Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Ba dấu hiệu cho thấy Đảng Dân chủ muốn làm cách mạng XHCN tại Mỹ


Xuân Thành
Biên tập viên Joel B. Pollak của tờ Breitbart News (tờ báo cánh hữu tại Mỹ) hôm Chủ Nhật (28/6) đã đăng bài viết nhận định Đảng Dân chủ đang muốn làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ông Pollak cho rằng ba sự kiện diễn ra tại Mỹ tuần qua cho thấy Đảng Dân chủ không chỉ muốn chuyển giao quyền lực nếu họ chiến thắng cuộc bầu cử tháng Mười Một, mà điều họ thực sự muốn là cách mạng hóa toàn hệ thống quản trị tại Mỹ.
Thứ nhất là sự kiện xảy ra hôm thứ Tư (24/6) khi Đảng Dân chủ chặn Thượng viện xem xét dự luật về cải cách lực lượng cảnh sát theo đề xuất của Thượng nghị sĩ Tim Scott.
Ông Tim Scott là người Mỹ gốc Phi. Ông đã dành nhiều năm để làm việc về vấn đề cải cách lực lượng cảnh sát Mỹ. Dự luật ông Scott đề xuất nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện và ông cũng đã đồng ý cân nhắc bất cứ đề xuất sửa đổi nào của Đảng Dân chủ.
Nhưng Đảng Dân chủ đã sử dụng hình thức phát biểu ý kiến kéo dài (filibuster) để cố tình chặn Thượng viện thảo luận về dự luật này.
Theo ông Pollak, tình huống nêu trên cho thấy rằng Đảng Dân chủ không thực sự quan tâm tới chuyện cải cách lực lượng cảnh sát. Họ cũng không hề muốn đoàn kết nước Mỹ đằng sau bất kỳ hình thức thỏa hiệp lưỡng đảng nào. Họ chỉ muốn sử dụng vấn đề này trong các cuộc bầu cử vào tháng Mười Một với hy vọng họ sẽ thắng cả ở Hạ viện, Thượng viện và Tổng thống. Sau đó, họ có thể loại bỏ thủ tục filibuster và sẽ thông qua bất cứ dự luật nào mà họ muốn.
Câu chuyện thứ hai xảy ra vào thứ Năm (25/6) khi ban lãnh đạo thành phố Oakland, bang California phụ trách vấn đề trường học, đã bỏ phiếu nhất trí xóa bỏ lực lượng cảnh sát bảo vệ các trường học công lập tại địa phương này.
Trong khi vấn nạn xả súng tại trường học vẫn là một nỗi lo lớn, thì quan chức Oakland đã quỳ gối trước mong muốn của các nhà hoạt động phong trào Black Lives Matter và đã loại bỏ lớp bảo vệ rất quan trọng cho trẻ em trong thành phố này.
Đáng chú ý, tình huống trên không phải là câu chuyện đơn lẻ của riêng Oakland. Đảng Dân chủ tại Hội đồng thành phố Minneapolis, bang Minnesota hôm thứ Sáu (26/6) cũng đã bỏ phiếu đồng ý giải tán lực lượng cảnh sát thành phố này.
Ông Pollak cho rằng hành động đó của Đảng Dân chủ cho thấy đảng này không quan tâm tới các quyết định hợp lý về chính sách công. Họ chỉ muốn thực hiện một cuộc cách mạng.
Câu chuyện thứ ba xảy ra hôm thứ Sáu (26/6) khi Hạ viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số đã bỏ phiếu thông qua dự luật tiểu bang D.C để biến thủ đô nước Mỹ trở thành bang thứ 51.
Ông Pollak nhận định đó là dự luật lố bịch. Washington D.C thậm chí không xứng là một thành phố bởi vì nó có diện tích còn nhỏ hơn cả thành phố Stockton, bang California. Hiện nay cũng không hề có nhu cầu quốc gia cấp bách nào để phải thêm một bang khác và phải sửa lại lá cờ quốc gia Mỹ.
Theo ông Pollak, lý do duy nhất mà Đảng Dân chủ muốn thêm một bang nữa là: họ muốn thêm hai Thượng nghị sĩ, những người sẽ luôn là người của Đảng Dân chủ. Điều này đồng nghĩa Đảng Cộng hòa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giành đa số ghế tại Thượng viện.
Khi chiếm đa số ghế lâu dài tại Thượng viện, và loại bỏ thủ tục filibuster, Đảng Dân chủ sẽ có thể thiết kế lại nước Mỹ, thậm chí họ không cần phải thông qua sửa đổi hiến pháp. Họ sẽ có thể gia tăng thẩm phán trong Tòa án Tối cao và đóng khung nó với đa số thẩm phán theo quan điểm cánh tả cấp tiến. Họ sẽ có thể cấp quyền công dân cho hơn 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ để có thêm phiếu bầu. Họ cũng sẽ thông qua các chính sách xã hội chủ nghĩa như Thỏa thuận Xanh Mới (Green New Deal) và Chăm sóc Y tế Toàn dân v.v…
Ông Pollak cho rằng Đảng Dân chủ đã biết dự luật tiểu bang D.C sẽ không thể được thông qua trong thời điểm này, nhưng mục tiêu của họ là làm suy yếu sự phản đối để họ có thể thông qua dự luật này vào năm tới với sự phản đối tối thiểu nếu họ thắng lớn trong cuộc bầu cử tháng Mười Một.
Đảng Dân chủ đã có mục tiêu rõ ràng. Cách duy nhất để ngăn chặn cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của họ là phải đánh bại họ trong cuộc bầu cử tháng Mười Một, ông Pollak kết luận.
Xuân Thành
Xem thêm:

