Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Bác kháng nghị án tử hình Hồ Duy Hải là khai tử Pháp chế xã hội chủ nghĩa (Kỳ 4 – Kỳ cuối)


Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Hội đồng thẩm phán cố ý làm sai lệch chế định Chủ tịch nước
Liên quan đến án tử hình, Khoản 1 Điều 258 (Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành) Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước”. Điểm d Khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định tương tự. Các điều luật này là phù hợp với Khoản 4 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, theo đó “Bất kỳ người nào bị kết án tử hình phải có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt”. Tóm lại, chỉ sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình thì bản án tử hình mới có thể được thi hành. Theo Điều 35 Bộ luật hình sự 1999 và Khoản 4 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015, trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Cũng cần nói thêm rằng Chủ tịch nước không có quyền ân giảm án tử hình nếu người bị kết án không xin ân giảm hoặc chỉ kêu oan. Trong trường hợp người bị kết án tử hình có đơn kêu oan thì Văn phòng Chủ tịch nước trả hồ sơ về cho Chánh án Tòa TANDTC để giải quyết theo thẩm quyền (Điều 9 Quy chế số 72 QC/LT VPCTN-TANDTC ngày 30/10/2003 phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch nước và TANDTC). Đơn kêu oan sẽ được TANDTC xem xét như đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
Sau khi Tòa phúc thẩm giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải, người này gửi Chủ tịch nước đơn xin ân giảm án tử hình. Ngày 24/5/2011, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. 5 tháng sau, ngày 24/10/2011, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. Trên cơ sở hai Tờ trình này, ngày 17/5/2012 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra Quyết định số 639/QĐ-CTN bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, ngày 04/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn số 1639/TB- VPCTN-m, thông báo ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải và yêu cầu Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC chỉ đạo xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không và báo cáo Chủ tịch nước.
Ngày 24/7/2019, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn số 688/VPCTN-PL-m thông báo Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Viện trưởng VKSNDTC xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải. Trên cơ sở Công văn này, ngày 22/11/2019, Viên trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí đã ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm (1).
Tranh luận với đại diện VKSNDTC tại phiên tòa giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán cho rằng Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải là một quyết định tố tụng và Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước là văn bản hành chính, văn bản hành chính không thay thế được quyết định tố tụng. Do đó, vẫn theo Hội đồng thẩm phán, Viện trưởng VKSNDTC ra Kháng nghị trên cơ sở Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là vi phạm pháp luật?! (2). Quan điểm này sau đó được phản ánh trong Quyết định giám đốc thẩm.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Bác kháng nghị án tử hình Hồ Duy Hải là khai tử Pháp chế xã hội chủ nghĩa (Kỳ 3)


Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
Tiếp theo Kỳ 1Kỳ 2

Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao công bố quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, ngày 8/5/2020. Photo PLO
Hội đồng thẩm phán xét xử trái pháp luật với mặc định Hồ Duy Hải phạm tội
Như đã đề cập tại Kỳ 1 (1) của bài viết này, thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là nhằm “xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Một trong những căn cứ để kháng nghị được quy định tại Khoản 2 Điều 371 là “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.
Điểm o Khoản 1 Điều 4 (Giải thích từ ngữ) Bộ luật này quy đinh: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án”. Như vậy, những việc làm mà Cơ quan điều tra đã thực hiện nhưng không tuân đúng và đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Kháng nghị nêu ra là những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm án tử hình Hồ Duy Hải, đại diện VKSNDTC khẳng định các cơ quan tiến hành tố tụng đã có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải. Đó là: không thu giữ cái ghế inox, cái thớt và con dao là những vật chứng tìm thấy tại hiện trường; điều tra viên vẽ con dao mua ngoài chợ rồi đưa cho Hồ Duy Hải nhận dạng; không làm rõ dấu vân tay thu được tại hiện trường là của ai; không giải thích, làm rõ cơ chế hình thành vết thương trên cơ thể hai nạn nhân Hông và Vân; không trưng cầu giám định thời điểm nạn nhân chết; 4 tháng sau án mạng mới trưng cầu giám định vết máu thu được tại hiện trường (không loại trừ máu của hung thủ) dẫn đến không thể giám định vì máu đã bị phân hủy; không đưa vào hồ sơ vụ án lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải (ngày 20/3/2008), theo đó Hải không nhận phạm tội và lời khai của một số nhân chứng; không trưng cầu giám định thời điểm chết của các nạn nhân; làm một số biên bản nhận dạng không có người chứng kiến; sửa chữa một số biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung mà không có chữ ký xác nhận của người khai; không lấy lời khai của anh Phùng Ngọc Hiếu là nhân chứng đầu tiên phát hiện ra vụ án; không điều tra làm rõ các đối tượng tình nghi khác là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol…

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Khu Kinh Tế Vân Đồn: Ngày dân Trung Quốc “đòi tự trị” sẽ đến?


Vũ Đình Trọng

Báo Quảng Ninh đưa tin, ngày 15 Tháng 5, 2020, tại huyện Vân Đồn, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh.
Bản tin quan trọng như thế, nhưng bị chìm trong hàng loạt tin tức từ vụ án Hồ Duy Hải.


Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí Thư Tỉnh Ủy, Chủ Tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, tại lễ công bố thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Theo bài báo, cùng với Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh) đã được Trung ương Đảng CSVN xác định là ba khu kinh tế trọng điểm, ba điểm đột phá phát triển Bắc-Trung-Nam của đất nước. Trong đó, Vân Đồn là khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác kinh tế Việt-Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) (1).
Năm 2018, người dân nhiều tỉnh thành đã xuống đường phản đối Luật Đặc Khu cho Trung Quốc thuê đất 99 năm, khiến Quốc Hội phải hoãn bàn bạc để thông qua dự luật Đặc Khu. Tuy nhiên, nhiều công trình do Trung Quốc đầu tư vẫn tiếp tục được xây dựng tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.


Biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng hồi giữa năm 2018. Ảnh: Lê Nguyễn Hương Trà
Người dân không còn nghe danh xưng đặc khu nữa, thay vào đó, tháng 11 năm 2019, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ký cho phép thí điểm Khu Kinh Tế Đặc Biệt ở Vân Đồn, và ngay sau đó Quốc hội bấm nút thông qua việc miễn thị thực cho người “Nước Ngoài” đến các Khu Kinh Tế Đặc Biệt ấy.
Thực chất tính chất hai khu này như nhau. Có thể ví von, chính phủ chỉ “thay màu da…” mà thôi!
Hai năm trôi qua, kể từ ngày Quốc hội hoãn thông qua Luật Đặc Khu, hơn 90% căn hộ tại Vân Đồn đã được người Trung Quốc đứng tên thì việc “thí điểm thành lập Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vân Đồn” không còn ý nghĩa gì nữa, mà chỉ là một cách hợp thức hóa chuyện đã làm.
Điều này đã được bà Chủ tich Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đơn Vị Hành Chính – Kinh Tế Đặc Biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, từ năm 2018:
“Bộ Chính Trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật” (2).
Rõ ràng, khi Bộ Chính trị đảng CSVN đã quyết, thì Quốc hội chỉ bàn cách thực hiện thôi, chuyện người dân biểu tình hay phản đối như thế nào đi nữa, vẫn không ảnh hưởng đến quyết định của Bộ Chính trị.
Theo lời giải thích của bà Ngân, người ta có thể hiểu mục đích mở Đặc Khu Kinh Tế, hay Khu Kinh Tế Đặc Biệt là để kiếm tiền: “Mục đích làm đặc khu là phải được cái gì đó, bỏ ra một đồng để thu lại vài chục, vài trăm đồng. chứ không phải để 10 – 20 năm tới đánh giá lại thì không được gì”.
Bà Ngân không nhắc gì đến sự toàn vẹn lãnh thổ, theo lời cảnh báo của các chuyên gia và sự can ngăn của các đại biểu Quốc hội. Hôm nay, Đặc Khu Vân Đồn chính thức đi vào hoạt động, mở đầu cho sự thôn tính đất đai từ phương Bắc, sẽ dẫn đến thảm họa khó lường.
Có những dấu hiệu cho thấy, chủ trương, chính sách được soạn ra chỉ để bảo vệ, đem lại lợi ích cho một số cá nhân, một số nhóm, thì chắc chắn mầm họa mất nước nằm ở đó. Chuyện “miễn thị thực” tại các Khu Kinh Tế sẽ mở đường cho Trung Quốc từng bước thôn tính các đặc khu này. Chỉ vào chục năm nữa, khi thế hệ thứ hai, thứ ba người Trung Hoa bén rễ, và người Việt ở đó nói tiếng Hoa sõi hơn tiếng mẹ đẻ, chuyện họ đòi tự trị và thần phục “Trung Hoa Vĩ Đại” sẽ thành hiện thực.
Ngày đó sẽ không xa.
Nguồn:
(1) http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/202005/cong-bo-nghi-quyet-cua-chinh-phu-ve-thanh-lap-ban-quan-ly-khu-kinh-te-van-don-2483556/index.htm?fbclid=IwAR1o1akbfU_Ph4jqM4n9oacLBZJVgtSx_HgjolJvamscyga5nnJnTcw09Mg
V.Đ.T.


Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Bàn về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải dưới góc độ học thuật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI : PHẢN PHÁO TÒA ÁN TỐI CAO !
Khoa Pháp luật Hình sự và KSHS viết bài đăng "Bảo vệ pháp luật"
LỜI TỰA CỦA TRANG CHỦ:
ông Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng ơi, toang rồi, ông giáo ạ !
Tui chả hiểu sao ông lại “qui hoạch” thiếu tướng CA làm Viện trưởng VKSTC và sau đó Chánh án tòa Tối cao ? - Chả lẽ , ông Nguyễn Hòa Bình vì là bí thư TW Đảng tài trí hơn người ?
Có đồng chí đảng viên cộng sản nào giỏi môn chính trị, giải thích giùm tôi về cái SỰ BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO như RỨA là RĂNG không ?

Trộm nghĩ, hàng nghìn Kiểm sát viên khó tránh khỏi điên đầu lên vì một ông ất ơ ngoại đạo lên làm Viện trưởng VKSND.TC !
                                                                 ***
 Trong vụ án Hồ Duy Hải, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) coi kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiếm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) là trái pháp luật. Chi tiết này đang được dư luận rất quan tâm.

Khoa Pháp luật hình sự và KSHS - Trường ĐH Kiểm sát HN có bài viết trên báo "Bảo vệ Pháp luật" để bàn về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải dưới góc độ học thuật:
Thứ nhất, hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền xem xét về tính hợp pháp của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hay không?
Căn cứ Điều 388 BLTTHS, Hội đồng giám đốc thẩm có các thẩm quyền y án, sửa án, hủy án, đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật. Có thể nhận thấy, các thẩm quyền trên đây được thực hiện đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, do phát hiện có sai sót về thủ tục tố tụng hoặc sai lầm trong áp dụng luật nội dung.
Như vậy, đối tượng bị HĐXX giám đốc thẩm xem xét là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền không phải là đối tượng bị xem xét mà chỉ là căn cứ, lý do để mở thủ tục giám đốc thẩm.
Việc ra phán quyết của Hội đồng giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định bị kháng nghị chỉ dựa trên cơ sở nhận định về tính có căn cứ của quyết định kháng nghị (tức là vụ án có hay không sai sót nghiêm trọng về tố tụng hoặc sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng luật nội dung), không dựa trên cơ sở xem xét tính hợp pháp của việc kháng nghị (bao gồm căn cứ đó có được quy định trong BLTTHS hay không, thủ tục, thẩm quyền và trình tự kháng nghị).
Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ được nhận định về tính có căn cứ của việc kháng nghị mà không có quyền biểu quyết về tính hợp pháp. Quyền nhận định này thuộc về chủ thể có chức năng giám sát, thuộc nhánh quyền lập pháp.
Mặt khác, TAND tối cao đã thụ lý kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao. Sau 4 tháng chuẩn bị, TAND tối cao quyết định mở phiên toà giám đốc thẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc thừa nhận kháng nghị là hợp pháp, vì nếu kháng nghị không hợp pháp do được thực hiện trong giai đoạn thi hành án thì việc giải quyết theo thủ tục tố tụng cũng trở nên không hợp pháp. Thay vì mở phiên tòa, TAND tối cao có thể không thụ lý kháng nghị hoặc trao đổi để VKSND tối cao rút kháng nghị trong giai đoạn nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
Thứ hai, VKS đã trả lời không kháng nghị thì có được kháng nghị lại không?

KHI TÍNH TRUNG THỰC TRONG TỐ TỤNG KHÔNG ĐƯỢC TÔN TRỌNG.


( Bài trên báo Một thế giới )

Trong vụ xét xử và kết tội Hồ Duy Hải, một người quan sát chăm chú, không cần là chuyên gia về luật, cũng thấy rất nhiều sai phạm bắt đầu từ tạm giam, điều tra chạy dọc suốt vụ tố tụng!
Nhiều người đã lên tiếng về các sai phạm đó và bài viết này không nhắc lại, chỉ thấy một điều rất kỳ lạ trong vụ án kỳ lạ này.
1) Đó là trong suốt quá trình tố tụng sự TRUNG THỰC không được tôn trọng
Đọc kỹ các Giá trị cốt lõi của hệ thống tư pháp các nước như Mỹ, Úc, Anh… người ta thấy dù có khác nhau một vài điểm, các điểm quan trọng nhất luôn giống nhau, trong đó sự CHÍNH TRỰC đứng hàng đầu. Tính TRUNG THỰC là một cấu thành quan trọng của tính CHÍNH TRỰC.
Xin mời các anh chị đọc đoạn nói về trung thực dưới đây trích (nguyên văn bằng tiếng Anh) trong phần Giá trị của ngành Tư pháp của Úc (Tây Úc)
Integrity and accountability
- We are open, honest, impartial and ethical in our communications and decisions. We take responsibility for our behaviours, which are governed by the legal system, agreed standards and codes
Dịch: Chúng tôi công khai, trung thực, công bình, giữ đạo đức trong thông báo và lấy quyết định. Chúng tôi nhận trách nhiệm về thái độ của mình được quy định bởi luật pháp và bởi các tiêu chuẩn, quy tắc được công nhận chung.
Những giá trị cốt lõi này khi đã nêu lên được tuân thủ triệt để. Tại các nước phương tây, không có chuyện nêu lên cho có rồi thi hành lại khác.
Trong vụ án này, rất nhiều tình tiết khiến người ta nghi ngờ tính TRUNG THỰC không được tôn trọng. Trong đó có ba sự việc đặc biệt nghiêm trọng:
1. Quy kết nghi can giết người bằng dao, thớt, ghế nhưng không hề thu giữ được tang vật nào. Sau đó dao, thớt được mua, ghế được đưa từ nơi khác tới.

NGÀI CHÁNH ÁN KÉM HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VÀ BẦY CỪU


Nhà báo Vũ Hữu Sự:

Quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán TANDTC do chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình là chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm, xét xử giám đốc thẩm vụ án “giết người” và “cướp tài sản” xẩy ra ở bưu điện Cầu Voi 12 năm trước, theo kháng nghị của VKSNDTC, vẫn đang làm sôi sục trên mạng xã hội.
Xem xét toàn diện quá trình giám đốc thẩm vụ án, tôi nhận thấy ngài PGS-TS, chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình có trình độ tương đương với một sinh viên năm thứ nhất của trường trung cấp pháp lý, loại trường chỉ tồn tại ở nước ta gần 30 năm trước, khi các bộ luật quan trọng nhất của nước ta như bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật dân sự...chưa ra đời. Các phiên tòa thường được xét xử căn cứ vào các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội.
Vì sao như vậy ? Xin hãy xem xét 2 sự việc trong quá trình tiến hành tố tụng phiên tòa giám đốc thẩm vụ án trên dưới đây.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Mười bảy bàn tay Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao đồng phạm với cái ác


Phạm Đình Trọng

Hơn mười hai năm đã qua từ đêm cái ác hiện hình 13.1.2008, hai cô gái Ánh Hồng và Thu Vân đang rực rỡ tuổi hai mươi bị giết man rợ ngay tại nơi làm việc, bưu điện Cầu Voi, Thủ Thừa, Long An.
Cái ác cầm dao cứa vào cổ cao ba ngấn trắng ngần cô gái hai mươi ba tuổi Ánh Hồng và vung thớt giáng xuống đầu cô gái Thu Vân hai mươi mốt tuổi.
Với những mối quan hệ tình cảm của cô gái nhan sắc mặn mà, cổ kiêu ba ngấn, lập tức nghi can nổi cộm lồ lộ hiện ra và cơ quan điều tra đã hành động kịp thời, đúng nghiệp vụ, nghi can nổi cộm bị bắt. Với những tang chứng, vật chứng còn đầy đủ nơi cái ác ra tay. Việc chứng minh tên tuổi cái ác chỉ còn một bước ngắn.
Bỗng như có quyền lực từ trên cao lệnh xuống những cảnh sát điều tra làm án, lệnh xuống cả những quan tòa xử án. Cơ quan điều tra lập tức răm rắp chuyển hướng tìm tội phạm và cơ quan tư pháp nối gót sự răm rắp đó, chấp nhận ngay bản kết luận điều tra đầy sai trái, khuất tất của cảnh sát điều tra.
Cơ quan điều tra đang tỉnh táo và quyết liệt làm đúng phận sự, đúng bài bản nghiệp vụ, đang trên con đường đi tới ánh sáng công lý bỗng mau lẹ mụ mị ngoặt sang con đường tối tăm, sai trái, mờ ám. Từ đây cuộc điều tra hoàn toàn diễn ra trong bóng tối.
Trong bóng tối, không ai nhìn thấy bàn tay mở khóa nhà tạm giam thả nghi phạm chính Nguyễn Văn Nghị, kẻ dính líu nhiều nhất, rõ nhất đến án mạng. Mở đường cho nghi phạm rõ nhất Nguyễn Văn Nghị chạy trốn biệt tăm vào hư vô, bàn tay đó cũng mở đường đưa vụ án vào khuất tất, gian dối, sai trái và tội ác.
Kẻ giết người đột phát, không có ý đồ từ trước nên hớ hênh để lại đầy rẫy dấu vết, chứng cứ. Để lại tất cả tang vật. Để lại dấu vân tay ở vật gây án. Để lại cả tinh dịch trên người cô gái mà kẻ giết người si mê.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Nền tư pháp hoang dại ở Việt Nam còn tồn tại đến bao giờ?


Lê Phú Khải
Ở những nền tư pháp tử tế, khi một nghi phạm bị bắt thì người đi bắt phải nói với nghi phạm: Ông/Bà được phép mời luật sư. Từ đó trở đi, mỗi lần công an hỏi cung nghi phạm thì luật sư ngồi bên cạnh, luật sư có quyền không cho người hỏi cung hỏi câu này hoặc câu khác, vì “câu hỏi đó không đúng luật”! Vì luật sư là người nắm luật pháp hơn cả. Mỗi biên bản hỏi cung như thế phải có chữ ký chứng thực của luật sư thì lúc ra toà lời khai mới có giá trị.
Ở Việt Nam thì các vụ án luật sư không được tiếp cận hồ sơ từ đầu, chứ đừng nói gì đến ngồi cạnh nghi phạm khi bị hỏi cung. Ở vụ án Hồ Duy Hải, luật sư không được gặp Hải bao giờ cả. Bị đánh đến thừa sống thiếu chết thì nghi phạm thà nhận là mình “giết người” để không bị tra tấn đau đớn! Những lời khai trong bóng tối như thế ở một nền tư pháp dân chủ đều không có giá trị pháp lý. Vì thế mới có nguyên tắc tối thượng là trọng chứng, không trọng cung. Tất cả các nguyên tắc đó của nền tư pháp văn minh của nhân loại, với chế độ độc đảng, đảng lãnh đạo toàn diện triệt để mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì các nguyên tắc đó đều bị đem vứt vào sọt rác.
Không ai nhìn thấy Hồ Duy Hải lúc xảy ra án mạng cả.
Không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải ở hiện trường.
Tang vật để giết người của Hồ Duy Hải là cái thớt và con dao được mua từ ngoài chợ đem về.
Thế mà toà vẫn xử Hồ Duy Hải tử hình!
Còn có gì trắng trợn, coi thường đạo lý và đểu cáng dã man hơn hả ông Nguyễn Hoà Bình chánh án?
Lúc ông từ miền quê nghèo Quảng Ngãi ra đi, ông có hình dung ra mình sẽ quyền thế và giàu có như thế này không, nhờ nền tư pháp mà đại biểu Quốc hội Ngô Bá Thành năm xưa tổng kết trong một câu bất hủ: “Chúng ta có cả một rừng luật, nhưng khi xử thì xử theo luật rừng!”?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị cần hủy án, điều tra lại vụ Hồ Duy Hải


