Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

LƯNG RỒNG, “TÀU” & CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17-2


Trương Huy San

Tôi không thích Lưng Rồng nhưng vô cùng thất vọng khi nghe nói cuốn sách này bị cấm. Không thích vì nhận thấy Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn bị bóng đè, tuy Lưng Rồng không còn là sản phẩm của một cô gái mới về nhà chồng (như trong Bóng Đè) nữa. Ngòi bút điêu luyện của Diệu bóc tách không thương tiếc những khao khát thân xác của một phụ nữ có chồng "lên Biên giới" và cũng ngay lập tức hả hê trước những dằn vặt đoan chính của nàng.
Tấm lưng đĩ thoã của một "hậu duệ Thuý Kiều" bắt đầu được xăm Rồng vào lúc 4 giờ sáng, ngày 17-2.
Sử dụng não trạng tuyên huấn mà đọc văn chương; lấy sự sợ hãi các ám chỉ mà soi xét tính ẩn dụ trong từng con chữ thì giật mình trước Lưng Rồng là không có gì bất ngờ. Nhất là thời điểm tưởng niệm 40 năm cuộc chiến tranh Biên giới.
Tôi không thích Bóng Đè cũng như Lưng Rồng vì chủ nghĩa dân tộc được Diệu nói ở đây vừa rất tự ti, vừa rất yếm thế. Nhưng tôi tôn trọng cái cách mà Diệu nhìn vấn đề "Tàu", không phủ nhận là điều đó tồn tại một phần trong tâm thức người Việt. Tâm thức của người Việt trước Tàu là những điều không chỉ các nhà sử học mà rất cần được cả các nhà văn mổ xẻ.

Yêu sách 2019 với tám điểm: “Đó là ý nguyện của nhân dân”


Tuấn Khanh
Từ lâu, Việt Nam được coi là một quốc gia độc lập, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là độc lập trên danh nghĩa thôi.
Trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, mọi quyết sách trong cuộc chiến, rõ ràng không phải đến từ Hà Nội hay Sài Gòn, mà xuất phát từ Moscow, Bắc Kinh hay Washington. Việt Nam lúc đó chỉ là một quân cờ nhỏ trên bàn cờ quốc tế. Người Việt trở thành quân cờ trong tay kẻ khác.
Còn sau hội nghị Thành Đô (1990), tôi để ý thấy rõ: cứ trước mọi kỳ đại hội Đảng, là có phải có phái đoàn của Việt Nam sang xin ý kiến của Trung Quốc. Đại hội xong, nhân sự yên chỗ, thì lại có đoàn sang Bắc Kinh để báo cáo. Vậy thì độc lập ở chỗ nào? Không chỉ vậy, chẳng hạn như vụ Bauxite Tây Nguyên cũng là một ví dụ. Hơn 200 trí thức lớn của Việt Nam viết thư kiến nghị, can ngăn nhà cầm quyền về môi trường, về an ninh quốc phòng… nhưng họ vẫn bất chấp. Cho đến nay thì hậu quả tai hại khôn lường, mà tất cả chỉ vì muốn cung phụng cho Trung Quốc.
Nhiều người sợ rằng Trung Quốc mạnh lên, không thuận ý thì sẽ xảy ra chiến tranh như năm 1979. Thế nhưng điều đó không còn cần thiết, vì Bắc Kinh đã nắm được ngoại giao, tác động được cá nhân hay nội bộ, muốn lái đi đâu thì lái. Do đó cần đặt dấu hỏi là chúng ta có thật sự độc lập hay không?


Không thể không thấy bản Yêu sách 2109 với tám điểm gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam, là một văn bản thú vị cũng như có sức tác động mạnh mẽ trong người dân. Thế nhưng cũng vì sự mạnh mẽ này mà không ít người lo ngại rằng đó là một thách thức với thể chế, nhất là vào thời buổi tòa án dành cho người bất đồng chính kiến diễn ra không ngớt.
Đặc biệt là sau vài tuần lễ, từ lúc bản Yêu sách 2019 được phát đi, mọi thứ đều là im lặng. Có thể đó sự im lặng của nhận thức thiện chí – tạm hy vọng – hoặc đó có thể là sự im lặng trước bão tố với những âm mưu thấp hèn.
Cuộc trò chuyện cuối năm với nhà báo Võ Văn Tạo, người ký tên trong bản Yêu sách 2019 này, đã mở ra thêm nhiều chiều suy nghĩ khác. Đặc biệt, về suy nghĩ của những người dấn thân cho sự thay đổi tốt đẹp của đất nước, vốn chỉ có trái tim yêu nước, sẳn sàng đối diện với dùi cui, ngục tù hay lý luận hàm hồ chủ nghĩa.
***
Một lần nữa, Yêu sách – hay thư ngỏ của giới trí thức Việt Nam gửi đến nhà cầm quyền đã rơi vào im lặng. Theo ông những người soạn ra bản Yêu sách 2019 có nên thất vọng trước sự im lặng này không?
Thật ra những thư ngỏ, kháng nghị hay yêu sách… của giới trí thức hay tranh đấu cho dân chủ tự do của Việt Nam, hầu hết mọi người khởi xướng hay ký tên đều không kỳ vọng gì nhiều. Vì theo dõi trong suốt bao nhiêu năm nay, cho thấy những người cộng sản cầm quyền không hề lắng nghe.
Nhìn lại để thấy, bản yêu sách được nhóm Ngũ long ở Paris chuyển đến hội nghị Hòa bình Versailles (1919) thì ít nhiều gì đó, người Pháp cũng tiếp thu, đặc biệt với hội nghị Mặt trận bình dân. Còn những tuyên bố, khuyến nghị… của giới nhân sĩ, tranh đấu… gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam mấy chục năm nay, đều bị rơi vào quên lãng. Đó là chưa nói đến chuyện họ phản ứng ngược lại, khủng bố. Thi thoảng họ cũng bị tác động và chỉnh sửa, nhưng không đáng kể. Chính vì vậy, mục tiêu mà bản Yêu sách hướng đến nhà cầm quyền thì ít, mà cái chính là gửi gắm đến đồng bào.
Yêu sách nhằm thức tỉnh mọi người rằng sống trong mọi thời đại văn minh, thì con người cần có những quyền tối thiểu nào, và hôm nay chúng ta đã có những cái gì? Đây là cơ hội để so sánh 100 năm qua ở Việt Nam, quyền con người đang tiến lên hay thụt lùi? Đồng thời bản Yêu sách này cũng nhắm đến các quốc gia đang có mối quan hệ với Việt Nam để nói cho họ rõ hiện trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay ở mức độ nào. Nếu có thiện chí với người dân Việt Nam, các quốc gia đó sẽ góp phần tác động với nhà cầm quyền.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

“CON ƠI, ĐỪNG LÀM ANH HÙNG”!


Châu Th Phan
Tháng 11/2018, tôi đến thăm khu tưởng nim cu chiến binh Hoa kỳ tham chiến ti Vit Nam (Vietnam Veteran war Memorials) ti Sacramento. Khu tưởng nim không ln lm, nm khiêm tn bên cnh khu vườn hoa hng trong khuôn viên toà nhà Quc hi tiu bang California.

h1 
Khu này gm bn bc tường xây theo kiu vòng tròn, bên trên mi bc tường là tm đá hoa cương đen khc danh sách ca 5822 binh sĩ ( California) đã t trn và mt tích ti Vit Nam. Tui đi ca các chiến binh này còn rt tr, nhiu nht là t 19 đến 26. Nhưng n tượng nht là nhng bc tượng chm tr ni bng đng cao bng người tht ghi li nhng sinh hot ca binh lính M trong nhng năm tháng chiến tranh ti Vit Nam: b thương, đánh trn, nghĩ ngơi, làm tù binh...


Giới trẻ Tinh hoa và Nhân quyền


Nguyn Khc Mai
Tôi đọc bài viết mới đây của GS C.Thayer nhận định về tình hình chính trị Việt Nam năm 2018 và 2019, có đoạn: ”Tình hình nhân quyền của Việt nam, ngày càng xấu đi, khi giới an ninh tiếp tục bắt giữ, xét xử và tống giam một loạt các nhà hoạt động chính trị và xạ̃i dân sự, theo các điều khoản mơ hồ của bộ luật hình sự”.
Tôi nghĩ rằng nên có chút phân tích và nhận xét về nhận định đó. Đúng, nó đã xấu đi khi nhà cầm quyền  VN đã tăng cường bắt bớ giam cầm phi lý và trái đạo những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Họ chỉ yêu cầu  mỗi một điều, là nhà cầm quyền hành xử đúng đắn và tốt hơn những gì mà Hiến pháp đã ghi và họ đã đặt tay lên đó thề thốt trung thành.
Nhưng giữa việc làm và lời nói của họ thì trái ngược lẫn nhau! Cái xấu mà GS C. Thayer nhận định, chính là chính sách phi nhân tiêu cực, phản văn hóa, phản đạo lý của giới cầm quyền. Họ học tập cái ác trong chính sách tàn bạo của mô hình xô viết Liên Xô và Diên An của Trung Hoa. Họ không hiểu được nét nhân văn, tính tiến bộ mà Hiến pháp VN 2013 đã phải thừa nhận. Họ đổ vấy hành động phê phán những sai trái của Đảng của chính quyền một cách ôn hòa là tội phạm cố ý lật đổ Nhà nước, và dung túng cho những cấp dưới đàn áp thô bạo phi nhân trong một hệ thống lao tù bất nhân, bất nhẫn, khắc nghiệt để nhục mạ thân thể và làm nhụt ý chí của tù nhân lương tâm.
Vì thế tiếng kêu gọi cải thiện chế độ nhà tù không chỉ cho Tù nhân lương tâm mà cho cả mọi người tù là khẩn thiết! Những người lãnh đạo Đất Nước chẳng những không thi hành những văn kiện mà họ đã cam kết. Hơn thế na, họ nhắm mắt, vô cảm cả với những đạo lý thương người như thể thương thân, hay triết lý nhân ái trong đạo trị nước của tiền nhân (Hãy giở  sử ra học lấy tư tưởng nhân ái của Vua Lý Nhân Tông trong đối xử với tù nhân. Khi rét mướt, ngài đã ra lệnh cấp thêm chăn chiếu và tăng khẩu phần ăn cho tù nhân, lại còn lệnh tha hết mọi tù nhân không có án!)
̣t trái trong nhận định của C. Thayer lại là có ý nghĩa rất tích cực. Càng ngày ta càng thấy hành động phản đối những chính sách tiêu cực của nhà cầm quyền cng sản càng lan rộng, vào nhiều giới trong xạ̃i, đặc biệt là trong giới trẻ có học vấn. Đã có một bước phát triển mới khi ngày càng có nhiều anh chị em sinh viên, như Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, như nhóm Nghiệp đoàn Sinh viên… ý thức được thái độ trách nhiệm cao quý ”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, đã dõng dạc lên tiếng trước những việc làm sai trái, phản dân hại nước của những kẻ cầm quyền xấu xa.