Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Tâm Thư Gửi Bộ Y Tế

 ( Thơ con gái Hồng Thắm Nguyễn )
Vân Anh Trần


Muốn hỏi một lời từ sâu thẳm trái tim
Mà bấy lâu nay cháu vẫn kìm vẫn nén
Thay mặt bệnh nhân mang nỗi hờn uất nghẹn
Cô Tiến , chú Hùng có thấy thẹn hay không?
Mắc bệnh ung thư họ đã rất đau lòng
Bao đứa trẻ còn trông mong được sống
Kéo dài tuổi thơ và ấp ôm ước vọng
Đôi mắt tròn xoe đang trông ngóng , đợi chờ

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

TÂY BỘ LUẬN KHÔNG THỂ GIÚP TRUNG CỘNG KÉO DÀI CHÚT HƠI TÀN

( Một bài của một nhà báo - là con của một ông tướng cộng sản TQ, tham gia Thiên An Môn và đào thoát ra nước ngoài), bài viết năm 2014.
Người dịch : Quốc Thanh.
Tam Muội: Xin chào quý thính giả, tôi là nhà văn mạng có bút danh Tam Muội, sống ở Chicago, Mỹ. Hôm nay tôi muốn nói với các bạn về một bài viết cũ tên là “Tây Bộ luận” của trung tướng Lưu Á Châu đăng trên tuần san “Phượng hoàng”. Bài viết này có người nói viết từ 10 năm trước, có người nói viết từ 6 năm trước, có nghĩa đại để là từ 6-10 năm trước. Trong bản mới công bố lần này, ông ta có thêm một số ý, trong đó có một đoạn được công chúng trong và ngoài nước đón nhận, ông ta nói thế này:
“Trong vòng 10 năm nữa, một cuộc chuyển hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ chắc chắn sẽ phải xảy ra, Trung Quốc sẽ có một sự biến đổi to lớn. Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho, chúng ta không còn có đường lùi”.
Khi nói: “Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho”, ông ta cho rằng, đây là sứ mệnh trao cho Đảng chúng tôi, có nghĩa bà con dân chúng cứ ngồi đợi đấy, không có phần cho bà con đâu.
Chúng tôi muốn hỏi:
Đảng Cộng sản là một đảng không chịu bất kỳ sự cân bằng quyền lực nào, nó là một chính đảng độc tài, độc đảng, như vậy liệu nó có thể tự cải cách được không? Liệu nó có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để chuyển thành chế độ dân chủ được hay không ?
Điều không thể vượt qua nổi thách đố thứ hai là ở câu này: “Một cuộc chuyển đổi hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ”, câu này cũng không vượt qua nổi sự soi xét.
Thực tế, 20 năm trước, cả Đông Âu và Liên Xô đều đã trải qua một sự kiện lịch sử chuyển hình thái chính trị hết sức to lớn. Lịch sử đã chứng minh tiền đề để chuyển từ chế độ cực quyền cộng sản sang chế độ dân chủ là Đảng Cộng sản cùng chính phủ cực quyền của nó phải sụp đổ trước đã, thì mới có thể thiết lập được chế độ dân chủ. Luận điểm này đã được chứng minh bằng sự chuyển đổi hình thái ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Như Liên Xô cũng là sau khi Đảng Cộng sản sụp đổ thì dân chúng mới thiết lập chế độ dân chủ, tình trạng ở các nước Đông Âu cũng như vậy.
CHẾ ĐỘ CỰC QUYỀN VÀ CHẾ ĐỘ UY QUYỀN

VỤ VIỆT CỘNG BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH : ĐÚC TRỪNG PHẠT NẶNG NỀ VIỆT NAM KHÓ CHỐNG ĐỠ




Sáng Thứ Hai August 28, 2017, Thông Tấn Xã Đức bất ngờ đưa ra một thông báo trừng phạt thẳng tay cộng sản Việt Nam vì vụ án gián điệp bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bản thông cáo trừng phạt này sẽ làm CSVN khốn đốn về mọi phương diện, có thể làm cho nền kinh tế của CSVN hoàn toàn sụp đổ, và bao gồm những nét chính, đại ý như sau:
1.-Lên án CSVN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, vi phạm luật pháp quốc tế
 và công ước thế giới.
2.-Cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, y tế, và du lịch với Hà Nội.
3.-Xóa bỏ thỏa ước về lệnh dẫn độ.
4.-Cắt tòan bộ các viện trợ kinh tế thương mại (có thể ám chỉ cả số tiền viện trợ của Đức cho CSVN trong 2 năm lên đến $215 trịêu USD).
5.-Thông báo cho Liên Hiệp Châu Âu EU gạt CSVN ra khỏi các thỏa hiệp xuyên Đại Tây Dương. (Có thể làm cho CSVN bị thiệt hại đến $38 tỷ USD).
6.-Hủy bỏ thuế quan tối huệ quốc 4% dành cho CSVN.
7.-Cấm bán các vũ khí, chiến cụ, chiến lược và chiến thuật quốc phòng cho CSVN. (trước kia Đức vẫn bán cho VN chiến xa và máy diesel dùng cho tiềm thủy đĩnh của Nga cung cấp cho CSVN.)
8.-Cấm CSVN buôn bán xuất hàng hóa qua Đức và các nước Châu Âu (điều khỏan này có thể làm cho CSVN bị thiệt hại đến $48 tỷ USD một năm).
9.-Berlin sẽ trừng phạt Hà Nội về việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, và sẽ làm cho kinh tế của CSVN sụp đổ 100%. (Tin Tổng Hợp).

Thư Hoàng Lại Giang gởi ông Nguyễn Phú Trọng

Trong bài thơ Bến sông, thi hào Đỗ Phủ đời Đường có viết:
Nhân sinh thất thập cổ lai hy.
Có nghĩa là người ở tuổi 70 hiếm.
Thi nhân Tản Đà của ta thì nói:
Sống 70 đã mấy người?
Khi tôi tròn 70, các con tôi tổ chức sinh nhật cho tôi – một việc lạ – bởi cả đời tôi có tổ chức sinh nhật bao giờ đâu!
Trong bữa sinh nhật ấy, tôi nói với vợ con tôi:
“Ở tuổi này ông không biết mình lú lẫn đâu. Đôi khi lú lẫn mà cứ nghĩ mình anh minh, sáng suốt, bắt vợ con phải nghe theo… Đấy cũng là căn bệnh của người già, khi tuổi đã thất thập!”.
Mười năm đã qua, tôi vào tuổi 80, vẫn tính cách bề trên, luôn cho mình là đúng, là chân lý, coi chủ nghĩa xã hội là xã hội đẹp đẽ nhất mà loài người hướng tới!
Tôi và ông nay đã ngoài thất thập, thuộc loại người xưa nay hiếm rồi. Sự lú lẫn của tôi dù sao cũng chỉ vợ, con tôi chịu. Còn sự lú lẫn của những người đầy quyền lực như ông thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự còn mất của cả dân tộc! Quốc phòng ông nắm, công an ông chui vào, luật pháp ông giữ, ông thay đổi Hiến pháp của cụ Hồ khi ông đưa điều 4 vào Hiến pháp!!! Trong khi giặc Tàu xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa bao nhiêu chiến sĩ của ta đã hy sinh ông không cho ai tưởng niệm. Ai tưởng niệm chui, ông cho công an và côn đồ theo dõi để sẵn sàng… đàn áp dã man!