13/05/2020 09:25 GMT+7
TTO - Sau quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, đã có nhiều ý kiến trái chiều về quyết định của hội đồng. Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Hòa, thành viên Hội đồng thẩm phán (Tuổi Trẻ, ngày 12-5).

              Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng
Sau cuộc trao đổi này, các chuyên gia tiếp tục có ý kiến khác nhau về các luận điểm do ông Bùi Ngọc Hòa đưa ra cũng như nội dung phán quyết của Hội đồng thẩm phán (HĐTP) về vụ án này. Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ giới thiệu thêm các ý kiến phân tích về tính pháp lý của vụ việc.
* Đại biểu Quốc hội TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA:
Cần hủy án, điều tra lại
Tôi thấy những luận cứ mà HĐTP TAND tối cao đưa ra chưa đủ sức thuyết phục để giải quyết hết những vấn đề được nêu ra bởi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và kháng nghị của Viện KSND tối cao. Khi chưa giải quyết được hết những vấn đề đó thì quyết định giám đốc thẩm sẽ làm nhiều người lo ngại, băn khoăn nhiều điểm.
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện đang tiếp cận với sự tiến bộ của nền tư pháp của các quốc gia phát triển nhưng theo tôi, quyết định giám đốc thẩm không phát huy được hết những tiến bộ trong đạo luật đó, đặc biệt là nguyên tắc suy đoán vô tội. Mỗi quyết định của tòa giám đốc thẩm vô hình trung sẽ trở thành án lệ hướng dẫn cho công tác tố tụng về sau.
Tuy nhiên, những sai sót về mặt tố tụng trong quá trình điều tra cũng như giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đã rất rõ. Ủy ban Tư pháp đã trực tiếp giám sát toàn bộ hồ sơ vụ án, gặp Hồ Duy Hải trong trại giam, từ đó mới đưa ra nhận định đánh giá. Dựa trên đánh giá của Viện KSND tối cao và Ủy ban Tư pháp thì những sai sót của quá trình điều tra, bản án sơ thẩm, phúc thẩm là nghiêm trọng.
Cần minh định rõ là kháng nghị của Viện KSND tối cao không hề nói Hồ Duy Hải bị oan, mà chỉ nêu ra những vi phạm tố tụng nghiêm trọng nên đề nghị điều tra lại. Khi xét xử vụ án nếu có sai sót nghiêm trọng về mặt tố tụng thì luôn luôn có nguy cơ oan sai, nên việc hủy án điều tra lại là để tránh oan sai. 
BLTTHS cũng có những quy định chặt chẽ trong điều tra, thu thập chứng cứ cũng như xét xử. Nếu việc tuân thủ các quy định này không đầy đủ thì phải điều tra lại, để có bản án khác dựa trên cơ sở tuân thủ đầy đủ quy định đó thì sẽ có sức thuyết phục đối với dư luận, với nhân dân, cử tri và cả chính bị cáo.
Trong một vụ án giết người có mấy loại chứng cứ cực kỳ quan trọng. 

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

“Vụ Hồ Duy Hải không chỉ là tính mạng con người”


Hoàng Thuỳ

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân. Ảnh: Ngọc Thắng
Tiến sĩ luật Lê Thanh Vân, đại biểu Quốc hội, kiến nghị Quốc hội giám sát tối cao vụ án Hồ Duy Hải bởi cho rằng không đơn giản là xem xét tính mạng một con người.
Ngày 8/5, sau quyết định giám đốc thẩm, ông Lê Thanh Vân đã có kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội đề xuất Uỷ ban Thường vụ hoặc Quốc hội vào cuộc ngay để giám sát tối cao với vụ án.
Ông đánh giá thế nào về quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải?
- Tôi cho rằng quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao trong phiên giám đốc thẩm giải quyết không thoả đáng các căn cứ VKSND Tối cao đưa ra trong kháng nghị.
Tôi chưa từng để cảm xúc lấn át lý trí trong việc nhận định diễn biến của vụ việc này. Thâm tâm tôi luôn cầu mong Hải vô tội, để Hải thực sự xứng đáng với sự xả thân của người mẹ nhiều năm trời đi kêu oan, nhưng cũng mong nỗi oan khuất của hai cô gái chết trẻ phải được làm rõ và thân nhân của họ tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật. Kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng song phải đúng người, đúng tội.
Quyết định giám đốc thẩm nói có sai sót trong quá trình tố tụng mà không huỷ án để điều tra lại, ông đánh giá thế nào?
- Điều này tạo tiền lệ không tốt cho trình tự tố tụng với những vụ việc sau này. Không tốt về mặt tiền lệ vì người ta cho rằng sai phạm trong tố tụng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án, từ đó có thể chủ quan, xem thường quy trình tố tụng.
Tôi cho rằng Quốc hội cũng cần giám sát lập luận "sai sót trong quá trình điều tra nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án" của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Kháng nghị của VKSND Tối cao không đề cập đến việc Hải bị oan mà chỉ kiến nghị yêu cầu xem xét lại đúng pháp luật các diễn biến của vụ án. Tôi và nhiều người khác cũng yêu cầu vụ việc xử lý theo trình tự và căn cứ vào pháp luật một cách thuyết phục chứ chưa bình luận việc Hải có oan hay không. Quá nhiều thủ tục tố tụng vi phạm thì vụ án cần được điều tra lại.
Hơn nữa, cơ quan tố tụng phải tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quy định tại điều 31 của Hiến pháp và điều 13 của Bộ luật Tố tụng hình sự, nghiêm cấm suy luận chủ quan, dễ dẫn đến hàm oan cho người vô tội.
Sau quyết định giám đốc thẩm, vụ án có thể được xem xét theo quy trình nào?
- Tôi cho rằng vẫn có thể áp dụng trình tự tố tụng đặc biệt để xem xét bản án giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán. Theo điều 404 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Uỷ ban Thường vụ, Uỷ ban Tư pháp, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Toà án nhân dân tối cao có quyền yêu cầu xem xét lại.
Bằng phương pháp loại trừ, Viện trưởng VKSND Tối cao vừa đưa ra kháng nghị, Chánh án là chủ toạ hội đồng xét xử vừa diễn ra, vậy chỉ còn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Uỷ ban Tư pháp. Trong đó, Uỷ ban Tư pháp đã vào cuộc năm 2015, nên tôi đề nghị Thường vụ Quốc hội giám sát vụ án này để từ đó yêu cầu Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại.
Căn cứ để yêu cầu xét xử lại là đã có vi phạm nghiêm trọng tố tụng dẫn đến việc xem xét thiếu khách quan, hoặc có tình tiết thay đổi bản chất vụ án.
Bên cạnh đó, tính khách quan của phiên toà giám đốc thẩm cần được đảm bảo vì Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình năm 2011 là Viện trưởng VKSND Tối cao đã ký bản không kháng nghị, tức là khẳng định vụ án đã đúng người đúng tội.

Thư ngỏ gởi chị Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải


Phạm Nhân

Thưa Chị Loan, cháu Thu Thủy, gia đình, và LS Trần Hồng Phong. Cho phép tôi đi thẳng vào vấn đề.
Nếu tôi là chị, thì tôi không xin ân xá. Nếu chủ tịch nước có tự ban ân xá cho Hải thì cũng không nhận. Bởi vì, nếu xin hoặc nhận ân xá là đồng nghĩa với Hồ Duy Hải phạm tội giết người và cướp tài sản. Tôi chỉ xin, hoặc nhận ân xá nếu Hồ Duy Hải là thủ phạm.
Chỉ có hai lựa chọn: Hoặc trắng án, hoặc tử hình. Nếu không trắng án, thì chọn tử hình để bảo vệ thanh danh và lẽ phải. Đây là một quyết định nghe tàn nhẫn nhưng nên làm.
Chị là người mẹ Việt Nam kiên cường mà tôi từng thấy trong đời. Một thân một mình, thân cô thế cô, ít chữ nghĩa, không quyền lực, ít tiền bạc, không mưu lược, bền bỉ, không mệt mỏi chống chọi với cả một bầy sói độc ác nhất nhì hành tinh.
Xin Chị đừng bảo tôi ngoa ngôn. Mức độ độc ác, lươn lẹo, ma giáo, nham hiểm, tham lam, tàn bạo, vô liêm sỉ thì công an và tòa án Việt Nam có lẽ chỉ thua Trung Quốc.
Một cọng tóc, một giọt máu, một mảnh da, của hung thủ để lại hiện trường đem thử DNA thì kết quả gần như chắc chắn. Thêm vào những dấu vân tay, khó ai mà cãi nổi.
Thế nhưng họ không làm. Họ đi mua dao thớt. Họ bảo để nhận dạng. Chỉ có một cái thớt thì nhận dạng cái nào? Hơn nữa, nhận dạng không phải là tang chứng.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

3 trong 1 và ông Nguyễn Hòa Bình.

.Nhà báo Hoài Nam

Ngày hôm qua ông Bình sử dụng biểu quyết 17 cấp dưới để bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo đối với Hồ Duy Hải.
Ông Bình được cho là vi phạm pháp luật khi ngồi ghế chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm ngày qua.
Chính xác, thì ông Bình không được ở cùng 2 vị trí. Ký quyết định không kháng nghị phải hiểu là "Ban hành quyết định tố tụng" và theo luật không được vào vai "xét xử giám đốc thẩm" theo Kháng nghị bản án sơ thẩm , phúc thẩm của VKSTC. Chỉ có thể giải quyết khiếu nại/kháng nghị chính cái quyết định không kháng nghị bằng quyết định giải quyết khiếu nại/kháng nghị đó. Còn việc làm chủ tọa XX giám đốc thẩm là vi phạm pháp luật.
Đáng chú ý, thời điểm khởi tố Hồ Duy Hải, ông Bình là phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT BCA.
Thời điểm kháng nghị bản án Hồ Duy Hải, ông Bình là Viện trưởng Viện KSNDTC, cũng chính ông Bình bác kháng nghị bản án đó. Và nay xét xử giám đốc thẩm ông Bình lại là Chánh án TANDTC, giữ luôn ghế chủ tọa.
Dù thế nào thì bản án ngày qua đã vi phạm pháp luật, UB Tư pháp của Quốc hội sẽ giám sát thế nào đây?
https://www.facebook.com/…/a.16723055563…/2410499195839135/…

NGUYỄN HÒA BÌNH VÀ KHỐI TÀI SẢN


(nguồn Chân dung quyền lực)
Điểm mặt hàng loạt căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp của gia đình Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội
Chưa tính những bất động sản hàng trăm ha đất chiếm được của dân nghèo tại quê nhà Quảng Ngãi, chỉ tính những bất động sản tại nội thành Hà Nội, gia đình ông Chán án TAND Tối cao, Thành viên Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Hòa Bình đang sở hữu sơ sơ tới 8 căn nhà mặt tiền, biệt thự và căn hộ cao cấp, cụ thể như sau:
1- Căn nhà mặt tiền 3 tầng tại đường Giải Phóng
Căn nhà mặt tiền 3 tầng lầu tại số 1307 đường Giải Phóng, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội là nơi ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình và gia đình đăng ký hộ khẩu thường trú. Năm 2007, sau khi được phong hàm Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, ông đã xây dựng trái phép căn nhà 3 tầng tại địa chỉ trên. Theo chứng thư thẩm định giá số 13.05.1743/CT ngày 24/5/2014 của Công ty TNHH MTV Tư vấn & Thẩm định giá Sao Mộc, mảnh đất này (không tính giá trị căn nhà vì xây dựng trái phép) trị giá 22,5 tỷ đồng.
2- Căn biệt thự Vinhomes Riverside BL09-02

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

HẬU COVID-19: CƠ HỘI KHÔNG ĐỂ MẤT CƠ HỘI


Bài của GS Chu Hảo

Cho đến hôm nay chúng ta có cơ sở để hy vọng đại dịch Covid-19 ở Việt Nam sẽ được khống chế một cách cơ bản vào khoảng giữa tháng 5, khi còn dưới 20 người vẫn đang phải điều trị và khoảng 30 này liên tục không xuất hiện ca nhiễm nào trong cộng đồng. Đó là một thành tích kỳ diệu, xứng đáng được cả thế giới ngưỡng mộ. Cũng vì vậy mà Chính phủ và các học giả đã bắt đầu bàn đến các cơ hội to lớn đang mở ra và đề xuất các giải pháp tận dụng để phát triển đất nước, như bạn đọc có thể thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng mấy ngày qua ( xem các bài của Phạm Chi Lan, Trần Văn Thọ, Nguyễn Trung, Nguyễn Quang Dy,Vũ Minh Khương, Nguyễn Ngọc Chu v.v…).
Tôi tán thành hầu hết các ý kiến ấy, sau đây chỉ xin được chia sẻ với bạn đọc ý kiến riêng của mình về một vài khía cạch khác.
1. Theo tôi cơ hội lớn nhất đối với chúng ta lần này là Cơ hội không để tuột mất cơ hội. Chắc các bạn còn nhớ những lời nhận xét đau lòng đại thể như “ Việt Nam là đất nước không muốn phát triển (?!)” , luôn đi liền với “ Việt Nam là chuyên gia bỏ lỡ cơ hội”. Trong bài viết gần đây của mình GS Trần Văn Thọ chỉ nhắc đến hai cơ hội vào năm 1975 và 1990; nhưng cựu Đại sứ Nguyễn Trung thì thấy nhiều hơn, bắt đầu từ khi xuất bản cuốn “Thời cơ vàng” ( NXB Trẻ, 2010 ) cho đến tận gần đây, cứ mỗi lần xuất hiện một thách thức mới là Nguyễn Trung lại đau đáu một “cơ hội vàng” cho đất nước, nhưng rồi cứ mỗi lần hy vọng lại là một lần thất vọng… “ Cái dớp bỏ lỡ cơ hội” này sẽ mãi mãi ám ảnh chúng ta chừng nào cái thói “kiêu ngạo cộng sản” của các nhà lãnh đạo (như Lê-nin đã nhận ra trong nội bộ đảng của mình từ ngay từ những năm đầu của CMTM, và Lý Quang Diệu viết về các nhà lãnh đạo VN sau 1975 trong hồi ký của mình ); và chừng nào dân chúng vẫn còn “tự sướng” coi Việt Nam là “ lương tâm của thời đại” , là “rốn của Vũ trụ” như sau các chiến thắng năm 1954 và năm 1975. May thay lần này Covid -19 đã làm cho dân ta, nhất là tầng lớp tinh hoa, thấm thía rằng chẳng có gì là vĩ đại tuyệt đối cả, chẳng có gì là chắc chắn tuyệt đối cả; nhưng sinh mạng và quyền được sống của mỗi con người, cũng như chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia là tuyệt đối, là vĩnh cửu. Có lẽ vì vậy mà thói kiêu ngạo và ngông nghênh vỗ ngực tự hào hình như giảm hẳn. Đó là cơ sở để chúng ta tin rằng cái “dớp bỏ lỡ cơ hội” lần này sẽ được hóa giải. Mong lắm sao!

NHÂN LOẠI TANG THƯƠNG, VÌ ĐÂU NÊN NỖI? CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC, TỘI CHỒNG TỘI!


Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên

Đã hơn 8 tuần từ ngày ca bệnh Covid-19 được chính thức công bố ở Vũ Hán Trung quốc, nhân loại trên toàn cầu có lẽ còn chưa kịp hoàn hồn là chuyện gì đã và đang xảy ra cho họ. Bệnh dịch vẫn còn đang hoành hành mà chưa có dấu hiệu suy yếu, tính đến nay đã có khoảng 3 triệu rưỡi người xác nhận chính thức mắc bệnh với con số tử vong được công bố lên đến 1,4 triệu người.
Trong thời điểm tại nơi khởi điểm vụ dịch ở Vũ Hán Trung quốc với con số được cho là "khủng" đó để chính quyền TQ phải ban bố một lệnh chưa từng có trong lịch sử dịch bệnh trên thế giới từ 100 năm nay, là đóng cửa thành phố của 11 triệu dân. Nhưng những con số và sự kiện đó chưa thấm gì so với phần lớn còn lại trên thế giới hiện nay đang hứng chịu.
Nhìn lại con số của vụ đại dịch cúm A H1N1 toàn cầu năm 2009 (kéo dài 20 tháng từ 01/2009-08/2010), con số báo cáo chính thức là 1.6 triệu người mắc [1] và con số tử vong báo cáo chính thức cho WHO chỉ 18.449 người. [2] Tuy nhiên theo ước tính của một số nghiên cứu thì cho thấy số người mắc cỡ 700 triệu - 1.6 tỷ người mắc (11-21% dân số toàn cầu) [3] và tử vong cỡ 250 nghìn [4]. Hai con số này để nói lên dù AH1N1 2009 được coi là một đại dịch toàn cầu, thế nhưng con số tử vong cũng chỉ bằng cúm mùa hàng năm, theo WHO ước tính là 250-500 nghìn tử vong [5]
Như vậy để thấy, chỉ trong vòng 8 tuần mà con số tử vong chính thức của Covid đã bằng số tử vong của cúm mùa hàng năm hay bằng cả số tử vong ước tính của đại dịch toàn cầu AH1N1 2009 kéo dài trong 20 tháng!

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

VŨ TRỤ CA ( 1942 ) - hUY cẬN

 

VŨ TRỤ CA – CÙ HUY CÂN ( 1942 )

 

ÁO XUÂN

Sớm nay khoác áo màu vô định
Ra gặp mùa xuân đến giữa đàng
Lá biếc đưa thoi xuyên vĩnh viễn
Gió là sời thắm của thời gian. 

Ta vận tấm xuân đi hớn hở
Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời
Thân cũng hát lừng cao nhịp lửa
Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi. 

Lòng chim gieo sáng vệt vân sa
Trên bước đường xuân trở lại nhà.
Mở sách chép rằng: Vui một sáng
Nghìn năm còn mãi tấm lòng ta.

 

CẢM THÔNG

Trùng quan mây trắng thao thao
Non xanh bất tuyệt, thương sao tấm lòng
Thái bình sông núi cảm thông
Cho người tơ tưởng miền trong cõi ngoài
Xa nhau mười mấy tỉnh dài
Mơ màng suốt xứ, đêm ngày nhớ nhung
Tâm tình một nẻo quê chung
Người về cố quận, muôn trùng ta đi
Gặp rồi phút chốc chia ly
Mắt người đẹp ấy hồn quê dõi đường
Tiếng người ấy tiếng cố hương
Giọng người ấy tiếng tình thương đất nhà
Biệt ly lọ phải quan hà,
Sân ga trông nuối cũng là tương tư.


1940

 

CÂY LÚA

Mơn mởn đời ươm hoa trái non
Cho tôi chăm bón. Đến mùa hồn
Thì tôi sẽ chết như cây lúa
Đầu ngả mang đầy hạt dẻo ngon


1942

 

CHIÊM BAO THỈNH THOẢNG EM VỀ

Chiêm bao thỉnh thoảng em về
Mắt còn toả mộng cuồng mê thuở đầu.
Gặp nhau không ngợ ngàng nhau
Má xuân trời cũ đọng màu ráng xưa
Chiêm bao yêu muộn nhớ thừa
Là nơi họp mặt ngày đưa tiễn rồi
Thân dù sông núi xa xôi
Giấc mơ qua lại lứa đôi tự tình
Yêu nhau nhớ dáng tưởng hình
Chiêm bao em có một mình chăng em?
Đời buồn lạnh gối đêm đêm
Biệt li gì mộng! Nhớ tìm thăm nhau

 

CÓ TÌNH YÊU NÀO MÀ KHÔNG ĐAU