Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Những thông tin TUYỆT MẬT MÀ WIKILESKS CHÔM ĐƯỢC TRÊN MẠNG VỀ QUAN HỆ BÍ MẬT GIỮA LÊ KHẢ PHIÊU, NÔNG ĐỨC MẠNH VỚI TRUNG QUỐC

 NHÂN "NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI" XUẤT BẢN CUỐN SÁCH VIẾT VỀ "NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC CỦA TBT LÊ KHẢ PHIÊU"; SÁCH IN SONG NGỮ VIỆT-TRUNG

Xin giới thiệu những thông tin TUYỆT MẬT MÀ WIKILESKS CHÔM ĐƯỢC TRÊN MẠNG VỀ QUAN HỆ BÍ MẬT GIỮA LÊ KHẢ PHIÊU, NÔNG ĐỨC MẠNH VỚI TRUNG QUỐC

LÊ KHẢ PHIÊU-NÔNG ĐỨC MẠNH VỚI TRUNG QUỐC

Tài liệu của Wikileaks




Theo ông Hoàng Minh Chính cho biết không ai biết được ai trong Bộ Chính trị đã ký tên vào văn bản bán nước này; BCT Việt Nam đã dấu chuyện này. Sau đây là các diễn biến của vụ bán nước này:

1/Lê Khả Phiêu bị gài mỹ nhân kế, lấy cô Trương Mỹ Vân lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sinh được một bé gái. Lê Khả Phiêu không dám đem con về vị sợ tai tiếng; Khi Lê Khả Phiêu mất Trung Quốc đã cho con gái Lê Khả Phiêu sang viếng và đi cùng đoàn Đại sứ quán Trung Quốc.

Nhiều lần Trung Quốc gửi Công hàm đòi lấn vùng biển; vào tháng giêng 1999, đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ này nếu Lê Khả Phiêu không hợp tác và cuối cùng Lê Khả Phiêu đã đồng ý ký văn bản hiến biển vào 30/12/1999…

2/ Ngày 31/12/1999, Phái đoàn Trung Quốc Team Jung Xua, trùm tình báo Trung Quốc sang Việt Nam, gặp kín Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề Việt Nam hiến đất…

3/ Tháng 25/2/2000 Lê Khả Phiêu đã phái Nguyễn Dy Niên sang thăm Trung Quốc; Nguyễn Dy Niên cho biết: Lê Khả Phiêu đồng ý việc hiến thêm đất. Trung Quốc nghe tin rất hoan hỷ, mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Dy Niên với nhiều cung tần mỹ nữ ăn nhậu cùng bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham.

4/Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham viết thư mật gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao muốn gặp nhau tại Thái Lan, khi Ngoại trưởng Trung Quốc thăm nước này. 26/7/2000, Nguyễn Dy Niên đã bay từ phi trường Nội Bài 6 giờ 37 phút sáng sang Thái Lan gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Băng Cốc Thái Lan. Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đưa thêm hồ sơ đòi Việt Nam hiến thêm đất, biển. Trong hồ sơ ghi rõ: Trung Quốc đòi thêm 50 % vũng lãnh hải Vịnh Bắc Bộ, đòi Việt Nam cắt thêm 24.000 km2 vùng biển cho Trung Quốc.

Ngày 28/7/2000 Bộ Chính trị họp kín.

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Tư liệu: SỰ THẬT VỀ VIỆC TÊN LỬA SAM3 VỀ BIÊN GIỚI NĂM 1972, BỊ TRUNG QUỐC GIỮ LẠI và GS TRẦN ĐẠI NGHĨA "CẢI TIẾN" TÊN LỬA SAM2 ?

Ngan Kim   

                                     

 




Những ngày này cách đây 49 năm, Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 đánh vào Hà Nội nhằm gây áp lực ở hội nghị Paris, buộc ta phải nhượng bộ đàm phán về cuộc chiến ở Việt Nam. Cả thế giới nín thở hướng về Hà Nội. Kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm, 81 máy bay Mỹ bị bắn hạ (trong đó có 34 “pháo đài bay” B-52), buộc phía Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam, tiến hành ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Có một sự kiện cho đến bây giờ nhiều người vẫn băn khoăn, đi tìm lời giải bởi chưa có một tài liệu chính thống và không chính thống nào đáng tin cậy về hai vấn đề sau cần được làm rõ:

1. Có đúng năm 1972 Liên Xô giúp ta tên lửa SAM3 chuyển qua biên giới Trung quốc bị giữ lại ở cửa khẩu Bằng Tường ?

2. Giáo sư Trần Đại Nghĩa là người “cải tiến” tên lửa SAM2 để bắn rơi “pháo đài bay” B-52 ?

Trên trang fb của anh Thành Hoàng Vĩnh có đăng bài của Đại tá Nguyễn Đình Hậu, nguyên trung đoàn trưởng e 277 và e 276, người nhận nhiệm vụ sang Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaizan để chuyển loại tên lửa SAM3 theo kế hoạch viện trợ quân sự khẩn cấp của Liên Xô

Anh Hoàng Vĩnh Thành là con trai cố Giáo sư Hoàng Minh Giám (người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu vào Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước VNDCCH ngày 30-8-1945) nên có thể coi đây là một tư liệu lịch sử tin cậy.

Được sự đồng ý của anh Hoàng Vĩnh Thành, xin trân trọng giới thiệu bài viết !

----------------

Tháng 6 năm 1972, giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ lên tới đỉnh cao, Trung đoàn 276 do đồng chí Phạm Sơn và Trung đoàn 277 do đồng chí Nguyễn Đình Hậu làm Trung đoàn trưởng được lệnh sang Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaizan để chuyển loại tên lửa SAM3 theo kế hoạch viện trợ quân sự khẩn cấp của Liên Xô.

Việc thành lập 2 trung đoàn ngày ấy được cấp trên ưu tiên tuyệt đối – cán bộ từ kỹ thuật viên các hệ đến cán bộ chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn đều là những người có kinh nghiệm chiến đấu được chọn lọc từ các đơn vị tên lửa SAM2, còn trắc thủ và pháo thủ cùng một số nhân viên kỹ thuật khác đều là những sinh viên có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu tốt được tuyển chọn từ nhiều trường Đại học.

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

RỒI MỘT NGÀY!

 


Rồi một ngày anh cũng sẽ già đi

Chim ngừng hót và bu zi hết lửa

Chợ chưa đến mà tiền đâu còn nữa

Rốc két một giờ bữa được bữa không...

 

Rồi một ngày môi em chẳng còn hồng

Bưởi tròn căng bỗng nhùng nhằng thành mướp

Đất khô cằn, nước về đâu có được

Tóc bạc dần theo lược rụng dưới chân.

 

Rồi một ngày con cái chẳng ở gần

Ngôi nhà vắng như lần mình mới cưới

Tôi và em kẻ nhà trên, nhà dưới

Vẫn âm thầm, rảnh tưới vài luống rau.

 

Rồi một ngày mình ngủ ít như nhau

Bệnh xương khớp lưng đau, đầu gối mỏi

Lúc trở trời lại tìm bác sĩ giỏi

Thuốc uống nhiều thôi, khỏi phải ăn cơm.

 

Rồi một ngày mình sao giống thằng bờm

Nói lảm nhảm, nghĩ dởm đời đến lạ

Đêm hai đứa chợt thấy thèm chung chạ

Mở ra rồi..Ông ạ..đậy lại đi.

 

Rồi bây giờ, tiền bạc chẳng là gì.

Mua sức khỏe, ước chi ngày ba bữa.

Thuốc uống ít, thể dục nhiều hơn nữa

Vui cháu con, sống khỏe giữa đời thường.

 

Mong bạn bè, thân hữu hội yêu thương

Đừng đắn đo vấn vương khi có thể

Cứ vui đi, vượt ngàn trùng dâu bể

Lúc hết rồi, đâu nữa để cho nhau…

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

KẺ THÙ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT .


Mình hay kể chuyện tiếu lâm Liên xô, nhưng chuyện này là nghiêm túc 100%. Cơ mà tuỳ, các bạn đọc mà thấy buồn cười quá thì cho nó vào dạng tiếu lâm cũng được. Cũng như nhiều người đã cho các tác phẩm của Marx vào hạng mục Viễn tưởng, không có thật thôi.
Lược sử các Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô
Sau khi Lenin qua đời (1924), người thứ hai trong đảng là đồng chí Trotsky. Nhưng hoá ra đồng chí Trosky lại là một kẻ phản bội. Kamenev, Zinoviev, Bukharin và Stalin lật đổ Trotsky và trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1927.
Nhưng sau vài năm, hóa ra Kamenev, Zinoviev và Bukharin cũng là kẻ thù và là loài sâu bọ. Sau đó đồng chí dũng cảm Heinrich Yagoda bắt họ (1936).
Chưa đầy 1 năm sau, Yagoda bị Yezhov bắt giữ vì làm điệp viên cho kẻ thù (1937). Nhưng sau một năm nữa, hóa ra Yezhov không phải là đồng chí, mà là một kẻ phản bội tầm thường và là tay sai của kẻ thù. Và Yezhov bị Beria bắt (1938).
Sau cái chết của Stalin, mọi người đều nhận ra rằng Beria cũng là một kẻ phản bội. Sau đó Zhukov bắt Beria (1953).
Nhưng ngay sau đó Khrushchev biết được Zhukov là kẻ có âm mưu. Và ông đã đày Zhukov đến Ural, tước mọi quyền hành cho đến chết.
Và một thời gian sau, người ta tiết lộ rằng Stalin là kẻ thù, kẻ phá hoại và kẻ phản bội (1956). Và cùng với ông ta là hầu hết Bộ Chính trị đương thời. Sau đó, Stalin được đưa ra khỏi lăng, Bộ Chính trị và Shepilov, những người cùng hội cùng thuyền với họ, đã bị giải tán bởi các đảng viên trung thực do Khrushchev lãnh đạo (1957).
Nhiều năm trôi qua và các lãnh đạo trẻ hơn phát hiện: hóa ra Khrushchev là một người bốc đồng, bất hảo, phiêu lưu và cũng là kẻ thù của đảng và nhân dân Xô Viết. Sau đó Brezhnev tống Khrushchev về hưu và sống ẩn dật (1964).
Sau cái chết của Brezhnev, mới thấy hóa ra ông là kẻ gây hại và là nguyên nhân của sự trì trệ (1964-82).
Sau đó, có một hai người nữa mà không ai đủ rảnh để nhớ ra, hình như đang làm lãnh đạo thì chết nên không ai nỡ quy tội phản bội (82-85). Rồi một Gorbachev trẻ trung, năng động lên nắm quyền. Và hóa ra toàn bộ đảng là đảng của những kẻ tàn phá và kẻ thù. Gorbachev bắt tay vào sửa chữa mọi thứ ngay lập tức. Cái mà người ta gọi là Cải tổ, Đổi mới, Perestroyka… đó
Thế rồi, cải không kịp, Liên Xô sụp đổ (1991). Và Gorbachev thành ra kẻ tội đồ, là kẻ thù và kẻ phản bội lại tất cả những kẻ phản bội trước đó. ... Rồi Elxin lãnh đạo nước Nga khi về hưu cũng bị quy là kẻ phản bội này nọ. Giờ đến lượt Putin thì chưa thôi chức, nhưng cũng đã thấy trước rất rõ là ai rồi.
Stanislav Sadalsky

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

THÔNG BÁO !

 


TỪ HÔM NAY TÔI CHÍNH THỨC KHÉP LẠI BLOG NÀY, KHÔNG ĐƯA BÀI  VIẾT NÀO LÊN BLOG NÀY NỮA. 
MONG BAN ĐỌC XA GẦN LƯỢNG THỨ !

( Trừ một số tin quan trọng và  khi nhà trường có tổ chức Hội trường đẻ kỷ niệm ngày thành lập thì tôi sẽ đưa bài và  hình ảnh lên Blog này )

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

TRÍ THỨC VÀ TIẾNG NÓI PHẢN BIỆN

 


Tạ Duy Anh (Lao Ta)

Trong bất cứ xã hội nào, thì bộ phận có học vấn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với mọi lĩnh vực. Điều đơn giản này thiết tưởng chẳng cần phải nhắc lại. Nhưng thực tế lịch sử luôn khiến chúng ta không được yên lòng, chủ quan với bất cứ nhận định nào.

Số phận của trí thức luôn gắn liền với số phận của những cộng đồng, quốc gia cụ thể, nơi anh ta là thành viên. Trong những xã hội lạc hậu, bảo thủ, trí thức luôn bị dị nghị, bị nghi ngờ, bị lánh xa, thậm chí bị coi thường, bị biến thành kẻ thù nguy hiểm, như chúng ta từng thấy, đang thấy và chắc chắn sẽ còn thấy. Các đấng quân vương, những kẻ độc tài thường đòi hỏi mọi thần dân đều phải nhất nhất tin theo ông bà ta, cấm bàn cãi. Mọi lời ông bà ta ban ra là chân lý cuối cùng, bất khả tư nghị, không ai có quyền nghi ngờ tính đúng đắn tuyệt đối của nó. Trí thức trong những xã hội ấy thường đóng vai trò làm vật trang trí, không có tiếng nói, hoặc quay sang quy phục quyền lực để vinh thân phì gia, chấp nhận làm cái loa cho nó, trở thành những kẻ xu nịnh hèn mạt.

Trong khi đó, trí thức là “kho trí khôn” là “túi càn khôn”, là “mỏ trí tuệ” của những xã hội văn minh, đề cao tiếng nói phản biện. Tại đó, trí thức và giới trí thức không chỉ là những người cung cấp ý tưởng, tư tưởng, các sáng kiến, vạch ra kế sách, can dự vào các chính sách, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị tinh thần cao quý như đạo đức, lẽ phải, sự tiến bộ, định hình chiến lược giúp quốc gia hướng tới tương lai.

Vậy trí thức thực chất là ai?

Có khá nhiều định nghĩa thế nào là một trí thức? Theo tiêu chí học vấn và có vẻ cũng dễ được chấp nhận nhất, thì trí thức là người có bằng cấp, có học hàm học vị. Theo tiêu chí công việc, thì trí thức là những người chuyên nghiên cứu, phát minh, sáng chế, quản lý, truyền thụ kiến thức....nghĩa là làm việc bằng cái đầu. Rồi với mỗi chế độ xã hội lại có những định nghĩa khác nhau, theo quan niệm riêng của mình, về trí thức.

Một trí thức lớn (mà tôi không nhớ tên) có một cách nói rất hay, làm nổi bật chân dung của một trí thức. Ông bảo rằng: Người nghĩ ra bom hạt nhân, chắc chắn phải là một bác học.

Nhưng nếu anh ta không thấy trước để cảnh báo về tai họa của bom hạt nhân với nhân loại, thì anh ta chưa phải là một trí thức!”

Một người học đầy mình, có đủ kiến thức đông tây kim cổ nhưng nếu thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu đạo đức, vô cảm với nỗi đau đồng loại, thì vẫn chưa phải là một trí thức.

Sự quan trọng của trí thức trước hết bởi họ vốn là những người luôn có óc hoài nghi. Người bình thường, những kẻ ít học, có thể yên phận tin theo số đông, nhưng một trí thức thì không, hoặc không dễ tin theo. Thậm chí anh ta sẵn sàng chống lại tất cả để bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình.

Nhưng giá trị đích thực, giá trị lớn nhất của trí thức lại ở chính cái phẩm chất ấy?

Thứ hai, trí thức là những người có tầm nhìn xa, có tư duy sắc bén, nhạy cảm với mọi thay đổi. Họ là những người đoán định được tương lai dựa trên những suy tưởng mang tính triết học.

Nhưng có lẽ quan trọng nhất, trí thức là nguồn ánh sáng dẫn dắt sự phát triển lành mạnh của xã hội. Một xã hội không phát triển, chắc chắn là một xã hội không có tương lai. Nhưng sự phát triển thiếu dẫn dắt, thiếu trí tưởng tượng lại rất dễ gây thảm họa, tạo ra thứ chúng ta gọi là nhân tai, thậm chí còn nguy hiểm cả hơn thảm họa thiên tai, như chúng ta vẫn thấy.

Chính vì những điều đó mà tiếng nói của trí thức luôn vô cùng quan trọng. Nó cần thiết vào mọi thời điểm, mọi không gian quyền lực chính trị, văn hóa, với mọi thể chế xã hội. Trước mỗi vấn đề lớn của quốc gia, liên quan đến hàng triệu người, thì tiếng nói của trí thức càng phải được lắng nghe một cách nghiêm túc và chân thành.

Trên thực tế, thì tiếng nói quan trọng nhất của trí thức thể hiện ở những ý kiến phản biện.

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

HỊCH TƯỚNG SĨ THẾ KỶ 21

 


(Sách văn học ko cần dầy, in bài này là đủ.)

Ta cùng các ngươi

Sinh ra phải thời bao cấp

Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy:

Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng

Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước

Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người

Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.

Thật khác nào:

Đem cổ tích mà biến thành hiện thực

Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa

Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.

Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

Các ngươi ở cùng ta,

Học vị đã cao, học hàm không thấp

Ăn thì chọn cá nước, chim trời

Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến

Chức nhỏ thì ta… quy hoạch

Lương ít thì có lộc nhiều.

Đi bộ A tít, Cam ry

Hàng không Elai, Xi pic.

Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận

Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.

Lại còn đãi sỹ chiêu hiền

Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.

Lại còn chính sách khuyến khoa

Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.

Thật là so với:

Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,

Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,

Ta nào có kém gì?

Thế mà, nay các ngươi:

Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo

Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn

Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng

Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?

Có người lấy nhậu nhẹt làm vui

Có kẻ lấy bạc cờ làm thích

Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”

Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm

Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung

Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu

Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi

Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật

Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ

Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1

Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy

Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.

Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?

Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.

Cho nên:

“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua

“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.

Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt

Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.

Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?

Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?

Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu

Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản

Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm?

Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ?

Thật là:

“Dân gần trăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!

Nay nước ta:

Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu

Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh

Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định

Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang

Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!

Chỉ e:

Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn

Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.

Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài

Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.

Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư

Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.

Hỡi ôi,

Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo

Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.

Nay ta bảo thật các ngươi:

Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;

Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ

Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia

Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại

Mà lo học tập chuyên môn

Mà lo luyện rèn nhân cách

Xê mi na khách đến như mưa

Vào thư viện người đông như hội

Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chắc cả trung đoàn

Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu cũng dăm đại đội

Được thế thì:

Kiếm giải “Phiu” cũng chẳng khó gì

Đoạt Nô ben không là chuyện lạ

Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi

Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.

Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu

Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,

Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,

Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.

Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,

Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.

Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng

Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng

Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?

Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược

Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.

Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.

Vì:

Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung

Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục

Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.

Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?

Cho nên mới thảo hịch này

Xa gần nghiên cứu

Trên dưới đều theo!

St.

Trương Quốc Huy - N10TV

copy Hong Phi

 

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

MỘT NHÂN CÁCH QUÝ HIẾM ĐÃ RA ĐI

 Nguyễn Ngọc Chu


Lại một nhân cách quý hiếm nữa ra đi. Nhà văn Sơn Tùng đã rời cõi tạm lúc 23 giờ 5 phút ngày 22/7/2021 ở tuổi 94. Xin cúi đầu vĩnh biệt Ông.

Xin đăng bài nói chuyện (lược ghi) của nhà văn Sơn Tùng ngày 27/4/2001 tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo để bày tỏ lòng kính trọng Ông.

Bài nói chuyện cho ta biết thêm nhiều điều về nhân cách của nhà văn Sơn Tùng, và vén một phần bức màn thế sự của một giai đoạn lịch sử. Sự quý hiếm của Sơn Tùng không chỉ nằm ở nhân cách kẻ sĩ, mà còn ở sự sáng suốt nhận ra sự nhầm đường. Kính phục hơn nữa là ở lòng quả cảm nói thẳng về sự nhầm đường.

Bài sao lại từ FB của nhà ngoại giao Nguyễn Đình Bin - có nguồn gốc từ blog Anh Ba Sàm. Xin cảm ơn anh Nguyễn Đình Bin và anh Ba Sàm.

* * *

…Xin giới thiệu, bác Sơn Tùng là nhà văn mà nhiều người đã biết đến, qua các tác phẩm của bác. Trong buổi nói chuyện hôm nay, bác sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất bổ ích. Mặc dù bác đang mệt, nhưng rất nhiệt tình với chúng ta, bác vẫn nhận lời nói chuyện với trường chúng ta hôm nay.

Bây giờ tôi xin nhường lời cho bác Sơn Tùng.

 

Kính thưa thầy Hiệu Trưởng,

Kính thưa các thầy, các cô giáo,

Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo của cơ quan giáo dục, bất luận thời nào đi nữa, thì giáo dục vẫn là nền tảng quan trọng. Vì, không tôn sư thì không thể có Đạo được. Dù phong kiến, đế quốc, tư bản, xã hội chủ nghĩa đi nữa… nếu không trọng thầy, không yêu thầy học (muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy), là không phải đạo. Vì vậy, nói đến giáo dục, đã không có thì đành vậy, còn đã là có chữ thì phải biết ơn thầy. Làm đến ông vương, ông tướng cũng phải qua thầy học, làm nhà văn đi nữa thì trước hết phải yêu từ cô giáo vỡ lòng dạy mình từ buổi thiếu niên đến thầy dạy tiểu học, rồi phổ thông lại lên đại học…

Vừa qua thời tiết chuyển đổi đột ngột, ít khi nào sang tháng tư, qua tháng ba, thanh minh rồi, mà Hà Nội thời tiết 16 độ, cái thời tiết nó rất găng, như ngày hôm qua tôi tưởng không đến được nhưng vì đã nhận lời thầy Huấn từ mấy tuần trước. Sáng nay thầy Huấn đến cũng biết tôi đang nằm ngoạ thiền chứ không tọa thiền thì sáng nào tôi cũng làm, 2h sáng tôi ngồi thiền, 3h rưỡi sáng tắm nước nóng, dậy đọc sách, đến 5h nằm thiền điều trị vết thương sọ não.

Hai hôm nay tôi không ăn, hôm qua, do thời tiết đã đành, lại nữa có mấy cái hội nghị 11, 11b, rồi 12… mới bế mạc hôm qua. Thế thì những vấn đề này nó gắn liền với sự tồn tại, sự sống còn của đất nước. Vì Đảng ta là Đảng lãnh đạo đất nước từ năm 1930, làm nên những sự nghiệp rất lớn, trước hết là sự nghiệp cứu nước. Ba mươi năm chiến tranh, không ai muốn điều ấy làm gì. Người ta muốn làm nhà khoa học, làm nhà giáo… không ai muốn làm người anh hùng trong chiến tranh. Làm người anh hùng trong chiến tranh thì hàng nghìn, hàng vạn người ngã xuống. Đó là cái bất đắc dĩ của dân tộc.

Nhưng từ một phần tư thế kỷ nay, Đảng ta sa sút xuống đến mức không tưởng tượng nổi so với trước đây, nhân cách nhiều người cộng sản không còn. Nhân cách không còn, vì tham nhũng đến mức không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Đảng ta vẫn chói lọi thôi; nhân dân thì vĩ đại, nhưng những người có trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân không giữ được nhân cách. Họ đem cái tham nhũng làm hại cho toàn Đảng, cho nhân dân ta. Mặc dù vậy, vị thế của dân tộc Việt Nam vẫn đứng ở vị trí lớn. Dù nó là nước nhỏ, nước nghèo, còn sự thực thì dân tộc ta, nhân dân ta, cái hưởng thụ về văn hoá, về tinh thần của dân ta so với các nước Đông Nam Á, với khu vực của ta, là cao. Vì ngay bây giờ ở Đại học Tổng hợp có cả đoàn sinh viên do ba giáo sư nổi tiếng ở Washington dẫn đầu sang ta để nghiên cứu về Bác Hồ. Đoàn ở đây độ ba tháng, nay mới được tháng rưỡi, đã đi Tân Trào, Pắc Bó về. Đoàn gồm những sinh viên xuất sắc về sử Việt Nam và ba giáo sư đem theo cả gia đình con cái. Họ có mời tôi cùng đi nhưng vì sức khoẻ tôi không đi được.

Vấn đề trong mấy hội nghị trên là phe phái, phe cánh, mất đoàn kết trong lãnh đạo cao nhất. Như trước đây tôi có dịp nói được một phần sự hình thành nhân cách của Bác Hồ. Nói đến cái đó là trong cái nội gia đình của Bác. Nhân cách của con người ra đời, trước hết phải là gia đình, bước vào đời phát triển như thế nào bao giờ cũng bắt đầu từ gia đình, trường học. Nói trường học là có cả xã hội, có làng xóm quê hương. Tôi cố gắng nói một ý như vậy, ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Nhưng trước hết tôi dành một số thời gian để nói về Đại hội 9 sắp tới đây.

Ngày 19 tháng 4 nay, ra Đại hội chỉ để quay phim, chụp ảnh, chứ mọi việc nó đã như bước một ở hội nghị Trung ương 12, hôm nay Trung ương nghỉ.

Tôi viết về đề tài Bác Hồ và danh nhân cách mạng rất quan tâm đến vấn đề từng con người có trách nhiệm đến vận mệnh quốc gia, từng sự kiện của đất nước thì Đại hội Đảng là một sự kiện lớn.

Ít nhiều thì tôi vẫn nhớ đến cái đại hội Đảng IV cuối năm 1976, hôm nay nhắc đến Đại hội IV năm 1976. Đại hội kết thúc chiến tranh 30 năm với nhiều hy vọng và chờ đợi bao nhiêu năm sau khi đuổi được đế quốc rồi, nhân dân sẽ trở lại cuộc sống yên bình, dù đói cơm rách áo đi nữa, thì cái vinh quang là của những con người chiến đấu vì dân tộc suốt bao nhiêu năm. Nhân dân có thể vẫn còn đói vì phải khôi phục kinh tế, khó mà no được, nhưng thể hiện được Nam, Bắc một nhà, hoà hợp dân tộc. Thắng là thắng đế quốc thắng ngoại xâm, chứ không có chuyện Bắc thắng Nam, Nam thắng Bắc. Một bà mẹ thờ cả hai sắc lính của hai con vì đất nước chia hai miền. Có cuộc xung đột ấy thì bà mẹ miền Nam thờ con là lính giải phóng và thờ cả người con ngã xuống nếu là lính quốc gia đi nữa, thì đó là cái nhất thời trong cái biến cố của dân tộc. Còn lòng mẹ cụ thể trong nhà phải có như bất cứ người Việt Nam nào trong hoàn cảnh đó.

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

XỬ BẮN CHÚA JESUS, ngày 7/8/1936 tại Tây Ban Nha

 


Đó là tên gọi của bức ảnh và sự kiện nổi tiếng đi kèm với cuộc nội chiến Tây Ban Nha, xảy ra trong giai đoạn mà chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa xã hội cánh tả cùng nổi lên tại Châu Âu sau Thế Chiến Thứ Nhất. Trong ảnh, các thanh niên Cộng Sản Tây Ban Nha làm theo chỉ thị của Các Mác nhằm "xóa bỏ ảnh hưởng của tôn giáo". Những kẻ này đã giương súng nhắm bắn vào tượng Thánh Tâm Chúa Jesus ở Đồi Thiên Thần, Getafe, Tây ban Nha. Sau đó chúng đã phá hủy các đền đài và tượng đá xung quanh tượng Chúa.

Quân Cộng Sản Tây Ban Nha được sự hỗ trợ của Liên Xô, đã tiến hành chiến tranh tổng lực trên toàn Tây Ban Nha và nắm được hầu hết quốc gia này. Trong thời gian nắm quyền, chúng đã thi hành triệt để các chính sách như tịch thu ruộng đất tư và tài sản của Giáo Hội, lọai bỏ ảnh hưởng của nhà thờ khỏi trường học, kèm theo đó là tuyên truyền dối trá tạo sự thù ghét và kêu gọi thủ tiêu những người Kitô giáo. Trong thời gian này, quân Cộng Sản đã giết chết 40 ngàn người, trong đó có hơn 6800 linh mục và tu sĩ. Hơn 10 ngàn người bị giết vì không chịu bỏ đạo.

Sau này, Tây Ban Nha đã loại bỏ được nạn cộng sản khỏi quốc gia của mình, tái thiết lập địa vị của giáo hội Công Giáo, tu sửa lại tượng đài Chúa Kitô cùng nhiều công trình tôn giáo khác đã bị phá hoại trong cuộc chiến. Năm 2007, tại Vatican, Giáo Hoàng đã tuyên thánh cho hơn 400 vị tử đạo trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng Tây Ban Nha, khiến đây trở thành lần tuyên thánh lớn nhất từ trước đến giờ. Quanh tượng Chúa năm xưa được xây thêm một nhà thờ lớn, một số tượng đá bị đập vỡ và các lỗ đạn trên thân tượng Chúa vẫn có thể được nhìn thấy.

(Hoài Thạch Sơn)

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Câu chuyện lịch sử ít ai biết : Hòa ươc Thiên Tân 1885?

 (https://www.facebook.com/groups/373876840199844/permalink/839681846952672/)

 


Có đến 90% khả năng là bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này. Bởi vì...những bậc trí thức, học giả, những nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở VN cũng không biết khi trả lời câu hỏi:

"Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?

Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp.

Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Quốc?

Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.

Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Mãn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang chìm đắm trong ảo giác mình là trung tâm của thế giới.

Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Mãn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc.

Mãn Thanh quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ vì Việt Nam đã suy yếu, và nhằm bảo vệ mô hình thiên triều - chư hầu ngàn năm. Pháp thì quyết lấy nốt phần còn lại. Hai bên tất yếu bước vào một cuộc đụng đầu lịch sử, dần dần đi đến chỗ đánh nhau ác liệt ngay trên lãnh thổ Việt Nam, qua một loạt trận đánh như Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1883.

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Thử tìm hiểu về “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” (Kỳ 4)

 (Trích sách “MAO TRẠCH ĐÔNG NGÀN NĂM CÔNG TỘI” của Tân Tử Lăng)

Kỳ 4: ĐÃ ĐẾN LÚC ĐÁNH GIÁ LẠI MAO TRẠCH ĐÔNG ĐỂ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ

Sai lầm lớn nhất của Mao sau ngày dựng nước là đã từ bỏ lý luận kiến quốc dân chủ mới, vội vã thực hiện giấc mơ xây dựng xã hội đại đồng. Mao tự nhận mình là Mác + Tần Thuỷ Hoàng, dựa vào tuyên truyền và bạo lực để cải tạo xã hội.

Lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” kết hợp với truyền thống phong kiến Trung Quốc đã hình thành mô hình chủ nghĩa xã hội bạo lực “lấy đấu tranh giai cấp làm then chốt” của Mao. Hai mươi năm kể từ 1956 khi hoàn thành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, đến 1976 khi Mao qua đời, Đại cách mạng văn hoá kết thúc, là 20 năm văn minh vật chất và văn minh tinh thần của chủ nghĩa xã hội dân chủ lớn mạnh vượt bậc, cũng là 20 năm chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông vội vã hình thành, phát triển ác tính, và hoàn toàn tan rã.

“Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử từ ngày dựng nước đến nay” do Đặng Tiểu Bình chủ trì định ra tháng 6-1981 đã có vai trò lịch sử và công lao vĩ đại trong việc uốn nắn sai lầm của Mao sau ngày dựng nước, xoay chuyển phương hướng lịch sử của Trung Quốc, đưa nước ta đi lên con đường cải cách-mở cửa, nhưng do những hạn chế lịch sử tức nhu cầu sách lược đấu tranh, nó cũng để lại vấn đề uốn nắn sai lầm “tả” khuynh không triệt để.

Ngày 15-1-1993, Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng họp tại Thượng Hải. Đến dự ngoài các uỷ viên Thường vụ Bộ chính trị khoá 14 Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Kiều Thạch, Lý Thuỵ Hoàn, Chu Dung Cơ, Lưu Hoa Thanh, Hồ Cẩm Đào, còn có Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Bành Chân, Vạn Lý, Bạc Nhất Ba, Dương Thượng Côn, Vương Thuỵ Lâm.

Tại cuộc họp, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu về một số năm sau cần đánh giá khoa học và toàn diện vị trí lịch sử, công lao và sai lầm của Mao Trạch Đông. Giang Trạch Dân đề nghị coi kỷ yếu phát biểu của Đặng và một số đồng chí khác là chủ đề của Hội nghị Thường vụ Bộ chính trị mở rộng. Hội nghị biểu quyết, nhất trí thông qua. Đặng Tiểu Bình thẳng thắn nói:

- Do những hạn chế của tình hình trong đảng và ngoài xã hội lúc đó, đánh giá của Hội nghị Trung ương 6 khoá 11 đối với vị trí lịch sử, công lao và sai lầm của Mao Trạch Đông có phần không đúng sự thật lịch sử. Nhiều đồng chí gượng ép tiếp nhận. Lịch sử do chúng ta tạo ra, không thể đảo ngược, không thể thay đổi. Vẫn có những cuộc tranh luận về công lao và sai lầm của Mao, tôi đã nói với các đồng chí Bành Chân, Đàm Chấn Lâm, Lục Định Nhất: ý kiến của các ông đúng, nhưng phải từ từ, xét tình hình, có thể lùi đến đầu thế kỷ 21, để thế hệ sau đánh giá toàn diện. Công tội của Mao còn sờ sờ ra đó, không thể di dời, cũng không thay đổi được. Có người lo ngại đánh giá toàn diện Mao Trạch Đông sẽ dẫn đến việc phủ định công lao lịch sử của Đảng cộng sản Trung Quốc, làm hại vị trí lãnh đạo của Đảng. Tôi thấy chẳng có gì đáng ngại. Tôi kiến nghị có thể đánh giá toàn diện cuộc đời Mao Trạch Đông sau khi thế hệ chúng ta ra đi. Đến lúc ấy, môi trường chính trị có lợi hơn, những ý kiến cố chấp sẽ giảm bớt. Đảng viên cộng sản là những người theo chủ nghĩa duy vật, việc sửa đổi những sai lầm, những việc làm trái với lòng mình và những nghị quyết không hoàn chỉnh thể hiện Đảng Cộng sán tự tin, có sức mạnh, phải tin rằng tuyệt đại đa số đảng viên và nhân dân sẽ thông cảm và ủng hộ.

Mười ba năm qua đi, trong và ngoài Đảng đều vang lên tiếng hô dữ dội: thời cơ đánh giá lại Mao đã chín muồi. Di chứng lớn nhất của “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử“ là đã khẳng định cuộc “cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, và công thương nghiệp tư bản tư doanh, dành cho nó địa vị chính thống trong lịch sử, từ đó khiến công cuộc cải cách-mở cửa ngay từ đầu đã mang tội “phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Từ thực hiện “khoán sản tới hộ” đến đưa vấn đề bảo hộ chế độ tư hữu vào hiến pháp, lịch sử cải cách mở cửa là lịch sử phá vỡ sự ràng buộc tiến tới hoàn toàn phủ định lịch sử của “ba cuộc cải tạo lớn”. Để giữ sự nhất trí với nghị quyết, cải cách-mở cửa mỗi bước đi lên đều phải “bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải”, bước đi loạng choạng, Đặng Tiểu Bình và những người kế tục ông phải thận trọng từng bước lãnh đạo đất nước này trong những tiếng công kích họ “phục hồi chủ nghĩa tư bản”.

Phòng nghiên cứu văn kiện trung ương căn cứ vào “Nghị quyết” trên viết ra cuốn “Truyện Mao Trạch Đông”, vẫn khẳng định “ĐCSTQ cải tạo công thương nghiệp tư bản và các nhà tư bản là một sáng tạo chưa từng có trong lịch sử loài người”, tạo căn cứ lý luận cho việc quay trở lại đường lối “tả” khuynh và tiến hành “cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa” lần thứ hai. Theo phái “tả”, chỉ cần anh thừa nhận “sáng tạo chưa từng có” này, thì cải cách-mở cửa đã “phản bội con đường xã hội chủ nghĩa do Mao Chủ tịch mở ra, phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Việc đó đã cổ vũ mạnh mẽ và tăng thêm niềm tin cho họ lật đổ chính sách mới cải cách mở cửa.

Thanh kiếm sắc đó treo lơ lửng trên đầu các doanh nghiệp tư nhân. Nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn chuyển trụ sở chính ra Hồng Công hoặc nước ngoài, chứng tỏ họ nghi ngại và hoảng hốt, rất không lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Những năm gần đây, nhiều xí nghiệp Trung Quốc đã mượn đường sang các nơi miễn thuế như Virgin thuộc Anh để chuyển thành vốn nước ngoài, biến mình thành xí nghiệp bên ngoài, rồi mua các xí nghiệp trong nước. Quần đảo Tây Ấn Độ Dương diện tích chỉ có 154 km2 này đã liên tục mấy năm vượt các nước phát triển Âu Mỹ, trở thành nguồn vốn nước ngoài lớn thứ hai ở Trung Quốc, sau Hồng Công.

Ngày 16-4-2005, Lý Thành Thuỵ và 72 nhân vật “phái tả” khác gửi thư cho Tổng Bí thư ĐCSTQ, đưa ra “kiến nghị về xây dựng tư tưởng trong đảng” họ dùng sách lược lôi kéo Hồ Cẩm Đào, đề cao Mao Trạch Đông, hạ thấp Đặng Tiểu Bình, phê phán Giang Trạch Dân, chia rẽ đường lối, mưu toan khôi phục toàn diện lý luận và đường lối cực tả Mao Trạch Đông. Phối hợp với đòi hỏi trên, phái “tả” ồ ạt tung lên mạng nhiều bài đổi trắng thay đen, bóp méo lịch sử, miêu tả những năm tháng bi thảm làm mấy chục triệu người chết đói thành thế giới thần tiên. Họ nói cải cách-mở cửa làm hỏng hết mọi việc, cổ động quay lại thời đại Mao.

Trong tim óc những người Trung Quốc 50 tuổi trở lên, chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông đã sớm mất hết tính chính danh, hoàn toàn phá sản; điều quan trọng nhất hiện nay là phải cho lớp trẻ biết bộ mặt thật về thời đại Mao.

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

Thử tìm hiểu về “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” (Kỳ 3)

 (Trích sách “MAO TRẠCH ĐÔNG NGÀN NĂM CÔNG TỘI” của Tân Tử Lăng)

Kỳ 3: Mô hình Thụy Điển

Thời kỳ đầu Trung Quốc cải cách mở cửa, để phá vỡ trạng thái tinh thần trong đội ngũ cán bộ Trung Quốc do bị nhồi nhét lý luận cực tả trong thời gian dài tạo ra, như ếch ngồi đáy giếng, tự cho mình hơn người, chỉ có mình là phái tả là cách mạng; Đặng Tiểu Bình đã cử rất nhiều cán bộ cấp cao ra nước ngoài khảo sát, chủ yếu là Mỹ và châu Âu. Ông rất chú trọng thành tựu và kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Nhiều cán bộ cấp cao sang Tây Bắc Âu bất giác kêu lên: “Người ta như thế mới là chủ nghĩa xã hội chứ!”. Anh Quốc là một nước như thế nào? Nhận thức định hình của chúng ta coi Anh là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc già đời. Trong cuộc tổng tuyền cử năm 1945 sau khi Thế chiến II kết thúc, Công đảng Anh toàn thắng, lãnh tụ Công đảng Attlee lên làm thủ tướng. Ông đã tiến hành một cuộc cải cách xã hội dân chủ. Những biện pháp chủ yếu là: quốc hữu hoá các xí nghiệp khai khoáng, ngân hàng, giao thông vận tải, sản xuất gang thép, dịch vụ xã hội, nâng thành phần quốc doanh trong lĩnh vực kinh tế lên 20%; thông qua thuế luỹ tiến chênh lệch rõ rệt, nhà nước tái phân phối 2/5 tổng thu nhập; áp dụng phương pháp phúc lợi toàn dân, đảm bảo rộng rãi cho tất cả mọi người về chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, sự cố, tuổi già, thương tật, thất nghiệp, sinh đẻ, tử vong, tất cả mọi người đều được khám chữa bệnh không mất tiền, giáo dục trung tiểu học miễn phí. Attlee nói: “Chính phủ Công đảng đang thiết lập ở Anh một chế độ tốt nhất ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô” (Vương Tiểu Mạn: Con đường phát triển của Công đảng Anh sau Thế chiến 2).

Nếu chúng ta tôn trọng lời tự trần thuật của lãnh tụ Công đảng Anh, thì từ thập kỷ 50 thế kỷ trước, Anh đã là nước theo chủ nghĩa xã hội dân chủ rồi. Thể chế phúc lợi xã hội do Chính phủ Công đảng thiết lập ở thập kỷ 50 có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của nước Anh và châu Âu. Sau này Đảng Bảo thủ lên cầm quyền không hề thay đổi chính sách phúc lợi xã hội của Công đảng.

Cuối thập kỷ 70 thế kỷ 20, Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp Trung Quốc Vương Chấn sang thăm Anh. Ông yêu cầu đến thăm một công nhân thất nghiệp với chủ định rõ rệt “thăm nghèo, hỏi khổ”. Đại sứ Trung Quốc tại Anh Kha Hoa cùng Vương Chấn đến nhà một công nhân thất nghiệp. Vương lão có phần loá mắt: đây là công nhân thất nghiệp ư? Ông thấy gì vậy?

Người công nhân thất nghiệp này ở trong nhà lầu 2 tầng, có buồng ăn, buồng khách, xa lông, ti vi, trong tủ trang trí có đồ bạc cổ quí giá, đằng sau có vườn hoa nhỏ khoảng 50 m2. Do thất nghiệp, ông ta có thể không nộp thuế, được khám chữa bệnh không mất tiền, con cái được hưởng giáo dục nghĩa vụ miễn phí.

Xem xong, Vương Chấn cứ xuýt xoa. Thì ra người công nhân Anh ông vốn coi là đang sống trong nước sôi lửa bỏng này lại có mức sống cao hơn Phó thủ tướng Trung Quốc. Đại sứ Kha Hoa nói với ông: “Tôi đã hỏi một công nhân vệ sinh, thu nhập của anh ta mỗi tuần khoảng 100 sterling. Người coi thang máy thu nhập mỗi tuần khoảng 150 sterling”. Tính theo tỷ giá hối đoái hồi đó, tiền lương hàng tuần của công nhân vệ sinh bằng 592 NDT, công nhân coi thang máy bằng 886 NDT. Lương của Phó Thủ tướng Vương Chấn hồi đó mỗi tháng không đến 400 NDT, mỗi tuần không đến 100 NDT, bằng 1/6 lương công nhân vệ sinh, 1/8 lương công nhân coi thang máy ở Anh. Nếu so sánh thu nhập giữa dân thường hai nước, thì khoảng cách đó càng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, tỷ lệ thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc và Anh là 1/42,3, nghĩa là thu nhập của dân thường Anh cao hơn dân thường Trung Quốc 42 lần. Chủ nghĩa xã hội nghèo của Trung Quốc thua kém quá rồi.

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

Thử tìm hiểu về “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” (Kỳ 2)

  (Trích sách “MAO TRẠCH ĐÔNG NGÀN NĂM CÔNG TỘI” của Tân Tử Lăng)

Kỳ 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ

Trong “Tư bản luận” quyển 1, Mác viết:

“Sự lũng đoạn của tư bản trở thành vật cản trở phương thức sản xuất cùng tồn tại và phồn thịnh dưới sự lũng đoạn này. Tư liệu sản xuất đã tập trung và lao động đã xã hội hoá tới mức không thể chứa đựng trong vỏ bọc tư bản chủ nghĩa. Chiếc vỏ này sắp nổ tung. Hồi chuông chôn vùi chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa sấp điểm rồi. Kẻ tước đoạt sắp bị tước đoạt rồi”.

Đó chính là “mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội hoá và chế độ chiếm hữu tự nhân về tư liệu sản xuất” mà chúng ta thường nói đến trong sách giáo khoa. Luận đoán này đúng, trước khi công ty cổ phần ra đời. Bởi ngoài việc giai cấp công nhân đứng lên làm cách mạng, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, tước đoạt những kẻ tước đoạt ra, đời sống xã hội chưa cung cấp phương pháp khác giải quyết vấn đề này.

Đấy là hạn chế lịch sử khi Mác viết “Tư bản luận” tập 1.

Công ty cổ phần đã phá vỡ lũng đoạn, sáng tạo hình thức chiếm hữu xã hội hoá tư liệu sản xuất tương xứng với “tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động”. Mác không phải học giả khư khư bám lấy cái cũ, bảo vệ luận đoán đã lỗi thời. Sau khi nghiên cứu công ty cổ phần, Mác đưa ngay ra kết luận mới:

“Trong công ty cổ phần, chức năng đã tách khỏi quyền sở hữu tư bản, lao động cũng đã hoàn toàn tách khỏi quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền sở hữu lao động thặng dư. Kết quả sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến cực độ là điểm quá độ phải trải qua, đề tư bản lại chuyển hoá thành sở hữu của người sản xuất, song lúc đó nó không còn là tài sản tư hữu của từng người sản xuất riêng lẻ, mà là tài sản chung của những người cùng sản xuất, là tài sản xã hội trực tiếp”. (Tư bản luận, quyển 3, trang 502).

Công ty cổ phần ra đời khiến Mác chẳng những tìm được hình thức coi tư liệu sản xuất “là tài sản chung của những người cùng sản xuất, tài sản xã hội trực tiếp”, mà còn tìm được điểm quá độ “tư bản chuyển hoá thành sở hữu của người sản xuất”, tức “thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân”, đó là cổ phiếu. Hình thức mới của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất hiện thực mà Mác tính đến khi viết quyển 3 “Tư bản luận” là để mỗi cá nhân đều có thể chiếm một số cổ phần nhất định của xí nghiệp, cụ thể là chế độ công hữu này được thực hiện theo chế độ tư hữu về cổ phần, với đặc trưng công nhân viên chức có cổ phần, các cổ đông nhỏ, cổ đông lớn cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất, là xã hội hoá quyền sở hữu tư liệu sản xuất thực hiện dưới hình thức chế độ toàn dân nắm cổ phần. Công ty cổ phần ra đời khiến sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhân tố xã hội chủ nghĩa. Ăng-ghen cho rằng: “Sản xuất tư bản chủ nghĩa do các công ty cổ phần kinh doanh không còn là sản xuất tư nhân, mà là sản xuất mưu lợi cho rất nhiều người kết hợp cùng nhau. Nếu chúng ta từ các công ty cổ phần xem xét các Trust chi phối và lũng đoạn toàn bộ ngành công nghiệp, thì ở đó chẳng những sản xuất tư nhân đã ngừng, mà tính vô kế hoạch cũng không còn nữa”.

Về chính trị, Anh, Mỹ, Đức… đã từng bước thực hiện nền chính trị chính đảng, các đảng của giai cấp công nhân có số ghế nhất định trong quốc hội. Chẳng hạn số phiếu Đảng Dân chủ Xã hội giành được ngày càng tăng. Năm 1893, Ăng-ghen nói: “Nếu đến năm 1895 mới tổ chức bầu cử, thì chúng ta sẽ được 3,5 triệu lá phiếu. Cả nước Đức có 10 triệu cử tri, bình quân có 7 triệu người tham gia bỏ phiếu, Nếu trong 7 triệu cử tri Đức có 3,5 triệu cử tri ủng hộ chúng ta, thì Đế quốc Đức không thể tiếp tục tồn tại như ngày nay được nữa”. (Toàn tập Mác-Ăng-ghen, quyển 22, trang 629).

Đã có khả năng giai cấp công nhân nắm chính quyền bằng biện pháp hợp pháp. Ăng-ghen thậm chí dự đoán đến cuối thế kỷ 19, Đảng Dân chủ Xã hội Đức có thể gánh vác sứ mệnh quản lý nhà nước. Chủ nghĩa tư bản sẽ hoàn thành quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã hội như vậy. Quyển 3 “Tư bản luận” đã lật đổ kết luận của quyển 1, không cần làm “nổ tung” cái “vỏ ngoài” của chủ nghĩa tư bản nữa. Chủ nghĩa tư bản Manchester trong đầu Mác (chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ) đã diệt vong. Sau đó, dưới hình thức chế độ cổ phần, chủ nghĩa tư bản đã thoát khỏi nền chính trị do một số ít người thao túng, dần dần xã hội chủ nghĩa hoá. Mác tin chắc vào xu thế phát triển lịch sử này, chỉ có “các nhà kinh tế học tầm thường không hình dung nổi các hình, thức phát triển trong nội bộ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, có thể ly khai và tách khỏi tính chất tư bản chủ nghĩa đối lập với họ”. Những ý kiến trên trong “Tư bản luận” quyển 3 phảng phất như Mác để lại cho các nhà kinh tế học tầm thường “cách mạng nhất” đời sau không tin vào quá độ hoà bình.

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

Thử tìm hiểu về “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” (Kỳ 1)

(Trích sách Mao Trạch Đông ngàn năm công tội của Tân Tử Lăng)

Kỳ 1: Đoàn kết giai cấp tư sản - đại diện lực lượng sản xuất tiên tiến

Sau khi một bộ phận của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) thế giới sụp đổ, các nước XHCN còn lại đều đang cố gắng tìm kiếm một mô hình XHCN thích hợp để tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Trung Quốc là mô hình “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc (mang màu sắc riêng biệt) Trung Quốc”.

Vậy chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là gì?

Năm 2007 xuất hiện cuốn sách gây chấn động lớn trong dư luận Trung Quốc và thế giới, có tên Mao Trạch Đông ngàn năm công tội (“千秋功罪毛泽东”) của Tân Tử Lăng, nguyên là Đại tá, Sư đoàn trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, sau là nhà nghiên cứu, giảng viên, và có nhiều năm là Giám đốc Trường Đại học Quân chính thuộc Học viện Quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong Lời giới thiệu của cuốn sách, tác giả cho biết, khi Đặng Tiểu Bình thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, bên cạnh sự hưởng ứng sôi động của dân chúng, cũng đã xuất hiện một làn sóng chống đối mãnh liệt, cho rằng Đặng đang phát triển chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Nhiều sức ép đòi trở lại đường lối cứng rắn của Mao Trạch Đông, thậm chí, đòi phát động một cuộc Đại cách mạng văn hóa lần thứ hai.

Trong không khí cởi mở của cải cách, trên tinh thần ủng hộ đường lối cải cách mở cửa, tác giả thấy cần thiết góp tiếng nói, làm rõ công lao và tội ác của Mao, đồng thời làm rõ đường lối của Đặng Tiểu Bình về cái gọi là “phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Cuốn sách được Thông tấn xã Việt Nam dịch và xuất bản năm 2009.

Cuốn sách gồm hai phần, Phần đầu gồm 39 chương nói về công lao và tội ác của Mao, và Phần hai được đặt tên là “Lời kết”, nhưng nội dung là nhận định của tác giả về bản chất công cuộc cải cách xây dựng “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Tuy phần này được đặt tên là “Lời kết”, nhưng thực chất đây là phần tổng kết về mặt lý luận công cuộc cải cách của Trung Quốc, trong xu thế phát triển những tư tưởng lớn của Marx và Engels. Chính vì vậy, đây là phần rất đáng để các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam tham khảo, và đó chính là chủ định của chúng tôi giới thiệu những nội dung quan trọng trong phần này của cuốn sách.

Trong phần này, Tân Tử Lăng gọi chủ nghĩa xã hội của Mao là “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”, “Chủ nghĩa xã hội phong kiến”, “Chủ nghĩa xã hội bạo lực”, là sự kế tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội bạo lực, mà Tân Tử Lăng chỉ đích danh, từ người sáng lập Lênin đến Stalin và Mao Trạch Đông. Tân Tử Lăng truy gốc của đường lối này xuất phát từ bản khởi thảo Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Marx và Engels thời trẻ (khi soạn thảo Tuyên ngôn, Marx 30 tuổi và Engels 28 tuổi). Đến khi trưởng thành, hai ông đã sửa lại Tuyên ngôn với đường lối mềm mỏng hơn, Tân Tử Lăng gọi là “Chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Tân Tử Lăng đã gắn chủ nghĩa xã hội dân chủ với tên tuổi của ba người: Marx-Engels-Lassal (Lassal, 1825-1864, người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa Đức /SPD/).

Đọc phần này, chúng ta thấy, trong hệ thống khái niệm của Tân Tử Lăng có hai bộ ba: “Marx- Engels-Lassal” đi liền với “Chủ nghĩa xã hội dân chủ” và một bộ ba khác, “Lênin-Stalin-Mao” đi liền với “Chủ nghĩa xã hội bạo lực”. Cũng đọc phần này, chúng ta thấy, trong hệ thống khái niệm của Tân Tử Lăng không thấy có khái niệm “chủ nghĩa Marx-Lênin” và cũng không thấy Tân Tử Lăng gắn tên tuổi và sự nghiệp của Lênin với Marx, thậm chí Tân Tử Lăng còn xem Lênin là người xét lại chủ nghĩa Marx. Đọc phần này, chúng ta thấy Tân Tử Lăng đã xác nhận lại chân dung của những người từng bị lên án trong các sách giáo khoa về chủ nghĩa xã hội khoa học, như Berstein, Kausky, Lassal…

Với cách mô tả trong phần này, Tân Tử Lăng muốn cho người đọc một thông điệp, rằng tư tưởng cải cách “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” của Đặng Tiểu Bình thực chất là con đường của chủ nghĩa xã hội dân chủ theo tư tưởng của Marx-Engels-Lassal, chấm dứt thời đại chủ nghĩa xã hội bạo lực theo kiểu Lênin-Stalin-Mao Trạch Đông.

Tuy nhiên qua thực tiễn diễn ra trên đất nước Trung Quốc, nếu so sánh với các quốc gia đang thực hành đường lối của chủ nghĩa xã hội dân chủ, thì công cuộc cải cách theo chủ nghĩa xã hội dân chủ mà Đặng Tiểu Bình phát động và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện ở Trung Hoa lục địa cũng chưa phải là một cái gì phù hợp với khái niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Màu sắc bạo lực của nó trong thực tiễn hẳn ai cũng nhìn thấy, cho nên giữa Tân Tử Lăng với Đặng Tiều Bình không phải không có hiện tượng… bà đưa vịt ra bán mà ông lại cứ đinh ninh rằng đấy là gà.

Mặc dù vậy, trong phần lớn trường hợp, những phân tích thẳng thắn của Tân Tử Lăng ở đây rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Vì vậy chúng tôi trích dẫn toàn bộ phần này để bạn đọc tham khảo.

Đề mục do Bauxite Việt Nam đặt.

Bauxite Việt Nam

Tháng 11-2002, Đại hội 16 ĐCSTQ đề ra đường lối Ba đại diện: (1) Đảng phải đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, (2) Đảng phải đại diện cho phương hướng tiến lên của văn hoá tiên tiến và (3) Đảng phải đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc.

Trên thực tế, đây là cương lĩnh của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Từ khi đề ra “Ba đại diện” đến nay, để phòng ngừa “phái tả” công kích, về tuyên truyền đã tìm mọi cách hạ thấp, làm cho nó trở nên mơ hồ, nên đông đảo nhân dân không hiểu được hàm nghĩa sâu xa của vấn đề trên. Ý nghĩa mới mẻ của tư tưởng quan trọng này là: đoàn kết giai cấp tư sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lực lượng sản xuất tiên tiến ở Trung Quốc giai đoạn hiện nay là kinh tế tư nhân, đại diện cho yêu cầu phát triển của “lực lượng sản xuất tiên tiến” là đại diện cho yêu cầu phát triển của họ. Đây là sự kế thừa phần đúng đắn trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (chính “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” khẳng định giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến) và vượt qua phần sai lầm trong tuyên ngôn, là từ gốc rễ, từ cội nguồn sửa lại cái sai, trở lại cái đúng trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng, ẩn chứa sự bao dung, bảo hộ và định vị mới đối với giai cấp tư sản, người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Quan chức địa phương các cấp hiểu thấu tinh thần của cấp trên, dám mạnh tay phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực mình. Do sự trói buộc của ý thức hệ “tả” khuynh, không dám thừa nhận như vậy là phát triển chủ nghĩa tư bản. Doanh nghiệp trẻ Lục Dực Chương thành lập “Công ty hữu hạn cố vấn năng lực cạnh tranh nhà tư bản Thượng Hải”, do làm trái với quy tắc ngầm “được làm, không được nói”, đưa ba chữ “nhà tư bản” vào tên xí nghiệp, khi đăng ký, bị Cục quản lý hành chính công thương Thượng Hải bác bỏ. Lục Dực Chương không chịu, kiện lên Toà án nhân dân Khu Từ Hội. Quan chức Cục công thương mang theo cuốn “Từ hải” đối chất trước công đường, luận chứng tính phi pháp của “nhà tư bản”. Toà án phán quyết duy trì quyết định của bị cáo. Ý thức hệ cứng nhắc đã cản trở sự giao lưu giữa đường lối, cương lĩnh của Đảng với nhân dân như vậy đấy. Cuốn sách này phải triệt để công khai nói rõ một số vấn đề có thể hiểu ý mà không được nói sai, được làm không được nói, muốn quần chúng đi theo nhưng lại không nói rõ với quần chúng, chủ yếu là vấn đề đi con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc giai đoạn hiện nay.

Giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. “Lực lượng sản xuất” và “lực lượng sản xuất tiên tiến” là hai khái niệm khác nhau. Lực lượng sản xuất duy trì dây chuyền sản xuất vận hành cân bằng theo tiêu chuẩn chất lượng và số lượng nhất định; lực lượng sản xuất tiên tiến phải phá vỡ sự cân bằng cũ, tạo ra tiêu chuẩn chất lượng và số lượng mới, nâng sản xuất lên một nấc thang mới. Công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất, nhưng không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến là nhà tư bản, chứ không phải công nhân. Đó là điều đã được lịch sử phát triển lực lượng sản xuất chứng minh.

Thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản thế kỷ 17, cuộc bạo động của công nhân phản đối một loại máy dệt diềm hoa gần như lan khắp châu Âu. Loại máy này sáng chế tại Đức, có thể đồng thời dệt 4 đến 6 diềm hoa. Nhưng do Hội đồng thành phố sợ loại máy này sẽ khiến hàng loạt công nhân phải đi ăn mày, nên đàn áp, và cho người giết chết nhà sáng chế.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Phản biện bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng (Phần 4)

 Nguyễn Đình Cống

IV- Vấn đề xây dựng Đảng

So với văn kiện ĐH 13 thì vấn đề xây dựng Đảng của bài viết khá ngắn gọn, tuy vậy đầy chất giáo điều, không còn phù hợp với thực tế.

Tổ chức được gọi là đảng bắt đầu xuất hiện ở nước Anh vào thế kỷ 16 để vận động bầu cử, rồi phát triển ra khắp thế giới. Đó là các đảng chính trị, kể cả các đảng cộng sản thời Mác. Đảng chính trị nhằm mục đích cao nhất là cầm quyền nhà nước, thông qua bầu cử.

Đầu thế kỷ 20 Lênin đưa ra lý thuyết và thành lập đảng cách mạng, gọi là đảng kiểu mới và gắn cho nó vai trò đội tiên phong của giai cấp công nhân với nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp làm cách mạng vô sản để giành chính quyền bằng bạo lực.

Cách mạng thể chế chính trị thỉnh thoảng xảy ra ở nước này nước nọ trong khoảng thời gian ngắn, khoảng vài ba tháng đến vài ba năm. Nó có khởi đầu và kết thúc chứ không kéo dài triền miên. Kết thúc thắng lợi của cách mạng thể chế là khi mà đảng cách mạng nắm trọn được chính quyền. Lúc này đảng hoàn thành nhiệm vụ cách mạng và trở thành đảng cầm quyền.

Có hai phương thức cầm quyền là dân chủ và độc tài. ĐCSVN tuyên truyền rằng họ chủ trương xây dựng thể chế dân chủ của dân, vì dân. Nhưng bên ngoài nhìn vào và từ nội bộ nhân dân đánh giá thì chính quyền là của Đảng, quyền cơ bản của dân đã bị Đảng chiếm lấy để thi hành sự toàn trị.

Nếu ĐCSVN thật sự muốn xây dựng chế độ dân chủ, thì điều kiện tiên quyết là phải tự chuyển đổi thành một đảng chính trị cầm quyền. Thế nhưng GS Trọng, người làm luận án tiến sĩ ngành xây dựng đảng, cố tình không nhận ra điều đó. Trong cương vị cầm quyền mà vẫn duy trì đường lối, quan điểm và tổ chức của đảng cách mạng thì thật sự không thích hợp.

Cho đến nay mà vẫn khẳng định rằng ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân (còn nếu hiểu hơi khác đi sợ bị phạm vào điều tối kỵ về quan điểm giai cấp), vẫn tin rằng công nhân là giai cấp lãnh đạo thì đó không những là giáo điều quá cỡ mà còn là sự bảo thủ nặng.

Hiện tại, dân VN, kể cả đảng viên và cán bộ các cấp có gì đó hiểu không đúng về đảng. Họ nghĩ rằng đảng là một tổ chức thiêng liêng, có sứ mệnh cao cả, là người dân chỉ được phép tôn thờ, kính trọng, tuân theo, không được làm khác, không được nói khác với nghị quyết của tổ chức đảng (kể từ chi bộ trở lên). Như vậy, phải chăng đã thần thánh hóa tổ chức đảng CS,

Ở các nước dân chủ người ta không nghĩ như thế. Họ biết rằng đảng chính trị, dù là đảng cầm quyền, chỉ là tổ chức của một số người cùng chí hướng, là công cụ của một số chính trị gia. Tác dụng của đảng thể hiện chủ yếu trong các cuộc vận động bầu cử. Ngày thường thì đó là hoạt động của các nhà chính trị, các cán bộ cao cấp của đảng ở trong cơ quan lập pháp và hành pháp.

Một vấn đề của lịch sử cận đại VN là, làm rõ quan hệ qua lại giữa ĐCS và dân tộc. Đã có người đưa ra hình tượng Đảng như cây tầm gửi bám trên thân cây chủ là dân tộc. Tầm gửi muốn và kích thích cây chủ phát triển bộ rễ, làm ra nhiều nhựa. Nói rằng làm ra nhựa để nuôi cây chủ tươi tốt, vì quyền lợi của cây chủ chứ không có gì hơn. Nhưng thực tế chỉ dùng một phần nhỏ nhựa để nuôi cây chủ còn phần lớn để nuôi tầm gửi. Đồng thời tầm gửi lại tiết ra một vài loại chất tỏa ra môi trường nhằm kìm hãm sự phát triển hoa lá của cây chủ, để bên ngoài nhìn vào thấy rõ tầm gửi bao trùm.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Phản biện bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng (Phần 3)

 Nguyễn Đình Cống

Câu 4- Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên CNXH ở VN trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?

Đây chủ yếu là phần kể công, khoe khoang. Phải chăng ý nghĩa là sự tự hào về tài năng, sáng suốt của Đảng nói chung, của lãnh tụ và các cá nhân lãnh đạo. Sự khoe khoang là không nên. Phải chăng vấn đề đặt ra là tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH.

Giáo sư Trọng cho rằng trước đây nhận thức sai về kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền thì nay đã hiểu được, nhưng cần thêm định hướng XHCN, rằng từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về CNXH và thời kỳ quá độ đi lên CNXH… Quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp.

Tại sao trước đây nhận thức sai, phải chăng là do kém trí tuệ, do bảo thủ, nay bị thực tế soi rọi mới hơi tỉnh ngộ ra, nhưng cũng chỉ tỉnh ngộ được một phần, vẫn cố tình níu kéo. Hiểu được nhưng không phải để tìm cách vận dụng những mặt hay, những điều tốt mà là để thay đổi cách giải thích và tuyên truyền mà thôi.

Cho đến nay thì từ khi Mác vạch ra con đường XHCN đã trên 150 năm, từ khi Lênin bắt đầu xây dựng CNXH ở Liên Xô đã trên trăm năm, thế mà ông Trọng phải từng bước nhận thức để hiểu được, thế thì quá chậm. Nhân dân Liên Xô và Đông Âu đã thấy rõ sự hoang tưởng của CNXH nên kiên quyết từ bỏ, đảng viên Cộng sản ở các nước đó vì tương đối có trí tuệ nên nhận ra sai lầm mà một số lớn đứng về phía nhân dân. Ở VN cũng đã có nhiều người, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng thấy được CNXH chỉ là cái bánh vẽ nên đã tìm cách từ bỏ, nhưng số đông lãnh đạo của Đảng đã đeo bám Trung Cộng, bị chúng nó lừa phỉnh mà tiếp tục ý thức hệ đã lỗi thời.

Tại sao ĐCSVN gặp phải sự nghiệp vô cùng khó khăn và phức tạp? Đó là vì đã cố tình làm sai quy luật. Giả dụ, nếu bưng tai, bịt mắt mà tin tuyệt đối vào Mác thì việc bỏ qua chế độ tư bản là làm sai quy luật do ông tìm ra. Người có trí tuệ không ai chọn cách làm sai như vậy, chỉ có những người muốn vác gậy chống Trời mới làm thế. Làm theo quy luật thì gặp thuận lợi, nhanh, còn làm trái quy luật thì phải lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp. Nhưng tại sao lại làm thế, rồi còn tự hào đã làm thế. Đó là vì muốn chứng tỏ ta đây có tài năng, có dũng khí hơn người, làm thế để thỏa mãn sự nóng vội và phần nào là kiêu ngạo. Người có trí tuệ cao không bao giờ nóng vội và kiêu ngạo như thế.

Theo Mác- Lênin thì bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ yếu là bỏ qua nền kinh tế thị trường mà kiên quyết thực hành kinh tế kế hoạch hóa, là xóa bỏ ngay tư hữu về tư liệu sản xuất. Cả hai việc đó là cơ bản và đều sai lầm. Biết thế nên GS Trọng đã sửa đổi mà viết rằng: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển”.

Những điều viết ra đọc lên nghe hay, nhưng làm sao bỏ qua được những sự áp bức, bất công dưới chế độ toàn trị độc đảng, làm sao lại bỏ đi thể chế chính trị dân chủ với tam quyền phân lập là giá trị của nhân loại.

Giáo sư viết: Trước đổi mới VN vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề. Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Lương thực, hàng hoá nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ…. các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp”.

Trước năm 1986 VN tuy chưa có công nghiệp phát triển, tuy miền Bắc bị chiến tranh tàn phá (miền Nam cũng bị nhưng ít hơn, không đáng kể) nhưng không phải là nước nghèo. Với đồng bằng Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, chỉ cần để cho nông dân tự do cày cuốc thì làm sao mà trên ba phần tư sống dưới mức nghèo khổ. Ai đã gây ra sự nghèo khổ ấy? Đảng lãnh đạo chứ ai vào đấy nữa. Đảng bắt nông dân vào hợp tác xã để trói buộc họ, Đảng phá nát nền kinh tế công thương của miền Nam bằng đường lối cải tạo. Tội ác ấy to lớn ngang với hoặc vượt qua tội ác cải cách ruộng đất.

Còn việc cấm vận của các nước. Lý do nào VN bị cấm vận. Có phải vì VN đã thống nhất, vì lãnh đạo muốn đi theo con đường XHCN. Không phải, hoàn toàn không phải mà vì những sai lầm trong việc không chịu rút quân khỏi Campuchia ngay sau khi đánh bại Khơme đỏ, là tạo ra tai nạn thuyền nhân, là việc trả thù người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Các nước cấm vận để trừng phạt cho đến khi VN rút quân khỏi Campuchia và có biểu hiện tôn trọng nhân quyền. Thế mà Đảng chỉ đổ lỗi cho bên cấm vận mà không chịu nhận lỗi của mình tạo ra nguyên nhân cấm vận.

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Phản biện Bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng (Phần 2)

 Nguyễn Đình Cống

Câu 3- Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được CNXH ở VN?

Đây là vấn đề mấu chốt. Bài báo cho rằng, để xây dựng CNXH ở VN cần thực hành kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền văn hóa XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN, phải trải qua thời kỳ quá độ và dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

Về kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thực chất là kinh tế thị trường có sự chỉ huy, điều tiết của nhà nước. Xin trình bày qua về nền kinh tế này.

Các nhà lý luận của Cộng sản VN khẳng định rằng, kinh tế thị trường định hướng XHCN là một sáng tạo đột phá của họ mà không nêu ra được ai là người đầu tiên phát hiện ra nó. Thật ra đó là sự nhận nhầm.

Kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước là học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes, ngưới Anh (1883-1946), nhằm khắc phục các nhược điểm của thị trường tự do (Adam Smith) và thị trường do nhà nước điều hành theo kế hoạch (Karl Marx). Người ta cho rằng Smith, Marx và Keynes là ba nhà kinh tế lớn nhất của thế giới. Hiện nay mọi nền kinh tế đều chịu sự chỉ đạo của nhà nước, không nơi nào còn có thị trường hoàn toàn tự do. Trung Quốc đã theo học thuyết của Keynes trước VN, mở nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của nhà nước cộng sản. Một người VN nào đó không phát hiện ra bản chất nền kinh tế mà chỉ nghĩ ra mấy chữ định hướng XHCN để gọi. Thế mà dám cho rằng đó là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, có nói quá không nhỉ?

Bây giờ xem sự chỉ huy của nhà nước cộng sản như thế nào.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN, ngoài những điều thông thường như các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, sự cạnh tranh, quan hệ phân phối, hội nhập quốc tế, gắn kinh tế với xã hội v.v…thì có những điều được nhấn mạnh như: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; sự lãnh đạo của ĐCS, không vì tăng trưởng kinh tế mà “hy sinh” tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Hãy xét từng điều xem sao.

Kinh tế nhà nước giữ vai trò gì khi nhiều cơ sở làm ăn thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ, là nơi phát sinh những vụ tham nhũng lớn, rất lớn, là nhiều công ty, nhà máy phải hóa giá để bán. Lãnh đạo Đảng biết rõ tình trạng, nhưng tại sao vẫn cứ phải ghi vào các nghị quyết rằng kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tại vì Đảng vẫn kiên trì đường lối Mác Lê. Nếu kinh tế nhà nước không chủ đạo thì còn gì là Mác Lê nữa. Đây là một sự luồn lách về ngôn từ.

Sự lãnh đạo của Đảng về kinh tế rõ nhất là bắt nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư nhân, làm ra luật đất đai, tạo điều kiện cho nhiều vụ tham nhũng khắp các địa phương, tạo ra nhiều dân oan bị cướp đất. Một hệ quả của việc lãnh đạo của Đảng là sự kết hợp giữa các thế lực có quyền và có tiền, tạo ra các nhóm lợi ích để thao túng và phá nát nền kinh tế.

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

Phản biện Bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

 I- Giới thiệu

Ngày 17/5/ 2021, các báo ở Việt Nam đồng loạt đăng bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (gọi tắt là Bài báo). Bài báo ký tên Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài báo dài 8180 chữ, trình bày liền một mạch, có thể phân thành 10 đoạn với tiêu đề do tôi đặt như sau:

Đoạn 1- Đặt vấn đề với 4 câu hỏi về CNXH và xây dựng CNXH ở VN: 610 chữ

Đoạn 2- Nhận xét chủ nghĩa tư bản: 1080 chữ.

Đoạn 3- Việt Nam cần xây dựng XHCN: 1149 chữ.

Đoạn 4- Điểm qua những việc cần làm: 437 chữ.

Đoạn 5- Kinh tế thị trường định hướng XHCN: 703 chữ.

Đoạn 6- Phát triển văn hóa: 304 chữ.

Đoạn 7- Nhà nước pháp quyền XHCN: 537 chữ.

Đoạn 8- Xây dựng Đảng: 400 chữ.

Đoạn 9- Thành tích và tồn tại của thời kỳ 35 năm đổi mới: 1929 chữ.

Đoạn 10- Thời kỳ quá độ: 984 chữ.

Bài báo đã được sự quan tâm của báo chí cả hai phía, lề Đảng và lề Dân; của người trong nước và ở nước ngoài.

Nhiều báo lề Đảng không những đăng toàn văn mà còn rất nhiều bài hưởng ứng, ca ngợi lên tận mây xanh, cho rằng bài báo có tính khoa học và tính thực tiễn rất cao. Rất nhiều bài, không thể kể hết.

Báo lề Dân cũng khá kịp thời đăng một số bài phản biện. Chỉ trong vài ba ngày từ 18 tháng 5 đã có các bài của Phạm Trần, Lưu Trọng Văn, Đào Tiến Thi, Âu Dương Thệ, Nguyễn Mạnh Hùng, Tô Văn Trường, Nguyễn Tô Hiệu, Hoàng Dũng, Nguyễn Ngọc Chu, Hải Triều… Đài RFA và BBC cũng đã có vài bài bình luận. Ngoài ra một số trí thức quan tâm thời cuộc cũng có những trao đổi liên quan đến Bài báo như Nguyễn Khắc Mai, Mạc Văn Trang, Nguyễn Ngọc Lanh, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Xuân Đại.

Viết bài này, tôi trình bày những suy nghĩ của cá nhân, trong đó có một số ý kiến trùng với các tác giả kể trong đoạn trên. Xin cám ơn các vị đã kịp thời nêu ra những nhận xét đúng, sắc sảo và xin thông cảm với những ý trùng nhau. Để tránh bài quá dài tôi không trích dẫn bài của các vị, tôi không cố tình đạo văn của các vị.

II- Nhận xét chung về Bài báo

Ký tên Bài báo bắt đầu bằng Giáo sư, Tiến sĩ. Ghi như thế phải chăng có ý nhấn mạnh rằng đây là một “Bài báo khoa học” của một nhà khoa học? Trên tinh thần xem là Bài báo khoa học mà tôi viết những lời trao đổi, có tính phản biện, với một giáo sư, tiến sĩ.

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

ĐẠI TÁ PHẠM PHÚ BẰNG ( PPB): TRUNG QUỐC KHÔNG ĐÁNH MÀ THẮNG ?!

Phạm Viết Đào

Thực hiện tháng 7/2012






Một kỷ niệm nhớ đời của đại tá PPB: Ông tận mắt chứng kiến trận một Trung đoàn anh hùng của Pol Pot, vào năm 1978, dưới sự chỉ huy của cố vấn Trung Quốc đã bao vây, dồn 1 sư đoàn quân ta, cũng là một sư anh hùng vào một chiếc cầu độc mộc để tiêu diệt...

Trận đánh kéo dài từ 10 giờ trưa hôm nay đến 10 giờ trưa hôm sau; trong trận đánh này: 800 bộ đội của ta đã ngã xuống tại chỗ, mặc dù quân ta có xe tăng, có pháo binh, có trực thăng hỏa lực hơn hẳn quân Pol Pot...

Trận đó quân ta bị lính Pol Pot dùng kế hỏa công, giống như trận Gia Cát Lượng thời Tam Quốc lừa quân Tào ở tại Gò Bác Vọng để đốt, bắn, giết; Quân Pol Pot rải hoá chất để đốt rừng, ta không dự kiến được tình huống đó...

Sau trận này cả quân khu và 2 quân đoàn của ta bị kỷ luật vì thua trận...

Đại tá P.P.B:

-Đối tác tác chiến lược là một loại bài toán mà ngành quân sự thường làm,việc này giống như một thứ bài tập của học sinh phổ thông...Xác định đối tác tác chiến lược, tiềm ẩn ư?

Còn gì nữa mà phải xác định đối tượng tác chiến chiến lược?! Xác định kẻ thù của chúng ta là ai, ở đâu, để làm gì khi mà họ đã vào ở với chúng ta từ lâu rồi…

Còn gì là tiềm ẩn nữa, họ đã vào sâu trong đất ta, họ có mặt khắp nơi từ Tây Nguyên đến Cát Bà, Vũng Rô, Cam Ranh; từ Móng Cái đến Bình Phước, Tây Nam Bộ, Hà Tĩnh...Điều này lãnh đạo biết, dân biết vì các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin công khai, họ có ẩn đâu, ra ngõ là gặp Trung Quốc ngay...

Vào quãng năm 1967-1968 gì đó, tôi được mời dự một Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua được tổ chức tại vùng giải phóng ở miền nam. Tại đây, tôi được tướng Trần Độ, Trần Văn Trà giao cho ông tiếp xúc với một chiến sĩ thi đua đặc biệt, anh ta là người Trung Quốc...

Anh ta là người không cha, không mẹ, được ông Mao cho gom từ lúc lên 7 tuổi và nuôi, dạy với một chế độ đặc biệt; thành ra anh ta coi Mao Trạch Đông còn hơn cả cha mình...

Anh ta được đưa sang Cămpuchia, sau đó thâm nhập vào miền Nam để tham gia kháng chiến như một chí nguyện quân...Tôi có hỏi: Khi Việt Nam thắng lợi rồi, đồng chí sẽ đi đâu? Anh ta đã trả lời: Sẽ đi làm cách mạng thế giới?

Sau này,tôi đã báo cáo chuyện này lên trên nhưng nhiều người không tin. Trên các nẻo đường Trường Sơn, ngay từ khi đang kháng chiến chống Mỹ, tôi đã gặp rất nhiều thanh niên Trung Quốc tình nguyện tham gia cuộc chiến; họ rất chu đáo, giao việc gì làm việc đến nơi đến chốn và rất đáng tin cậy...

Người Trung Quốc đã có kế hoạch, đã lập trình để thâm nhập vào đất nước ta rất lâu rồi, không phải bây giờ theo các hợp đồng kinh tế, các dự án liên doanh, qua các phi vụ buôn bán qua con đường tiểu ngạch...

Chúng ta là nước có lượng cafe xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, thế mà cafe robusta của ta các xí nghiệp thu mua, chế biến trong nước đang gặp phải một đối tác cạnh tranh rất lợi hại đó là thương lái Trung Quốc...

Thương lái Trung Quốc bỏ tiền mua ào ạt, vì họ trả giá cao hơn ta...Cũng chính những người nông dân của ta đứng ra thu gom, đóng bao cho họ. Họ mua cafe khi còn đang chín trên cây, sau đấy chở về Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch...

Cá họ mua, tôm cua họ mua, dừa họ mua, chè, gạo, cao su, ca kao...cái gì cũng mua, họ xuất hiện ở khắp nơi...Khi thì họ đứng tên công khai, khi thì họ núp bóng pháp nhân của người Việt, lấy vợ Việt để hợp pháp hóa...

Thương lái Trung Quốc không chỉ mua chè, họ còn mua cả những gỗ cây chè, nhiều cây chè hàng trăm tuổi đã bị đốn hạ bán cho thương lái Trung Quốc...

Trên thế giới có 3 nước được coi là quê hương của chè: Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam...Thế nhưng thương lái Trung Quốc còn tìm mua những gỗ cây chè với giá cao như mua gỗ lim. Người Trung Quốc rất thích nằm những cái giường làm bằng gỗ cây chè...Loại cây chè to bằng 2 người ôm, hình như chỉ ở Việt Nam mới có.Than ôi,những rừng chè kiểu đó hình như đang bị đốn hạ gần hết để bán cho thương lái Trung Quốc...Rồi cả gỗ sưa nữa, họ đang lùng mua để làm gì chỉ có họ biết...