Trump: Đảng Dân chủ ghét Mỹ và thích XHCN

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Thư Gửi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng


            Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2020

Kính chào Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư – Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Đầu thư, con xin chúc ông mạnh khỏe, minh mẫn và làm được nhiều điều tốt đẹp.
Con nghĩ ông vẫn quen nghe mọi người gọi bằng Bác. Trước kia, con cũng vậy nhưng suy nghĩ về độ tuổi thì vẫn nên gọi Ông cho đúng ạ!
Đây là bức thư thứ hai con viết gửi ông, sau bức thư năm ngoái vẫn chưa thấy hồi âm. Qủa thật không vui chút nào khi Ông không hồi âm cho con. Những người đàn ông lịch thiệp luôn sẽ hồi âm cho những người phụ nữ dễ thương, Ông lại không hồi âm thư cho con trong khi con là Dương Dịu Dàng. Dĩ nhiên, con đang rất nghiêm túc đấy ạ!
Hôm nay, Con viết thư này cho ông, trước là trình bày vài sự việc, sau là con nghiêm túc góp ý với Ông. Con rất rất không hài lòng cách lãnh đạo của Ông và Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Thưa Ông!
Trong một năm vừa qua, con đã gặp, đã tiếp xúc với người dân nhiều nơi trên Đất nước. Con đã nghe, đã thấy những thảm cảnh đau đớn xảy ra. Con cũng nhiệt huyết lắm, dù nhiều lúc, bản thân con thấy bất lực, tuyệt vọng đến tận cùng. Ở nhiều địa phương, Hội Đồng Nhân Dân giống như Hội Đồng Bảo Kê vậy, con không bịa ra được chuyện đâu. Dự án muốn được duyệt, đất muốn được thu hồi giá rẻ không qua thỏa thuận ải khó nhất là Hội Đồng Nhân Dân. Con đã đọc được không ít hồ sơ phi lý nhưng vẫn được Hội Đồng Nhân Dân thông qua.
Con ước gì ông thấy được những người nông dân bị thu hồi đất với giá rẻ mạt, họ bị đẩy đuổi ra khỏi phần đất của mình. Họ kiên quyết bám đất thì bị cưỡng chế, để rồi mảnh đất đó được phân lô bán nền, làm Dự Án khu dân cư. Đó là hiện trạng đang diễn ra ở Đồng Nai và những dự án đó đã được Hội Đồng Nhân Dân thông qua. Ngoài Đồng Nai còn rất nhiều nơi nữa như Bình Dương, Vũng Tàu, Quảng Ngãi….. và thậm chí là nơi trung tâm như Thành phố Hồ Chí Minh vẫn xảy ra bất cập về đất đai.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Nguy cơ & giải pháp cứu nguy cho đảng


