Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Thời của họp hành - Kỳ 4 ( Một thời đau đớn không quên )


Phát biểu của các anh Nguyên Ngọc, Trần Độ, Đào Vũ.
"... Anh Nguyên Ngọc:
Vừa qua, tình hình phức tạp. Một nguyên nhân là do quan niệm về vai trò và vị trí của văn nghệ trong xã hội có nhiều điều đáng suy nghĩ. Giới văn nghệ bị đánh giá thấp. Tất nhiên, bản thân giới văn nghệ chưa đóng góp được nhiều đối với đời sống tinh thần của nhân dân, và còn có những vấn đề về tư cách, phẩm chất. Nhưng xã hội còn tư tưởng “phong kiến” rất nặng nề, cho là “xướng ca vô loài”. Văn học tự mình phải xây dựng lấy, mặc khác Đảng phải ủng hộ văn học. Bản dự thảo về công tác tư tưởng của Ban Tuyên huấn Trung ương đánh giá những người có nhiều thắc mắc là trí thức, cán bộ về hưu và nhà văn là không đúng, biểu hiện tư tưởng nói trên.
Về bản đề dẫn, tôi chịu trách nhiệm, tôi dự thảo. Không ai làm “co-auteur” với tôi cả. Tổ chức của Đảng đoàn vừa qua rất khó làm việc vì nhiều anh ở xa hoặc không công tác ở Hội. Vấn đề huân chương làm rất gấp, không thể mời trong Nam ra được, chỉ mời các đồng chí ở Hà Nội. Anh B và anh T.Ha đề nghị tôi, chứ tôi không tự đề nghị. Bây giờ anh T.H lại nói thế, tôi rất buồn. Bây giờ dư luận lung tung, nói là tôi gạt anh em ra ngoài.
Về việc cử anh N.K.Đ, anh C.V đi nước ngoài, tôi đều có xin ý kiến của anh Đ. Tôi thường nói anh G.N cần phải ở báo vì tình hình có nhiều vấn đề lắm. Anh G.N cũng đi vắng rất nhiều, chỉ còn anh T.H. Tình hình làm việc vừa qua là như vậy.
Đảng đoàn của ta không có Phó Bí thư, không có bộ phận thường trực, cơ cấu như vậy rất khó làm việc.
Lúc tôi mới về có đồng chí xúi giục tôi lật đổ anh T và bày cả biện pháp lật đổ. Tôi không đồng ý vì đó không phải là ý định của tôi. Sau đó, họ quay lại phản bác tôi, đả kích tôi. Tôi có sai sót thì tôi kiểm điểm và nhận sai. Còn làm việc thì tôi vẫn làm cho đến khi Đảng đoàn bảo không làm nữa thì thôi.
Anh Trần Độ:

'Thặng dư man rợ' Thủ Thiêm và Long Hưng: cần xóa bỏ Hội đồng nhân dân!


Nguyễn Hiền
Nhóm “hồng phúc của dân tộc” đã cùng nhau đẩy 15.000 hộ dân vào bước đường cùng, và chung tay phá nát Sài Gòn.


TP.HCM phải hoàn trả ngân sách 26.300 tỷ vì sai phạm ở Thủ Thiêm, nếu quy đổi ngoại tệ sẽ là 1,1 tỷ USD.
Trách nhiệm là chính quyền TP.HCM, nhưng nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ trách nhiệm quản lý của lãnh đạo chủ chốt thành phố này, trong đó có nổi bật là tên bốn vị lãnh đạo Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Văn Đua và có một phần không kém quan trọng đến từ vị Thanh tra chính phủ, ông Ngô Văn Khánh. Nhưng sẽ thật thiếu xót nếu bỏ quên bà Hội đồng (Chủ tịch hội đồng Nhân dân Tp. HCM), bà Nguyễn Thị Quyết Tâm.
Nhóm lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ nêu trên, nhóm “hồng phúc của dân tộc” đã cùng nhau đẩy 15.000 hộ dân vào bước đường cùng, và chung tay phá nát Sài Gòn.
Giống như ông Lê Thanh Hải, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu theo chế độ, và bà có thể tự tin tuyên bố đã nghỉ hưu rồi, không làm được gì, và sẽ không có gì để trả lời về dự án Thủ Thiêm.
Luật sư Trần Thu Nam, trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân vào ngày 28.06, đã đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm đối với hội đồng nhân dân Tp. HCM (hội đồng) trong vụ Thủ Thiêm. Và ông Luật sư cũng nhấn mạnh, hội đồng có thật sự của nhân dân, vì nhân dân?
Câu chuyện của Thủ Thiêm nếu truy tố trách nhiệm của những người nằm trong UBND Tp. HCM, mà bỏ qua hội đồng, sẽ thật không công bằng. Lý do, theo văn bản luật, hội đồng được xác đinh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương; đại biểu hội đồng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân địa phương, chịu sự giám sát của cử tri, liên hệ trực chặt chẽ với cử tri. Và mỗi năm, Hội đồng thường ra Nghị quyết liên quan đến chương trình hoạt động giám sát của chính hội đồng, trong đó có giám sát chuyên đề về giải quyết đơn thư khiếu nại – kiến nghị và phản ánh của người dân về quyền sở hữu đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, trong thực tế, quyền lực của hội đồng luôn bị bó hẹp, đôi lúc hình thức, nếu so với UBND thì hội đồng chỉ là nơi thực hành biểu quyết có sẵn.

