lợi cho sáng tác. Ta phải gỡ ra cái khâu dư luận.
Về khâu lý luận phê bình, vẫn nhận định chung chung, dậm chân tại chỗ, chưa sâu. Ưu điểm nhiều nhưng thường là bình luận ở mức nghị quyết của Trung ương bình luận rộng ra, commenter thêm, chưa phát triển được vấn đề, chưa hướng dẫn được sáng tác, không nói được sâu sắc mà chỉ mới mở rộng ra được một chút thôi. Có hai thực tế: một là thực tế của cuộc sống và hai là thực tế của người sáng tác. Các nhà phê bình chưa hiểu sâu hai thực tế này. Thêm nữa một nhà phê bình phải hiểu rất sâu về triết học. Phê bình ta chưa hướng dẫn dư luận được bao nhiêu, hơi mong manh, lại rất sợ sai, nói cho trơn, không gây chuyện. Anh T nói: cho phép phê bình lý luận có một số sai nhất định, sai trong khi tìm tòi.
Có một cái mừng là độc giả của ta tiến nhanh. Một số thanh niên của ta đọc sách của ta và rất thích đọc sách nước ngoài. Đó là điều có lợi.
Trong năm năm qua (tuy tôi còn đọc ít), anh em ta vẫn tiếp tục sáng tác, tuy có bối rối, băn khoăn (về kinh tế, về chính trị…). Không phải do khó khăn khách quan mà anh em dừng sáng tác. Anh em có những tích luỹ ghê gớm trong ba mươi năm qua. Anh nào làm được, tôi hoan nghênh. Nhưng hiện nay, nếu viết tiêu cực khó khăn thì không sao. Vấn đề là anh tiếp tục tích luỹ rồi sẽ sáng tác, không sợ mất phương hướng gì cả. Anh cứ viết thời kỳ chống Mỹ đi đã!
Còn vấn đề nội bộ ta, bao giờ cũng có vấn đề thế hệ. Nhưng không nên đối chọi thế hệ. Ta không có sự đối chọi này (anh C.L.V chêm: nó đang nứt anh ạ!). Không thể dành conflit được. Các thế hệ ta nối liền với nhau. Đội ngũ của ta là duy nhất.
Về tổ chức, tôi đề nghị: có Ban thường vụ, Ban chấp hành… Đảng đoàn hiện nay 9 người, ta nên để 5 là vừa, 3 hơi ít. Làm thế nào anh em phải đi sáng tác được. Chọn anh sáng tác không nổi lắm mà có khả năng tổ chức để lo cho anh em. Không nên đưa cán bộ chính trị “chạy” vào làm. Tôi không nói khác anh T.Hu. Làm gì vẫn phải có xuất bản, in cho anh em.
Tôi thấy bên khoa học kỹ thuật rối, chứ không phải nhà văn rối. Tác phẩm Nguyễn Trãi của ta đối với nước ngoài là “Coamique”, etranghe, marveilleu. C’ est Unarevelation!” (bạn khen ta). Họ nói Việt Nam rất Humain (Nhật Bản thì etroitisme, Ấn Độ thì tropaystique, Trung Quốc thì không nói, Việt Nam thì humain). Tóm lại: phải giải quyết vấn đề dư luận xã hội và khâu lý luận phê bình, tạo điều kiện cho người nghệ sĩ làm việc. Ta phải làm cho dư luận sáng tỏ. Phải bàn với Tuyên huấn về chế độ, chính sách và cách đối xử với văn nghệ sĩ, nhất là ở các thành phố và các tỉnh..."
Một vấn đề đau đầu là trí thức bỏ đi nước ngoài, đặc biệt là trí thức khoa học kỹ thuật ở miền Nam. Bỏ đi là một điều đau khổ. Nó nằm trong một đại âm mưu của Mỹ bóc lột hết chất xám của thế giới thứ 3. Trong mấy năm, nó rút ở Đông Nam Á hàng vạn người. Indonexia mất năm nghìn. Rất mừng là thời Mỹ, Sài Gòn đã có nghị quyết là không được để phung phí tài năng văn nghệ.