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Lại bàn về Nguyễn Khắc Viện và sách “Việt Nam, một thiên lịch sử”

Nguyễn Khắc Phê
Thân gửi các anh La Khắc Hòa, Nguyễn Huệ Chi, Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, Chu Văn Sơn – đồng thời gửi cho ông Hoa Lư (?) và một vài người quan tâm vấn đề này – bài viết vừa đăng trên Tạp chí “Kiến thức ngày nay” số 973, ngày 20/8/2017 để tham khảo vì có thể các anh chưa có điều kiện đọc Tạp chí KNNN”. Tôi không có địa chỉ email anh Huệ Chi và La khắc Hòa, nhờ các anh chuyển tiếp, nếu tiện. Nếu các anh đưa lên mạng, xin ghi rõ xuất xứ từ KTNN.
Đồng thời, tôi cũng gửi luôn các anh bài “Bổ sung”tôi mới viết, chưa đăng, nêu rõ thêm một số chuyện mà có bạn đề nghị…
Tôi đã xem một số bình luận của các anh trong trang FB của La Khắc Hòa [Xin xem: https://www.facebook.com/khachoa.la/posts/1166607316774060 – Nguyễn Huệ Chi] và một số trang mạng khác về bài của Hoa Lư (“To gan luận về bác sĩ Nguyễn Khắc Viện” – BSNKV – đăng trên trang “Tiếng Dân” ngày 19/7/2017 [bài viết của Hoa Lư cũng đăng lại đầy đủ trên FB La Khắc Hòa, xin xem đường link vừa dẫn – Nguyễn Huệ Chi]). Ý kiến của một số anh, nói chung đã cung cấp thêm những nhận định và tư liệu để mọi người suy luận một cách có cơ sở hơn. Bài của ông Hoa Lư (HL) ngay từ nhan đề và một số câu trong bài tỏ ra rất kính trọng BSNKV, nhưng tiếc rằng lại có những sai lạc (hoặc bất cập), cần phải trao đổi lại.
Một số anh em, bạn bè bảo tôi không nên viết vì là người trong nhà; hơn nữa bàn về BSNKV thì thiên hạ đã viết suốt mấy chục năm rồi. Tuy vậy, đây không chỉ là vấn đề cá nhân và một cuốn sách, mà do vị trí của BSNKV cũng như công trình Việt Nam, một thiên lịch sử (VNMTLS) có quan hệ đến không ít nhận thức một số sự kiện của lịch sử đất nước, nên cần được trao đổi một cách công khai; riêng tôi, không nên tránh né, vì sau khi BSNKV mất, bà Nhất – vợ BSNKV – nhờ tôi giúp soạn tư liệu để in các bộ Tuyển tác phẩm BSNKV, nên trong gia đình BSNKV, tôi là người nắm được nhiều tư liệu nhất. Tôi hy vọng, với các căn cứ mà tôi biết rõ, có thể giúp các anh khi cần, sử dụng cho công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung và BSNKV nói riêng, đồng thời giúp bạn đọc tránh hiểu lầm và không để cái sai của HL kéo thêm những cái sai khác (như ông Đinh Thắng, tự nhận là học trò BSNKV, tôn sùng và bảo vệ cụ Viện đến mức, nghe HL viết như thế liền quy kết: Sách VNMTLS không phải của ông Viện viết và Nhà nước vinh danh ông với công trình đó, khác chi giết chết BSNKV!...)
Xin được lưu ý, tôi chỉ cung cấp “tư liệu” (có căn cứ “giấy trắng mực đen) để các anh và bạn đọc “tự đính chính” những cái sai hoặc bất cập của HL về mặt “tư liệu”; còn cách đánh giá của HL hay của Chu Văn Sơn về BSNKV như cho rằng BSNKV là người của "cung đình", rồi "diễn một cách tinh vi" và "hèn một cách Hiên ngang", “Cơ hội một cách sang trọng”... thì tôi tin nhiều người và cả Chu Văn Sơn, khi bình tĩnh lại và có điều kiện đọc toàn bộ các công trình của BSNKV, hoặc ít ra đọc mấy chục kiến nghị của BSNKV gửi các cấp Trung ương (hiện có đầy đủ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; nếu quá thiếu thời gian thì chỉ đọc sách Ước mơ & Hoài niệm – Nguyễn Khắc Viện kể chuyệnmà NXB Tri Thức vừa in 5/2017, nhân kỷ niệm tròn 20 năm ngày BSNKV qua đời) sẽ có cách nhận định khác. Còn với bản thân BSNKV, thì sinh thời, khi bị một số cơ quan “chính thống” phê phán là “phản động, gián điệp của Pháp”, cấm các báo đăng bài của ông thì ông vẫn thản nhiên và dành toàn bộ tâm huyết cho việc Nghiên cứu Tâm lý trẻ em – một lĩnh vực ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức… Ừ, thì cũng có thể nói đây là “cơ hội một cách sang trọng” – Nói theo kiểu nhà văn đặc sắc Nam Bộ Trang Thế Hy thì “cung đình không ưa, đây là cơ hội ta đi chỗ khác chơi!” Mà “kiểu chơi” Nghiên cứu Tâm lý trẻ em – khoa học nhân văn, giúp tạo nên những thế hệ con người tốt đẹp cho tương lai đất nước thì hẳn cũng đáng gọi là “sang trọng”!... Và đến cuối đời, thì có thể nói là “vàng thật không sợ lửa”, BSNKV vừa được Giải thưởng Lớn về Pháp ngữ của Viện Hàn lâm Pháp, vừa được Nhà nước ta tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Nguyễn Khắc Phê
1 - Sách VNMTLS, viết như HL “được viết ra gần 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc” là sai. Có lẽ do HL không có điều kiện (hay lười) tìm tư liệu. Với lớp trí thức thời BSNKV (không chỉ với BSNKV – tạm gọi là “trí thức Tây học thiên tả”) thời điểm công bố tác phẩm rất quan trọng. Vì chính BSNKV đã viết khi NXB Trẻ tái bản “Một đôi lời” ngay trước khi ông qua đời như sau:
“… Mới hơn 10 năm mà nay nhớ lại nhiều việc, như là chuyện thời xa xưa, cả nước đã chuyển sang một thời đại mới. Nay cho in lại, xin cứ giữ nguyên bản, không sửa chữa, như là một vết tích của một thời, để cho bạn đọc ngày nay thấy một số người “xưa kia” suy nghĩ những gì… Thời thế thay đổi, không thể không thay đổi ý kiến, loại trừ một số sai lầm tư tưởng, nhưng điều không thể thay đổi là cái đạo lý làm người. Thức thời, chứ không phải cơ hội…

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Lưu một loạt bài nói về giáo dục ( 2 )

Giáo dục và quy luật … "Tít mù"

Xuân Dương

"Quy luật Tít mù", nghe trừu tượng quá. Dân gian có mấy câu thơ nôm na này, rất dễ hình dung: "Con kiến mà leo cành đa - Leo phải cành cụt, leo ra leo vào - Con kiến mà leo cành đào - Leo phải cành cụt, leo vào leo ra". Nếu ví Đảng Cộng sản và Chính phủ là con kiến thì sự nghiệp giáo dục và cải cách giáo dục nói riêng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung của Đảng Cộng sản và Chính phủ chính là cành đa cụt, cành đào cụt. Ông Xuân Dương có đồng ý vậy chăng?
Bauxite Việt Nam
Liên quan "quy luật Tít mù" trong giáo dục, xin viện dẫn ý kiến của hai vị bộ trưởng, vị thứ nhất là nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân, vị thứ hai là đương kim Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Đọc bài viết của GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam "Khốn khó, muốn giữ vẹn nhân cách, tự trọng là không dễ" trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 14-8-2017 khiến người viết trăn trở nhiều điều.
Năm 1990, sau khi sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, GS Trần Hồng Quân được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Là người đứng đầu ngành giáo dục trong một thời gian khá dài, kinh nghiệm lãnh đạo và những gì chứng kiến tại cơ quan bộ đầu những năm 90 thế kỉ trước có phải là nguyên nhân khiến vị giáo sư đáng kính phải thốt lên: "Muốn dự đoán tương lai của một quốc gia, hãy nhìn vào ngành giáo dục. Muốn dự đoán tương lai của ngành giáo dục, hãy nhìn vào chính sách của nhà nước và thái độ của xã hội đối với đội ngũ giáo viên".
Phương pháp "bắc cầu" trong toán học được GS Trần Hồng Quân sử dụng dẫn tới kết luận thế này: "Muốn dự đoán tương lai của một quốc gia, hãy nhìn vào chính sách của nhà nước và thái độ của xã hội đối với đội ngũ giáo viên", bởi lẽ người thày là yếu tố quyết định nhất đến chất lượng giáo dục, sau đó mới là chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất…
Về thái độ đối với đội ngũ giáo viên, xin không nói đến dư luận "các lề", chỉ cần nghe, nhìn đài truyền hình tung lên màn ảnh nhỏ câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" là đủ thấy thái độ ứng xử của ê-kip thực hiện và người lãnh đạo cơ quan này. Điều đáng nói là câu chuyện châm biếm nghề giáo này được tung lên màn hình tối 19-11-2014, ngay trước ngày các thày cô kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm.
Năm 2012, chuyên mục Thongtindachieu.tuanvietnam.vietnamnet có bài "Xin đừng làm tổn thương nhà giáo" của TS Dương Xuân Thành. Bài báo này hiện vẫn còn lưu tại địa chỉ [1]. Nội dung bài báo nói đến cách thức đối xử khó hiểu của cơ quan ban hành chính sách với đội ngũ nhà giáo đã nghỉ hưu không được hưởng chính sách thâm niên theo quy định mới ban hành.
Phê phán các hành vi sai trái là cần thiết song phê phán thế nào để không gây phản cảm, không tạo nên một cách nhìn phiến diện về nghề dạy học lại là việc không thể xem nhẹ. Tiếc rằng ngay cả cơ quan quản lí và một số cơ quan báo chí mới chỉ chú trọng đến hiện tượng mà chưa tìm hiểu kĩ bản chất của sự việc. Chẳng hạn việc dạy thêm, học thêm luôn là đề tài được quan tâm song cần phải thấy một thực tế là tình trạng này chủ yếu xảy ra tại thành phố, thị xã và chỉ với một vài môn học nhất định. Phê phán đội ngũ giáo viên (nói chung) trong việc dạy thêm là không thỏa đáng.
Về ý kiến "Muốn dự đoán tương lai của ngành giáo dục, hãy nhìn vào chính sách của nhà nước" mà GS Trần Hồng Quân đề cập, xin được nêu một vài dẫn chứng:
Căn cứ Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg thì nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các bộ… được hưởng mức phụ cấp 25%. Tuy nhiên, quyết định này cũng có ngoại lệ khi quy định: "Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng". (Baochinhphu.vn ngày 3-12-2012). Cùng một trường, cùng có điều kiện làm việc như nhau, giảng viên vẫn bị phân biệt đối xử, có người được hưởng phụ cấp gần gấp đôi người khác, có phải là một chính sách hợp lí?
Ông Đ.Đ.Tr, nguyên Phó chánh văn phòng Bộ Giáo dục và đào tạo, phụ trách kiến thiết cơ bản dưới thời Bộ trưởng Trần Hồng Quân nhớ lại: Vào tháng 11-1990 (cũng vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam), phòng bảo vệ cơ quan bộ ở phía đường Đại Cồ Việt bị lực lượng chức năng quận đưa người và phương tiện đến đập phá. Một số cán bộ văn phòng bộ (tiến sĩ Đ.V.Đ, tiến sĩ N.H.L nay đang làm việc tại Hiệp hội các trường đại học - cao đẳng ngoài công lập Việt Nam) vẫn nhớ rất rõ sự kiện này. Nhiều năm sau, mỗi khi có dịp đi qua trụ sở bộ, vết tích đập phá những năm trước vẫn còn được giữ nguyên vẹn. Chứng kiến tận mắt cảnh tượng lúc đó, người viết chỉ thầm tự hỏi, nếu đó không phải là trụ sở Bộ Giáo dục mà là bộ khác, liệu việc hi hữu này có xảy ra?
Là người nhiều năm làm bộ trưởng, chắc chắn GS Trần Hồng Quân hiểu hơn ai hết những gì mà "chính sách của nhà nước" dành cho giáo dục.

Lưu một loạt bài nói về giáo dục ( 1 )

Võ Tòng Đánh Mèo
Hôm ấy là buổi đầu tiên tôi đi làm. Có vẻ tôi hợp với công việc này thì phải, bởi vừa chống xe, ngồi chưa nóng chỗ, đã có khách tới ngay.
- Chào anh! Anh đi đâu lên em chở ạ? Mở hàng em lấy rẻ thôi!
Gã khách mặc chiếc áo phông sờn, chắc gia đình đang có chuyện gì buồn nên mặt đầy vẻ giận hờn. Gã với lấy chiếc mũ bảo hiểm đang treo trên con Wave ghẻ của tôi rồi bảo:
- Chở tao tới bệnh viện!
- Dạ! Bệnh viện nào ạ?
- Bệnh viện nào là tùy mày, vì người nằm viện là mày!
Dứt lời, gã chồm lên, phang cái mũ bảo hiểm vào đầu, vào mặt tôi tới tấp, vừa phang gã vừa chửi té tát:
- Thằng chó! Dám đón khách ở đây à? Mày có biết đây là địa bàn của ai không? ĐKM mày!
Tôi dính đòn bất ngờ thì choáng váng, xiêu vẹo rồi khuỵu xuống ôm đầu chịu trận… Sau đó, tôi nghe tiếng chân người chạy tới rầm rập, tưởng có dân phòng đến cứu, nào ngờ lại là mấy tên xe ôm đồng bọn của cái gã đang đánh tôi. Tất nhiên, khi biết tôi là thằng đang tranh miếng cơm của chúng thì chúng đồng loạt xông vào đấm đá tôi. Đặc biệt, có cái gã mặc chiếc áo sơ-mi màu ghi in hình mèo Hello Kitty còn rút hẳn cái côn nhị khúc ra. Nhìn gã, tôi há mồm ngỡ ngàng, không hẳn vì sợ, mà vì thấy gã ta quen quá, rồi đúng lúc gã vung côn lên định vụt tôi thì tôi đã nhớ ra và hét lên:
- Anh Giang "đẫm"! Anh Giang "đẫm"!
Nghe tôi gọi tên, anh Giang "đẫm" khựng lại, buông cái côn thõng xuống, ngác ngơ. Có lẽ mặt mũi tôi te tua bầm dập do vừa bị đập nên anh chưa nhận ra…
- Em Du đây! Du "kệ", K53, Đại học giao thông vận chuyển đây!
Lúc này thì anh Giang "đẫm" mới vỡ òa. Anh quẳng cái côn đi, lao tới đỡ tôi dậy, lau những vệt máu từ những vết bầm xước đang chảy ra ri rỉ trên mặt tôi. Anh em nhận ra nhau vừa xót xa, vừa mừng mừng, tủi tủi. Anh Giang "đẫm" học cùng Đại học giao thông vận chuyển với tôi, anh là thủ khoa K49 còn tôi thủ khoa K53. Anh em quen nhau vì gặp nhau liên tục trong những lần trường tổ chức gala trao bằng khen và phần thưởng cho những sinh viên xuất sắc.
Sau khi hỏi chuyện, biết tôi tốt nghiệp đã lâu mà vẫn đang thất nghiệp, phải chạy xe ôm kiếm sống thì anh Giang "đẫm" rất thương và cảm thông. Anh bảo tôi cứ ra đây chạy xe cùng anh và mọi người, anh em đùm bọc, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Tôi nghe vậy thì mừng quá nhưng rồi lại liếc ánh mắt e dè nhìn quanh một lượt mấy gã xe ôm vừa hùng hổ lao vào đập tôi. Anh Giang "đẫm" thấy vậy, hiểu ý liền, nói ngay:
- Đừng lo! Các anh em đây đều là những người có trình độ đại học và trên đại học cả, chứ không phải là mấy thằng ất ơ đầu đường xó chợ, khi biết em là em của anh rồi, họ sẽ không gây khó dễ cho em nữa đâu!
Vậy là từ hôm ấy, tôi ra đấy đón khách cùng các anh. Biết tôi là nhân viên mới nên những cuốc nào đường đẹp, dễ đi, ít công an, các anh đều nhường cho tôi chạy. Các anh còn dạy tôi cách đi vòng vèo kéo dài lộ trình hòng tăng cước phí, rồi chỉ tôi cách phân biệt khách khôn khách gà để còn hét giá…
Đã có lúc tôi nghĩ cái bằng đại học của mình là vô giá trị và những thời gian, tiền bạc bỏ ra cho những năm tháng đại học ấy là lãng phí. Nhưng giờ tôi mới hiểu rằng không phải vậy, bởi nếu không học đại học thì sao tôi quen được với anh Giang "đẫm", mà không quen với anh Giang "đẫm" thì hôm đó tôi đã bị anh và đồng bọn của anh đập cho bê bết như một thằng trộm chó rồi, chứ sao được yên ổn sống, lao động và đem những kiến thức mình đã học trên ghế giảng đường mà cống hiến cho xã hội như bây giờ?

Giáo dục và quan lại

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Sự vô minh trong Quy định số 90

Nguyễn Đình Cống
Ngày 4-8-2017 Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Quy định số 90-QĐ/TW: Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Về quy định này, tôi đã đọc được một số phản biện và nhận xét rất hay của Tô Văn Trường, Lê Phú Khải, Hòa Ái, Hạ Đình Nguyên, Bùi Quang Vơm đăng trên trang Boxitvn. Chỉ xin có vài ý kiến bổ sung.
Vô minh là khái niệm thường dùng trong Phật giáo để chỉ tình trạng không hiểu biết thấu đáo về bản chất của sự việc, tạo ra nhận thức nhầm lẫn và hành động sai trái, dẫn đến kết quả lợi ít hại nhiều. Vô minh là cách nói văn hoa còn theo dân dã, nói trắng ra là sự ngu tối. Trong tác phẩm "Thất bại lớn", Brzezinski chỉ ra rằng chủ nghĩa cộng sản chắc chắn sụp đổ, mà nguyên nhân cơ bản là "thiếu trí tuệ", hoặc nói cách khác là vô minh. Đảng Cộng sản Việt Nam vì vô minh mà đã phạm nhiều sai lầm như cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, hợp tác hóa nông nghiệp, kinh tế quốc doanh, vụ Vinashin, Vinaline, Bô-xit Tây Nguyên, Formosa, Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Vĩnh Bình… Trong các nước dân chủ, khi đảng cầm quyền chỉ phạm một trong những sai lầm loại trên thì đã mất tín nhiệm, bị nhân dân dùng lá phiếu loại bỏ. Ở Việt Nam, mặc dầu vì vô minh, Đảng Cộng sản mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác nhưng dựa vào bạo lực, tuyên truyền và trên nền dân trí thấp mà vẫn giữ được sự thống trị tạm thời. Để tỏ ra sự sáng suốt, Đảng Cộng sản viết và công bố hết nghị quyết này đến nghị quyết khác, hết quy định này đến quy định khác. Nhưng xem ra trong các nghị quyết và quy định đó, ngoài những khẩu hiệu và ngôn từ sáo rỗng, còn chứa đựng nhiều điều vô minh. Xin phân tích vài điều như vậy trong Quy định số 90-QĐ/TW.
1- Mục đích của Quy định

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh

Đúng như lời tác giả, một giáo sư, tiến sĩ toán học: "Bài viết này được trình bày theo phong cách của một công trình nghiên cứu. Nên chỉ phù hợp với những người có thể đầu tư thời gian đọc kỹ và nghiền ngẫm, để hiểu các thông điệp muốn gửi gắm. Nó nặng về lý luận, nên khô khan, không phù hợp với nhu cầu giải trí, hay chia sẻ cảm xúc. Bài viết không điểm lại diễn biến của sự kiện, cũng không trình bày lại các kết quả điều tra. Và không chỉ đóng khung trong vụ TXT". BVN mạo muội bổ sung rằng đây là một bài viết cực kì công phu, hết sức có giá trị và trân trọng chuyển tới bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
Xa Tổ quốc gần nỗi đau Tổ quốc
Trải nỗi lòng mong nhẹ bớt nỗi đau
Cái tên Trịnh Xuân Thanh (TXT) sẽ đi vào lịch sử. Song không phải vì tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", hay vì tội tham nhũng. Dù đã gây ra những hậu quả rất tệ hại, nhưng trong hàng ngũ các đồng chí thi đua phá phách - vơ vét, thì tầm vóc của Thanh vẫn còn khá khiêm tốn. So với các đại ca thì Thanh mới như "trẻ nhỏ đua đòi". Còn so với mấy bố già thì Thanh càng chưa thể sánh ngang vai trên con đường hại dân hại nước. Bởi thế, khi các đại ca và bố già vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn vắt vẻo trên đỉnh cao quyền lực, thì chắc Thanh cũng khó cam lòng "đầu thú".
Thiên hạ sẽ dùng tên TXT để đề cập một diễn biến hiếm có trong lịch sử ngoại giao, mà đọng lại là hình hài đích thực của kiểu pháp quyền sản xuất tại Việt Nam. Vốn dĩ, thi hành công vụ kiểu giang hồ là chuyện thường ngày ở xứ "dân chủ vạn lần tư bản". Song lần này đặc sản "luật rừng" được xuất khẩu sang khối Cộng đồng chung Châu Âu, và công diễn giữa trung tâm Thủ đô Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức.
Sau mười ngày điều tra và cân nhắc thận trọng, ngày 2/8/2017 Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã ra thông cáo báo chí, trong đó khẳng định:
"Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là sự vi phạm trắng trợn chưa từng có đối với luật pháp Đức và luật pháp quốc tế."
"Chính phủ Liên bang Đức đòi hỏi, rằng ông Trịnh Xuân Thanh có thể quay lại Đức ngay lập tức, để cả đề nghị dẫn độ và đơn xin tỵ nạn đều có thể được xem xét đến cùng đúng theo trình tự pháp lý."
"Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày mùng 2 tháng 8 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức."
Vâng, "tiếc" về "phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức". Như thể phật ý, vì phát biểu của phía Đức có điều gì sai trái, hay không hợp lý. Khi phóng viên nước ngoài hỏi "Việt Nam có xác nhận lời cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không", thì bà Hằng trích dẫn:
"Theo thông báo ngày 31 tháng 7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú."
Vậy là nhà cầm quyền Hà Nội không trực tiếp bác bỏ cáo buộc bắt cóc TXT của phía Đức (vì "ra trình diện và đầu thú" không có nghĩa là trước đấy không bị bắt cóc). Song cũng không công khai thừa nhận và chẳng có hồi đáp chính thức về cáo buộc của phía Đức. Có lẽ vì thế, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã phải nhấn mạnh (trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Stuttgarter Nachrichten ngày 6/8/2017):
"Hành vi của mật vụ Việt Nam trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không chấp nhận được. Tôi muốn nói hết sức rõ ràng rằng: Chúng tôi không bao giờ chấp nhận trò ấy, và cũng sẽ chẳng để yên việc ấy."
Trong khi nhà cầm quyền Hà Nội làm thinh, thì dư luận người Việt trên thế giới ảo cực kỳ sôi động. Người thì phê phán chính quyền Hà Nội, người lại tỏ ra đồng tình. Số đồng tình dựa trên niềm tin chân chất, rằng việc bắt cóc TXT (nếu có) là cần thiết cho nỗ lực chống tham nhũng. Và rằng động cơ của thế lực ra lệnh bắt cóc TXT chỉ đơn thuần là nghiêm trị kẻ tham nhũng. Còn tính hợp pháp của hành vi bắt cóc ư? "Mục đích biện minh cho phương tiện." Vả lại, "thế giới" cũng làm thế cả. Có điều, khi xòe tay điểm danh để chứng minh hùng hồn, rằng việc chính quyền một nước tổ chức bắt cóc ở nước ngoài vì mục đích tử tế là thông lệ quốc tế, thì chỉ duỗi được vài ngón. Còn ngón tiếp theo thì tần ngần, chẳng biết chỉ về đâu. Thử hỏi, bắt cóc kiểu ấy là hành xử bất thường của vài siêu cường, mà cộng đồng đành phải cắn răng chịu đựng? Hay của nhà nước đại diện cho dân tộc đã từng bị vùi dập trước sự làm ngơ của các cường quốc, tới mức hậu thế vẫn còn cảm thấy mắc nợ? Hay của mấy nhà cầm quyền mà thế giới văn minh phỉ nhổ?
Điều đáng bàn là có "một bộ phận không nhỏ" chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của phía Đức. Họ cho rằng phía Việt Nam hành động như vậy là đúng, nên phía Đức phát ngôn như vậy là sai. Thậm chí cho rằng "Đức... dung dưỡng cho một tên tội phạm như Trịnh Xuân Thanh", và lên án "thói đạo đức giả của nhà cầm quyền Berlin". Những chỉ trích nặng nề kiểu ấy không chỉ được đăng trên các trang cá nhân, mà trên cả báo quốc doanh, chẳng hạn bài "Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?"– đăng ngày 18/08/2017 trên Tuần báo Văn nghệ của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Mọi người hãy tìm cách cứu ngành sư phạm, đừng trách móc, kêu than nữa

XUÂN QUANG
 (GDVN) - Bộ Giáo dục phải nắm lấy ngành sư phạm từ việc đào tạo, cho tới vấn đề bố trí việc làm, chứ không thể buông lỏng xét tuyển, thả lỏng đầu ra...

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục cho rằng, việc tạo cơ chế thu hút đầu vào và tìm giải pháp ổn định đầu ra cho nhân lực ngành sư phạm là vấn đề cốt lõi để giải quyết căn bản tình trạng "ế ẩm" của ngành sư phạm.
Điểm đầu vào ngành sư phạm nhất thiết phải cao
Thầy Văn Như Cương, người sáng lập Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) đánh giá, việc nhiều cơ sở đào tạo sư phạm lấy điểm đầu vào quá thấp như hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề đổi mới giáo dục.
"Giáo viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của việc đổi mới giáo dục.
Chương trình đổi mới giáo dục dù có hay tới mức nào, nhưng người thực hiện có năng lực kém thì cũng hỏng. 
Nếu đổi mới giáo dục không gắn liền với việc nâng cao tay nghề, chất lượng của lực lượng xung kích (giáo viên) thì chắc chắn đổi mới giáo dục sẽ thất bại.
Đổi mới giáo dục giống như câu chuyện mua vũ khí tối tân nhưng không có người sử dụng thì không phát huy hiệu quả.
Quay trở lại vấn đề đào tạo nhân lực sư phạm, nếu năng lực thí sinh có điểm đầu vào quá kém, thì khó hy vọng đầu ra sẽ tốt.
Do vậy, việc đổi mới giáo dục sẽ gặp thất bại nếu sử dụng nguồn nhân lực kém chất lượng", thầy Văn Như Cương chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 15/8.

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Trận chiến tay ba

Bùi Quang Vơm
Gọi là cuộc chiến tay ba, vì nếu đúng là ông Đinh Thế Huynh đã bị tước tuột hết mọi chức vụ, thì tay thứ nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, tay thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng và tay thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc…
Sáng 31/07/2017, tại phiên họp 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Trọng nói:
“Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không còn là lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, không ai có thể đứng ngoài cuộc và cá nhân nào muốn không làm cũng không được, lò đã nóng, thì cả củi khô lẫn củi còn tươi đều cháy”.
Đây là một nhận định theo góc nhìn chủ quan và có phần “lạc quan tếu” của riêng ông Trọng.
Tuy vậy, nhìn toàn cảnh sân khấu chính trị, có lẽ cũng dễ dàng đồng ý với ông.
Trong số 12 vụ đại án được đặt mục tiêu xét xử trong năm 2017, 2/6 vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi đã được xét xử sơ thẩm, 10/12 vụ còn lại đã được tiến hành hoàn thành kết thúc điều tra, đủ điều kiện đưa ra xét xử.
Các vụ án trọng điểm như vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Vũ Quốc Hảo đã xử tới giai đoạn II.
Ở các vụ án này, đã có hàng trăm can phạm được đưa ra trước vành móng ngựa.
Đặc biệt, vụ án Tập đoàn Dầu khí PVN cùng với vụ PVC sẽ có thể hoàn thành cùng với việc bắt và đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước đối chứng và hoàn chỉnh bản cung khai của Vũ Đức Thuận và đồng bọn. Việc hoàn thiện hồ sơ hình sự đối với Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Tấn Dũng có thể được khai thông.

“Lỗ hổng” trong tiêu chí lựa chọn lãnh đạo cấp cao

Tô Văn Trường
Tham vọng quyền lực là thuộc tính của con người, là động lực của sự phát triển, không hiểu ai tham mưu cho lãnh đạo lại ghép nó vào ý nghĩa xấu xa? Không tham vọng quyền lực thì đừng làm lãnh đạo, vấn đề là phải kiểm soát quyền lực trong khuôn khổ của pháp luật.
Tham vọng quyền lực là một khía cạnh thuộc về bản năng đầu đàn, nó tự có trong mỗi con người và chỉ khác nhau ở mức độ yếu hay mạnh chứ không phải “tốt hay xấu”. Tốt, xấu là khái niệm thuộc về văn hoá, mà văn hoá là sản phẩm của bản năng sáng tạo. Nếu trong quy định của Đảng về tiêu chí cán bộ lãnh đạo mà có điều “tuyệt đối không tham vọng quyền lực” thì thật khó hiểu và hoàn toàn thiếu hiểu biết về bản chất của vấn đề.
Từ lâu rồi, tôi đã đề cập đến vấn đề đánh giá tư tưởng của con người là một trong những vấn đề khó đánh giá nhất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó nhấn mạnh đến tiêu chí tuyệt đối không tham vọng quyền lực và kiên định với Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Để một xã hội phát triển lành mạnh về phía tiến bộ cần có (1) Một học thuyết phát triển đủ tốt và đủ tiên tiến, (2) Một hệ thống luật pháp & thể chế & bộ máy nhà nước & thị trường tổ chức tốt, (3) Những cá nhân - con người tốt - tức là đủ phẩm chất lắp vào các vị trí của hệ thống số (2) và (3) thường đồng thời là sản phẩm của (1) và (2).
Hệ thống luật pháp và thể chế này (2) vừa sử dụng lại cũng vừa phát triển và giám sát các cá nhân (3) đó, khiến cho họ “không muốn, không dám, và không thể” tham nhũng, rộng hơn là phải đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc. Hệ thống cũng rất sớm phát hiện và đào thải những cá nhân không phù hợp - cả về đạo đức công vụ lẫn năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Một hệ thống yếu kém không thể làm được việc ấy dẫn đến người xấu thì lợi dụng leo được lên cao và trục lợi, người tốt bị loại từ “vòng gửi xe”, không có không gian để tồn tại hoặc bị tha hóa thành người xấu.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Việt Nam cô đơn và lạc trong một thế giới bất an và bất định

 Nguyễn Quang Dy
…từ mô hình phát triển để “hóa rồng/hóa hổ” Việt Nam đã biến thành “con mèo hoang”, với mô hình thất bại. Đó là bài học đắt giá từ những “diễn biến tiêu cực” trong một thập kỷ qua, làm triệt tiêu thành quả đổi mới của hai thập kỷ trước đó…
“Chỉ có những kẻ khôn ngoan nhất và ngu xuẩn nhất là không thể thay đổi” (It is only the wisest and the stupidest that cannot change). (Confucius, 551-479 BC)
Có thể nói ngay (mà chưa cần phân tích) là Việt Nam cô đơn và lạc trong một trật tự thế giới mới bất an và bất định, của một thế giới “không phẳng” (xin lỗi Tom Friedman). Nhiều nước cũng khốn đốn (như Venezuela) chứ không riêng Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang trong một tình thế hiểm nghèo (vì Trung Quốc đè) và có đặc thù riêng cần làm rõ. Chủ nghĩa “đặc thù” (exceptionalism) và “tiệm tiến” (Gradualism) cùng với chủ nghĩa “cực đoan” (extremism) và “giáo điều” (dogmatism), chính là những rào cản trước đòi hỏi đổi mới và tiến bộ. Sau nhiều năm cố gắng đổi mới và hội nhập với thành quả đáng kể, Việt Nam đang tụt hậu so với láng giềng. Tuy có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng đất nước đang kiệt quệ về tài chính và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, nhưng Việt Nam vẫn “thân cô thế cô” (Bill Hayton), bị bắt nạt nhưng không có đồng minh bênh vực. Trong khi sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn chưa chịu thay đổi thể chế.

Trật tự thế giới mới

Năm 2016 được đánh dấu bởi hiện tượng Brexitism (tại Anh) và Trumpism (tại Mỹ). Đó là một xu thế mới tạo ra một bước ngoặt lịch sử, và mở ra một thời kỳ mới, không chỉ đối với Anh mà cả Cộng đồng Châu Âu, không chỉ đối với Mỹ mà cả thế giới. Toàn cầu hóa đang bị thách thức bởi chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, các giá trị và thành quả của nó đang bị phản bác. Tự do thương mại bị thay thế bởi chủ nghĩa biệt lập (như America First). Các giá trị dân chủ tự do (liberal democracy) bị thách thức, và nhân quyền bị coi nhẹ. Trật tự thế giới đang thay đổi như một số học giả đã từng cảnh báo trong cuốn “The End of History” (Francis Fukuyama) hay “The End of Power” (Moises Naim). Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng hầu hết đều nhất trí là trật tự thế giới mới bất an và bất định, thậm chí “vô chính phủ” (Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016).

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Tình đồng chí có giúp giữ được chủ quyền biển đảo?

Ls Nguyễn Văn Thân

Vào ngày 24/7, ký giả BBC Bill Hayton đưa tin là Việt Nam phải ra lệnh ngưng khai thác dầu khí ở Lô 136-03 tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vì Trung Quốc đe dọa là sẽ tấn công các thực thể mà Việt Nam đang chiếm đóng tại Trường Sa. Hayton cho biết là nguồn tin xuất phát từ một công ty khai thác dầu khí tại Châu Á và đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận. Chỉ vài ngày trước đó, Repsol (công ty mẹ của Talisman Vietnam) là công ty có hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam đã công bố là tìm thấy một mỏ dầu lớn tại khu vực này. Qua ngày hôm sau, GS Carl Thayer trong cuộc phỏng vấn với Sydney Morning Herald cũng xác nhận là theo nguồn tin của ông từ Hà Nội cho biết thì Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngưng khai thác từ ngày 15/7.
Cả Bill Hayton và Carl Thayer đều là những chuyên gia về Việt Nam có uy tín.
Hayton là tác giả của quyển sách ''Vietnam - Rising Dragon (Việt Nam - Con Rồng trỗi dậy) và quyển ''The South China Sea: the Struggle for Power in Asia'' (Biển Đông: Cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Châu Á).
GS Carl Thayer là một gương mặt quen thuộc của người Việt tại Úc. Ông đã nhiều lần tham gia vào các chương trình hội luận của Đài Truyền Hình SBTN Úc Châu và Vietface TV và làm diễn giả trong các buội hội thảo của do Cộng đồng Người Việt Tự do và Nhóm Nghiên Cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tổ chức. Vào tháng 6 năm ngoái, ông nhận lời diễn thuyết về Biển Đông và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong Đại Hội của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại Dapto. Đó là một trong những lý do mà ông bị nhà cầm quyền CSVN loại ra khỏi chương trình hội thảo về Biển Đông trong trung tuần tháng 7 vừa qua do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS (Centre for Strategic and International Studies) của Mỹ tổ chức mà Bộ Ngoại giao Việt Nam là một trong những nhà tài trợ.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Trung cộng đối đầu trước ba trận tuyến ở Á châu

Vũ Ngọc Yên
Cuộc diện thế giới đang thay đổi. Trận chiến tại Syria đi vào giai đoạn kết thúc. Mỹ ngưng cấp vũ khí cho các lực lượng chống chính quyền Assad và đồng ý để Nga dàn xếp các phe tranh chấp đàm phán đình chiến. Mỹ rút dần quân ra khỏi các nước A Phú Hãn (Afghanistan) và Lybia vì không tạo được sự ổn định cho các quốc gia này. Cuộc chiến khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đại bại khắp nơi và IS đang trên đường giải thể. Tranh chấp Mỹ-Nga về đảo Crimea-Ukraine vẫn tiếp diễn, nhưng ở mức độ kiềm chế. Các lò lửa chiến tranh ở Trung Đông hay Ukraine (Âu châu) đã chuyển về Á châu, nơi có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự có thể đe dọa hòa bình và sự phát triển kinh tế của thế giới.
Tranh chấp chủ quyền và quyền tự do hàng hải ở Biển Đông
Một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA rulings, July 12, 2016), về “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, Trung cộng vẫn ngang ngược cấm các nước trong khu vực đánh cá và thăm dò dầu khí ngay trên vùng biển và thềm lục địa của mình ở Biển Đông và đe dọa sử dụng vũ lực nếu các nước không tuân theo.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Nghĩ về tư vấn giáo dục

Nguyễn Đình Cống
Ngày 8/8 trang Boxitvn đăng bài: Thành lập “Tổ Tư vấn về Văn hóa - Giáo dục”, tại sao không? của Nguyễn Trọng Bình. Tác giả viết: “Được biết, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhằm giúp Chính phủ và bản thân ông đưa ra những quyết sách phù hợp và đúng đắn để vực dậy nền kinh tế nước nhà trong thời gian tới. Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa để thành công, thì theo tôi một Tổ tư vấn về văn hóa - giáo dục cho Thủ tướng trong lúc này tại sao không thể trở thành hiện thực”.
Đọc xong bài viết tôi thực sự thông cảm với sự suy nghĩ và quan tâm của tác giả đến vấn đề “Quốc sách hàng đầu”. Tuy vậy nghĩ đi rồi nghĩ lại tôi thấy khó có thể đồng ý với tác giả. Trong gần 60 năm qua tôi gắn bó và rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Tôi đã từng viết nhiều thư, nhiều kiến nghị gửi Bộ trưởng Giáo dục và Quốc hội, góp nhiều ý kiến về chấn hưng giáo dục. Trong thời kỳ Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã từng có tổ Tư vấn về giáo dục, trong đó tôi có người bạn là GS Phạm Phụ, đại biểu Quốc hội. Tôi thường trao đổi với anh Phụ về nhiều vấn đề. Không biết các tổ tư vấn thời ông Kiệt làm được việc gì quan trọng, nhưng đến thời ông Phan Văn Khải thì chỉ còn thoi thóp và đến đời ông Nguyễn Tấn Dũng thì tự giải tán.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

CÔNG AN HÀ NỘI MUỐN KHƠI LẠI BIẾN CỐ ĐỒNG TÂM ĐỂ LÀM GÌ?

 -Nguyễn Đăng Quang-

     Tin từ Đồng Tâm cho biết: Lúc 11 giờ sáng hôm nay (8/8/2017), có 3 nhân viên công lực của Tp. Hà Nội, gồm 1 Công an xã Đồng Tâm, 1 Công an huyện Mỹ Đức và 1 Công an Tp. Hà Nội thuộc Phòng Cảnh sát Hình sự số 7 phố Thiền Quang đến nhà riêng ông Lê Đình Công, trưởng thôn Hoành xã Đồng Tâm, đưa giấy triệu tập của CAHN cho ông Công yêu cầu đương sự có mặt tại 7 phố Thiền Quang để làm việc về “hành vi gây rối trật tự công cộng” xảy ra trên xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội (nhưng không nói rõ vụ việc này xảy ra khi nào?) Ông Lê Đình Công đã từ chối nhận lệnh triệu tập, đồng thời ghi vào giấy này như sau: “Tôi, Lê Đình Công, không gây rối trật tự công cộng” rồi trả lại cho các nhân viên công lực này mang về! Tin cho biết thêm, ngoài ông Lê Đình Công ra, còn có khoảng hơn hai chục công dân xã Đồng Tâm cũng bị CAHN gửi giấy triệu tập với lý do tương tự. Song tất cả đều trả lại giấy triệu tập cho CAHN. Vài trường hợp không gặp đương sự ở nhà, nhân viên công quyền yêu cầu người nhà ký thay, nhưng khi biết rõ sự việc, những đương sự này nói sẽ không đi vì họ không trực tiếp nhận giấy triệu tập, và người ký thay không phải là đại diện pháp lý của họ!

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Tâm thư gởi Người Yêu Nước

Kha Lương Ngãi
Kính thưa  Quý vi,
Tổ quốc ta đang thực sự lâm nguy! Trong những ngày cuối tháng7/2017 vừa qua, kẻ thù Bành trướng Bắc Kinh đang ngang nhiên đe dọa tấn công quân sự, ngăn cấm Việt Nam không được khai thác dầu khí tại mỏ Rồng Đỏ, bãi Tư Chính cùng nhiều nơi khác trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà nhà cầm quyền Việt Nam lại đang cam chịu khuất phục. Như vậy là “Bạn 4 tốt, 16 chữ vàng . . .” hiện đang thực hiện chiến lược “ tằm ăn dâu” tiến dần tới biến Đất nước ta thành “khu tự trị” như Tân cương, Tây tạng. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng này, lẽ ra Đảng Cộng Sản, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam. . . phải khẩn cấp ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết đứng lên cứu nước và bản thân Đảng, Nhà nước. . . phải  sớm từ bỏ “đường lối đối ngoại 3 không” tự trói tay chân mình, nhanh chóng tìm cách ký hiệp ước liên minh, đồng minh với Mỹ là nước có chung lợi ích chiến lược với Việt Nam ở Biển Đông và đặc biệt là phải sớm thiết lập nền chính trị Dân chủ đa nguyên, nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”, nền kinh tế thị trường tự do đích thực và một xã hội xã hội dân sự phát triển . . .  chỉ có như thế thì Việt Nam mới có thể nhanh chóng giàu mạnh, tự bảo vệ  được “độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” với sự trợ giúp của Mỹ và các nước dân chủ, văn minh, tiến bộ trên thế giới. Thế nhưng, thật hết sức lạ thường, phe “bảo thủ 4 kiên định” do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm quyền lại đang chủ trương tiếp tục nhẫn nhịn kẻ thù; đối với  dân thì họ cãn trở, ép buộc dân đứng ngoài rìa cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược với chiêu bài để “Đảng, Nhà nước lo” mà kỳ thực họ  đang  chỉ thị cho quân đội, công an. . . âm thầm, ráo riết chuẩn bị “ngăn chặn biểu tình, chống bạo đông, bạo loạn” (điển hình là theo như thông báo ngày 25/7/2017 của BCH QS phường P13, quận Bình Thạnh lộ ra là: Theo công điện số 16 ngày 21/7/2017 của Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh TP HCM thì 24 quận - huyện phải sẵn sàng chiến đấu phòng chống biểu tình, bạo loạn phản đối Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan Hải Dương 760 vào khai thác dầu khí ở mỏ Rồng Đỏ, bãi Tư Chính); đối với nội bộ Đảng và Nhà nước Cộng sản với nhau, lẽ ra họ phải đoàn kết chống kẻ thù xâm lược thì họ lại mở chiến dịch nhân danh “chống tham nhũng, lợi ích nhóm . . .” mà kỳ thực là để đấu đá, sát phạt tranh giành quyền lực bằng bất cứ giá nào, kể cả liều lĩnh bí mật cho đặc vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh áp giải từ nước Đức về Việt Nam để ép buộc Trịnh Xuân Thanh diễn tuồng hề “trình diện, viết đơn tự thú”, trò bịp này đang làm trò hề cho thế giới văn minh và đang bị Chính phủ Đức kịch liệt lên án. Như vậy là đã quá rõ: Phe nhóm đang cầm quyền, đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng  chỉ lo đối phó với dân, lo truy cùng diệt tận những ai bị nghi thuộc phe cánh “tự diễn biến, chuyển hóa . . .” hơn là lo chống giặc! Đau lòng thay vận mệnh tổ quốc đang như chỉ mành treo chuông lại đang nằm trong tay phe nhóm đang cầm quyền như kể trên! ! !

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

NHẬT KÝ CỦA MỘT CON ĐĨ

Thứ Bẩy, ngày… tháng… 
Hôm nay mình có khách VIP, lão già đã ngoài “6 bó”. Với loại “thượng đế "này, mở đầu không phải là tụt quần, mà bằng màn chất vấn đại loại hoàn cảnh nào đã đưa đẩy vào nghề làm gái. ”Đừng tin con cave kể chuyện, chớ nghe thằng nghiện trình bày". Thiên hạ đã tổng kết thế mà lão chưa hay , lại gọi mình bằng cháu, hỏi tốt nghiệp phổ thông và vào Đoàn năm nào. Mình trả lời ngắn gọn, đây cần tiền để sống. Đơn giản thế thôi. Mới tung ra vài chiêu bằng tay và lưỡi, lão rên rỉ sung sướng như chưa bao giờ được thế. Chắc con ngan già vợ lão thuộc loại “đồng khô, nước cạn” lâu rồi, chả cày cuốc được gì nữa. Xong hiệp chính, lão bo cho mình hẳn một “củ”(một triệu). Khi móc tiền, cái cạc vi đít rơi ra, “Chánh văn phòng…”. Hèn chi, lão đi con Lexus láng cóng tới đây. Đã trèo trên bụng con này thì thằng đàn ông nào mà chả hùng hục như những con đực. Đạo mạo hay đức hạnh không có chỗ trên cái nệm này.
Chủ Nhật, ngày… tháng…
Lần đầu đi “khai thác, đánh bắt xa bờ ”. Khách ở mãi Hòa Bình, về đến Hà nội thì đã khuya. Ngồi tắc xi qua đường Láng, thấy một nàng đang bị bọn bảo kê và đám gái già đánh tơi bời. Tự nhiên nổi hứng nghĩa hiệp, gọi “ông anh” của mình ở 113 đến giải cứu, rồi đưa nàng đi ăn. Tội nghiệp con bé, nó ở Hà Tĩnh dạt vòm ra đây. Trong đó biển chết, khách du lịch chẳng có, cái lỗ của nó cũng ế luôn. Rồi lại bị bắt xử phạt hành chính. Không có tiền đóng phải gạ cán bộ chơi trừ nợ. Một thằng cán bộ khác mắc chứng liệt dương, ghen ăn tức ở doạ tố cáo nó tội hối hộ công chức nhà nước bằng “hiện vật”. Đành phải bán xới ra đây. Mới đứng đường tối đầu đón khách, đã bị đập tơi bời vì “xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, chưa đóng thuế chỗ”. Ô hay, té ra vấn đề môi trường ảnh hưởng cả đến cái lỗ của nó. Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá em ơi. Như chị mày đây, phải đóng thuế thân. “Ông anh” sĩ quan cảnh sát 113 lúc nào muốn “chịch” miễn phí lúc nào mình cũng chiều. Kể cả các khoản quà cáp cho hắn, tính ra vẫn rẻ và an toàn hơn nuôi bảo kê.
Thứ Hai, ngày… tháng… 

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

CHÍNH PHỦ ĐỨC YÊU CẦU ĐẠI DIỆN CÁC CƠ QUAN TÌNH BÁO TẠI ĐẠI SỨ QUÁN VN Ở BERLIN PHẢI RỜI KHỎI ĐỨC TRONG VÒNG 48 GIỜ

 Berlin - Chính phủ Đức đã yêu cầu đại diện các cơ quan tình báo Việt Nam tại đại sứ quán ở Berlin phải rời khỏi nước Đức trong vòng 48 giờ. Lý do là vụ bắt cóc của một cựu quan chức Đảng CS Việt Nam từ Berlin, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, Martin Schäfer nói như vậy tại Berlin hôm thứ Tư.
Một thông tin khác cho biết ở Thông cáo Bộ ngoại giao Đức gửi cho VOA có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay để có thể tiến hành việc Việc Nam yêu cầu dẫn độ (ông Thanh) và yêu cầu xin tị nạn của ông (ấy) được xem xét thấu đáo.”




Toàn văn tuyên bố của Bộ NG Đức vụ ông Thanh bị bắt cóc



Bản quyền hình ảnhGERMAN FOREIGN AFFAIRS
Toàn văn tuyên bố của Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức về quan hệ Việt Nam - Đức, được công bố hôm 2/8/2017:
"Sau khi có những bằng chứng ngày càng rõ ràng và không còn cơ sở để nghi ngờ gì về sự liên quan của các cơ quan của Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, ngày hôm qua đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.
Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có.
Vụ việc đã được phát giác nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan thực thi pháp luật của Đức. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang tiến hành điều tra.
Vụ việc như thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới quan hệ giữa Đức và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng - bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, các đại diện cao cấp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhắc lại yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam này từ Đức về Việt Nam.