 15/06/2020

Kể từ biến cố vụ việc Đồng Tâm đến nay mọi người ai ai cũng đều thấy rõ là các vấn nạn cấp thiết của Đảng ta từ ba mươi năm trước (1990-2020) đã và đang dồn dập xảy ra theo một cường độ đáng lo sợ. Cũng đã từng có nhiều suy nghĩ hết sức tiêu cực theo định kiến duy ý chí là Đảng ta sẽ tan rã vì vô phương giải trừ các nguy cơ nổi cộm và lớn lao đó. Nhưng mọi người quên rằng với trí tuệ của Đảng, chúng ta đã từng vượt qua được những thời điểm bế tắt toàn cục vào những mốc điểm trong các năm 1945, 1954, 1975-1979, 1985-1991 và chắc chắn sẽ vượt qua thêm một lần nữa trong hiện tại. Do đó, nếu phân tích hiện trạng, nghiên cứu các mối nguy lớn, học hỏi và nhìn nhận nó một cách khách quan và vô tư ta sẽ tìm được giải pháp cứu nguy để trường tồn, thích hợp nhất từ nay trở về sau cho Đảng ta trong bối cảnh “thế kỷ 21” của Việt Nam và thế giới. Sự thật nầy cần phải nói lên để Đảng, nhà nước và nhân dân ta có thể bắt đầu một trang sử mới, thực thi chuẩn mực pháp chế văn minh, hướng tới một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” của hệ thống chính trị và hệ thống công quyền tại Việt Nam. 

I. Nguy cơ và những vấn nạn nổi cộm 

1. Nguy cơ nội tại của Đảng: Đảng ta biết rõ những nguy cơ cốt lõi & thiết tử nầy hơn ai hết, vì nó xãy ra từ bên trong và do chính đảng viên chúng ta tạo ra (Trung tướng công an Bùi Quốc Huy, Trần Mai Hạnh, Phạm Sỹ Chiến, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Bắc Sơn, Trương Minh Tuấn, Vũ Huy Hoàng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Hiến, v.v... là một số nhỏ các ví dụ nổi bật). Những nguy cơ nội tại lớn nhất và nguy hiểm nhất, mà trong hay ngoài Đảng đều biết rõ, có thể liệt kê chi tiết như sau: 

- Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 09/06/2017, Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) phát biểu trước Quốc Hội: “Dân bất an khi tham nhũng nhiều, rừng sắp hết, biển gần chết...” và báo cáo liệt kê chi tiết 6 mối bất an của xã hội VN như sau: 

* Bất an thứ nhất là “Tại sao chỉ có một mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính, còn hệ thống chính trị thì không”

* Bất an thứ hai là “Nạn tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa bị chặn đứng, là vấn nạn đưa quốc gia tới bờ vực sa sút niềm tin”. Theo trang transparency.org thì 61% người sử dụng dịch vụ công từng hối lộ cho quan chức trong 12 tháng qua. Năm 2019, Việt Nam đứng hạng 96 (trên 180 quốc gia) về tham nhũng, và chỉ số minh bạch chỉ 37 trên 100. 3. 

* Bất an thứ ba là “Sự xuất hiện của dấu hiệu mất cân đối ngân sách, sự ổn định của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm, đặc biệt là hiệu quả đầu tư thấp, nợ công tăng cao, các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết, hiệu quả chú trọng đầu tư thấp, mức bội chi gấp 3 lần tăng trưởng”. Theo trang tradingeconomics.com thì tính đến năm 2019, Việt Nam nợ nước ngoài 108,1 tỉ USD, nhưng theo phân tích chính xác của ĐBQH Đặng Thuần Phong thì Việt Nam nợ hơn 200 tỉ USD. 

* Bất an thứ tư là thương mại hóa các quan hệ xã hội: “Đồng tiền đã chi phối mỗi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền” và “Đáng ngại hơn là đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách, minh chứng cho vấn đề này là tình trạng ‘chạy’ ở Việt Nam”, mà Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội đã chỉ ra: “Thực tế rất đau lòng, trong bụng mẹ đã chạy chỗ sinh đẻ. Học phổ thông các cấp, vào đại học cũng phải chạy trường chạy lớp. Rồi chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Vi phạm pháp luật thì chạy điều tra, truy tố, chạy án thậm chí chạy khỏi Tổ quốc đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân”

* Bất an thứ năm là rừng sắp hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau cạn kiệt dần: “Nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả, chính sách rải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư thiếu trách nhiệm, biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ lạc hậu”, và nêu rõ: “Đừng vì tâm tưởng tức thì mà buông bỏ tương lai dân tộc, tiền có nhiều đến đâu đi nữa cũng không mua được môi trường tươi đẹp đã mất và đang mất”

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Nội dung Lời Trối của Giám mục Nguyễn Quang Tuyến


Giám mục Nguyễn Quang Tuyến ( Giám mục Bắc Ninh 17 năm, Mất ngày 24 tháng 9 năm 2006 ).
Linh mục Andrew NGUYỄN HỮU LỄ

…. Trở lại cuộc điện đàm hôm đó, khi bắt đầu câu chuyện tôi hỏi thăm Đức cha Tuyến về bệnh tình, và Ngài cho biết bị chứng ung thư khó lòng cứu chữa, tôi nói sẽ cầu nguyện cách riêng cho Ngài.
Tiếp theo tôi hỏi về tình trạng Giáo Hội tại quê nhà. Tới đây, tôi cảm thấy Đức Cha Tuyến linh hoạt hẳn lên và đã gần như độc thoại bằng giọng nói hùng hồn nhưng chứa đầy đau thương uẩn khúc, để cố diễn tả những gì đã chất chứa trong lòng từ lâu. Ngài dùng cách nói "bọn ma quỷ" khi đề cập đến chế độ cộng sản. Ngài nói "bọn ma quỷ" đã làm hết mọi cách để cấy người của đảng vào các cấp của Giáo Hội, không phải chỉ trong hàng ngũ Giám mục và Linh mục, mà ngay cả trong các Hội Đồng Giáo Xứ. Vì thế, trong cương vị Giám mục, Ngài chú tâm rất nhiều trong việc xây dựng cơ cấu Hội Đồng Giáo Xứ tại các xứ, các họ, không để cho " bọn ma quỷ" cài người của chúng vào.
Sau đây là 5 câu nói mà tôi còn nhớ nguyên văn từ miệng Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến hôm đó, theo thứ tự thời gian của cuộc điện đàm.
1. "Đau đớn và nhục nhã lắm bác Lễ ơi! Những người nào được bọn ma qủy cho chịu chức Linh mục đều phải ký một tờ giấy cam đoan làm việc cho họ"
2. "Việc bọn ma quỷ cho phép phong chức hơn 50 linh mục tại Hà Nội vừa qua là một trò hề. Chúng nó lợi dụng đạo Công giáo để đánh bóng cho chế độ. Càng có nhiều Linh mục trẻ thì Giáo hội càng chết bác Lễ ơi. Tôi rất cẩn thận và hạn chế phong chức Linh mục trong Giáo phận của tôi."
3. "Tôi làm gì có tiếng nói trong Hội Đồng Giám Mục. Họp hành chỉ là hình thức thôi. Mà thực ra Hội Đồng Giám Mục cũng chả có tiếng nói gì. Bọn Huỳnh Công Minh điều khiển tất cả"
4. "Giáo hội Công Giáo Việt Nam hiện nay đã bị THUẦN HÓA cả rồi bác Lễ ơi. Từ Hồng Y, Giám mục, Linh mục Tu sĩ đến giáo dân đều đã bị THUẦN HÓA cả rồi. Bác có hiểu nghĩa của THUẦN HÓA không? THUẦN HÓA cũng giống như người ta huấn luyện những con sư tử dạy chúng làm trò nhào lộn nhảy múa cho chủ lấy tiền ấy mà! Đau đớn và nhục nhã lắm bác Lễ ơi."
5. "Bác Lễ viết đi, bác có khả năng và điều kiện bác viết ra đi. Tuyến này sẽ làm chứng cho những lời bác viết."
Tôi cảm thấy nhẹ người sau khi đã thực hiện xong lời hứa với cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến. Người đời thường nói, LỜI TRỐI là những lời nói chân thành nhất của con người khi biết mình sắp phải từ giã cuộc đời. Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã để lại LỜI TRỐI mà tôi vừa làm nhiệm vụ chuyển đạt đến tất cả mọi người. Mặc dù những gì Ngài nhắn gởi lại có thể gây kinh ngạc cho một số người, nhưng tôi biết đó là những lời trung thực nhất khi nói về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong suốt 17 năm Ngài làm Giám mục.
Lời Cầu Nguyện
Bác Tuyến quý mến, giờ đây Bác có thể nhắm mắt yên nghỉ trong giấc ngủ ngàn thu, vì LỜI TRỐI của Bác gởi gấm lại cho tôi đã được thực hiện. Tôi tin chắc là Bác đang ở Thiên Đàng với Đấng đã sanh dựng ra Bác và ban cho Bác Thánh Chức Giám Mục để phục vụ Dân Chúa. Khi còn sống Bác đã ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã không có thể chu toàn ước nguyện của một Giám Mục chân chính, muốn được thấy một Giáo Hội Công Giáo tinh tuyền, thánh thiện, xứng với vai trò Chứng Nhân Cho Sự Thật. Ngược lại, Bác đã phải uất hận gởi lại LỜI TRỐI trước khi từ giã cõi đời qua câu nói "Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị THUẦN HÓA". Trên Thiên Đàng, xin Bác hãy cầu bầu cho Dân Tộc và Giáo hội Công giáo Việt Nam sớm thoát khỏi nanh vuốt của "bọn ma quỷ" là những kẻ đã thành công trong việc "THUẦN HÓA" Giáo Hội.
Kết luận
Hai chữ "THUẦN HÓA" của cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã diễn tả một cách quá đau thương về hoàn cảnh GHCGVN dưới chế độ vô thần cộng sản. Khi nói GHCGVN đã bị "THUẦN HÓA" tôi hiểu ý của Ngài và xin nói rõ ý đó ra đây và dùng làm phần kết luận của bài viết này:
Xin đồng bào Công giáo nên ý thức về hiệu quả trong việc viết bài phê bình, chỉ trích, kết án các Hồng Y, Giám mục, Linh mục Việt Nam, gọi họ là những kẻ hèn nhát, câm nín và trốn trách nhiệm. Đó là việc làm uổng công vô ích. Hãy hiểu rằng, "bọn ma quỷ" đã "THUẦN HÓA" họ cả rồi, họ cũng chỉ là những nạn nhân mà thôi.
Ngược lại, xin hãy dành thời giờ và công sức cùng nhau quyết tâm triệt hạ "bọn ma quỷ" Việt gian cộng sản, là những kẻ đã dùng thủ đoạn đầy tinh vi quỷ quyệt để "THUẦN HÓA" Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và chúng đã thành công.
……
Tại Thành Phố Auckland, New Zealand
Tháng Tư Đen 2007
Linh mục Andrew NGUYỄN HỮU LỄ


LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUỐC HỘI LÀ CỦA DÂN CHỨ KHÔNG PHẢI "GẦN DÂN"?


Nguyễn Ngọc Chu
22-6-2020
Chiều 19/6/2020, sau phiên bế mạc của Kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá 14, Tổng thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì họp báo, trong đó có thông báo về Nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia để tổ chức bầu cử Quốc Hội khoá 15 nhiệm kỳ 2021- 2026.
Qua tất cả các kỳ họp của Quốc Hội khoá 14 đã diễn ra, qua các vấn đề mà Quốc Hội khoá 14 đã thảo luận, qua các quyết định mà Quốc Hội khoá 14 đã bỏ phiếu, phải trung thực mà nhận định rằng Quốc Hội khoá 14 còn xa mới đáp ứng được đòi hỏi của Nhân Dân.
I. QUỐC HỘI GẦN DÂN NHƯNG CHƯA PHẢI LÀ CỦA DÂN
1. Ngày 04/5/2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân gặp gỡ cử tri quận Ninh Kiều TP Cần Thơ để ứng cử vào ĐBQH khoá 14 đã hứa – nếu trúng ĐBQH thì “đưa Quốc Hội gần dân hơn”.
Ngày 12/6/2020, nhân kỷ niệm 95 ‘Ngày báo chí cách mạng Việt Nam’, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chia sẻ: “Trong những năm qua hoạt động của Quốc hội ngày càng trở nên gần gũi, gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân. Và chính báo chí là cầu nối để Quốc hội gần dân, một cầu nối hết sức quan trọng”
2. Như vậy, xuyên suốt trong suy nghĩ của bà Nguyễn Thị Kim Ngân trên cương vị Chủ tịch Quốc Hội khoá 14 là “đưa Quốc Hội ngày càng gần với dân”. Điều này đồng nghĩa với “Quốc Hội chưa phải Của Dân”.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUỐC HỘI LÀ CỦA DÂN?
1. Nhân dân đã chứng kiến nhiều vị ĐBQH phát ngôn những điều ngây ngô, không phải vì lỡ miệng, mà là hệ quả của một tầm nhận thức yếu kém. Trình độ hiểu biết của một bộ phận rất lớn các ĐBQH hiện nay thấp hơn trình độ nhiều cử tri.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Để Quốc hội thực sự là Diên Hồng

Như mọi người đều biết, trước cơn sóng dữ ngoại xâm từ phương Bắc, tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Diên Hồng. Sử chép Vua Trần chỉ mời các bô lão đến dự, có lẽ đấy chỉ là cách diễn giải hình tượng về "những đại biểu trí tuệ do dân bầu, dân cử" đến để cùng Vua tôi Nhà Trần vừa bàn kế sách đánh giặc, vừa để động viên tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và củng cố niềm tin chiến thắng.
Để từ đó, quân dân nước Việt dũng cảm chiến thắng oanh liệt giặc Nguyên hung bạo. Các triều đại trước đó và sau đó với những hình thức và quy mô khác nhau đều có những Diên Hồng như vậy để bàn việc giữ nước và dựng nước. Ngày nay trước những cơ hội và thách thức to lớn rất cần phải có nhiều đột phá, mới mong có được một "Diên Hồng" theo đúng nghĩa của nó. 
Nhiều cử tri có chung nhận xét, Quốc hội hiện nay là diễn đàn chính thức có hiệu quả nhất, nếu không phải là duy nhất, để dân có thể phản biện chính sách và người thực thi chính sách, nghĩa là thực hiện quyền làm chủ của dân và giữ mối liên hệ giữa dân và Quốc hội. Dù việc này còn yếu, nhưng nếu không, Quốc hội không còn là Quốc hội nữa.
Có quá nhiều việc phải làm để Quốc hội thực hiện chức năng này, điều mà khá nhiều lãnh đạo không muốn, thậm chí có người lẩn tránh và tìm cách đối phó, dù không dám nói ra vì rất đơn giản, nói ra là tự sát về chính trị.
Theo Luật Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nguyên tắc quan trong nhất là thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số, nhưng đáng tiếc đây là điều thường xuyên bị vi phạm ở các hình thức và cấp độ khác nhau.
Nhưng dù thế nào, Quốc hội cũng đang có những bước tiến đáng ghi nhận. Trong điều kiện hiện nay, những hoạt động có trách nhiệm, chủ động và trí tuệ của một số ít đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những đại biểu hiểu sâu về luật pháp, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Những ý kiến của họ rất đáng quý, có giá trị thức tỉnh công luận, góp phần khẳng định vai trò đại biểu nhân dân của Quốc hội.
Dân là nước

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

TRAO ĐỔI VỚI TS NGUYỄN NGỌC CHU


Nguyễn Đình Cống

Trang Bauxite Việt Nam và Tiếng Dân ngày 17/6 đăng bài của ông Chu: "Ai đang làm suy yếu đảng".
Ông nhận xét rằng Đảng rất sợ mất lòng tin của dân, đang nỗ lực mở rộng dân chủ trong Đảng như là phương thuốc lấy lại lòng tin đó, một trong những phương thuốc ấy là để cho đại hội cấp huyện, quận trực tiếp bầu Bí thư. Thế mà ở Quảng Trị đã xảy ra vụ Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng có những can thiệp thô bạo trong bầu cử.
Ông Chu nhận xét: “Ai đang làm suy yếu Đảng? Gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện TƯ quản lý bị kỷ luật đã làm suy yếu Đảng. Ông Nguyễn Văn Hùng đang làm suy yếu Đảng”.
Đọc nhiều bài của ông Nguyễn Ngọc Chu, tôi cảm phục và kính trọng ông. Nhưng tôi thấy cần trao đổi với ông vài điều trong bài báo nói trên.
Theo tôi, nhận xét của Ông Chu không sai, nhưng chưa đúng với bản chất.
Bản chất của ĐCS là không có dân chủ thực sự và sự mất lòng tin của dân vào ĐCS là tất yếu vì rằng chủ thuyết Mác Lê mà họ theo đuổi chỉ có cái hào nhoáng bên ngoài, nó chỉ có thể đánh lừa những người kém trí tuệ trong một thời gian nào đó, chứ không thể đánh lừa số đông trong thời gian dài.
Chủ thuyết Mác Lê chứa nhiều độc hại, nhưng vì thiếu trí tuệ và lợi ích ich kỷ của phe nhóm mà một số lãnh đạo của ĐCS cố tình không chịu nhận ra. Họ vạch ra “đường lối cán bộ” với tuyên truyền rùm beng là rất dân chủ, rất tiến bộ, nhưng lại không tự biết, không chịu nghe phản biện rằng đường lối đó chứa một số điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học.
ĐCSVN muốn giữ được vai trò đảng cầm quyền, muốn lấy lại lòng tin của dân thì phải thay đổi về bản chất và tổ chức.
Nếu cứ ngoan cố giữ như hiện nay thì con đường sụp đổ là tất yếu. Một vài phương thuốc xoa dịu không thế cứu vãn.
Làm suy yếu Đảng không chỉ là hàng vạn, hàng triệu cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, cửa quyền mà là tự trong học thuyết, tự trong đường lối và tổ chức.
Trên Báo Tiếng Dân có bình luận về bài của ông Chu như sau: ”Xin lỗi, ts NNC lo cho đảng CS hơi nhiều, chẳng khác nào “lo trời sập”? Nếu thế thì chẳng lẽ muốn chúng mạnh để có sức thêm mà đàn áp dân chăng?
Cứ mong chờ đảng ban “ơn mưa móc” nhỏ giọt thế này thì VN.chết chắc !
Buồn !”.
Tôi xin đồng cảm với bình luận vừa nêu.
Tôi nghĩ rằng những người phản biện không nên trông chờ vào một vài phương thuốc có tính xoa dịu và lừa bịp mà những kẻ cơ hội đưa ra nhằm lừa dối. Cần vạch ra bản chất ẩn giấu trong đó.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN

Top of Form
Bottom of Form


Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ ĐỒNG TÂM


Đọc kết luận điều tra vụ Đồng Tâm, mình thấy "sáng tỏ", tất nhiên do CA đưa ra, 1 số vấn đề còn tâm tư!
1. 3 chiến sỹ CA bị rơi xuống hố là do nhảy qua hố, từ phía cửa sổ, nhưng bị ông Chức, con ông Kình, lấy dao gắn tuýp sắt CHỌC (nguyên văn) từ trên mái (trên cửa sổ) xuống, nên bị rơi xuống.
Lý lẽ này ảo quá, vì cái hố rộng cỡ 1m thôi, mà bậu cửa sổ cao tầm 80cm, nên nhoài người 1 cái là nhảy qua bên kia, xuống sân thượng. Tốc độ chắc nhanh hơn tốc độ chọc dao từ trên xuống.
Theo kết luận điều tra, 3 người bị chết cháy vào để đuổi bắt cùng 1 số người khác của tổ công tác. Nhưng khi 3 người này rơi hố thì những người kia ở đâu mà không kịp cứu, để nhóm ông Chức đổ xăng 1 số lần (cứ 3-5 phút đổ 1 lần).
Trung tá trung đoàn phó CS CĐ nhưng lại đi "tiên phong" là hơi lạ, nhất là khi nhóm Đồng thuận đang điên cuồng chống trả bằng bom xăng và lựu đạn? Cỡ trung tá này thường ở ngoài chỉ đạo chung. Mình không rõ ai là tổng chỉ huy Tổ công tác, nhưng cỡ trung đoàn phó cũng phải là chỉ huy phó luôn là ít.
Chiến sỹ PCCC không hiểu sao lại cũng đi cùng nhóm tiên phong trong tình huống nguy hiểm như vậy?
Theo kết quả khám nghiệm tử thi thì 3 chiến sỹ bị cháy than hóa rất nặng. Tức là phải cháy tới hàng tiếng. Trong lúc đó các đồng đội của họ ở đâu mà không ứng cứu? Trong kết luận ĐT có nói là có tiếng bộ đàm của người bị ngã hố gọi đồng đội ứng cứu ngay trước khi bị đốt. Tức là đồng đội họ phải biết tình huống đó. Về logic thì chắc chắn họ phải gọi bộ đàm mô tả tình huống bị nạn, vị trí bị... Có nghĩa là nghiệp vụ của CA là rất kém. Thứ nhất là việc hiệp đồng tác chiến khi tấn công và khả năng ứng cứu khi có người bị nạn. Chả biết có đồng chí nào bị kỷ luật không?
Kết quả khám nghiệm cho thấy phổi đầy bụi than, tức là do chết cháy chứ không phải chết rồi mới bị đốt. 3 người đều không có dấu hiệu bị thương trước đó.
2. Ông Kình chết trong tình huống bị bắn từ sau lưng bởi 2 vết đạn.
Xem clip khâm liệm ông Kình có thấy vết đạn xuyên lưng. Lúc đó mình nghĩ là ông ấy bị bắn từ trên xuống và từ phía trước. Nhưng với bản KLĐT thì ông ấy bị bắn từ sau lưng xuyên ra trước. Nếu xem kỹ vết bắn thì sẽ biết là bắn từ trước hay sau do kích thước đầu vào và ra của lỗ đạn sẽ khác nhau.
Xem clip khâm liệm HÌNH NHƯ còn 1 vết đạn vào đầu? Nhưng KLĐT chỉ nói có 2 phát đạn vào lưng khiến ông chết ngay từ tư thế đứng. Nhưng khi ngã xuống rồi ông Kình vẫn còn nắm quả lựu đạn (?!)
Đầu gối ông Kình bị bay mất xương bánh chè, lúc đầu mình tưởng do đạn bắn bay. Nhưng theo KLĐT là do chó nghiệp vụ ngoạm vào đầu gối ông để lôi ra phòng ngoài. Không hiểu nó lôi cái xác ra đó để làm gì? Chắc vậy nên tuột luôn xương bánh chè.
KLĐT viết là bắn ông Kình là đúng luật, nhưng không nêu rõ tình huống đúng luật đó thế nào? Vì ông Kình bị bắn sau lưng, không hề biết có CA đột kích sau lưng. Có nghĩa là ông ấy chưa đe dọa tính mạng của người tấn công?
Có thể phía CA nhấn mạnh tình trạng ông Kình cầm lựa đạn để chứng tỏ là cần tiêu diệt. Nhưng trong tình huống tấn công khói hơi cay mù mịt, không có điện, gần như không nhìn rõ. Nếu CA nhìn được cũng phải qua kính hồng ngoại, chứ nếu soi đèn thì ông Kình phải phát hiện ra để quay lại? Nhưng ông Kình không hề biết bị tấn công sau lưng thì chứng tỏ cũng phải điếc đặc. Theo ảnh hiện trường của dân Đồng Tâm thì phòng ông Kình có rất nhiều vết đạn. Tức là đạn thật được phép bắn tự do rồi.
3. Ông Hiểu bị thương ở bàn chân và bụng bởi mấy DỊ VẬT, nhưng CA không biết chúng từ đâu ra và phủ nhận ông này bị bắn! Có thể vì ông ấy rất già, lại không đe dọa tấn công, nên nếu bắn ông ấy thì vô lý quá!
4. Lý do nhà ông Kình (thực ra là 3-4 gia đình ở sát nhau) rất không rõ ràng. KLĐT cho rằng tổ công tác ban đầu chỉ ở cổng thôn cách nhà ông Kình cỡ 50m, để gọi hàng, nhóm Đồng thuận BẮN PHÁO (nguyên văn) từ mái tầng 1 ra đó để tấn công tổ công tác(!?) Lý do này khá ảo. Vì thế nên tổ công tác mới tấn công vào nhà ông Kình.
5. Tất cả lựu đạn đều có kíp tự chế, không phải là vũ khí quân dụng. Hình như có duy nhất 1 quả nổ nhưng không trúng ai, còn lại toàn xịt!
Tuy nhiên không thể truy nguồn số lựu đạn này do ai bán! Vậy chắc gì nó đã được dân mua?! Tương tự vậy KLĐT có cáo buộc 1 người đàn bà giật lấy dao của 1 người dân để tấn công CA nhưng lại không tìm thấy tang vật và không biết người bị giật dao là ai?! Vậy sao có thể kết luận về hành vi tấn công đó?
6. KLĐT nói đến TỔ CÔNG TÁC (có vẻ như có mấy tổ cùng công tác) nhưng không nói rõ đó là lực lượng nào, của BCA hay CA HN?
Bản KLĐT này mới được chuyển sang Viện KS. Hi vong là qua VKS và các LS thì cáo trạng sẽ khác, nhiều chi tiết sẽ được sáng tỏ hơn.
Vụ án này nếu xét xử công bằng thì chắc phải mất cả năm. Vì vụ việc là xung đột giữa CA và dân mà CA điều tra sẽ khó mà khách quan được. Nhất là khi các LS rất ít được tham gia. HÌNH NHƯ "tổ công tác" do BCA chỉ đạo, còn CA HN điều tra.
Tuy nhiên với những vụ án dạng này thì rất dễ bị án bỏ túi, LS sẽ khó có cửa cãi khi án đã có từ trước. Nhưng nếu được tự do cãi thì CA cũng khó để kết tội dân.
Vụ này khơi ra ngay trước ĐH đảng nên nhìn kết quả có thể suy đoán được quyền lực và uy tín của lãnh đạo BCA trong quy hoạch nhân sự ĐH đảng.

VỀ VỤ SCANDAN ĐỒNG TÂM


Theo CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
Điều 6.
1. Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.
Điều 9.
1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định.
2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ.
3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội.
4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp.
5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.
Điều 14.
1. Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự...
2. Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật.
Điều 17.
1. Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
Điều 26.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác.
Nên nhớ rằng : Điều 5.
1. Không một quy định nào trong Công ước này có thể được giải thích với hàm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia hay tiến hành bất kỳ hành động nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào được Công ước này thừa nhận hoặc nhằm giới hạn những quyền và tự do đó quá mức Công ước này quy định.
2. Không được hạn chế hoặc huỷ bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào của con người mà đã được công nhận hoặc hiện đang tồn tại ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này trên cơ sở luật, điều ước, các quy định pháp luật hoặc tập quán, với lý do là Công ước này không công nhận những quyền ấy hoặc công nhận ở một mức độ thấp hơn.
(Thấy cáo trạng và kết luận điều tra về VỤ ĐT cùng báo chí tuyên truyền bẩn thì đưa Công ước quốc tế ra đây thôi chứ mong thay đổi được gì ở xứ vô pháp này )