Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

“Phượt “ Lũng Cú Hà Giang một mình với áo No-U FC bằng xe máy MagicS 100cc


-         Thời gian 3 ngày : Từ 5 giờ sáng 28/4 đến 15 giờ ngày 30/4/2013
-          Tuyến đường đi và về : Bắc Giang-Việt Trì-Tuyên Q- Hà Giang--Quản bạ-Yên Minh-Lũng Cú -> Đồng Văn-Mèo Vạc-Phúc Lâm ( Cao Bằng )-Bắc Mê-Hà Giang-Tuyên quang-Thái Nguyên-BG
-         Nghỉ đêm tại Yên Minh ( 28/4) và Hà Giang ( 29/4 ).
-         Mục đích : Thăm cảnh thiên nhiên nơi địa đầu TQ, quảng bá áo No-U FC và xem ngành an ninh quan tâm đến mình như thế nào trong chuyện này !
Sau đây tôi tạm lược ghi cảm nhận của mình trong chuyến đi “Phượt” ba ngày qua :
1.     Vui buồn và hãnh diện vì đã mặc áo có biểu tượng No-U FC:
Lần đầu tiên tôi lên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn vào dịp hè 1972 với tư cách một trong số 24 người đi thực tế viết bài để về nhận tấm giấy làm Bồi bút cho chế độ. Nhưng khi về tôi đã chẳng viết được dòng nào bởi trong tôi nó cứ ám ảnh mãi chuyện một thượng úy công an vũ trang cùng 2 lính bắt chúng tôi xếp hàng 2 giữa trưa hè nắng nóng để kiểm tra hành lý, kiểm tra người trước những con mắt hiếu kỳ của nhân dân Quản Bạ. Thấm thoắt đã hơn 40 năm, lần này tôi mới lại có dịp lên Hà Giang và Lũng Cú. Tôi sẽ không bình luận gì về đời sống xã hội của dân vùng cao ( bởi sống dưới một chế độ chuyên chế thì người dân lao động ở đâu cũng vậy mà thôi ). Lần này  tôi chủ định mặc 2 cái áo có biểu tượng liên quan đến “đường lưỡi bò” của Tàu và  cái chết âm thầm của 64 chiến sỹ Gạc Ma mà cho đến hôm nay các phương tiện thông tin lề đảng vẫn không dám nói đến kẻ thù đã giết hại họ là ai và ai đã ra lênh cho bộ đội ta không được bắn trả bọn chúng!
Suốt hai ngày với 2 cái áo thay nhau trên người, ở đâu tôi cũng “ khoe “ nó ra. nhưng thực lạ lùng...dân đi đường, trong nhà nghỉ và nơi du lịch đều “dửng dưng” không biết hình trên tấm áo đó nói lên điều gì! Duy nhất có 2 cậu thanh niên con chủ nhà nghỉ ở Yên Minh đã hỏi tôi về ý nghĩa của cái áo No-U mà tôi đang mặc. Cũng đúng thôi, No-U thì toàn tiếng Anh, Chiếc áo thứ hai cũng là tiếng Anh và dòng chữ Việt quá cô đọng đến mức khó hiểu ( chưa kể số 8 màu vàng trên nền trắng ai mà nhìn thấy ngoại trừ tôi mặc và biết nó là số 8). Nhưng quan trọng hơn cả chính là chính sách bưng bít thông tin “ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng “ toàn bộ người dân VN của giới lãnh đạo đất nước. Tất cả đã có đảng và nhà nước lo . Thực chất đó là mưu đồ thủ tiêu lòng yêu nước của đân tộc Việt mà thôi. Hiểm họa đã cận kề mà họ vẫn dửng dưng bòn rút dân, cấm dân hành động vì vận mệnh của đất nước và dân tộc !

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Bức thư một học sinh Việt Nam gởi lãnh đạo Trung Quốc


 Trong buổi viết bài cuối tháng hôm 29/3/2013 tại Câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu Văn của Lớp 4 Trí Đức,  cô Nguyệt Anh ra đề: “Nhập vai một em nhỏ có bố là thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá của Việt Nam vừa bị Trung Quốc bắn cháy ca-bin, con hãy viết một bức thư gửi nhà lãnh đạo Trung Quốc để bộc lộ những cảm xúc và ước mong”.
Dưới đây là một trong những bài làm của học sinh:     
Kính gửi nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Thưa ông, bố cháu chính là một thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá Việt Nam vừa bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin. Cháu viết bức thư này kính gửi ông để bộc lộ những cảm xúc và ước mong của mình sau sự kiện đã làm cho cả nhà cháu rất buồn.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Trại súc vật ( Tiểu thuyết )


Traïi suùc vaät

Tác giả: George Orwell
Thể loại: Tiểu Thuyết

Lời Tựa -
Trại Súc Vật được in ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau thì được in ở Mĩ. Trước đó George Orwell đã cho xuất bản 9 đầu sách với tổng số bản in cả ở Anh và Mĩ là 195 500 cuốn. Sau chiến tranh thế giới thứ II do thiếu giấy nên số lượng bản in hạn chế, tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng giêng năm 1950 đã có tất cả 25 500 cuốn Trại Súc Vật được in ở Anh và 590 000 cuốn được in ở Mĩ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm. Sinh thời Orwell tác phẩm này đã được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu cũng như các thứ tiếng như Telugu (một dân tộc thuộc bắc Ấn Độ), Ba Tư, Aixlen và Ukraine. Sau hơn 50 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới và thuờng xuyên được tái bản. Trong lần bình chọn 100 tác phẩm hay nhất trong thế kỉ XX do nhà sách Random House tiến hành, Trại Súc Vật được xếp thứ 31.