Khi trí thức can đảm lên tiếng và đóng vai trò ‘khai sáng’


Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
BÁI BIỆT PHẠM HUYNH
Anh Phạm Toàn yêu quý,
Vô cùng đau đớn khi biết tin Anh ra đi giữa lúc tôi và anh chị em Bauxite Việt Nam không ai có mặt ở Hà Nội để vĩnh biệt Anh. Đó là điều quá ư bất nhẫn mà không biết làm sao. Bauxite Việt Nam đã tồn tại được 10 năm và tình bạn giữa chúng ta cũng đã có chẵn một thập niên gắn bó. Trong 10 năm ấy Anh còn dành tâm huyết cho bộ sách Cánh buồm, lý tưởng cả một đời đối với thế hệ con trẻ mà Anh đau đáu muốn đem hết tài năng, sức lực giúp các em trở thành những lớp người thật sự giỏi giang, đáp ứng yêu cầu sinh tồn của cộng đồng dân tộc Việt, trong điều kiện ngành giáo dục nước ta đang hết sức thiếu những nhà giáo dục học tài ba về lý thuyết cũng như thực hành để tạo nên những đột phá quan trọng, như những việc Anh đã nỗ lực tiến hành.
Nhưng bên cạnh công việc cho nhóm Cánh buồm, Anh vẫn là một sáng lập viên trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn tiên phong góp một phần công sức đặt nền móng cho tiếng nói phản biện rộng rãi và tích cực của xã hội dân sự đối với chính quyền Việt Nam, với khát vọng buộc chính quyền dù muốn dù không cũng phải  xem xét lại đường lối chính sách của mình trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, đặc biệt trong quan hệ ngoại giao với chính quyền Trung Quốc, nhằm tỉnh táo xây dựng đất nước theo hướng độc lập, tự chủ, thoát ly những trói buộc về ý thức hệ đưa đến những hậu quả không thể nào lường nổi; mặt khác mở rộng quyền dân chủ của người dân, tránh cho dân tộc chịu thảm cảnh suy thoái do gánh nặng nhiều mặt của thể chế độc tài.
Trong tất cả những gì mà diễn đàn Bauxite Việt Nam đã làm được kể từ ngày nó xuất hiện và góp mặt vào hàng ngũ tiếng nói của xã hội dân sự đến nay, sự đóng góp của Anh có một ý nghĩa to lớn, không thể nào thiếu được. Là người dạn dày kinh nghiệm trong cuộc đời nhiều chìm nổi, Anh tuy đứng ở sau lưng nhưng thực tế vẫn luôn luôn sát cánh cùng chúng tôi, từ việc chung lưng đấu cật vạch đường đi nước bước cho những chặng đầu tiên rất cơ bản của trang mạng chúng ta, đến việc nêu ra những phương hướng kết hợp lý thuyết và hành động về sau, cũng như xây dựng đội ngũ cộng tác viên để trang mạng ngày càng có nhiều mũi đấu tranh, nhiều bình diện thông tin rộng rãi trong đời sống. Và trên các bước tiến lùi gian khổ của nó, sự hiện diện của Anh dầu có lúc chỉ còn là gián tiếp, vẫn là một chỗ dựa quan trọng để anh chị em không mất niềm tin vào chính mình. Có thể nói con đường dài mười năm của Bauxite Việt Nam chưa một lúc nào vắng mặt anh.
Về phần cá nhân tôi, với vai trò một người thường trực trang mạng trong nhiều năm, sự chăm sóc chu đáo của Anh cũng là điều không thể không nói đến. Chúng ta đã bàn bạc rất nhiều điều với nhau. Nhiều đêm cùng thức trắng vì thảo một Kiến nghị gửi lên Nhà nước, phải xóa đi xóa lại nhiều lần vì cứ ngây thơ nghĩ rằng mỗi chữ mình viết ra đều rất hệ trọng. Cho đến khi cùng đồng hành đưa Kiến nghị đến Văn phòng Chính phủ bị từ chối mời ra khỏi cổng mới biết rằng “đã bạc tóc mà còn dại” (câu nói ngay lúc ấy của anh). Chúng ta cũng đã có những chuyến đi không quên được vì mục tiêu “trực tiếp đến với dân”, như cuộc cứu trợ bão lụt cuối năm 2009, lên đến cả địa điểm Tumeron ở Kon Tum, mà tại đỉnh cao này trên cao nguyên Trung phần, trong một buổi tối đói và rét, tôi đã khóc vì linh cảm một bạn trẻ giúp việc kỹ thuật sẽ bị bắt, còn Anh thì sẽ sàng vỗ vai tôi và đưa ra một mệnh lệnh: Huệ Chi hãy quên hết để nghĩ đến trách nhiệm đang đè lên đầu mình.
Trong những dịp cùng chung gánh vác ấy, bao giờ Anh cũng chủ động chia sẻ gánh nặng với tôi. Đặc biệt, khi tôi bị mời đi thẩm vấn 22 ngày vào đầu năm 2010, chính Anh đã chủ động đến ngay nhà tôi vào hôm đầu tiên tôi vắng mặt, để giữ vững tinh thần cho vợ tôi, và hầu như ngày nào Anh cũng đến trong suốt cả 22 ngày. Anh còn xông ra đảm nhiệm điều hành trang blog thay cho trang mạng bị đánh sập để chuyển tải thông tin đi mọi nơi, mà sâu xa bên trong là cốt lên tiếng cảnh báo với công luận về những gì tôi đã bị xử trí không đúng. Chỉ một ngày tôi về muộn so với giờ giấc đã định, Anh đều đưa tin đầy đủ đến bạn đọc với tất cả tâm trạng lo lắng. Chỉ một cuộc thẩm vấn bị kéo dài cố ý Anh đều phân tích rạch ròi dụng ý của kẻ thẩm vấn ẩn giấu bên trong. Có thể nói Anh đã bền bỉ đấu tranh trên phương tiện truyền thông cho việc tôi được chấm dứt thẩm vấn cho đến tận giờ phút cuối cùng [1]. Cứ nghĩ, nếu không có Anh vào những thời khắc hệ trọng đó, không hiểu số phận tôi đã như thế nào. Trước sau, trong cuộc đời hoạt động có chút ý nghĩa cho dân tộc và đất nước, Anh đã là một người anh lớn đối với tôi.
Anh Phạm Toàn yêu quý, thế là tôi còn nợ Anh một món nợ lớn trên cuộc đời này: đã không có mặt trong giờ phút Anh đi xa mãi mãi. Thôi thì đành khất nợ với hương hồn Anh và xin hẹn với Anh sẽ trả nếu còn có kiếp sau.
Từ nơi xa xôi xin cúi đầu vĩnh biệt Anh.
Nguyễn Huệ Chi
[1] Xin xem
   

        Nhà giáo Phạm Toàn (phải) và nhà văn Nguyên Ngọc và nhiều trí thức, nhân sỹ khác được biết đến nhiều trong phong trào phản biện về Bauxite ở Việt Nam. Bản quyền hình ảnh: OTHER/VĂN VIỆT
Điểm nổi bật của trang phản biện và blog Bauxite Việt Nam là sự hiện diện của trí thức Việt Nam ở đằng sau trang mạng này, một nhà báo tự do và cựu tù nhân chính trị ở Việt Nam nói với một hội luận của BBC Tiếng Việt.
Những người sáng lập, vận hành và tham gia trang Bauxite Việt Nam thực sự đã làm công việc ‘khai sáng’, ý kiến khác từ một nhà văn tại Berlin chia sẻ thêm.

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Phạm Toàn: ‘Sống đẹp khó hơn chết đẹp vạn lần’


Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC từ Berlin, CHLB Đức

Nhà giáo, nhà văn hóa Phạm Toàn có nhiều đóng góp cho giáo dục, văn hóa và phát triển của Việt Nam. Bản quyền hình ảnh: OTHER
Để khóc hoặc hát cho một người vừa lìa cõi, còn gì vui hơn khi ta có thể nói về người đó, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hát “Đã bay cao trong vòm trời đầy”.
Chết đẹp đã là rất khó. Nhưng chết đẹp là quyết định của một khoảnh khắc. Còn để sống đẹp, là cả một đời, là dằng dặc những chuỗi lựa chọn và từ bỏ cám dỗ, thật ít ai làm được.
Những “người trần mắt thịt” dám bay cao tìm vòm trời đầy khát vọng là một cách sống đẹp.
Nhà văn, nhà giáo, dịch giả Phạm Toàn không là phi công, nhưng càng về cuối đời, ông càng gắng gỏi bay lên, vừa là để tiếp cận ánh sáng tri thức và tự do, vừa là mong góp chút sức nhỏ “dặm vá” lại bầu trời Việt Nam vốn tròn đầy nhưng đã bị nhiều phần thâm thủng bởi những kẻ cai trị ích kỷ và lừa mỵ.
Phạm Toàn, những năm bốn mươi năm mươi của thế kỷ trước đã từng là người lính hăng hái lên chiến khu trong ảo tưởng “Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh” (thơ Quang Dũng) để rồi kết cục bị “ngộ độc” sự thật phũ phàng khi phải trải qua Cải cách ruộng đất, vụ án Nhân văn giai phẩm với chủ trương của đảng cộng sản “Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”...
Phạm Toàn, cũng như những người thuộc thế hệ ông, đều không may mắn, bất đắc dĩ chứng kiến những bi kịch thuộc vào hàng tàn nhẫn nhất của lịch sử VN: phong kiến lạc hậu, nạn đói, bốn cuộc chiến tranh, sự thống trị gần trăm năm của thể chế cộng sản ngày càng chứng tỏ sự bất lực trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước, hệ thống công quyền đầy sâu mọt tham nhũng cho đến nay.

Thời của họp hành - Kỳ 3 ( Một thời đau đớn không quên )



Hai kỳ trước là lời Nguyễn Khải và Giang Nam. tiếp theo đây là Nguyễn Trọng Oánh, Tế Hanh và Cù Huy Cận phát biểu:
" ... Anh Nguyễn Trọng Oánh:
Tác phẩm ta luôn bị phê bình là không hay. Báo cũng thế. Đăng những cái hay, có góc cạnh thì thường có vấn đề. Cuối cùng phải bằng lòng với cái “lành mạnh” nhưng lại bị chê dở. Cả truyện ngắn và ký. Tình hình có nhiều hạn chế lắm. Xã hội có nhiều cái tiêu cực. Viết ngắn còn khó huống chi là viết dài. Xưa còn có đội ngũ tiếp kế. Gần đây, lớp trẻ ít. Ở bội đội, anh em có trình độ, có tài năng không ít nhưng bài viết được có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhà văn bỏ trận địa nhiều, không chịu cắm vào thực tế, cứ ở Hà Nội, Sài Gòn nên dễ bị dao động bối rối.
Nói là ta có khuynh hướng phủ định thì nặng quá! Thực ra là anh em tìm lối thoát ra, cũng có thể có hại, lệch lạc do cái tìm hơi lệch, thiên về hình thức. Ngay cả bản “Đề dẫn”, tôi đọc rất kỹ, thấy đánh giá thành tựu rất cao. Chỉ đoạn sau nói về nguyên nhân, có thể chưa nói được đủ. Hôm qua các anh nói hơi nhập cục. Anh A chống anh B. Tôi không đồng ý với anh A thì chưa phải là tôi đã đồng ý với anh B!
Cái khuyết điểm chính của ta là bỏ trận địa!
Về tổ chức, cán bộ ta nên dựa vào tiêu chuẩn. Ta nên định ra tiêu chuẩn (có năng lực + đạo đức).
Nhân danh là một người viết, tôi rất buồn. Anh em ta hẹp hòi. Trung ương thì rộng rãi. Ta đấu đá nhau lung tung thành ra nhiều người thành nạn nhân. Ta đi viết, cũng như ta làm tổ chức nên lo cho nhau, văn nghệ sĩ ta là người có văn hoá mà đấu đá nhau không nên đâu (tôi nói đây là hoàn toàn tâm sự).
Anh Tế Hanh:

Chuyện dài kỳ “Một thời đau đớn không dễ quên”. Chép lại lời kể của một đàn anh.

( Kỳ 1 và 2 )
"THỜI CỦA HỌP HÀNH"
Kỳ 1:

+++
Cuối năm 1979 và suốt năm 1980 có hai việc có vẻ như là Tỳ Vết của văn nghệ. Một lần nữa anh em lại cãi nhau. Người có ý kiến này chính là đồng chí trưởng ban ( Ban TTVH) vừa đi biên giới về. Thực tế có điều đang đe dọa an ninh dân tộc. Chủ nghĩa bành trướng đã dùng súng đạn “ dạy cho chúng ta một bài học “. Nước non thống nhất vừa được hưởng hòa bình lại lao vào một cuộc máu lửa. Ngạc nhiên , ngơ ngác
Người gây ra chính là người anh em láng giềng mà ta đầy hâm mộ, đầy tin tưởng, thậm chí cận Tín đến nỗi họ làm gì ta cũng bắt chước. Cả một thế hệ , thậm chí hai ba thế hệ như bị lừa, bị phản bội, ngỡ ngàng , hoang tưởng, mất niềm tin
Đang lúc phải dồn hết tâm trí vào việc lớn sống còn của dân tộc thì mấy vị nhà văn mình lại tưởng đến lúc đòi cái này đòi cái kia cho văn học, phê phán cái này cái khác có vẻ đại ngôn. Một ông vừa được ông trưởng ban bế lên ngồi ghế đầu làng văn. Một ông thì được đi học suốt nên cũng có ít nhiều kiến thức.Thế là một ông đưa ra "hiện thực phải đạo", một ông sản xuất ra cái "đề dẫn" .
Nhiều ý kiến ủng hộ có mà không ủng hộ cũng có.
Buổi chiều hôm đó ,cả hội nghị ngồi nghe ông Lành phát biểu. Hồi đó mà được nghe ông Lành phát biểu là hội nghị quan trọng lắm ai được nghe ông nói, được dự hội nghị có ông đến là một vinh dự. Đầu buổi chiều chủ tịch đoàn đứng chờ ngoài sảnh, chiếc xe đen vừa đỗ, ông bí thư đảng đoàn N và một số ông đã đon đả chạy ra tận xe đón. Ông Lành lúc ấy bước đi còn mạnh mẽ lắm. Nét mặt ai cũng chờ đợi (toàn nhà văn nhà thơ lớn cả mà sao lại chính trị thế ) tất cả cứ há mồm ra nghe. ông L vào để chậm rãi nói vòng vo tình hình biên giới ngoài chiến trận rồi nhân dân rồi bộ đội cuối cùng ông rơ bạn để dẫn lên lên giọng ông rất hách kể cả bề trên. Ông nói ông đã đọc rồi và ông bắt đầu quất roi phê bình. Nét mặt mọi người đang vui vẻ bỗng chuyển sang đăm chiêu suy nghĩ, nhiều người cúi đầu lặng lẽ. Cuối buổi ông L yêu cầu phải viết lại, làm lại, phải phải rút kinh nghiệm đừng có hồ đồ vội.
Tác giả "đề dẫn" thất vọng hoàn toàn. Cả đảng đoàn mỗi người một cách nghĩ. Thế rồi những gì mà ông N quá tay trong tổ chức trong đối ngoại trong hành chính khi ông N mới có tí quyền Lực khiến mọi người đã khó chịu. Nhiều người bỗng nhớ lại ứng xử quá đà của ông thế là bắt đầu một thời kỳ thì các nhà văn chia phe phái lôi kéo anh em. Các cuộc họp liên tục mở ra người ta đấu đá quy chụp nhau theo chỉ thị mồm của ai đấy .
Anh em chúng tôi ở ban Tuyên giáo thay nhau đi họp. Họp ở dưới hội, họp ở trên Ban rồi ghi văn bản rồi viết báo cáo rất là bận Nhiều văn bản lắm tôi không lưu vì nghĩ cũng sẽ chẳng bao giờ dùng đến những loại này...
Tổ thư ký lúc đó gồm anh Chú anh Thanh ở ban tổ chức trung ương , anh Nho anh Thanh và tôi ở ban tuyên huấn Trung Ương. Tôi xin chép lại một văn bản bản, tạm đặt tên là "Biên bản một cuộc họp" không phải tên một vở kịch của Liên Xô mà là " Biên bản 3 cuộc họp " kịch Việt Việt Nam .
CUỘC HỌP THỨ NHẤT ( ngày 17 tháng 11 năm 1980)
Tới dự có tới dự có các anh BĐG. NN. NK. NVB. TH. NĐT. CLV.AĐ. XD. ĐV. HTN. GN.BCH (viện VH.) C.K.C.H.O.T( ban T.H ) .T (tư tưởng )X.V (tạp chí CS)
Anh Khải :
Tôi cũng là một trong những diễn viên chính mấy năm qua. Tôi xin tự phê bình về những nhược điểm của người sáng tác.Tính chủ quan của anh sáng tác hết sức quan trọng. Khi tôi sang hội đã mang theo cái tính chủ quan vào công tác tổ chức , quên cả bối cảnh xã hội, quên cả anh đứng bên ( mà mình không Có âm mưu gì đâu đâu).Anh sáng tác thì yêu ghét thất thường. Cái đó có tác hại khi mang vào công tác nhân sự. Cái nhận định của mình tiền hậu bất nhất làm người ta hiểu lầm. Anh sáng tác còn có tính độc đoán bán khen chê theo ý mình không nghe ai cả, rất nguy. Mà tôi là trưởng ban sáng tác tôi lại còn có tính tự ái rất kỳ cục, có lúc tự ti, có lúc hay cãi nổi xung lên với đồng chí.Tôi ít phát huy tính tập thể trong công việc vì tôi sợ các anh cho tôi quấy phá..
 “ Thời của họp hành “
Kỳ 2:

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Đặc san tưởng niệm Phạm Toàn VĨNH BIỆT NGƯỜI ĐỒNG SÁNG LẬP TRANG BAUXITE VIỆT NAM




Nhà văn, nhà giáo dục, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà phản biện, dịch giả Pháp ngữ, Anh ngữ
PHẠM TOÀN
(1.7.1932 – 26. 6. 2019)
Nhà trí thức Phạm Toàn được biết đến trong tư cách nhà văn và dịch giả Châu Diên với nhiều truyện ngắn công bố rải rác từ 1952 đến 1962. Ông nổi tiếng trong vai trò nhà giáo dục học tài năng, với những tư tưởng cách tân mới mẻ và quá khổ đối với ngành giáo dục hiện nay của Việt Nam mà bộ sách Cánh buồm chỉ là một phần đóng góp cụ thể của những tư tưởng đột xuất này, nói lên tấm lòng tận tụy yêu thương của ông đối với lớp trẻ, cũng như sự khắc khoải tìm con đường đổi thịt thay da nội tại cho dân tộc – bằng giáo dục theo ông là biện pháp quan trọng hàng đầu – một dân tộc không đáng phải đứng lại, phải già nua đi mà không phát triển được vì những giáo điều cũ rích từ lâu phủ bóng lên sức sống của nó.
Nhưng nói đến con người dấn thân vào xã hội dân sự và có tác động sâu sắc đến quần chúng đông đảo thì phải nói đến những hoạt động của Phạm Toàn trong hai năm 2009 và 2010 trong liên danh đồng sáng lập trang Bauxite Việt Nam. Ở đây, Ông thể hiện một tinh thần nhập cuộc mạnh mẽ và một ý thức đối thoại trực diện với chính quyền. Cùng các thân hữu, Ông góp phần đưa trang Bauxite Việt Nam đến một vị trí không thiếu được trong công cuộc phản biện xã hội và trong đời sống tinh thần của xã hội dân sự ở Việt Nam.
Con người có đóng góp nhiều mặt đó đã từ trần vào 6 giờ 42 phút sáng ngày 26/6/2019 tại Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi.
Đó là một mất mát lớn!
Nhưng với một sự nghiệp như vừa dẫn, Phạm Toàn đã thật sự đi vào lịch sử. Lịch sử công minh sẽ đánh giá đúng vai trò của Ông trong thời điểm chuyển mình của đất nước từ cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI. Lịch sử sẽ càng soi tỏ giá trị của Ông trên chặng đường một thập niên sắp tới mà chúng tôi dự cảm sẽ là một bước ngoặt tất yếu, không đổi thay là là chết, của đất nước cũng như dân tộc Việt Nam.
Bauxite Việt Nam xin bày tỏ lòng thương tiếc đối với nhà trí thức chân chính Phạm Toàn, cầu mong Ông an nghỉ ở cõi Vĩnh Hằng, và xin nhường lời cho GS Nguyễn Huệ Chi, người được ông và GS Nguyễn Thế Hùng ủy thác điều hành trang BVN từ khi thành lập, kể từ đấy trở thành người bạn chí cốt “vào sinh ra tử” với Ông.
Bauxite Việt Nam
***

TÔI ĐI VIẾNG NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN


TÔI ĐI VIẾNG NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN ( Thành viện Hội Giáo chức Chu Văn An ): một đám tang đặc biệt chưa từng thấy! Ca sỹ Lộc Vàng hát tiễn biệt bằng lời bài hát ( Niệm khúc cuối của Ngô Thụy Miên ) thật xúc động lòng người ! ( Clip của FB Chú Tễu -   Xuân Diện )











Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

TIN ĐẶC BIỆT: TỔNG THỐNG D.TRUMP CHÍNH THỨC TỐ CÁO VIỆT NAM



Tin đặc biệt:
TỔNG THỐNG TRUMP CHÍNH THỨC TỐ CÁO NHỮNG TỆ HẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC CHO TRUNG QUỐC MƯỢN ĐƯỜNG NÉ THUẾ

Từ lâu tôi đã cảnh báo việc này và tôi cũng cho rằng không sớm thì muộn, Việt Nam sẽ bị Mỹ trừng phạt bởi sự vô trách nhiệm của nhà nước, của chính phủ và Bộ công thương, nhưng tôi không nghĩ là đến sớm vào lúc này. Thế nhưng cuối cùng thì chuyện gì đến sẽ đến.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business trước lúc lên đường dự G20, ông Trump nói: “Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc”.
Đây là một điều rất nghiêm trọng vì từ trước tới nay ông Trump luôn nhẹ nhàng với Việt Nam. Tuy nhiên khi ông đã lên tiếng như vậy có nghĩa là vấn đề không còn đơn giản nữa. Bởi vì ông từng trừng phạt rất nhiều nước khi ông cảm thấy không thể “nói chuyện phải quấy” được nữa.
Nếu xảy ra chuyện trừng phạt Việt Nam, trách nhiệm trước hết vẫn là nhà nước, là chính phủ và trực tiếp là Bộ công thương. Trước đây tôi từng cảnh báo trong bài viết về việc nhôm tấm Trung quốc mượn đường Việt Nam sang Mỹ nhưng chính phủ và Bộ công thương không có hành động cứng rắn gì. Ngoài vấn đề đó ra tôi còn phát hiện một lỗ hổng pháp lý mà dường như Bộ này cố tình để lại cho Trung quốc tuồn hàng qua Việt Nam mà tôi dự định viết bài trong nay mai.
Nếu Việt Nam bị trừng phạt nặng nề thì trách nhiệm của quý vị sẽ như thế nào đây?
Đất nước này sẽ lụn bại nếu còn những trò như vậy. Đừng đẩy cả dân tộc này xuống hố vì thái độ khốn nạn của quý vị.
Chú thích ảnh: Ông Trump tức giận khi nhắc đến Việt Nam - ảnh của VOA.

D.Trump: VN ĐANG LẠM DỤNG THƯƠNG MẠI VỚI MỸ TỆ HƠN CẢ TQ



Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại một hội nghị ở Washington DC 
hôm 26/6/2019 
Tổng thống Trump nói Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc
RFA
2019-06-26
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa lên tiếng chỉ trích Việt Nam đã lạm dụng thương mại với Mỹ và ông nói Việt Nam là “nước lạm dụng kinh khủng nhất” liên quan đến thương mại không công bằng với Mỹ.
Trong buổi phóng vấn với Fox Business News hôm 26/6, chỉ vài giờ trước khi lên đường dự Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Trump đã nói: “Gần như tất cả các nước trên thế giới đều lợi dụng Mỹ”. Ông cũng nêu ra một loạt những tên nước mà ông cho là đang lợi dụng Mỹ bao gồm Việt Nam, Đức và Nhật Bản.
“Việt Nam thậm chí đối xử với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”, Tổng thống Trump phát biểu.
Khi được hỏi liệu Mỹ sẽ đánh thuế hàng hóa Việt Nam không (tương tự như với Trung Quốc), Tổng thống Trump nói rằng Việt Nam là nước lợi dụng nhất dù Việt Nam đã mua nhiều than từ West Virginia, Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ chỉ trích đồng minh Đức là đã chậm trễ trong việc đóng góp vào ngân sách của NATO trong khi trả hàng tỷ đô la tiền khí đốt cho Nga.
Nói về Nhật Bản, Tổng thống Trump phát biểu: “Nếu Nhật Bản bị tấn công, chúng ta sẽ chiến đấu cuộc Chiến Thế giới thứ III. Chúng ta sẽ bảo vệ họ bằng chính sinh mạng và tiền của của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta bị tấn công, Nhật Bản sẽ không giúp chúng ta”.
Nói về Trung Quốc, Tổng thống Trump cảnh báo nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thất nếu Trung Quốc không đạt được thỏa thuận với Mỹ. 

Phạm Toàn: Cánh buồm vừa rời bến



Năm 2010 tôi viết bài về bộ sách giáo khoa do nhóm Cánh Buồm chủ trương, lúc ấy tôi được biết tác giả thật sự của những cuốn sách đặc biệt này là nhà giáo Phạm Toàn và từ lần đầu tiên phỏng vấn ông tôi đã bị sức hút từ con người đặc biệt ấy hấp dẫn, đến nỗi tôi tin ông là người có kiến thức uyên bác có thể giải quyết cho tôi bao điều về Việt Nam nhất là trong thế giới của Hà Nội, nơi ông sống cả đời và làm việc không hề mệt mỏi cho tới ngày nhắm mắt.
Hai ngày trước đọc một bài viết ngắn của Đoan Trang về “cái ôm cuối cùng” với ông, tôi biết rằng ngày ra đi của ông đã tới nhưng không đủ can đảm gọi cho ông, bởi tôi sợ ông mệt trong cơn bạo bệnh và một nỗi sợ khác âm ỉ nhưng mãnh liệt hơn khiến tôi không đành lòng bấm nút, tôi sợ sẽ khóc và làm ông khóc theo như đã từng xảy ra nhiều năm trước, bởi tôi biết ông rất quý tôi qua thời gian tôi và ông chia sẻ những điều mà cho tới nay tôi tự hỏi không biết có ai thay thế được ông trong cuốn sách đời của lòng tôi hay không.
Tôi có duyên lắm mới nghe được giọng nói sang sảng hào phóng của ông qua nhiều lần trò chuyện trước các vấn đề buốt nhức của nước nhà. Từ trăn trở lẫn khó khăn khi làm Cánh Buồm, tới những bài viết, dịch của ông trên trang Bauxite. Ông trẻ lắm trong lời ăn tiếng nói mà còn trẻ cả ở nhân sinh quan, cung cách sống và quan niệm về giới tính. Với ai ông cũng mở lòng ra mà trò chuyện vì chỉ như vậy ông mới nhìn thấy chính mình. Nhà giáo Phạm Toàn được người chung quanh quý trọng không phải ở khả năng thuyết phục mà ở sự minh mẫn lồ lộ trong từng giọng cười cho tới từng cái siết tay thân thiện.
Có lần gọi về cho ông chỉ để hỏi thăm tình trạng của trang Bauxite, ông im lặng một chốc rồi hỏi tôi: Thế cậu có ý kiến gì giúp cho nó mạnh hơn lên hay không? Tôi cũng bất ngờ và hỏi lại: Nó đang mạnh như thế còn gì? Ông cười lớn: Chưa đủ mạnh để công an tránh xa.
Làm Cánh Buồm việc quan trọng nhất là kinh phí cho các bạn trẻ trong nhóm. May mắn cho ông là có khá nhiều Mạnh Thường Quân ở nhiều nước gửi về giúp đỡ, nhưng những đồng tiền nhận được vẫn không đủ trang trải. Ông thường xuyên lặn lội vào Nam nhằm kiếm thêm Mạnh Thường Quân nhưng không may, Sài Gòn tỏ ra không mặn mà lắm với chương trình mà Cánh Buồm khởi xướng ngoại trừ những người bạn thân của ông. Ông không buồn chút nào khi nói với tôi ông sẽ lại vào giới thiệu Cánh Buồm nữa cho tới khi nào “vỡ ra” mới thôi.

Phạm Toàn - Con người viết hoa


Lê Phú Khải (Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng)
Tất cả những từ ngữ tốt đẹp nhất, dù có được huy động hết lên trang giấy cũng đều không đủ để viết về con người Phạm Toàn.
Ông là nhà báo, nhà văn có tài với bút danh Châu Diên nổi tiếng, là nhà ngôn ngữ học, là dịch giả của hàng nghìn trang sách khó dịch nhất, là nhà hoạt động chính trị đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam với trang diễn đàn Bauxite Việt Nam, và trên hết, ông là nhà giáo tự tập hợp học trò và bạn bè để soạn sách giáo khoa Cánh Buồm suốt 9 năm ròng khi trong túi không có một đồng xu nhỏ! Sách giáo khoa Cánh Buồm ra đời như một thách thức của một cánh buồm nhỏ trên đại dương trước cơn sóng bạc đầu sách giáo khoa nhà nước chi hàng trăm nghìn tỷ để “soạn” ra nó! Có trường tiểu học ở Hà Nội đã dạy theo sách Cánh Buồm nhiều năm nay, và học trò nhỏ chăm chỉ đi học hàng ngày, vì đến trường… vui quá!


Một thành viên trẻ của nhóm Cánh Buồm, tác giả và Phạm Toàn.

Nghe tin bạn bè đến chơi báo tin ông Phạm Toàn ốm nặng, tôi chỉ cười. Vợ tôi mắng: Năm nào ông cũng ra Hà Nội cả tháng để soạn sách giáo khoa với ông Phạm Toàn, mà nghe tin ông ấy ốm nặng lại chỉ cười! Tôi mắng lại: Người như Phạm Toàn thì không thể chết được! Ông ấy là lực sĩ.
Sở dĩ tôi quả quyết Phạm Toàn không thể chết được, vì cách đây 2-3 tháng, ông mới gọi điện cho tôi và ra chỉ thị: Mày chọn cho tao độ 10 người trong đó, có tâm huyết với giáo dục để tao gửi email cho các vị ấy, nhờ đọc và nhận xét về cuốn sách giáo khoa nhóm Cánh Buồm mới soạn xong chưa in… Đang làm việc say sưa như thế thì làm sao mà chết được!
Sở dĩ tôi quả quyết Phạm Toàn không thể chết được, vì ông ta là lực sĩ. Chuyện thế này, cuối năm 2017, theo chỉ thị của Phạm Toàn, ông bảo tôi phải ra sớm, ở nhà ông, để đọc hết 5 tập sách giáo khoa: Lối sống 1, Lối sống 2, Lối sống 3, Lối sống 4, Lối sống 5… mà ông cùng nhóm Cánh Buồm soạn cho môn “Giáo dục đạo đức” ở bậc Tiểu học. Nửa tháng trời ở nhà Phạm Toàn, tôi đã đọc hết 5 sách Lối sống của Tiểu học. “Lối sống đồng thuận” là nguyên lý đạo đức đã được nhóm Cánh Buồm trịnh trọng triển khai thành từng bài học đạo đức cho bậc Tiểu học.

Đường lối của quốc tế xã hội chủ nghĩa đang ảnh hưởng tới những vấn đề toàn cầu[1]


Vũ Cao Đàm
Dẫn nhập
Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã từng xuất hiện các tổ chức gọi là “Quốc tế”:
·                     Quốc tế I, do Marx sáng lập năm 1864, tồn tại trong khoảng thời gian từ 1864-1878;
·                     Quốc tế II, do Engels sáng lập, 1889-1914;
·                     Quốc tế III, do Lênin sáng lập năm 1919, Stalin giải thể năm 1943; chính Stalin đã tái lập năm 1947 và Khrouchev giải thể năm 1956;
·                     Quốc tế IV do Trosky sáng lập năm 1938, đến 1953 bị phân liệt nhanh chóng đi đến tan rã; 
·                     Quốc tế V với tên gọi Liên đoàn Quốc tế V, được kêu gọi thành lập năm 2003. Đến 2010 đã có nhiều hoạt động tại ÁoSécĐứcPakistanThụy ĐiểnSri LankaVương quốc Anh và Hoa Kỳ. Nhóm cộng sản New Zeland cũng tổ chức những đối thoại cho một quốc tế thứ năm[2];
·                     Cuối cùng, còn tồn tại hiện nay là Quốc tế xã hội chủ nghĩa với 147 thành viên từ 100 chính đảng lao động và xã hội dân chủ, trong đó đã có 21 đảng tham gia chính phủ ở các mức độ khác nhau[3].
Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Socialist International), được thành lập năm 1951 tại Franfurt (Cộng hòa Liên bang Đức), tiếp nhận đường lối của Quốc tế II, và cũng có thể xem là tổ chức hậu thân của Quốc tế II[4]. Theo Báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN), đường lối của Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã “cố gắng đáp ứng những vấn đề xã hội và những vấn đề toàn cầu”[5]. Đây là một nhận định khách quan trên cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định này.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Tin Buồn: VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN



.
.
..
..
 .

   
TIN BUỒN 
Chúng tôi vô cùng đau buồn báo tin

Nhà giáo, Nhà văn
 
PHM TOÀ
(Châu Diên)

sinh ngày 1 tháng 7 năm 1932 
tại Đông Anh, Hà Nội,

Thành viên sáng lập trang Bauxite Việt Nam,
Chủ trương và đứng đầu nhóm Cánh Buồm,
dịch giả cuốn "Nền dân trị Mỹ"

Giải thưởng Phan Châu Trinh,

Sau thời gian lâm bệnh, đã từ trần hồi 06h40,
ngày 26/6/2019 (ngày24 tháng 5 năm Kỷ Hợi).
Hưởng thọ 88 tuổi.
****
Kính cẩn vĩnh biệt Thầy Phạm Toàn! Một nhà giáo đúng nghĩa, Một nhân sĩ trí thức đáng kính, Một sĩ phu Bắc Hà đích thực đã nằm xuống, để lệ buồn rơi trên khắp mặt anh em trong Nam ngoài Bắc. Xin dâng lời cầu nguyện anh linh Thầy thanh thản về cõi vĩnh hằng.