Văn nghệ sĩ ta rất tốt là không đi. Đó là ưu điểm. Nhưng ta chưa phát huy được. Ta chưa chú trọng thật sự đến việc giáo dục thanh niên.
Đường lối của Đảng là rất hay, nhưng tại sao ta sáng tác lại lúng túng? Đảng yêu cầu ta phê phán đi, ai sai, cái gì sai, nói đi! Ta chưa tạo ra được một dư luận xã hội thuận lợi cho sáng tác. Ta phải gỡ ra cái khâu dư luận.
Về khâu lý luận phê bình, vẫn nhận định chung chung, dậm chân tại chỗ, chưa sâu. Ưu điểm nhiều nhưng thường là bình luận ở mức nghị quyết của Trung ương bình luận rộng ra, commenter thêm, chưa phát triển được vấn đề, chưa hướng dẫn được sáng tác, không nói được sâu sắc mà chỉ mới mở rộng ra được một chút thôi. Có hai thực tế: một là thực tế của cuộc sống và hai là thực tế của người sáng tác. Các nhà phê bình chưa hiểu sâu hai thực tế này. Thêm nữa một nhà phê bình phải hiểu rất sâu về triết học. Phê bình ta chưa hướng dẫn dư luận được bao nhiêu, hơi mong manh, lại rất sợ sai, nói cho trơn, không gây chuyện. Anh T nói: cho phép phê bình lý luận có một số sai nhất định, sai trong khi tìm tòi.
Có một cái mừng là độc giả của ta tiến nhanh. Một số thanh niên của ta đọc sách của ta và rất thích đọc sách nước ngoài. Đó là điều có lợi.
Trong năm năm qua (tuy tôi còn đọc ít), anh em ta vẫn tiếp tục sáng tác, tuy có bối rối, băn khoăn (về kinh tế, về chính trị…). Không phải do khó khăn khách quan mà anh em dừng sáng tác. Anh em có những tích luỹ ghê gớm trong ba mươi năm qua. Anh nào làm được, tôi hoan nghênh. Nhưng hiện nay, nếu viết tiêu cực khó khăn thì không sao. Vấn đề là anh tiếp tục tích luỹ rồi sẽ sáng tác, không sợ mất phương hướng gì cả. Anh cứ viết thời kỳ chống Mỹ đi đã!
Còn vấn đề nội bộ ta, bao giờ cũng có vấn đề thế hệ. Nhưng không nên đối chọi thế hệ. Ta không có sự đối chọi này (anh C.L.V chêm: nó đang nứt anh ạ!). Không thể dành conflit được. Các thế hệ ta nối liền với nhau. Đội ngũ của ta là duy nhất.
Về tổ chức, tôi đề nghị: có Ban thường vụ, Ban chấp hành… Đảng đoàn hiện nay 9 người, ta nên để 5 là vừa, 3 hơi ít. Làm thế nào anh em phải đi sáng tác được. Chọn anh sáng tác không nổi lắm mà có khả năng tổ chức để lo cho anh em. Không nên đưa cán bộ chính trị “chạy” vào làm. Tôi không nói khác anh T.Hu. Làm gì vẫn phải có xuất bản, in cho anh em.
Tôi thấy bên khoa học kỹ thuật rối, chứ không phải nhà văn rối. Tác phẩm Nguyễn Trãi của ta đối với nước ngoài là “Coamique”, etranghe, marveilleu. C’ est Unarevelation!” (bạn khen ta). Họ nói Việt Nam rất Humain (Nhật Bản thì etroitisme, Ấn Độ thì tropaystique, Trung Quốc thì không nói, Việt Nam thì humain). Tóm lại: phải giải quyết vấn đề dư luận xã hội và khâu lý luận phê bình, tạo điều kiện cho người nghệ sĩ làm việc. Ta phải làm cho dư luận sáng tỏ. Phải bàn với Tuyên huấn về chế độ, chính sách và cách đối xử với văn nghệ sĩ, nhất là ở các thành phố và các tỉnh..."
Kỳ
sau là ý kiến của Nguyên Ngọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét