Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Chuyện dài kỳ “Một thời đau đớn không dễ quên”. Chép lại lời kể của một đàn anh.

( Kỳ 1 và 2 )
"THỜI CỦA HỌP HÀNH"
Kỳ 1:

+++
Cuối năm 1979 và suốt năm 1980 có hai việc có vẻ như là Tỳ Vết của văn nghệ. Một lần nữa anh em lại cãi nhau. Người có ý kiến này chính là đồng chí trưởng ban ( Ban TTVH) vừa đi biên giới về. Thực tế có điều đang đe dọa an ninh dân tộc. Chủ nghĩa bành trướng đã dùng súng đạn “ dạy cho chúng ta một bài học “. Nước non thống nhất vừa được hưởng hòa bình lại lao vào một cuộc máu lửa. Ngạc nhiên , ngơ ngác
Người gây ra chính là người anh em láng giềng mà ta đầy hâm mộ, đầy tin tưởng, thậm chí cận Tín đến nỗi họ làm gì ta cũng bắt chước. Cả một thế hệ , thậm chí hai ba thế hệ như bị lừa, bị phản bội, ngỡ ngàng , hoang tưởng, mất niềm tin
Đang lúc phải dồn hết tâm trí vào việc lớn sống còn của dân tộc thì mấy vị nhà văn mình lại tưởng đến lúc đòi cái này đòi cái kia cho văn học, phê phán cái này cái khác có vẻ đại ngôn. Một ông vừa được ông trưởng ban bế lên ngồi ghế đầu làng văn. Một ông thì được đi học suốt nên cũng có ít nhiều kiến thức.Thế là một ông đưa ra "hiện thực phải đạo", một ông sản xuất ra cái "đề dẫn" .
Nhiều ý kiến ủng hộ có mà không ủng hộ cũng có.
Buổi chiều hôm đó ,cả hội nghị ngồi nghe ông Lành phát biểu. Hồi đó mà được nghe ông Lành phát biểu là hội nghị quan trọng lắm ai được nghe ông nói, được dự hội nghị có ông đến là một vinh dự. Đầu buổi chiều chủ tịch đoàn đứng chờ ngoài sảnh, chiếc xe đen vừa đỗ, ông bí thư đảng đoàn N và một số ông đã đon đả chạy ra tận xe đón. Ông Lành lúc ấy bước đi còn mạnh mẽ lắm. Nét mặt ai cũng chờ đợi (toàn nhà văn nhà thơ lớn cả mà sao lại chính trị thế ) tất cả cứ há mồm ra nghe. ông L vào để chậm rãi nói vòng vo tình hình biên giới ngoài chiến trận rồi nhân dân rồi bộ đội cuối cùng ông rơ bạn để dẫn lên lên giọng ông rất hách kể cả bề trên. Ông nói ông đã đọc rồi và ông bắt đầu quất roi phê bình. Nét mặt mọi người đang vui vẻ bỗng chuyển sang đăm chiêu suy nghĩ, nhiều người cúi đầu lặng lẽ. Cuối buổi ông L yêu cầu phải viết lại, làm lại, phải phải rút kinh nghiệm đừng có hồ đồ vội.
Tác giả "đề dẫn" thất vọng hoàn toàn. Cả đảng đoàn mỗi người một cách nghĩ. Thế rồi những gì mà ông N quá tay trong tổ chức trong đối ngoại trong hành chính khi ông N mới có tí quyền Lực khiến mọi người đã khó chịu. Nhiều người bỗng nhớ lại ứng xử quá đà của ông thế là bắt đầu một thời kỳ thì các nhà văn chia phe phái lôi kéo anh em. Các cuộc họp liên tục mở ra người ta đấu đá quy chụp nhau theo chỉ thị mồm của ai đấy .
Anh em chúng tôi ở ban Tuyên giáo thay nhau đi họp. Họp ở dưới hội, họp ở trên Ban rồi ghi văn bản rồi viết báo cáo rất là bận Nhiều văn bản lắm tôi không lưu vì nghĩ cũng sẽ chẳng bao giờ dùng đến những loại này...
Tổ thư ký lúc đó gồm anh Chú anh Thanh ở ban tổ chức trung ương , anh Nho anh Thanh và tôi ở ban tuyên huấn Trung Ương. Tôi xin chép lại một văn bản bản, tạm đặt tên là "Biên bản một cuộc họp" không phải tên một vở kịch của Liên Xô mà là " Biên bản 3 cuộc họp " kịch Việt Việt Nam .
CUỘC HỌP THỨ NHẤT ( ngày 17 tháng 11 năm 1980)
Tới dự có tới dự có các anh BĐG. NN. NK. NVB. TH. NĐT. CLV.AĐ. XD. ĐV. HTN. GN.BCH (viện VH.) C.K.C.H.O.T( ban T.H ) .T (tư tưởng )X.V (tạp chí CS)
Anh Khải :
Tôi cũng là một trong những diễn viên chính mấy năm qua. Tôi xin tự phê bình về những nhược điểm của người sáng tác.Tính chủ quan của anh sáng tác hết sức quan trọng. Khi tôi sang hội đã mang theo cái tính chủ quan vào công tác tổ chức , quên cả bối cảnh xã hội, quên cả anh đứng bên ( mà mình không Có âm mưu gì đâu đâu).Anh sáng tác thì yêu ghét thất thường. Cái đó có tác hại khi mang vào công tác nhân sự. Cái nhận định của mình tiền hậu bất nhất làm người ta hiểu lầm. Anh sáng tác còn có tính độc đoán bán khen chê theo ý mình không nghe ai cả, rất nguy. Mà tôi là trưởng ban sáng tác tôi lại còn có tính tự ái rất kỳ cục, có lúc tự ti, có lúc hay cãi nổi xung lên với đồng chí.Tôi ít phát huy tính tập thể trong công việc vì tôi sợ các anh cho tôi quấy phá..
 “ Thời của họp hành “
Kỳ 2:

Các bạn lưu ý, tôi sẽ trích đăng cho đến hết bài “ Thời của họp hành”, kể về những bàn luận, những ý kiến của các nhà hoạt động văn hóa văn nghệ một thời không dễ quên. Nội dung này tôi không dám viết sai một chữ nào so với bản gốc mà tôi có do một người anh nói: Cậu đăng đi – tôi tin cậu nên giao cho cậu. Nội dung này đã bị che kín 40 năm, từ thời Cụ Trần Độ lãnh đạo văn nghệ.
    ( Tiếp theo bài trước )
Phát biểu của Giang Nam:
Tôi có một số suy nghĩ: Tình hình khủng hoảng này ở đâu mà ra? Tư tưởng văn nghệ sĩ không theo kịp tình hình phát triển. Khủng hoảng, dao động. Sau Tết Mậu Thân, ở Nam Bộ, đã từng có tình hình khủng hoảng như vậy trong anh em văn nghệ.
Ta có xu hướng phủ nhận không? Không! Tôi cho rằng không! Đừng lầm cái “phủ nhận” với cái tìm tòi để vươn lên. Có ai muốn từ chối không nhận đứa con mình đẻ ra không? Nói như H.N.H là sai quá rồi. Anh em muốn suy nghĩ viết thế nào cho khác, cho mới. Vì vậy, anh em muốn viết thật hơn, chứ không phải là phủ nhận.
Còn một số bài trên báo Văn nghệ, tôi cho rằng anh em phát biểu để tiến tới Đại hội nhà văn chứ không phải có mưu đồ đánh ai. Đánh Đảng ư? Các bài ấy cũng khẳng định chứ? Lẽ ra nên có lời toà soạn thì kín hơn.
Về tâm trạng của nhà văn, hồi trước như con chim bay, nay như con vịt chạy lạch bạch. Trước chẳng có gì sợ sệt, tôi tự tin lắm, sẵn sàng mang cả cuộc đời dành cho Đảng. Không lẽ ta chống Đảng, nên chẳng sợ gì! Bây giờ khác, có gì đó làm mình chìm, không sướng. Khi nói cái gì đó không biết, nói thế đã là nói lời nói của Đảng chưa? Tình hình quá phức tạp. Nhà văn rất buồn (Q.L lúc đầu ca ngợi hết mức, nay lại phán là sai). Tôi làm báo hai năm nay, chưa bao giờ thấy cực như vậy. Bao nhiêu mũi dùi chĩa vào mình. Ai cũng có thể trị mình cả. Vừa qua, có lẽ vì Đảng nhiều việc quá nên cũng lờ anh em. Lúc này, cần hiểu tâm trạng và đỡ anh em, để anh em không có ý nghĩ mình tách rời khỏi Đảng.
Dư luận xã hội lung tung quá! Bài thơ anh T.HA cũng bảo là phản động. Dư luận xã hội như thế mà Đảng “chả nói” thì văn nghệ bị dư luận đánh chết luôn. Nếu Đảng tin thì Đảng bảo vệ chúng tôi.
Về tổ chức, ý anh T.Hu là ta cố gắng giải phóng từ 50% đến 70% lực lượng sáng tác. Đảng đoàn nên có chế độ thật nghiêm, cần quy định mấy tháng phải đi và viết. Anh em bị giữ chân lại nhiều quá.
Nói vậy, chứ ta không có gì rối lên đâu. Bồi dưỡng về chính trị là rất cơ bản. Nay ta lơ mơ. Hai là đi vào cuộc sống, ta không làm được tốt. Ta phải kiên quyết tổ chức “cắm”. Anh nhà văn phải nắm được vấn đề hơn một anh cán bộ ở địa phương. Phải coi đó là kỷ luật của nhà văn. Phải kiểm tra. Ba là lãnh đạo, phải hiểu anh em, phải sát anh em, gặp gỡ, tâm sự. Bây giờ ta làm mạnh quá thì có thể mất luôn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét